Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội

[ad_1]

Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết đường đua công thức (F1) – Grand Prix Hà Nội tỷ lệ 1/500 thuộc quận Nam Từ Liêm. Hiện công tác giải phóng mặt bằng đang được gấp rút thực hiện, đảm bảo tiến độ dự án.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 1.

Theo Quy hoạch, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính các phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì, Phú Đô (quận Nam Từ Liêm).

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 2.

Khu vực lập Quy hoạch chi tiết đường đua công thức 1 – Grand Prix Hà Nội tỷ lệ 1/500 có tổng diện tích khoảng 88,09 ha.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 3.

Theo quan sát, công tác giải toả mặt bằng đã hoàn thiện về cơ bản.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 4.

Một số bức tường, bệ, trụ xi măng còn sót lại.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 5.

Nhiều máy móc đang làm việc gấp rút.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 6.

Đây là khu vực được cho là sẽ xây dựng khán đài VIP.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 7.
Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 8.

Khu vực bãi đỗ xe được giải toả để xây dựng sân khâu ngoài trời.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 9.

Một khu vực đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đang tiến hành thi công xây dựng.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 10.

Ở mặt đối diện, khu vực nằm cạnh Liên đoàn Bóng đá Việt nam cũng đang được giải tỏa.

Cận cảnh khu vực chuẩn bị thành đường đua F1 ở Hà Nội - Ảnh 11.

Đường đua F1 dự kiến sẽ hoàn thành và đáp ứng mục tiêu tổ chức đăng cai giải đua xe F1 vào tháng 4/2020.



Theo Thủy Tiên


NDH

[ad_2]

Người nước ngoài mạnh tay mua nhà tại Việt Nam, Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo tình hình

[ad_1]

Theo Bộ Xây dựng, ngày 20/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014, trong đó có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước của địa phương trong việc theo dõi, quản lý tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 79 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP).

Căn cứ quy định tại Điều 79 và Điều 85 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ và để thực hiện nghiên cứu, xây dựng Đề án về an ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội (trong đó có nội dung đánh giá việc thực hiện chính sách sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tổng hợp, báo cáo về tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của các đối tượng nêu trên.

Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương phải báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo 2 giai đoạn trước và sau thời điểm Luật nhà ở 2014 có hiệu lực.

Nội dung báo cáo thể hiện tổng số tổ chức, cá nhân đã mua và sở hữu nhà, địa điểm mua, loại mua căn hộ chung cư hay nhà ở riêng lẻ.

Ngoài ra, các địa phương cũng phải báo cáo tình hình thực hiện chính sách sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Cụ thể, phải báo cáo về việc thực hiện quy định công bố các dự án không được phép, được phép bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn. Đồng thời, báo cáo về việc theo dõi, cập nhật đăng tải các thông tin về việc mua bán, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ trước ngày 15/3.

Một báo cáo của CBRE Việt Nam trước đây đã công bố cho thấy trong 9 tháng năm 2018, lượng người Trung Quốc mua căn hộ tại TPHCM thông qua đơn vị này đã vươn lên vị trí số 1, với 31% tổng lượng giao dịch. So với các năm trước, đây là một bước nhảy vọt của nhà đầu tư Trung Quốc vào thị trường căn hộ Việt Nam.

Không chỉ có Trung Quốc, khách mua đến từ Hàn Quốc cũng tăng mạnh (năm 2016-2017 chỉ chiếm lần lượt là 6-8% tổng số giao dịch qua CBRE).

Trong số 5 nhóm khách hàng mua căn hộ tại TPHCM qua đơn vị này, CBRE thống kê bên cạnh người Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất với 31% tổng số giao dịch, tiếp đến là người Việt (24%), Hàn Quốc (19%), Hong Kong (10%) và Mỹ (3%).

Một số công ty phân phối nhà cho người nước ngoài cũng cho hay khách nước ngoài đa số nhắm tới phân khúc căn hộ hạng A và hạng sang để đầu tư. Bởi đây đều là các dự án ở khu vực trung tâm, có tiềm năng cho thuê và tăng giá.

Ông Stephen Wyatt, tổng giám đốc JLL Việt Nam, cũng đánh giá kể từ khi Chính phủ Việt Nam cho người nước ngoài mua nhà vào năm 2015, đã có rất nhiều khách hàng quốc tế đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư căn hộ.

Việc khách hàng Trung Quốc đến mua nhà tại Việt Nam ngày càng tăng là một xu hướng thực tế, bởi căn hộ ở Việt Nam là khoản đầu tư hấp dẫn với mức giá bán khá thấp so với giá bất động sản ở Trung Quốc hay Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong đó, khách hàng Trung Quốc thường so sánh nhiều nhất là giá nhà đất của TPHCM với Thượng Hải. Người nước ngoài mua nhà tại VN hi vọng sau thời gian nữa giá nhà tại Việt Nam tăng lên để hưởng lợi nhuận.



Theo Nam Phong


Nhịp sống kinh tế

[ad_2]

Giá đất Đà Nẵng “sốt” hầm hập, người dân vác từng bao tiền đi mua đất

[ad_1]

Đất nên tăng giá chóng mặt

“Nóng” nhất và được khách hàng, cò đất quan tâm hiện nay là khu Tây Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, trung bình đất khu vực này tăng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/lô, tùy vị trí, đường và dự án.

Cụ thể, khu A Golden Hills trước Tết giao dịch khoảng 2,5 – 2,7 tỷ đồng/lô 125m2 thì nay tăng lên mức 3,3 – 3,7 tỷ đồng. Cá biệt, các lô biệt thự 187m đường 7,5m có giá khoảng 5 tỷ đồng.

Cách đó không xa, khu Nam Nguyễn Tất Thành, Hòa Liên 5, Dragon City, Hòa Hiệp 3, Homeland Centre park, Hòa Hiệp mở rộng… giá đất cũng đang tăng hằng ngày và hiện trung bình khoảng 25 – 30 triệu đồng/m2.

 Giá đất Đà Nẵng “sốt” hầm hập, người dân vác từng bao tiền đi mua đất - Ảnh 1.

Giá đất nền tại Đà Nẵng liên tục tăng phi mã kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay.

Những ngày qua, đất nền khu vực quanh Khu du lịch (KDL) Xuân Thiều cũng “nóng” không kém.

Trước Tết, giá đất khu vực này được chào mức 29 – 30 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện đã được nâng lên 40 triệu đồng/m2, mức tăng khủng khiếp.

Tại phía Nam thành phố, đất nền khu vực Điện Ngọc những ngày qua cũng đang là tâm điểm của các nhà đầu tư.

Tại các dự án Sentosa Riverside, Seaview, Khu đô thị số 6, số 7, 7B… cảnh người xem đất, khảo sát giá, đặt cọc giao dịch sôi nổi. Trước Tết, giá giao dịch các dự án khu vực này trung bình 15 – 18 triệu đồng/m2 nhưng hiện đã lên mức 22 – 27 triệu đồng/m2 và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Khu vực biển Tân Trà (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) cũng tăng mạnh. Qua khảo sát, giá đất nền tại đây tăng khoảng 10 triệu đồng/m2, giao động 35 – 50 triệu đồng/m2, tùy tuyến đường.

Ngoài các khu vực trên thì đất nền các khu Nam Hòa Xuân, Hòa Xuân mở rộng, Sinh thái Hòa Xuân… cũng “sốt” hầm hập.

Người người buôn đất

Giá đất liên tục tăng, các quán cà phê, quán nhậu đâu đâu cũng thấy người dân Đà Nẵng bàn chuyện đất đai.

 Giá đất Đà Nẵng “sốt” hầm hập, người dân vác từng bao tiền đi mua đất - Ảnh 2.

Người mua đất xuống tiền tại sàn giao dịch.

Anh Minh, một nhà đầu tư cho biết, trước Tết khoảng 10 ngày anh mua hơn 300m2 đất khu vực Xuân Thiều với giá 29 triệu đồng/m2. Mấy ngày qua, các trung tâm giao dịch bất động sản liên tục gọi điện trả giá hơn 40 triệu đồng/m2 nhưng anh chưa bán.

“Sở dĩ đất nền khu vực Xuân Thiều nóng là vì thông tin Đà Nẵng trao giấy phép cho nhà đầu tư của Nhật Bản mở rộng KDL Xuân Thiều, xây khách sạn, công viên nước, phố ẩm thực… với tổng vốn lên tới 100 triệu USD”, anh Minh nhìn nhận.

Anh Trần Anh Tuấn, nhà đầu tư “lướt sóng” cho biết, trước Tết anh “ôm” 3 lô đất khu vực Golden Hills, giờ lãi gần 3 tỷ đồng, số tiền mà trước đến giờ có nằm mơ anh cũng không nghĩ tới.

“Chỉ chưa đầy 3 tháng mình thu về gần 3 tỷ đồng. Từ sau Tết đến nay giá đất nền tăng ầm ầm nên mình quyết định nghỉ việc tại công ty để đầu tư vào đất. Nói thật, làm ở công ty lương tháng 8 triệu đồng, chẳng thấm vào đâu”, anh Tuấn nói.

Hơn 1 tuần nay, anh Đường đã nghỉ việc tại công ty truyền thông để buôn đất. Anh Đường cho biết, năm 2017, vợ chồng anh bán ngôi nhà trong kiệt trên đường Nguyên Văn Thoại (Sơn Trà) được 700 triệu đồng để mua lô đất ở khu Hòa Xuân. Chỉ mấy tháng sau, người ta trả 1,3 tỷ đồng nên anh chuyển sang buôn đất.

“Mình chỉ lướt sóng, mua đi bán lại trong tuần, kiếm vài chục triệu tiền lời. Trước mình làm ở công ty truyền thông, giờ xin nghỉ để tập trung mua bán đất. Cũng chỉ mua đi bán lại liền tay nên không cần quá nhiều vốn”.

 Giá đất Đà Nẵng “sốt” hầm hập, người dân vác từng bao tiền đi mua đất - Ảnh 3.

Người mua, kẻ bán, khảo sát giá diễn ra nhộn nhịp tại các khu đất nền trên địa bàn Đà Nẵng những ngày qua.

Cũng theo anh Đường, đầu tháng 3, anh đặt cọc mua 2 lô đất khu vực Hòa Liên 5 với giá 20 triệu đồng/m2, giờ có người trả 24 triệu đồng/m2 nên quyết định bán.

“Mình thuộc dạng cò con, lời là đẩy để xoay vòng chứ không dám ôm. Ăn ít cho nó bền”, anh Đường chia sẻ.

Anh T. đang là cán bộ hợp đồng ở phường cũng viết đơn xin nghỉ việc để đi “cò” đất. Bây giờ anh T. suốt ngày “rà” ở những dự án, khu đô thị để “săn” đất, dẫn mối.

“Chỉ cần trúng một lô là kiếm hàng chục triệu đồng, lại thoải mái thời gian nên mình xin nghỉ”, anh T. nói.

Theo anh Lê Hoàng Anh (chủ một chòi giao dịch BĐS) tại khu vực Điện Ngọc, giá đất liên tục tăng nên 2 tuần nay người tìm mua, khảo sát giá rất đông. “Hầu hết những người mua đất chỉ để bán lại kiếm lời chứ nhu cầu ở thực sự rất ít. Nhiều người có vốn đầu tư kiếm lãi nên giá đất tăng là tất yếu”, anh Anh nói.

Anh Linh (chủ sàn giao dịch đất khu vực Tân Trà, Điện Ngọc) cũng thừa nhận, người mua đất để ở không nhiều, chủ yếu là mua đi bán lại kiếm lời.

“Đất nền Đà Nẵng thiết lập mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, người trong nghề như tôi cũng không thể nghĩ được là nó lại cao đến như vậy”, anh Linh chia sẻ.

Trước tình hình thị trường giao dịch đất tiềm ẩn nhiều phức tạp, đặc biệt là chiêu trò tung tin để thổi giá vừa qua, các cơ quan, sở, ngành chức năng Đà Nẵng phải liên tục ra văn bản cảnh báo đến người dân trong các giao dịch./.



Theo Xuân Tiến


VTC News

[ad_2]

Sốt đất Vân Đồn, xuất hiện đơn tố giác “cò đất” lừa đảo khách hàng, tỉnh Quảng Ninh nói gì?

[ad_1]

Trước đó, ngày 17/2/2019, chủ một dự án bất động sản tại Vân Đồn là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng đô thị Phương Đông (Công ty Phương Đông) có đơn trình báo cơ quan chức năng về việc xuất hiện một nhóm đối tượng giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ đặt vấn đề với người dân có nhu cầu mua đất tại dự án Phương Đông để lừa đảo chiếm dụng tài sản.

Nhóm này yêu cầu những người có nhu cầu mua đất tại dự án Phương Đông phải đặt cọc một khoản tiền. Tuy nhiên, khi đã nhận xong tiền đặt cọc, số đối tượng này đã tắt máy không liên lạc được.

Chủ dự án Phương Đông nhấn mạnh, nhóm lừa đảo này làm ảnh hưởng đến uy tín của các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo cấp cao.

Thông tin này ngay sau đó được một số cơ quan truyền thông đăng tải nội dung, UBND huyện Vân Đồn giao cho Công an huyện vào cuộc điều tra, xác minh. Phía Công an huyện Vân Đồn khẳng định không có hiện tượng lừa đảo như chủ dự án đô thị Phương Đông đã “tố.”

Phía Sở Thông tin Truyền thông Quảng Ninh cho hay sẽ nghiên cứu vụ việc để có hướng xử lý theo đúng pháp luật.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Ninh, nhiều đơn vị đang thực hiện các giải pháp để ngăn ngừa và cảnh báo tình trạng mua đi bán lại, mua bán trao tay, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm của tỉnh (đặc biệt là tại Vân Đôn) làm ảnh hưởng lớn tới giá đất thị trường, đền bù, GPMB, khó xác định giá trị thật của đất đai, gây nhiều hệ lụy cho xã hội, khó khăn trong quản lý đất đai. Qua đó nhằm tăng cường quản lý đất đai tại các địa bàn trọng điểm của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, ngăn ngừa đầu cơ, mua bán, thổi giá trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản, công văn yêu cầu tạm dừng giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai như: việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; trường hợp đặc biệt phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.

Tuy nhiên, xét tình hình thực tế đối với một số nội dung không ảnh hưởng đến việc đầu cơ đất đai, “thổi” giá đất lên cao, ảnh hưởng lớn tới giá đất thị trường, đền bù, GPMB, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Đặc biệt, để đảm bảo ổn định hoạt động bình thường trong đời sống nhân dân như việc vay vốn phục vụ phát triển sản xuất; thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; giao đất ở, cấp giấy CNQSD đất tái định cư cho một số trường hợp.

Trên cơ sở báo cáo của Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn và việc thẩm tra, rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã xem xét chỉ đạo cụ thể:

Đối với việc giao đất ở, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực tái định cư nhà nước đầu tư hạ tầng, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích đất còn lại của các hộ dân sau khi thực hiện dự án: Phải chủ động thực hiện bố trí tái định cư, việc đăng ký biến động về đất đai của người dân bị nhà nước thu hồi đất; Giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân đủ điều kiện bố trí tái định cư và cấp phép xây dụng…

Đối với hồ sơ giao dịch thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất: Huyện Vân Đồn có trách nhiệm phổi hợp với các ngân hàng có giải pháp kiểm soát giá trị cho vay, kiểm soát thủ tục giao dịch để tránh phát sinh chuyển nhượng đất thông qua thế chấp để nâng giá đất…

Đối với việc thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất phải đảm bảo nguyên tắc người có đất thực hiện cho, tặng, thừa kế chỉ duy nhất một thửa đất đối với đất ở trên địa bàn xã, thị trấn…

Được biết, từ đầu năm 2018 đến nay, UBND huyện Vân Đồn đã ban hành 451 quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; chỉ đạo xử lý 86 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai tại các xã: Đài Xuyên, Minh Châu, Đoàn Kết, Đông Xá, Quan Lạn, Thắng Lợi, Hạ Long, Vạn Yên, thị trấn Cái Rồng. Tính riêng trong tháng 6, toàn huyện này không phát sinh hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Song song đó, BQL Khu kinh tế tỉnh cũng phối hợp với huyện tạm dừng triển khai công tác lập mới, điều chỉnh quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư các dự án tại Khu kinh tế Vân Đồn. Ngoài dự án mới, liên quan đến an sinh xã hội của huyện và một số dự án gồm: Con đường di sản, tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay, khu vực đảo Ngọc Vừng, dự án của Tập đoàn Sun Group… những dự án khác chỉ được UBND tỉnh cho phép triển khai các bước tiếp theo khi quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội và quy hoạch chung xây dựng của Vân Đồn theo hướng là Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được phê duyệt…



Theo Nam Phong


Nhịp sống kinh tế

[ad_2]

Hàng loạt chung cư của ‘Đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản bị bêu tên vì vi phạm PCCC

[ad_1]

Từ 22/2/2019 đến 28/2/2019, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức kiểm tra 1.545 cơ sở, trong đó 74 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố.

Trong danh sách này có hàng loạt chung cư mini, trường học, trung tâm thương mại, công trình chung cư, nhà cao tầng… vi phạm về PCCC, gây mất an toàn cho cư dân.

Có thể kể ra một số chung cư: Tòa nhà GP Invest số 170 đường Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa do Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu làm chủ đầu tư; Chung cư HH1 – HH2, ngõ 102 Trường Chinh do Công ty cổ phần cơ điện xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư; Công trình nhà ở kết hợp dịch vụ ở 75 Phương Mai của Công ty TNHH Bảo Long.

Quận Thanh Xuân có những công trình bị bêu tên như: Tòa nhà 24 T3 số 6 Lê Văn Thiêm của Công ty CP phát triển Thanh Xuân; Tòa nhà Zen Tower, ngõ 1 Khuất Duy Tiến do Công ty CPĐTPT số 8 làm chủ đầu tư…

 Hàng loạt chung cư của Đại gia điếu cày Lê Thanh Thản bị bêu tên vì vi phạm PCCC - Ảnh 1.

Nhiều tòa HH của khu đô thị Linh Đàm nằm trong danh sách vi phạm PCCC.

Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội là chủ đầu tư của 5 công trình vi phạm gồm: Chung cư tái định cư CT14 A1, 2 tại Võ Chí Công (Phú Thượng, quận Tây Hồ); Chung cư tái định cư CT13A (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ); Chung cư tái định cư C10, B12 (Phường Xuân La, quận Tây Hồ)…

Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà/Công ty Cổ phần Dịch vụ Sudico cũng là chủ đầu tư của 4 tòa nhà gồm: CT1, CT4, CT5, CT6 tại Khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm).

Tòa nhà CT 11, CT12 Khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai); toà nhà VP3; VP5 Bán đảo Linh Đàm; tòa nhà HH1; HH3 KĐT Bán đảo Linh Đàm; chung cư CT8; CT9 KĐT Định Công thuộc địa bàn các phường Định Công; Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai)… do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư cũng tồn tại nhiều vi phạm về PCCC.

Với các công trình chung cư, nhà cao tầng… vi phạm về PCCC, đoàn kiểm tra kiến nghị ngừng cấp điện, nước, khuyến cáo người dân không vào ở để đảm bảo an toàn.



Theo Nguyễn Huệ


VietQ

[ad_2]

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM dự kiến hoàn thành vào cuối 2019

[ad_1]

Theo nhà đầu tư (Trung Nam Group), sau hai năm khởi công dự án, tháng 4/2018, dự án tạm ngưng thi công do một số vướng mắc liên quan và từ đó đến nay dự án đạt 72% tiến độ. Tuy nhiên, thời điểm trước Tết Nguyên đán, nhờ chính quyền TPHCM tháo gỡ một số vướng mắc nên từ tháng 2/2019, dự án đã khởi động trở lại.

Chủ đầu tư cho biết thêm nếu UBND thành phố bàn giao mặt bằng một số khu vực còn lại trong tháng 6 năm nay thì nhà đầu tư cam kết sẽ phấn đấu thi công, hoàn thành công trình, đưa vào vận hành vào cuối năm 2019.

Dự án đang gặp một số khó khăn; trong đó, có việc giải ngân vốn vay và bàn giao mặt bằng. Bên cạnh đó, thiết bị chính của dự án theo tiêu chuẩn châu Âu đã được nhập về nhưng đang nằm ở cảng trong nhiều tháng nay.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, dự án chống ngập có vai trò hết sức quan trọng trong việc chống ngập cho khu vực trung tâm thành phố với 6,5 triệu người. Dự án hơn 6 tháng phải tạm dừng cục bộ, sau đó tăng tốc giải quyết thủ tục để khởi động lại.

Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân giao UBND TPHCM áp dụng Quyết định 28/2018/QĐ-UBND ngày 9/8/2018 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố đồng thời làm việc với Ngân hàng Nhà nước và BIDV để gia hạn thời gian giải ngân vốn cho dự án.

“Chủ đầu tư cam kết hoàn thành cơ bản dự án vào cuối năm 2019 nếu có mặt bằng trong tháng 6/2019, nên từ tháng 1/2020 UBND TPHCM phải chủ động tiến hành nghiệm thu dần, đồng thời thuê đơn vị vận hành dự án sau khi hoàn thành”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, ngày 30/6/2019 các quận, huyện sẽ hoàn thành cơ bản việc bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Nếu không hoàn thành, Chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND thành phố. Sau khi dự án hoàn thành, được nghiệm thu thì thành phố sẽ thanh toán cho nhà đầu tư.

Đối với tồn tại về sử dụng vật liệu thép, UBND TPHCM đã thuê đơn vị độc lập thẩm định, nếu thép không đạt chất lượng, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm. Riêng về gia hạn vốn vay, phía Ngân hàng BIDV đã cơ bản đồng ý kéo dài thời gian cho vay, UBND thành phố sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề này.

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km² với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM, đi qua các quận 1, 4, 7, 8, huyện Bình Chánh và Nhà Bè. Dự án có 6 hạng mục thi công cống ngăn triều, gồm: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và các đê kè.



Theo Nam Phong


Nhịp sống kinh tế

[ad_2]

Sau 1 năm xảy ra thảm họa, chung cư Carina bây giờ ra sao?

[ad_1]


Chung cư Carina sau 1 năm xảy ra vụ cháy kinh hoàng.

Ngày 11/3 là ngày đầu tuần, nhưng từ sáng tới trưa, rất nhiều người dân đã tranh thủ thời gian đến khuôn viên sinh hoạt cộng đồng ngay dưới sân khu B của chung cư Carina thắp nén nhang cầu siêu cho những nạn nhân xấu số trong vụ hỏa hoạn.

Nhiều hộ dân, gia đình phật tử ở lân cận cũng đến từ rất sớm, người góp sức người góp của, phụ giúp ban tổ chức thực hiện lễ cầu siêu nhân ngày giỗ đầu của những người xấu số.

Chị Đỗ Thị Nhất, sống ở Block B chung cư Carina cho biết: “Thấy cuộc sống ổn định dần, cũng dễ chịu, thực ra vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng đã khắc phục bớt, thoải mái hơn đi ở tạm. Hôm nay xuống đây cầu siêu cho những người đã khuất thắp nhang cho họ, rất mong cho mọi người cư dân tiếp tục được một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc”.

Sau 1 năm xảy ra thảm họa, chung cư Carina bây giờ ra sao? - Ảnh 1.

Ngày 11/3, người dân tập trung tổ chức lễ cầu siêu cho nạn nhân xấu số.

Gia đình ông Hồ Lê Hải, với 5 nhân khẩu từ tháng 8/2018 đã trở về sinh sống tại căn hộ 807 Block B. Theo ông, hiện có hơn 80% hộ dân Block B và hơn 50% hộ dân Block A đã trở về nhà để ổn định cuộc sống. Sau sự cố đau thương này, ý thức của cộng đồng cư dân Carina được nâng lên rõ rệt.

Ông Hồ Lê Hải kiến nghị: “Mọi người cần có ý thức giữ gìn PCCC, cái cần nhất là sự quan tâm của cộng đồng cư dân đối với nơi ở chính mình. Bên cạnh đó chủ đầu tư nên quan tâm đến cộng đồng cư dân hơn chút nữa. Đến thời điểm này ban quản trị chưa có, đó cũng là một thiệt thòi của cư dân. Khi nào cư dân có được ban quản trị tốt thì tự cư dân quyết định cuộc sống của mình mới được tốt hơn”.

Sau 1 năm xảy ra thảm họa, chung cư Carina bây giờ ra sao? - Ảnh 2.

Ông Trần Quang Hải, Giám đốc Công ty Hùng Thanh, đơn vị quản lý điều hành tòa nhà Chung cư Carina, Quận 8 cho biết: Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) đã thẩm định, kiểm tra và có kết luận chất lượng công trình cơ bản đã phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Thời gian qua, phía Công ty Hùng Thanh đã chi hàng chục tỷ đồng khắc phục thiệt hại, đền bù tính mạng, thương tật và tài sản cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Sau 1 năm xảy ra thảm họa, chung cư Carina bây giờ ra sao? - Ảnh 3.
 

“Công ty Hùng Thanh hiện đã chi trả hỗ trợ cư dân từ ngày 23/3 đến ngày 10/8, Công ty trước đó có cam kết chi trả hỗ trợ cư dân đến 30/8 tuy nhiên Công ty Hùng Thanh vừa qua tập trung cho việc sửa chữa với kinh phí rất lớn trên 112 tỷ đồng, trong khi đó đơn vị bảo hiểm vẫn chưa trả tiền cho công ty nên hiện đặc biệt rất khó khăn. Chúng tôi cam kết sẽ chi trả cho cư dân phần còn lại ngay sau khi có được khoản tiền bảo hiểm”, ông Hải nói.

Đến thời điểm này, các hạng mục chính chung cư Carina đã được khắc phục; gần 700 hộ cư dân đã trở về sinh sống. Nhiều hàng quán, siêu thị trong khuôn viên cũng đã được mở cửa kinh doanh trở lại…

Từ vụ hỏa hoạn này, họ đang ý thức cùng nhau thực hiện đúng các nội quy, quy chế của khu chung cư, nhằm xây dựng một môi trường sống an toàn, văn minh, hiện đại./.



Theo Vinh Quang


VOV

[ad_2]

Căn hộ trung cấp và bình dân sẽ dẫn dắt thị trường 2019, lãi suất cho vay mua nhà có thể tăng

[ad_1]

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lãi suất cho vay đối với nhà ở xã hội năm 2019 tiếp tục ở mức 5%/năm như năm 2018. Trong khi đó, các khách hàng vay mua nhà thông thường vẫn chịu lãi suất khá cao, khoảng từ 9 – 11%/năm.

Lãi suất cho vay vẫn ở mức cao trong khi chủ trương của Nhà nước là siết tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm cả kinh doanh bất động sản, làm dấy lên không ít e ngại thị trường bất động sản sẽ gặp khó khăn hơn trong thời gian tới.

Xung quanh vấn đề này, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải đã chia sẻ với báo giới nhận định về thị trường bất động sản Việt Nam vài dự báo về lãi suất vay mua nhà trong cả năm 2019.

Theo ông Hải, năm 2018 được đánh giá là một năm tương đối thành công của thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam khi thị trường cơ bản vẫn giữ được sự phát triển ổn định, các phân khúc thị trường và sản phẩm có sự tái cơ cấu hợp lý hơn. Thị trường bất động sản năm qua đã được kiểm soát chặt chẽ, dòng vốn đầu tư cũng rõ ràng hơn, chính sách cũng có nhiều điểm rõ ràng hơn tạo nên sự bền vững cho thị trường, nhất là việc Chính phủ đã đưa ra chỉ thị về quản lý, vận hành nhà chung cư.

Xu hướng này được dự báo tiếp tục ổn định trong năm 2019 gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế do Chính phủ đề ra là 6,6 – 6,8% và lạm phát được kiểm soát dưới mức 4%. Đi cùng với đó là chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng sẽ tiếp tục với mục tiêu tăng trưởng tín dụng được định hướng ở mức 14%.

Với sự chuyển dịch lực lượng lao động từ nông thôn lên các nhà máy tại các đô thị, Tổng giám đốc HSBC cho rằng nhu cầu về nhà ở cho thị trường trung cấp và bình dần sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, các dự án căn hộ hạng sang cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài do mặt bằng giá tại Việt Nam vẫn tương đối rẻ so với các thị trường trong khu vực.  Trên nền tảng nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, thị trường bất động sản trong năm 2019 dự báo sẽ tiếp tục phát triển ổn định với các công cụ kiểm soát thị trường như chính sách thuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư các dự án… tiếp tục phát huy hiệu quả.

Dự kiến xu hướng của năm 2019, căn hộ trung cấp và bình dân dự báo sẽ dẫn dắt thị trường với đối tượng khách hàng có nhu cầu thực và nhu cầu rất lớn. Đây là phân khúc chủ đạo của thị trường có tính thanh khoản cao và bền vững.

Về khía cạnh lãi suất, lãnh đạo HSBC dẫn Số liệu thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) cho thấy, lãi suất cho vay bình quân năm 2018 là khoảng 8,91%, tăng so với mức 8,86% của năm 2017. Lạm phát trong hai tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% và việc điều chỉnh giá điện vào tháng 3/2019 sẽ tác động đáng kể đến lạm phát trong những tháng tiếp theo. Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt là lãi suất của các kỳ hạn dài. Trên các cơ sở này, lãi suất cho vay mua nhà trong năm 2019, theo ông Phạm Hồng Hải, là có khả năng sẽ ổn định hoặc tăng nhẹ so với năm 2018.



Theo Tùng Lâm


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Luôn hoàn tất nghĩa vụ hợp đồng, chưa làm gì trái pháp luật

[ad_1]

Liên quan đến việc lan truyền những thông tin rằng cửa hàng Highlands Coffee trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) không trả tiền thuê mặt bằng, đồng thời thuê người khủng bố tinh thần chủ nhà trên mạng xã hội những ngày qua, công ty Cổ Phần Dịch Vụ Cà Phê Cao Nguyên, thương hiệu Highlands Coffee gần đây đã có phát ngôn chính thức trên fanpage của mình về vụ việc này.

Trước tiên, Highlands khẳng định trong quá trình thuê mặt bằng tại tầng trệt khu Thương Mại Lakai 98-126 Nguyễn Tri Phương, công ty luôn đảm bảo tiến độ thanh toán và hoàn tất các nghĩa vụ khác theo điều khoản tại hợp đồng số 131-Lakai/2014 ký kết giữa Highlands với Công ty TNHH Tân Thịnh An (TTA).

Hợp đồng này có giá trị đến hết 10/2019.

Tuy nhiên vào ngày 15/11/2018, TTA có nguyện vọng đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Trong quá trình thương lượng và chưa đi đến thống nhất về thời hạn chấm dứt hợp đồng thì ngày 19/12/2018, TTA đã tự động cắt điện, nước của cửa hàng Highlands Coffee.

Để giải quyết vấn đề, Highlands đã liên tiếp gửi công văn đến TTA, yêu cầu phía cho thuê thực hiện đầy đủ các điều khoản đang còn hiệu lực của hợp đồng nhưng cho đến ngày 03/01/2019, TTA vẫn không cung cấp điện nước trở lại.

Xác định TTA vi phạm hợp đồng, Highlands sau đó đã gửi công văn để thông báo việc tạm ngưng trả tiền thuê mặt bằng cho đến khi TTA cung cấp trở lại điện nước cho cửa hàng.

Ngoài ra, cũng theo phía Highlands Coffee, trong suốt quá trình giao dịch, đơn vị này luôn “tuân thủ hợp đồng và tuyệt đối tôn trọng pháp luật, không hề có bất cứ phát ngôn hoặc hành động gây ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào”.

Highlands cũng đã thanh toán chi phí thuê mặt bằng cũng như hóa đơn tiền điện nước đầy đủ cho tới hết tháng 11/2018, ngay trước thời điểm TTA tự động cắt điện nước của cửa hàng.

Riêng về sự kiện sáng 2/3 vừa qua, phía Highlands Coffee cho biết trong lúc nhân viên đang phục vụ khách hàng thì đột nhiên có 1 nhóm hơn 20 người hung hãn xông vào cửa hàng chửi bới, hăm dọa, khống chế, đuổi nhân viên và khách hàng của Highlands Coffee ra khỏi cửa hàng. Nhóm người này sau đó khóa cửa, tháo dỡ biển hiệu, phá hủy tường và có ý định tẩu tán tài sản của quán.

Nhân viên của Highlands Coffee đã gọi điện cầu cứu tới lực lượng công an phường 7, công an hình sự quận 5 và cảnh sát 113. Khi lực lượng công an đến hiện trường, nhóm người trên đã lập rào chắn và cố tình ngăn cản người thi hành công vụ. Trong lúc xảy ra xô xát, một nhân viên bảo vệ của Highlands Coffee đã bị hành hung và giật mất dây chuyền. Lực lượng chức năng đã tiến hành ghi hình, thu giữ một số tang vật và hung khí, đồng thời lập biên bản sự việc, niêm phong hiện trường và áp giải nhóm đối tượng trên về công an phường 7 (Q.5).

“Thiệt hại do nhóm đối tượng trên gây ra đối với tài sản của nhân viên và của công ty đánh giá sơ bộ khoảng gần 100 triệu đồng. Hồ sơ vụ việc đang được công an quận 5 thụ lý giải quyết. Công ty sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng nhằm phục vụ công tác điều tra và khởi tố vụ án để xử lý đúng người, đúng tội trên tinh thần thượng tôn pháp luật”, thông cáo nêu rõ.



Nhật Anh


Theo Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Nhiều cao ốc vi phạm về PCCC

[ad_1]

Công an TP.Hà Nội cho biết, từ ngày 22/2 – 28/2, đã tổ chức kiểm tra hơn 1.500 cơ sở, trong đó 74 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố. Trong danh sách này có nhiều công trình chung cư , nhà cao tầng đang tồn tại vi phạm PCCC gây mất an toàn cho hàng nghìn hộ dân đang sinh sống.

Điển hình tại địa bàn quận Đống Đa: Tòa nhà GP Invest số 170 đường Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư; Chung cư HH1 – HH2, ngõ 102 Trường Chinh do Công ty CP cơ điện xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư; Công trình nhà ở kết hợp dịch vụ ở 75 Phương Mai của Công ty TNHH Bảo Long; Chung cư M5; Chung 71 Nguyễn Chí Thanh; Toà nhà Capital Garden, Ngõ 102 Trường Chinh do Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô làm chủ đầu tư…

Trên địa bàn quận Thanh Xuân có những công trình vi phạm PCCC như: Tòa nhà 24 T3 số 6 Lê Văn Thiêm của Công ty CP phát triển Thanh Xuân; Tòa nhà Zen Tower, ngõ 1 Khuất Duy Tiến Công ty CP Đầu tư phát triển số 8 làm chủ đầu tư….

Đáng chú ý, nhiều toà nhà tại cụm chung cư Hapulico, gồm: Tòa nhà 17T1-T2, Tòa nhà 17T3-T2, Tòa nhà 21T1-T2, Tòa nhà 24T1-T2, Trung tâm thương mại… do Công ty CP Đầu tư bất động sản Hapulico làm chủ đầu tư chưa thực hiện chưa thẩm duyệt nội dung PCCC đối với các tầng kỹ thuật cho một số đơn vị thuê làm kho và văn phòng.

Trước đó, trong năm 2018, Cảnh sát PCCC Hà Nội đã liên tiếp công khai danh sách các cơ sở, công trình nhà cao tầng vi phạm các quy định về PCCC trong quá trình hoạt động. Đáng chú ý, có nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản bị nêu tên với một loạt công trình tồn tại, vi phạm.

Theo Quyết định số 2880/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2020 được ban hành vào giữa tháng 6/2018, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, xử lý và giải quyết xong các dự án, công trình còn tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, không để phát sinh công trình vi phạm mới.

Theo yêu cầu của đề án, đối với các công trình nhà, chung cư cao tầng đang thi công nhưng chưa thẩm duyệt về thiết kế PCCC, yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay hoạt động xây dựng để thực hiện quy định về thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Đối với các công trình nhà, chung cư cao tầng đã đưa vào hoạt động nhưng chưa thẩm duyệt thiết kế PCCC, yêu cầu chủ đầu tư có báo cáo cụ thể về biện pháp khắc phục đối với từng công trình.

Đối với công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhưng chưa được nghiệm thu đã đưa vào sử dụng, yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thiện ngay các kiến nghị về PCCC theo hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt và quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC…



Theo Vạn Xuân


BizLive

[ad_2]