[ad_1]

Theo Bộ Xây dựng, ngày 20/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2014, trong đó có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước của địa phương trong việc theo dõi, quản lý tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 79 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP).

Căn cứ quy định tại Điều 79 và Điều 85 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ và để thực hiện nghiên cứu, xây dựng Đề án về an ninh kinh tế trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản đảm bảo an sinh xã hội (trong đó có nội dung đánh giá việc thực hiện chính sách sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tổng hợp, báo cáo về tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của các đối tượng nêu trên.

Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương phải báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo 2 giai đoạn trước và sau thời điểm Luật nhà ở 2014 có hiệu lực.

Nội dung báo cáo thể hiện tổng số tổ chức, cá nhân đã mua và sở hữu nhà, địa điểm mua, loại mua căn hộ chung cư hay nhà ở riêng lẻ.

Ngoài ra, các địa phương cũng phải báo cáo tình hình thực hiện chính sách sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Cụ thể, phải báo cáo về việc thực hiện quy định công bố các dự án không được phép, được phép bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn. Đồng thời, báo cáo về việc theo dõi, cập nhật đăng tải các thông tin về việc mua bán, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ trước ngày 15/3.

Một báo cáo của CBRE Việt Nam trước đây đã công bố cho thấy trong 9 tháng năm 2018, lượng người Trung Quốc mua căn hộ tại TPHCM thông qua đơn vị này đã vươn lên vị trí số 1, với 31% tổng lượng giao dịch. So với các năm trước, đây là một bước nhảy vọt của nhà đầu tư Trung Quốc vào thị trường căn hộ Việt Nam.

Không chỉ có Trung Quốc, khách mua đến từ Hàn Quốc cũng tăng mạnh (năm 2016-2017 chỉ chiếm lần lượt là 6-8% tổng số giao dịch qua CBRE).

Trong số 5 nhóm khách hàng mua căn hộ tại TPHCM qua đơn vị này, CBRE thống kê bên cạnh người Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất với 31% tổng số giao dịch, tiếp đến là người Việt (24%), Hàn Quốc (19%), Hong Kong (10%) và Mỹ (3%).

Một số công ty phân phối nhà cho người nước ngoài cũng cho hay khách nước ngoài đa số nhắm tới phân khúc căn hộ hạng A và hạng sang để đầu tư. Bởi đây đều là các dự án ở khu vực trung tâm, có tiềm năng cho thuê và tăng giá.

Ông Stephen Wyatt, tổng giám đốc JLL Việt Nam, cũng đánh giá kể từ khi Chính phủ Việt Nam cho người nước ngoài mua nhà vào năm 2015, đã có rất nhiều khách hàng quốc tế đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư căn hộ.

Việc khách hàng Trung Quốc đến mua nhà tại Việt Nam ngày càng tăng là một xu hướng thực tế, bởi căn hộ ở Việt Nam là khoản đầu tư hấp dẫn với mức giá bán khá thấp so với giá bất động sản ở Trung Quốc hay Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Trong đó, khách hàng Trung Quốc thường so sánh nhiều nhất là giá nhà đất của TPHCM với Thượng Hải. Người nước ngoài mua nhà tại VN hi vọng sau thời gian nữa giá nhà tại Việt Nam tăng lên để hưởng lợi nhuận.



Theo Nam Phong


Nhịp sống kinh tế

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *