Hà Nội ‘xin’ gần 13ha đất để làm đường đua F1

[ad_1]

UBND TP Hà Nội vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao khu đất ký hiệu 1B rộng 12,86 ha trong Khu Liên hợp Thể thao quốc gia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) về UBND TP Hà Nội quản lý để thực hiện các dự án phục vụ công tác tổ chức giải đua xe công thức 1 (F1).

Về nguồn gốc khu đất ký hiệu 1B trong Khu Liên hợp Thể thao quốc gia tại quận Nam Từ Liêm, UBND TP Hà Nội cho biết đây là tài sản công, hiện được giao cho Bộ VHTT&DL quản lý.

Hà Nội xin gần 13ha đất để làm đường đua F1 - Ảnh 1.

Việc chuyển giao khu đất 1B trong Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia về UBND TP. Hà Nội phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Theo Quy hoạch chi tiết khu vực xây dựng đợt đầu Khu Liên hợp Thể thao quốc gia tỷ lệ 1/500 tại các phường Mỹ Đình 1, Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) được duyệt năm 2015 thì khu đất 1B có diện tích 12,86ha (đã bồi thường, giải phóng mặt bằng) được quy hoạch để xây dựng khu thể thao trong nhà.

Trong đó, Bộ VHTT&DL dự kiến dành 6,8ha xây dựng 2 nhà thi đấu, còn lại 6ha thực hiện điều chỉnh quy hoạch bố trí các khu chức năng, phụ trợ hoạt động thể thao để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng 2 nhà thi đấu nêu trên và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia.

Trong thời gian qua, Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia có hoạt động khai thác tạm thời (3 tháng, 6 tháng và 1 năm) đối với khu đất chờ dự án này. Đến nay, Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia đã dừng các hoạt động khai thác và thành phố đã hỗ trợ hoàn thành xong việc thu hồi lại mặt bằng đối với khu đất 1B.

Cũng theo UBND TP Hà Nội, căn cứ chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố Hà Nội đăng cai giải đua xe F1 tại Khu vực Khu Liên hợp Thể thao quốc gia vì vậy UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ VHTT&DL chuyển giao khu đất 1B có diện tích 12,86ha này UBND TP Hà Nội quản lý, sử dụng.

Sau đó Bộ VHTT&DL có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị chuyển giao khu đất này sang UBND TP Hà Nội quản lý, sử dụng. Về việc này, ngày 5/12/2018, Bộ Tài chính đã có ý kiến tại Văn bản số 15129/BTC-QLCS ngày 5/12/2018.

Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, trường hợp Bộ VHTT&DL không có nhu cầu sử dụng khu đất nêu trên và UBND TP.Hà Nội có nhu cầu sử dụng để thực hiện các dự án phục vụ công tác tổ chức giải đua xe F1 thì việc chuyển giao khu đất này về địa phương quản lý, sử dụng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP và thuộc thẩm quyền ban hành quyết định chuyển giao của Bộ Tài chính.

“Tuy nhiên, khu đất 1B nằm trong tổng thể khu đất đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia để thực hiện việc đầu tư xây dựng Khu Liên hợp. Do đó, việc chuyển giao một phần Khu đất này về UBND TP. Hà Nội thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Đề nghị UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ VHTT&DL báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chuyển giao khu đất này…”, văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ.

Vì vậy, dựa vào các căn cứ trên, UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển giao khu đất 1B có diện tích 12,86 ha trong Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia về UBND TP.Hà Nội quản lý, điều chỉnh quy hoạch và sử dụng phục vụ công tác tổ chức giải đua xe F1.

“Nếu được chấp thuận, UBND TP sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng khu đất 3A1, 3A2 (tổng diện tích khoảng 11,86 ha) thuộc Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia bằng nguồn kinh phí của thành phố và bàn giao cho Bộ VHTT&DL quản lý sử dụng, sớm chuẩn bị đầu tư công trình phục vụ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 vào năm 2021”, Tờ trình của UBND TP Hà Nội nêu rõ.



Theo Ninh Phan


Tiền Phong

[ad_2]

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh

[ad_1]

Ở thiết kế nhà ống với mặt tiền nhỏ hẹp này, các chuyên gia phải tính toán thật tỉ mĩ. Tuy chiều rộng khiên tốn nhưng thiết kế đã tận dụng rất tốt về chiều cao tạo ra nhiều không gian 4 tầng. Đảm bảo không gian các phòng chức năng rộng rãi, thông thoáng.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 1.

Mặt tiền ngôi nhà ống 4 tầng.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 2.

 Không gian phòng khách đơn giản rộng rãi, thoáng mát.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 3.

Tận dụng gầm cầu thang tạo một tiểu cảnh nhỏ giúp căn nhà gần gũi với thiên nhiên hơn.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 4.

Phòng bếp đa năng, đầy tiện nghi.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 5.

Sử dụng chiếc bàn bằng kính trong suốt tạo cảm giác nó chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 6.

Nội thất phòng ngủ đơn giản, đảm bảo sự thoải mái, ấm cúng. Ở đây gia chủ có thể nhìn ra bên ngoài với thiết kế cửa kính trong suốt.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 7.

Phòng vệ sinh.

Nhà ống 4 tầng, 1 tỷ đồng với mặt tiền hẹp vẫn long lanh - Ảnh 8.

Thiết kế kệ sách ốp sát tường trông đẹp mắt.



Theo Minh Ng


Tiền Phong

[ad_2]

FLC muốn tham gia đầu tư nhà ga tại sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT nói gì?

[ad_1]

Tại phiên họp báo Chính phủ chiều 1/3, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết hiện có 2 nhà đầu tư tham gia vào công tác xây dựng nhà ga T3 cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam (ACV) hiện đã có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này. Còn phía FLC, trong tháng 2, Bộ đã nhận được đề nghị về việc đầu tư, nhưng doanh nghiệp này chỉ đề xuất và chưa có nghiên cứu cụ thể.

Theo Thứ trưởng Đông, khi có khi có nhiều hơn một nhà đầu tư tham gia, Bộ GTVT sẽ tổ chức đầu thầu cạnh tranh. Bộ sẽ tổng hợp lại, làm việc với các cơ quan Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước để có sự lựa chọn phương án.

Trong bối cảnh Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất quá tải cả trên không và mặt đất, nhà ga T3 được đánh giá sẽ là dự án có khả năng sinh lời cao do nhu cầu sử dụng rất lớn.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do ACV lập, nhà ga T3 có công suất 20 triệu hành khách/năm, diện tích sàn 100.000 m2, mở rộng sân đỗ trên diện tích 4.650 m2. Khái toán tổng mức đầu tư là khoảng 11.430 tỷ đồng. Thời gian xây dựng là 43 tháng.



Theo Vũ Hòa


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Hoàn thành kế hoạch 2018 vào ‘phút 90’, giai đoạn khó khăn nhất của Novaland có thể đã qua đi

[ad_1]

Năm 2018 là năm khó khăn của Novaland cả về chủ quan liên quan đến Công ty Nova Bắc Nam và khách quan là việc siết chặt vấn đề pháp lý tại TPHCM. Điều này ảnh hưởng rõ nét đến việc triển khai dự án mới.

Trong năm qua, Novaland mở bán một số dự án là GD2 Victoria Villa, Nova Hill, The Grand Manhattan và những sản phẩm từ dự án bán trong 2016-2017 với tổng số căn giao dịch đạt 1.700 căn, giảm so với mức 6.500-7.000 căn năm 2017.

Hoàn thành kế hoạch 2018 vào phút 90, giai đoạn khó khăn nhất của Novaland có thể đã qua đi - Ảnh 1.

Bên cạnh khó khăn trong mở bán, vấn đề pháp lý tại các dự án cũ – 7 dự án mà TPHCM rà soát lại pháp lý, các dự án liên quan đến Thủ Thiêm như Lakeview, dự án liên quan đến Nova Bắc Nam là Madison đã có những ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của Novaland.

Tuy nhiên, theo nhận định của Công ty chứng khoán Bảo Việt, giai đoạn khó khăn nhất của Novaland có thể đã qua đi. Mặc dù gặp nhiều thách thức, Novaland vẫn có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong nửa sau của năm 2018 như chiến lược phát triển mảng bất động sản du lịch với 2 dự án đầu tay là Nova Hill và Nova Beach Cam Ranh, phát hành thành công 390 triệu trái phiếu chuyển đổi và riêng lẻ, hoàn thành kế hoạch kinh doanh và tái khởi động một số dự án lớn là The Palace, Waterbay.

Kết quả kinh doanh 2018 của Novaland cũng tăng cao so với năm trước, doanh thu đạt 15.390 tỷ đồng, tăng 31% do tổng sản phẩm bàn giao là 4.591, tăng 28%. Lợi nhuận của Novaland tăng trưởng 59%, lên 3.280 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu đến từ quý 4 bùng nổ của Novaland, giúp công ty hoàn thành kế hoạch cả năm vào “phút 90”. 

Hoàn thành kế hoạch 2018 vào phút 90, giai đoạn khó khăn nhất của Novaland có thể đã qua đi - Ảnh 2.

Kế hoạch bán hàng năm 2019 tăng trưởng cao nhưng rủi ro liên quan đến pháp lý hiện hữu. Cụ thể, công ty dự kiến sản phẩm giao dịch trong 2019 là 6.500 sản phẩm, tăng 3,8 lần so với năm 2018. Tổng giá trị hợp đồng ước tính là 30.000 tỷ đồng, tương ứng nguồn tiền bán hàng thu được khoảng 9.000 – 10.000 tỷ, 30% giá trị hợp đồng.

Các dự án có thể triển khai bán hàng là The Grand Manhattan, The Palace Residence, dự án Lý Chính Thắng Q3, Takwang 32ha quận 9, Quán Tre quận 12, project H quận 2, Nova Beach và một số dự án cũ như Victoria Village, Nova Hill. Như vậy, danh mục dự án của Novaland trong 2019 rất đa dạng.

Hoàn thành kế hoạch 2018 vào phút 90, giai đoạn khó khăn nhất của Novaland có thể đã qua đi - Ảnh 3.

Mặc dù vậy, trong các dự án trên, một số dự án cần hoàn thiện pháp lý để triển khai bán hàng như The Grand Manhattan, Victoria Village, Nova Beach. Các dự án khác đang trong giai đoạn hoàn thiện từng bước các thủ tục. Do đó, Bảo Việt cho rằng rủi ro về pháp lý vẫn hiện hữu, và có thể ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của các dự án ở TPHCM.

Theo kế hoạch 2019, Novaland dự kiến doanh thu là 18.000 tỷ, với 5.900 sản phẩm bàn giao từ các dự án như Sun Avenue, Sunrise Riverside, Saigon Royal, Nova Hill, Victoria Village…Lợi nhuận sau thuế trừ lợi ích cổ đông thiểu số sẽ tương đương năm 2018, khoảng 3.300 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Bảo Việt, nguyên nhân biên lợi nhuận gộp nhiều khả năng sẽ giảm so với 2018 do công ty sẽ phải đóng thêm tiền sử dụng đất cho các dự án đang triển khai theo chủ trương rà soát, thẩm định lại pháp lý mà TPHCM đang thực hiện. Bên cạnh đó, Novaland chưa tính đến các lợi nhuận từ chuyển nhượng dự án trong năm 2019. Như vậy, dù bức tranh tổng thể với Novaland có thay đổi tốt hơn, kết quả kinh doanh đi ngang trong 2019 ít nhiều làm giảm tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Mặc dù đối diện nhiều khó khăn, Novaland vẫn có những bước đi rõ ràng và nỗ lực trong việc giải quyết thách thức. Các thương vụ phát hành với tổng giá trị 390 triệu USD trong 2018 cho thấy uy tín của Novaland trên thị trường vốn quốc tế. Mặc dù vậy, yếu tố quan trọng mà chúng tôi cho rằng là cơ sở giúp Novaland huy động vốn thời gian qua là quỹ đất quy mô lớn mà công ty sở hữu.

Thống kê sơ bộ, quỹ đất ở TPHCM của NVL là 600ha, với diện tích đất sạch rất lớn, lên tới 500ha, dù một số quỹ đất đã nhận chuyển nhượng hoặc ký MOU vẫn cần thời gian để đưa vào Tập đoàn. Với giá bất động sản tăng mạnh trong trong 2017-2018, quỹ đất này của Novaland đã mang lại thặng dư lớn cho công ty, đặc biệt là các dự án lớn ở Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2. 



Hà My


Theo Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Hàng loạt “ông lớn” BĐS đổ bộ, Đà Nẵng chờ đón gần 3,5 tỷ USD

[ad_1]

Cụ thể, dự án Danang Gatewway của Liên doanh Sakae Holdings Ltd, Fission Holdings Pte. Ltd và Công ty CP XNK Newtechco có tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD tại vị trí 4 lô đất A12, A13, A14, A15 đường Võ Văn Kiệt và lô 2,7ha phía tây bắc nút giao thông Võ Văn Kiệt-Võ Nguyên Giáp.

Dự án Trường đua ngựa và Trang trại nuôi ngựa, nhân giống của Công ty TNHH Keyhinge Toys Việt Nam tại khu vực huyện Hòa Vang với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD; dự án nhà máy sản xuất máy nén khí và robot hút bụi của Công ty Alton International Enterprises Limited tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 87 triệu USD.

Dự án mở rộng nhà máy sản xuất cần câu cá chất lượng cao của Công ty TNHH Daiwa Việt Nam tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; dự án phòng khám đa khoa tại quận Sơn Trà của Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam với tổng vốn đầu tư 5 triệu USD.

Dự án khu tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn của Công ty CP Tập đoàn Mặt trời với tổng vốn đầu tư 14.500 tỷ đồng trên diện tích 22,59ha; dự án khu du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí tổng hợp và sân Golf Bà Nà – Suối Mơ của Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng tại các xã Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Phú, (huyện Hòa Vang) trên diện tích 604,6ha.

Dự án khu công nghiệp Hòa Ninh (huyện Hoà Vang) của Công ty CP Long Hậu với tổng vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng; dự án toà nhà công nghệ cao Đà Nẵng của Tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng tại Lô A1-1 Công viên Bắc Tượng Đài trên diện tích 11.000 m2.

Dự án khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2 của Công ty CP Đầu tư KCN Hòa Cầm với tổng vốn đầu tư 1.634,4 tỷ đồng tại phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ) và xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang), trên diện tích 119ha.

Dự án khu công nghệ thông tin Đà Nẵng Bay của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng tại đường Nguyễn Sinh Sắc (quận Liên Chiểu) trên diện tích: 35.196m2 và Dự án trang trại bò sữa Vinamilk tại huyện Hoà Vang do Tập đoàn Vinamilk đầu tư.

Trước đó, TP Đà Nẵng đã công bố danh mục gồm 44 dự án sẽ được đưa ra kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong năm 2019.

Trong 44 dự án kêu gọi đầu tư có đến phân nửa là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao, chủ yếu sẽ nằm trong Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (DHTP). Trong đó, đáng chú ý Đà Nẵng muốn kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất điện từ năng lượng mặt trời với số vốn từ 150 triệu đô la đến 400 triệu đô la và sản xuất vật liệu bán dẫn để chế tạo mạch tổ hợp và linh kiện điện tử chuyên dụng với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Bên cạnh đó, có những dự án khu đô thị chỉ vài chục ngàn đô la như khu đô thị phía Đông đường tránh hầm Hải Vân (60ha), khu sinh thái hồ Trước Đông (100ha)…

Ngoài ra, thành phố sẽ tiến hành đàm phán để thúc đẩy các dự án bị đình trệ chưa thể cấp phép đầu tư vì những lý do khác nhau như dự án Khu công viên phần mềm số 2 rộng 52ha. Tập đoàn Sembcorp (Singapore) quan tâm dự án này nhiều năm nay với đề xuất số vốn đầu tư là 91,6 triệu USD. Nhưng dự án phải chờ ý kiến của các cơ quan chức năng vì nằm trong khu vực biên giới biển.

Trong khi đó, tập đoàn Matrix Holdings Limited (Hong Kong) muốn đầu tư dự án Trường đua ngựa và Trung tâm huấn luyện và nhân giống ngựa với số vốn 200 triệu USD tuy nhiên thành phố đang tìm lại địa điểm phù hợp hơn cho dự án.

Theo báo cáo, Đà Nẵng sẽ ưu tiên thu hút vốn FDI vào các ngành nghề đón đầu cách mạng công nghiệp 4.0 như kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới… và cả ngành nông nghiệp cũng thu hút các dự án có ứng dụng công nghệ cao, từ chối các dự án có công nghệ lạc hậu, hủy hoại môi trường.

TP Đà Nẵng sẽ tập trung tiếp cận và mời gọi các nhà đầu tư đa quốc gia chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc và châu Âu.



Theo Gia Khang


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Khu tổ hợp với “cao ốc nằm ngang” của Trung Quốc sắp xây xong

[ad_1]

Được mệnh danh là một “tuyệt tác kỹ thuật”, tòa nhà dự án cao ốc được chờ đón Raffles City Chongqing tại thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc đang sắp hoàn thành, theo CNN.

 Khu tổ hợp với cao ốc nằm ngang của Trung Quốc sắp xây xong - Ảnh 1.

Là thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Moshe Safdie, Raffles City Chongqing có quy mô tới 1,12 triệu m2 với 8 cao ốc và một cầu trời được gọi là “cao ốc nằm ngang” được gọi là Crystal. “Cao ốc nằm ngang” này dài 250m và là một trong những cầu nối dạng này nằm ở vị trí cao nhất thế giới. Khi hoàn thành, tại đây sẽ có một phòng triển lãm, các khu vườn trời, bể bơi vô cực và nhiều nhà hàng. Ngoài ra, Crystal còn có thể chuyển thành một cây đèn chùm khổng lồ vào ban đêm.

 Khu tổ hợp với cao ốc nằm ngang của Trung Quốc sắp xây xong - Ảnh 2.

Tọa lạc tại ngã ba sông Dương Tư và Jialing, khu tổ hợp Raffles City Chongqing sẽ gồm một trung tâm mua sắm diện tích 230.000 m2, 1.400 căn hộ chung cư, một khách sạn xa xỉ và không gian văn phòng rộng 160.000 m2.

 Khu tổ hợp với cao ốc nằm ngang của Trung Quốc sắp xây xong - Ảnh 3.

Tòa tháp thứ 8 của khu tổ hợp 3,8 tỷ USD này mới tổ chức lễ cất nóc gần đây, đồng nghĩa Raffles City Chongqing có thể sẽ được đưa vào vận hành trong năm nay. Thiết kế của công trình này lấy cảm hứng từ thuyền buồm truyền thống của Trung Quốc.

 Khu tổ hợp với cao ốc nằm ngang của Trung Quốc sắp xây xong - Ảnh 4.

Theo Lucas Loh, phó giám đốc điều hành của CapitaLand Trung Quốc – công ty đầu tư xây dựng dự án này, cây cối đang được chuyển tới để trồng tại cầu trời Crystal, nơi sẽ có đài quan sát cao nhất tại miền tây Trung Quốc.

 Khu tổ hợp với cao ốc nằm ngang của Trung Quốc sắp xây xong - Ảnh 5.

Nằm trên diện tích 9,2 hecta, Raffles City Chongqing mất tới 6 năm để hoàn thành.

 Khu tổ hợp với cao ốc nằm ngang của Trung Quốc sắp xây xong - Ảnh 6.

Hãng xe điện Trung Quốc NIO là một trong những khách thuê lớn của Raffles City Chongqing khi hoàn thành.



Theo Phương Linh


VnEconomy

[ad_2]

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM chính thức tái khởi động trở lại sau 1 năm “đắp chiếu”

[ad_1]

Ông Nguyễn Tâm Tiến – Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 cho biết, dự án hiện đã hoàn thành 72 % khối lượng, các hạng mục đã ngoi lên mặt nước.

Theo ông Tiến, phần thép rỉ chủ yếu ở tầng nổi đã xử lý nên công trình vẫn đảm bảo tính ổn định, bền vững. Mặc dù dự án ngưng thi công trong thời gian dài nhưng không gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Ông Tiến cũng cho biết thêm, từ trước tết Kỷ Hợi, nhà đầu tư đã tái khởi động dự án tại các hạng mục thi công cống ngăn triều Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Định. Hiện nay, nhà đầu tư bắt đầu tái khởi động đồng loạt trên tất cả các hạng mục thi công của dự án.

Ông Tiến cho biết thêm nếu TP.HCM bàn giao mặt bằng trong tháng 6, Trung Nam sẽ nỗ lực hoàn thành toàn bộ dự án chống ngập vào cuối năm 2019 hoặc chậm nhất là đưa vào hoạt động trong quí I năm 2020. Vừa qua, TP đã điều chỉnh một số tuyến để giảm bớt phần bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB). Vì vậy, đã giảm được 97/238 hộ vướng công tác GPMB.

“Tất cả các vướng mắc, những kiến nghị của các sở, ngành, của nhà đầu tư đã được UBND TP giải quyết. UBND TP.HCM cũng đã thông qua được báo cáo đánh giá của tổ giám sát để cho điều chỉnh lại FS (thiết kế cơ sở) của dự án, UBND TP sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ để gia hạn thời hạn cấp vốn cho dự án sau hạn chót 30/6…”, ông Tiến nói.

Còn việc xử lý số lượng lớn sắt thép trên các công trường bị gỉ do để phơi mưa phơi nắng nhiều tháng qua, ông Tiến cho biết, sẽ tẩy rửa sạch những gỉ sắt, đảm bảo không anh hưởng đến chất lượng và độ bền của công trình.

Trước đó, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB, thống nhất điều chỉnh thiết kế cơ sở, ranh thu hồi đất của dự án theo đề xuất của Đoàn Kiểm tra đánh giá dự án tại Báo cáo số 693/2019.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng chấp thuận điều chỉnh thiết kế đoạn kè thuộc hạng mục cống Bà Bướm, phường Phú Thuận, quận 7, theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

UBND TP.HCM cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan và chủ đầu tư dự án khẩn trương rà soát, tham mưu, trình đề xuất UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh ranh dự án đối với các vị trí đã được chấp thuận và hạng mục cống Bà Bướm trước ngày 5/3.

Bên cạnh đó UBND TP.HCM cũng chấp thuận chủ trương thuê đơn vị tư vấn là Viện nghiên cứu cơ khí thuộc Bộ Công thương kiểm định, đánh giá việc thay đổi vật liệu thép (mác thép) chế tạo cửa van dự án theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Những động thái này của UBND TP.HCM được cho là nhằm tháo gỡ những vướng mắc cho dự án.

Dự án chống ngập ở TP. HCM có xét đến yếu tố khí hậu (giai đoạn 1) gồm tất cả 6 công trình: cống Bến Nghé, cống Cây Khô, cống Mương Chuối, cống Phú Định, cống Phú Xuân và cống Tân Thuận, được khởi công từ tháng 6/2016.

Ngoài ra, dự án còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn (từ Vàm Thuật đến Sông Kinh) dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.

Sau khi hoàn thành, công trình chống ngập đầu tiên tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng ngập do mưa và triều cường cho diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân trong vùng dự án.



Theo Nam Phong


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Hà Nội dành chưa đến 9% diện tích phát triển giao thông và cuộc “tháo chạy” của giới văn phòng khỏi khu vực trung tâm

[ad_1]


Ảnh minh họa.

Nhìn nhận về tầm quan trọng của “mức độ thuận tiện trong di chuyển”, Savills cho rằng với tốc độ đô thị hóa toàn cầu ngày càng tăng, mức độ hiệu quả của hệ thống giao thông trong thành phố đang ngày càng trở nên quan trọng.

Ngay cả khi một thành phố có nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, nhưng nếu cơ sở hạ tầng giao thông gây mất nhiều thời gian và chi phí cho nhân viên khi đến nơi làm việc thì điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của các công ty công nghệ và thành công chung của thành phố.

Hà Nội và TPHCM chỉ dành chưa đến 9% diện tích đô thị cho đất giao thông, thấp hơn Singapore và Tokyo

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội nhận định: “Hiện Việt Nam còn đang thiếu 2 trong số 3 tiêu chí đánh giá mức độ thuận tiện trong di chuyển: dịch vụ giao thông chia sẻ & hệ thống tàu điện. Trong khi đó, xét trên tiêu chí cuối cùng – cơ sở hạ tầng đô thị, Hà Nội và TPHCM còn nhiều điểm có thể cải thiện.

Theo báo cáo tiêu điểm “Giao thông đô thị” của Savills năm 2017, hai thành phố của nước ta dành chưa đến 9% diện tích đô thị cho đất giao thông, thấp hơn các thành phố như Thượng Hải, Seoul, Singapore & Tokyo (bốn thành phố của châu Á nằm trong top 30 thành phố công nghệ của Savills) – nơi tỷ lệ này chiếm trên 12%. Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại.”

Ông Bùi Trung Kiên, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Cho thuê Thương mại Savills Hà Nội nhận định: “Tại Việt Nam, do mức độ thuận tiện trong di chuyển tại các thành phố còn hạn chế nên các khách thuê doanh nghiệp đang giải quyết bằng cách tìm đến các khu vực có kết nối tốt nhất. Khu vực trung tâm thành phố Hà Nội đã từng là ưu tiên hàng đầu của khách thuê”.

“Tuy vậy, do lưu lượng giao thông lớn, thời gian di chuyển từ trung tâm ra khu vực phía Tây đã tăng lên đến khoảng một tiếng đồng hồ. Tình trạng này, kết hợp với giá thuê tăng và nguồn cung mặt bằng văn phòng cao cấp hạn chế ở khu vực trung tâm, đã dần hướng khách thuê ra các khu vực ngoài trung tâm”.

Dự án hệ thống metro của Hà Nội hiện đang ưu tiên các bến tại khu vực cận trung tâm và phía Tây, nhờ đó tạo lợi thế kết nối cho các tòa nhà văn phòng ở khu vực này.

Thêm một lý do để khách thuê rời văn phòng ra khỏi khu vực trung tâm là bởi khu vực cận trung tâm là nơi có số lượng lớn nhất nhân viên cư trú (763.000), theo sau là khu vực phía Tây với 420.000 nhân viên. Xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm được phản ánh qua mức tăng trưởng ấn tượng trong công suất cho thuê của khu vực cận trung tâm, từ 40% năm 2015 lên trên 80% năm 2018, và mức công suất cho thuê ổn định trên 93% của khu vực phía Tây, theo ông Kiên.

Nhận định về tương lai của Việt Nam, bà Hằng cho rằng Hà Nội và TPHCM có thể học hỏi các thành phố hàng đầu về công nghệ cách để cải thiện mức độ thuận tiện trong di chuyển, cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị, tăng tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng và giảm ô nhiễm không khí.

“Nếu làm được điều này, kết hợp với những lợi thế sẵn có của Việt Nam như nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, chi phí BĐS tương đối thấp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, thì mức độ cạnh tranh của các thành phố Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ sẽ sớm tăng lên”, bà Hằng nhìn nhận.



Bình An


Theo Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Ống nước căn hộ cao cấp lộ thiên, Ecopark nói gì?

[ad_1]

Tuy vậy, chủ đầu tư là Tập đoàn Ecopark cũng sẽ sớm đưa ra giải pháp cho tất cả các vấn đề mà cư dân đã đề cập, trước mắt là cho đóng trần thạch cao, tạo tính thẩm mỹ cho các đường ống nói trên.

Nhiều ngày nay, cư dân Ecopark bàn tán xôn xao quanh việc lan can các căn hộ chung cư cao cấp Sky1, Sky 2… khu Aquabay chằng chịt những đường ống thoát nước lộ thiên như nhà tập thể cũ ở Kim Liên những năm 70.

Việc các căn hộ cao cấp của khu đô thị được quảng cáo đáng sống bậc nhất này xuất hiện hệ thống ống thoát nước lộ thiên trên trần và tường nhà đã làm không ít cư dân thất vọng.

Trên các trang diễn đàn “ Cộng đồng cư dân Ecopark”, “Cộng đồng cư dân Sky – Aquabay” nhiều thành viên đã bày tỏ sự thất vọng của mình khi phát hiện căn hộ được bàn giao có hệ thống ống nước nhằng nhịt trên đầu, rất mất thẩm mỹ.

Chị V. môt cư dân mới nhận bàn giao căn hộ cho biết, khi được chủ đầu tư bàn giao căn hộ chị đã phát hiện hệ thống ống thoát nước treo lơ lửng trên đầu. Tuy nhiên, nghĩ rằng làm như vậy chắc theo thiết kế nên chị cứ thế nhận nhà. Giờ nghĩ lại không hiểu sao lúc ấy nhìn thấy như vậy mà chị vẫn nhận nhà.

“Mấy cái ống này là thứ duy nhất được chủ đầu tư tặng thêm cho cư dân Aquabay so với nhà mẫu. So với nhà mẫu thì khi nhận nhà đã bị cắt bỏ khá nhiều thứ như vòi sen (từ 2 còn 1 vòi), tay nắm kéo cửa ra ban công bị cắt bỏ, mặt tủ bếp từ Acralyc bóng kính xuống còn MDF rẻ tiền, mặt kính vây khu bếp bị thay thành gạch bông 8k/viên”, anh M. một cư dân khác cho biết.

Cùng chung nỗi thất vọng, một cư dân ví von: “Mang tiếng là chung cư cao cấp mà thiết kế hệ  thống ống thoát nước như khu tập thể Kim Liên những năm 70 thế kỉ hai mươi”.

Ống nước căn hộ cao cấp lộ thiên, Ecopark nói gì? - Ảnh 1.

Nhiều cư dân Ecopark đã không dấu nổi nỗi thất vọng khi được bàn giao căn hộ chung cư với hệ thống ống thoát nước lộ thiên như nhà tập thể cũ.

Mổ xẻ về lỗi thiết kế trên, một số cư dân cho rằng, việc này do lỗi thiết kế từ ban đầu hoặc do bên thi công.

Theo ý kiến các cư dân, đáng ra những đường ống thoát nước này phải nằm trong hộp kỹ thuật chứ nhìn thế này chả khác mấy chung cư giãn dân năm 2000.

Ống nước căn hộ cao cấp lộ thiên, Ecopark nói gì? - Ảnh 2.

 Cư dân Ecopark bày tỏ nỗi thất vọng trên một diễn đàn khi được chủ đầu tư bàn giao căn hộ.

Trước phản ánh của cư dân, BizLIVE đã liên hệ với đại diện truyền thông của Ecopark và được biết, đơn vị này đã nhận được phản ánh của cư dân về tình trạng trên và cho biết, họ sẽ sớm đưa ra giải pháp toàn diện cho các vấn đề được cư dân đề cập. Các bộ phận kỹ thuật đã phân tích, bàn bạc và chọn phương án đóng trần thạch cao nằm che phủ các phần ống lộ thiên hiện tại.

Khu đô thị Ecopark (Văn Giang, Hưng Yên) được Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (nay là Tập đoàn Ecopark) khởi công xây dựng từ năm 2009. Ngày 26/3/2012, đơn vị này đã bàn giao và chào đón cư dân đầu tiên về sống tại chung cư Rừng Cọ. Nhờ đầu tư hệ thống hạ tầng và cây xanh dày đặc cho nên dự án này thường được đánh giá là khu đô thị đáng sống nhất.

BizLIVE sẽ tiếp tục thông tin!



Theo Vạn Xuân


BizLive

[ad_2]

Một công ty liên quan BRG Group của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga vừa chi 1.200 tỷ đồng, thâu tóm khách sạn InterContinental Hanoi Westlake

[ad_1]

Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake tọa lạc tại vị trí đắc địa bên hồ Tây và vươn mình ra bao trọn hàng nghìn mét vuông mặt nước. Khách sạn này thuộc sự quản lý của Công ty phát triển Du lịch Hữu hạn Làng Nghi Tàm. Đây là công ty được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa công ty T.P.C Development Ltd (75%) và Thăng Long GTC (25%). Trong đó T.P.C Development là công ty con của Berjaya Land Bhd, một thành viên của Tập đoàn Berjaya Malaysia.

Theo thông tin từ Berjaya Land Bhd, công ty T.P.C Development mới đây đã thoái toàn bộ 75% vốn tại công ty Làng Nghi Tàm, qua đó không còn sở hữu tại khách sạn InterContinental Hanoi Westlake. Thương vụ này có giá trị khoảng 53,37 triệu USD, tương đương khoảng 1.240 tỷ đồng. Trong khi đó, số vốn đầu tư ban đầu của Berjaya khoảng gần 700 tỷ đồng.

Bên cạnh số tiền chuyển nhượng, Berjaya còn được hoàn trả khoảng 71,63 triệu USD, là số tiền mà công ty Làng Nghi Tàm vay, nâng tổng số tiền thực nhận lên 125 triệu USD.

Sau khi thoái vốn, giám đốc mới của Công ty Làng Nghi Tàm sẽ chuyển từ ông Fooo Toon Kee người Malaysia sang ông Christophe Jean Francois Lajus người Pháp. Ông Christophe Jean Francois Lajus là Tổng giám đốc CTCP Biệt thự và Khách sạn biển Đông Phương, công ty sở hữu Sheraton Đà Nẵng.

Một công ty liên quan BRG Group của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga vừa chi 1.200 tỷ đồng, thâu tóm khách sạn InterContinental Hanoi Westlake - Ảnh 1.

Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake

75% vốn của Berjaya được chuyển sở hữu sang Công ty TNHH Phát triển du lịch khách sạn Hà Nội, một công ty mới được thành lập hồi tháng 10/2018, với vốn điều lệ 658 tỷ đồng. Công ty này do ông Trần Trung Tuân làm Giám đốc.

Ông Tuân là thành viên HĐQT của công ty sở hữu Sheraton Đà Nẵng nói trên, đồng thời là Kế toán trưởng khách sạn Thắng Lợi và từng làm việc tại các công ty Thung Lũng Vua, Motor N.A Việt Nam. Đây đều là các công ty có liên quan đến Tập đoàn BRG Group của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga.

Ngoài ra, Công ty mới thành lập của ông Tuân có trụ sở chính tại số 200 Yên Phụ, đây cũng là địa chỉ trụ sở của Khách sạn Thắng Lợi, do bà Nga làm chủ.

Theo số liệu của Berjaya, trong năm 2018 khách sạn InterContinental Hanoi Westlake tiếp tục kinh doanh tốt, đạt doanh thu khoảng 18,6 triệu USD, tăng 5% so với năm trước. Tỷ lệ lấp đầy phòng lên tới 91,1%.



Hà My


Theo Trí Thức Trẻ

[ad_2]