Hà Nội thông qua đồ án quy hoạch khu đô thị gần 614 ha ở Đông Anh

[ad_1]

UBND TP Hà Nội vừa thông qua đồ án quy hoạch phân khu đô thị GN (A) tỷ lệ 1/5.000 khu vực gần dự án Khu Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại Đông Anh.

Phía Đông Nam khu vực quy hoạch giáp đường quy hoạch nối quốc lộ 3 với cầu Tứ Liên, phân khu đô thị N9; phía Tây Nam giáp phân khu đô thị sông Hồng; phía Bắc và Đông Bắc giáp phân khu đô thị GN, sông Hoàng Giang; phía Tây Bắc giáp phân khu đô thị N8.

 Hà Nội thông qua đồ án quy hoạch khu đô thị gần 614 ha ở Đông Anh - Ảnh 1.

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Ảnh: Hà Nội Mới

Khu B rộng 301,6 ha, dân số khoảng 20.390 người. Khu vực này sẽ hình thành Khu Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia mang tầm quốc tế. Khu C rộng khoảng 46,3 ha, dân số khoảng 2.200 người, sẽ là khu công viên nông nghiệp sinh thái sông Hồng…Khu vực nghiên cứu sẽ được chia thành 3 khu quy hoạch là khu A, khu B và khu C. Trong đó, khu A rộng 221,4 ha, dân số khoảng 28.200 người, khu vực này sẽ bảo tồn, cải tạo và nâng cấp các làng mạc hiện hữu, bảo đảm đặc trưng không gian xanh; xây dựng công viên đô thị, các tiện ích hạ tầng xã hội đồng bộ với định hướng hình thành trục cảnh quan Hồ Tây – Cổ Loa.

Về quy hoạch giao thông, mạng lưới giao thông trong Quy hoạch phân khu đô thị GN(A) gồm tuyến đường sắt đô thị số 4 Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà, chạy dọc theo tuyến đường Trường Sa, kết nối trung tâm thành phố với các khu vực phát triển đô thị phía Bắc sông Hồng. Trong đó, đoạn qua khu quy hoạch bố trí 2 ga bảo đảm tiếp cận của người dân khu vực. Ngoài ra, mạng lưới giao thông dự án cũng bao gồm đường Trường Sa (đã được đầu tư xây dựng) với quy mô mặt cắt ngang 72,5m (6 làn xe chính, 4 làn đường gom); đường nối cầu Tứ Liên với quốc lộ 3 (lòng đường 6 làn xe).



Tùng Lâm

[ad_2]

BIDV rao bán khách sạn 5 sao và nhiều BĐS liên quan “bông hồng vàng” Phú Yên

[ad_1]

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) vừa thông báo bán đấu giá lần thứ 11.

Khối tài sản đấu giá gồm công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất thuê của nhà nước của Công ty cổ phần Thuận Thảo.

Cụ thể, tài sản thứ nhất là khách sạn 05 sao Cendeluxe 17 tầng và tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BA 710530 do UBND tỉnh Phú Yên cấp ngày 09/6/2010, số vào sổ cấp GCN số CT 00104.

Tài sản tiếp theo là công trình xây dựng, tài sản khác Khu Trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo, gồm: công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất của nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm theo thửa đất số 367, tờ bản đồ số 279D, có diện tích đất 36.768 m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BA 710530 do UBND tỉnh Phú Yên cấp ngày 09/6/2010. Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, thời hạn sử dụng đến ngày 13/02/2057.

Ngoài ra còn có công trình xây dựng, tài sản khác Khu mở rộng Trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo (Khu Land), gồm: Công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất của nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm thuộc thửa đất số 362, tờ bản đồ số 279-C (thuộc xã Hòa An) và thửa đất số 420, tờ bản đồ số 279-D (thuộc xã Bình Ngọc). Tài sản có diện tích đất 45.734,4 m2, trong đó diện tích 15.655,0 m2 thuộc xã Bình Ngọc và diện tích 30.079,4 m2 thuộc xã Hòa An.

Cuối cùng là công trình xây dựng, tài sản khác không thế chấp gắn liền với đất của nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.

Tất cả các tài sản bán đấu giá nêu trên có địa chỉ tại xã Bình Ngọc, Tp. Tuy Hòa và xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

Giá khởi điểm của khối tài sản trên là hơn 310 tỷ đồng. Thời gian, địa điểm công bố giá và đấu giá tài sản là 8h ngày 10 tháng 7 năm 2020 tại số 451 đường Hùng Vương, phường 9, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Công ty cổ phần Thuận Thảo là một trong những khách hàng có nợ xấu lớn tại BIDV Phú Tài, bị ngân hàng rao bán nợ nhiều năm nay. Khối tài sản trên cũng từng được BIDV rao bán với giá khởi điểm 340 tỷ đồng vào hồi đầu tháng 5 nhưng không thành công. Công ty Thuận Thảo là thương hiệu nổi tiếng một thời trong lĩnh vực vận tải ở khu vực phía nam nhưng bắt đầu gặp khó từ khi lấn sân sang lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản. Công ty Thuận Thảo thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh – người từng được nhận giải “bông hồng vàng” của Phú Yên (chủ tịch Công ty Thuận Thảo và Thuận Thảo Nam Sài Gòn).

BIDV cũng từng rao bán khoản nợ “khủng” của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại BIDV – có giá trị lên tới hơn 2.700 tỷ đồng. Giá khởi điểm được đưa ra trong một lần đấu giá gần đây là 800 tỷ, chỉ bằng 30% giá trị khoản nợ.



Thu Thủy

[ad_2]

Công an TP HCM khởi tố vụ án lừa đảo tại công ty bất động sản

[ad_1]

Ngày 19-6, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đã khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” để điều tra theo đơn tố giác tội phạm của nhiều công ty, cá nhân tố cáo ông Phạm Xuân Long.

Ông Phạm Xuân Long là chủ sở hữu Công ty Phi Long, nay sáp nhập và đổi tên thành Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị Phi Long. Theo đó, ông Long bị tố cáo có hành vi lừa đảo việc bán đất nền thông qua hình thức ký hợp đồng hợp tác đầu tư tại các dự án ở huyện Bình Chánh (TP HCM) như: Dự án Hải Yến, Dự án Huy Hoàng, Dự án Khu dân cư Nam-Nam Sài Gòn,  Dự án Phi Long 5.

 Công an TP HCM khởi tố vụ án lừa đảo tại công ty bất động sản  - Ảnh 1.

Người dân đến trụ sở công ty để đòi quyền lợi

Trước đó, theo Công an TP HCM, hàng trăm khách hàng đầu tư mua đất nền của công ty do ông Long làm chủ đã làm đơn tố giác, kéo đến trụ sở công ty và các cơ quan chức năng để đòi quyền lợi.

Đáng chú ý, năm 2007, UBND huyện Bình Chánh đã ra thông báo thu hồi các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây và chấm dứt việc đồng ý chủ trương, chấp thuận địa điểm đối với Công ty Phi Long.

Liên quan đến vụ việc trên, lãnh đạo UBND TP HCM đã giao UBND huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty Phi Long tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án ở xã Phong Phú, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Công an TP HCM liên quan việc xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long trong việc thực hiện dự án để có cơ sở tham mưu đề xuất UBND TP HCM thu hồi quyết định tạm giao đất của dự án này theo đúng quy định pháp luật.



PHẠM DŨNG

[ad_2]

Giá bất động sản khu công nghiệp sẽ giảm nhiệt sau thời gian tăng mạnh

[ad_1]

Thưa ông, với thông tin dòng vốn quốc tế đang xem Việt Nam là điểm đến, ông đánh giá thế nào về cơ hội cho thị trường bất động sản công nghiệp? 

Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đang ngắm đến Việt Nam tạo nên những cơ hội mới cho thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn đổ vào sẽ khiến thị trường BĐS khu công nghiệp nóng hơn, nhu cầu cao sẽ đẩy giá tăng theo. Và như vậy tỷ suất lợi nhuận của các chủ đầu tư sẽ tăng theo.Cùng với đó, dòng vốn mới từ nước ngoài sẽ kéo theo nhu cầu đa dạng hơn, tạo nên các sản phẩm BĐS công nghiệp phong phú trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm BĐS công nghiệp có thể kể đến như nhà xưởng xây sẵn, nhà xưởng xây sẵn theo đặt hàng. Bên cạnh đó, xu hướng mua và cho thuê cũng xuất hiện nhiều hơn.

Hiện tại có phải là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vào BĐS công nghiệp không, thưa ông?

Để đầu tư bất động sản khu công nghiệp, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, đền bù đất, xây dựng hạ tầng điện cấp nước. Đây không phải là cuộc chơi cho tất cả các doanh nghiệp mà chỉ dành cho các chủ đầu tư lớn. Đối với các chủ đầu tư cá nhân có thể hưởng lợi gián tiếp từ xu hướng này ở phân khúc nhà cho chuyên gia bên cạnh các khu công nghiệp.

Hiện BĐS khu công nghiệp là phân khúc có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong thời gian vừa qua, vậy xu hướng tăng giá này liệu có tiếp tục không?

Về giá cả, tôi cho rằng  thị trường BĐS công nghiệp đã tăng 20-30% trong thời gian vừa qua, trong 6 tháng còn lại của năm 2020 giá sẽ không tăng. Lý do là các chủ đầu tư đang gia tăng hỗ trợ, ưu đãi để có thêm khách thuê mới. Chi phí BĐS là chi phí lớn trong yếu tố đầu vào, nếu cứ để tăng như hiện tại sẽ làm giảm thu hút đầu tư nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về nguồn cung trong thời gian tới?

Về cung, hiện tại là thời điểm nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp mở rộng, tăng nguồn cung ra thị trường bởi nguồn cầu gia tăng bởi các yếu tố Trung Quốc +1, nhiều hiệp định thương mại vừa được ký kết. CBRE cũng quan sát thấy các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp nhỏ đang có xu hướng đầu tư vài chục ha trong khu công nghiệp để phát triển nhà xưởng nhà kho cho thuê.

Xin ông cho biết triển vọng và xu hướng phát  triển BĐS công nghiệp thời gian sắp tới?

CBRE nhận thấy thời điểm hiện tại là cơ hội rất tốt để BĐS công nghiệp tham gia thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này cải thiện hạ tầng. Hạ tầng đi trước giúp cho các khu vực phát triển. Hạ tầng phát triển không chỉ giúp cho BĐS công nghiệp mà kéo theo nhiều phân khúc khác cũng đi theo.

Ngoài ra, CBRE cho rằng xu hướng nhà xưởng 4.0 sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đang triển khai nhà xưởng 4.0. Theo đó, khách hàng chỉ cần ngồi từ xa sử dụng công nghệ tham quan và thuê nhà xưởng. CBRE cho rằng, sử dụng công nghệ sẽ giúp kết nối ngày càng tốt hơn giữa khách thuê và chủ đầu tư.

Xin cảm ơn ông!



Thanh Ngà

[ad_2]

Người nước ngoài được mua bất động sản du lịch?

[ad_1]

Bộ Xây dựng vừa đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) năm 2014, theo đó cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam.

Cơ hội thu hút đầu tư, phục hồi thị trường

Liên quan đến đề xuất này, Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) đã có văn bản kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi khoản 2 điều 14 Luật Kinh doanh BĐS, cho phép cá nhân nước ngoài được mua các BĐS khác không phải là nhà ở; bổ sung vào Luật Kinh doanh BĐS quy định về điều kiện mua, thuê mua, thuê các loại BĐS không phải nhà ở của cá nhân nước ngoài.

VNREA khẳng định việc cho phép người nước ngoài mua công trình xây dựng không phải là nhà ở như BĐS du lịch sẽ góp phần thu hút nguồn vốn lớn đầu tư vào phân khúc này mà vẫn có thể quản lý bằng các quy định về điều kiện, thủ tục mua BĐS của người nước ngoài tương tự như quy định đối với nhà ở.

Ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch VNREA, mong muốn những cơ chế, chính sách thông thoáng về sở hữu BĐS của người nước ngoài thể hiện qua những sửa đổi đồng bộ của pháp luật về đất đai, kinh doanh BĐS, xây dựng, du lịch, tín dụng, xuất nhập cảnh… sẽ sớm được áp dụng, như một giải pháp cấp bách giúp thị trường hồi phục nhanh sau những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Đồng thời, đây cũng là giải pháp dài hạn để Việt Nam trở thành điểm đến nghỉ dưỡng, hưu trí và đầu tư BĐS của người nước ngoài, tăng ưu thế cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Cũng về vấn đề trên, ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort (Đà Nẵng), khẳng định nhiều nước trên thế giới đã cho phép người nước ngoài mua BĐS du lịch. Đây được xem như là thông lệ nhằm tạo làn sóng thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

“Sở hữu ở đây không có nghĩa là người nước ngoài sẽ ở đó mà là họ đầu tư, bỏ tiền ra mua các căn hộ du lịch hay căn hộ khách sạn. Sau đó, các căn hộ thuộc sở hữu của người nước ngoài vẫn được doanh nghiệp Việt Nam quản lý, chia lợi nhuận theo ký kết, mỗi năm chủ sở hữu sẽ có một thời gian ngắn nghỉ dưỡng tại BĐS của họ” – ông Vinh nhấn mạnh.

Chính vì thế, ông Vinh cho rằng hoàn toàn không đáng lo về yếu tố an ninh – quốc phòng khi thông qua đề xuất này. “Nếu được thì nên quyết sớm và thông qua sớm để các doanh nghiệp có BĐS du lịch được “cởi trói”, khơi thông nguồn cung này và tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn. Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến BĐS du lịch tại Việt Nam” – ông Vinh nói.

 Người nước ngoài được mua bất động sản du lịch?  - Ảnh 1.

Một dự án căn hộ du lịch ở tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KỲ NAM

Kèm điều kiện về an ninh – quốc phòng

Trong thời gian qua, các thị trường như Hà Nội và TP HCM thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là ở phân khúc nhà ở; còn ở BĐS nghỉ dưỡng thì còn rất ít. Hiện nhiều địa phương vẫn lúng túng trong việc cấp giấy chứng nhận sở hữu các dự án BĐS nghỉ dưỡng nên phần nào hạn chế cơ hội của các nhà đầu tư vào phân khúc này.

Theo Hội Môi giới BĐS tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa hiện có 30 dự án condotel. Riêng TP Nha Trang có 17 dự án với khoảng 15.000 phòng. Trong khi đó còn nhiều dự án khác ở Khu Du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Nhiều dự án đi vào hoạt động ổn định như: Vinpearl Empire Condotel hơn 1.200 căn, Vinpearl Beachfront Condotel gần 900 căn, Havana hơn 850 căn, Ariyana gần 400 căn, Champa Island hơn 300 căn…

Ông Trần Nam Bình, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, cho rằng luật đã cho phép người nước ngoài mua nhà ở các dự án với số lượng nhất định nhưng kèm nhiều điều kiện an ninh quốc phòng khác. Các dự án ở TP Nha Trang, chủ đầu tư, chính quyền nhiều lần có văn bản hỏi bên công an và quốc phòng về việc người nước ngoài mua nhà nhưng chưa có câu trả lời nên tất cả dự án, nhất là dự án căn hộ du lịch, người nước ngoài đều không được mua bán.

“Tôi ủng hộ việc người nước ngoài được mua bán BĐS theo đúng quy định pháp luật. Nhất là đối với căn hộ du lịch, người nước ngoài có thể mua bán để nghỉ dưỡng, du lịch lâu dài. Như vậy, họ mới an tâm sinh sống, tạo nguồn thu, giúp địa phương phát triển kinh tế – xã hội” – ông Bình đánh giá.

Ông Trần Xuân Tây, Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, cũng cho rằng việc mở cửa cho người nước ngoài mua bán BĐS du lịch là điều nên làm. “Luật vẫn cho phép người nước ngoài mua nhà ở các dự án nhưng nhà thì phải gắn liền với đất. Người Việt Nam phải bỏ tiền mua đất rồi xây nhà còn người nước ngoài thì chỉ mua nhà là bất hợp lý” – ông Tây nói.

Theo ông Tây, cần mở cửa cho phép mua bán đất đai nhưng đi kèm với các điều kiện về an ninh – quốc phòng và được mua trong một thời gian nhất định có thể là 50-70-90 năm. Riêng về căn hộ du lịch, bản chất là phục vụ du lịch lâu dài nên phải tạo điều kiện để người nước ngoài mua bán, sở hữu căn hộ. Điều kiện đi kèm là phải đăng ký xuất nhập cảnh, đăng ký với ban quản lý căn hộ du lịch, công an địa phương để giám sát, bảo đảm an ninh trật tự.

Ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo BĐS Đà Nẵng, khẳng định về phía cơ quan nhà nước, khi xem xét thông qua chủ trương này thì sẽ phải tính toán đến những vị trí có thể được phép. “Không phải cứ cho phép là có thể bán ồ ạt mà chúng ta có thể quy định khu vực nào, dự án nào được phép mở bán cho người nước ngoài để có thể quản lý về mặt an ninh – quốc phòng” – ông Lập nói.

Theo Bộ Xây dựng, từ khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 đến nay, đã có khoảng 549 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) được cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.

. Ông PHAN VIỆT HOÀNG, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS tỉnh Khánh Hòa:

Bài học Cocobay còn đó

Từ khóa “yếu tố nước ngoài” lâu nay vẫn luôn nhạy cảm, gây hoang mang trong dư luận nếu không minh bạch thông tin cụ thể từng dự án và tỉ lệ bán chiếm bao nhiêu phần trăm của dự án, kèm theo những quy định rõ ràng. Bài học Cocobay vẫn còn đó. Condotel phát triển ào ạt mà không dựa trên một hệ quy chiếu pháp luật nào khiến cho nhà đầu tư dở khóc dở cười vì “cầm đèn chạy trước ôtô”.

. Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico:

Đừng phân đất, chia lô rồi bán hết

Trước hết, phải định nghĩa lại về khái niệm cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu BĐS. Đó là đầu tư kinh doanh, gọi người ta vào để phát triển những lĩnh vực, ngành nghề liên quan, tạo công ăn việc làm, mang tới lợi nhuận, phát triển hạ tầng du lịch…

Về tổng thể, cần đẩy mạnh, khuyến khích hơn nữa dòng vốn đầu tư cá nhân nước ngoài, cho phép người nước ngoài sở hữu sản phẩm BĐS du lịch trong bối cảnh nguồn cung của chúng ta đang tốt. Tuy nhiên, vẫn cần cân đối, phải để lại một tỉ lệ nhất định bãi biển công cộng cho người dân hay tối thiểu là 0,5 km lối ra vào cho ngư dân, cho bà con đi dạo, chứ đừng phân đất, chia lô rồi bán hết như một số địa phương trong thời gian qua.

V.Duẩn – K.Nam ghi



Văn Duẩn – Kỳ Nam – Bích Vân

[ad_2]

Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội

[ad_1]

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 1.

Nằm trong khu dân cư sầm uất và nhộn nhịp bậc nhất Hà Nội, căn biệt thự ở Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nổi bật, thu hút sự chú ý của người đi đường bởi không khác gì một khu vườn sinh thái thu nhỏ.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 2.

Theo chia sẻ của bảo vệ ngôi biệt thự này, ngôi nhà này đã có từ 20 năm nay, bên trong được sử dụng làm nhà hàng ăn uống.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 3.
Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 4.
Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 5.

Toàn bộ mặt tiền của công trình được bao phủ bởi hệ thống cây leo chằng chịt. Theo chia sẻ, gia chủ của ngôi nhà là người yêu thích thiên nhiên, đam mê cây cối nên muốn tạo ra không gian sống lý tưởng ngay giữa thành phố chật chội, đông đúc.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 6.

Lớp tường cây xanh bao quanh nhà gồm nhiều loại cây như: trạng nguyên, trường xuân, trầu bà,… Trong đó, nhiều nhất là cây vảy ốc hay còn gọi là cây thằn lằn.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 7.

Loài cây này phủ kín toàn bộ mặt ngoài của căn biệt thự và len lỏi vào khắp các ngóc ngách, tạo ra điểm nhấn kiến trúc khá ấn tượng.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 8.
Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 9.
Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 10.

Cũng chính nhờ được cây xanh bọc kín, nên nhiệt độ bên trong căn biệt thự thường mát mẻ hơn so với các ngôi nhà khác trong khu vực. Để lấy ánh sáng vào nhà, các cửa sổ thường xuyên được chủ nhà tỉa bớt lá.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 11.

Hệ thống cây xanh bao quanh nhà xanh tốt quanh năm, trông không khác gì một rừng cây thu nhỏ.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 12.

Các tiểu cảnh phía trước ngôi nhà được chủ nhà trang trí, bày biện khá đẹp mắt.

Ảnh: Ngắm ngôi biệt thự 3 tầng phủ kín dây leo chằng chịt ở Hà Nội - Ảnh 13.

Bảo vệ ngôi nhà cho hay do cây leo nhà nên ngôi nhà thường xuyên được phun thuốc sinh học để diệt muỗi, rắn. Theo chủ nhân ngôi nhà, nhờ hình dáng độc đáo nên rất nhiều vị khách khi đi qua đều nán lại xin chụp ảnh.



Ngọc Thắng

[ad_2]

Hà Nội cấm dùng tầng 1 nhà tái định cư để cho thuê và kinh doanh

[ad_1]

UBND TP Hà Nội ban hành công văn về quản lý, sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu Nhà nước được bố trí làm nhà sinh hoạt cộng đồng tại các chung cư tái định cư xây dựng bằng vốn ngân sách trên địa bàn TP.

Theo đó, xét đề nghị của Sở Tài chính tại về việc quản lý tài sản là nhà sinh hoạt cộng đồng được bố trí từ phần diện tích nhà tầng 1 thuộc sở hữu Nhà nước tại chung cư tái định cư, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn sau khi tiếp nhận tài sản công là diện tích nhà tầng 1 thuộc sở hữu nhà nước tại chung cư tái định bố trí sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng, quản lý, sử dụng và kê khai, báo cáo theo chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước quy.

 Hà Nội cấm dùng tầng 1 nhà tái định cư để cho thuê và kinh doanh  - Ảnh 1.

Hàng loạt diện tích kinh doanh dịch vụ tầng 1 các tòa nhà tái định cư đang được cho thuê, kinh doanh.

Đồng thời, có trách nhiệm quản lý nhà sinh hoạt cộng đồng này theo đúng mục đích, không được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc quản lý, sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng đúng quy định của pháp luật hiện hành; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã (bao gồm cả UBND các xã, phường, thị trấn) các thủ tục về đất đai theo quy định đối với diện tích nhà tầng 1 thuộc sở hữu nhà nước tại chung cư tái định cư giao UBND xã, phường, thị trấn quản lý, bố trí sử dụng làm nhà sinh hoạt cộng đồng.

Về việc vận hành, bảo trì, sửa chữa đối với nhà sinh hoạt cộng đồng được thực hiện theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư và pháp luật khác có liên quan. Nguồn kinh phí vận hành, bảo trì, sửa chữa do cộng đồng dân cư tại chung cư tái định cư đóng góp; hỗ trợ từ ngân sách địa phương theo phân cấp (nếu có) và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính và Sở Xây dựng để được hướng dẫn thực hiện hoặc báo cáo UBND TP đối với các nội dung vượt thẩm quyền.

Trước đó, tại nhiều khu chung cư tái định cư ở Hà Nội, diện tích tầng 1 được đơn vị quản lý cho thuê để kinh doanh khi chưa được sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội.

Cụ thể, theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội được TP. Hà Nội giao quản lý 148 tòa nhà tái định cư. Trong đó, diện tích kinh doanh tầng 1 lên đến 56.937m2.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội đã tự ý bố trí cho 21 cá nhân, đơn vị vào sử dụng 4.038m2 để kinh doanh khi chưa được sự chấp thuận của UBND TP. Hà Nội. Đáng nói là toàn bộ số tiền cho thuê diện tích này là hơn 20 tỷ đồng đã không được nộp vào ngân sách nhà nước.

Cụ thể, từ năm 2010-2016, công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội đã sử dụng cho thuê bất hợp pháp diện tích tầng 1 tại 27 tòa nhà tái định cư gồm: Nhà N4CD (Trung Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân); tòa A2-A3-A4 Đền Lừ (Hoàng Mai); N14A Định Công (Hoàng Mai); N06 Pháp Vân- Tứ Hiệp; nhà N6C Trung Hòa- Nhân Chính; nhà B3 Nghĩa Đô- Dịch Vọng; N11B Dịch Vọng, Cầu Giấy; nhà tái định cư Xuân La; C10 Dịch Vọng; nhà A1, A2 Phú Thượng; nhà CT2-X2 – CT1- X2 Bắc Linh Đàm; Nhà N14B, 14C Định Công; N1 Đồng Tàu… để cho thuê kinh doanh.



Ninh Phan

[ad_2]

Dù dịch Covid-19, doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn hoạt động, đưa công nghệ vào sản phẩm

[ad_1]

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Cung, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tại buổi họp báo Triển lãm quốc tế Vietbuild 2020 về xây dựng – VLXD- BĐS- trang trí nội ngoại thất sẽ diễn ra vào ngày 24/6 đến hết ngày 28/6 tại SECC, Q.7, Tp.HCM.

Theo ông Cung, qua thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động kinh tế – xã hội có nhiều chuyển biến. Có những mặt thực sự khó khăn, có những mặt nổi lên những điểm mới. Đối với Triển lãm Vietbuild, lần tổ chức này có sự khác biệt rất lớn là không nhắc đến việc có bao nhiêu doanh nghiệp nước ngoài tham gia do Việt Nam vẫn chưa mở cửa sau dịch, mặc dù vẫn có nhiều sản phẩm của các nhà sản xuất, công ty thương mại từ nước ngoài.

Tuy không có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài nhưng theo ông Cung, sản phẩm trưng bày tại triển lãm lần này vẫn rất phong phú. Điều đáng nói nhất là có nhiều sản phẩm mang tính đột phá về công nghệ, chức năng được các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo trong thời điểm dịch bệnh xảy ra, và sẽ được trưng bày tại triển lãm Vietbuld lần này.

Dù dịch Covid-19, doanh nghiệp ngành xây dựng vẫn hoạt động, đưa công nghệ vào sản phẩm - Ảnh 1.

Chia sẻ về khó khăn của ngành xây dựng dưới tác động của dịch Covd-19, Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, khi dịch xảy ra, tất cả các ngành như sản xuất xi măng, VLXD, nội thất …đều có những đề xuất Chính phủ tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, những doanh nghiệp thực sự khó khăn rơi vào các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn vẫn hoạt động hiệu quả. Thậm chí, có những doanh nghiệp doanh thu, lợi nhuận của 4 tháng năm 2020 vượt so với 4 tháng năm 2019.

Ông Cung đưa ra số liệu, tính đến hết tháng 4/2020, tình hình hoạt động của ngành xây dựng đạt khoảng trên dưới 90% so với 4 tháng năm 2019 ở cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Riêng xi măng tiêu thụ trong nước 4 tháng năm 2020 đạt 96% so với cùng kì năm trước. “Đáng nói, trong thời điểm dịch khá nhiều doanh nghiệp trong ngành có những giải pháp tốt về chống dịch lẫn sản phẩm, đưa ra nhiều sản phẩm mới, sáng tạo, mong muốn được trưng bày tại Triển lãm lần này. Dù còn nhiều khó khăn nhưng tín hiệu này khẳng định cho sự lạc quan của ngành trong thời gian tới”, ông Cung nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Công ty tổ chức Quốc tế Vietbuild cho rằng, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề ở các mức độ khác nhau. Sau thời điểm dịch được kiểm soát, chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh 2 yếu tố: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nội địa, phát huy người Việt Nam tiêu thụ hàng Việt Nam, tự hào về hàng Việt hơn nữa. Tiếp theo là đẩy mạnh những chương trình kêu gọi đầu tư, tập trung vào dịch vụ, sản phẩm phù hợp với tình hình mới.

“Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp luôn tìm cách xoay sở để phù hợp với tình hình mới, dịch vụ hoạt động cũng thay đổi để thích nghi hậu Covid-19. Bản thân các đơn vị kết nối thì luôn đặt mục tiêu là tìm cách kéo các doanh nghiệp nước ngoài, du nhập vào thị trường Việt Nam”, ông Hùng nhấn mạnh.



Phương Nga


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

[ad_2]

Những thiên đường nghỉ dưỡng Việt Nam “thay da đổi thịt” nhờ các dự án BĐS du lịch cao cấp

[ad_1]

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030 với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, những điểm đến du lịch mới thực sự là những mỏ vàng đầy hấp dẫn, không chỉ du khách mà còn cả giới đầu tư. Trong đó, các dự án BĐS nghỉ dưỡng tầm cỡ đổ bộ các vùng đất ven biển càng thể hiện sự trù phú, thay da đổi thịt của cả nền kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng.

Du lịch đang ghi nhận sự vươn lên mạnh mẽ của những vùng đất mới, mà dịch vụ đẳng cấp quốc tế nơi đó đang phá vỡ mọi giới hạn về không gian và quy chuẩn, đem đến những trải nghiệm sống không ngừng mở rộng cho du khách. Chính các dự án du lịch nghỉ dưỡng với đẳng cấp quốc tế 5 sao về dịch vụ lưu trú lẫn vui chơi giải trí là “lợi thế cạnh tranh” trong thời gian tới của ngành du lịch Việt.

Trải dài các bãi biển đẹp tại Việt Nam, các điểm đến nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tầm cỡ với dịch vụ tiêu chuẩn 4-5 sao quốc tế không ngừng mọc lên, đem lại diện mạo mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Đảo ngọc Phú Quốc: Nơi đây được mệnh danh là “thiên đường đảo Ngọc” đang trở thành địa điểm du lịch yêu thích hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế. Sức hấp dẫn về du lịch cũng như đầu tư BĐS đến từ đường bờ biển dài 150km, thiên nhiên phong phú, thời tiết thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm, Phú Quốc vốn là thủ phủ của nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô lớn. Loạt ông lớn như Sungroup, Bimgroup, Vingroup, CEO Group…đã và đang khai phá thị trường này, tạo nên bộ mặt hoàn toàn mới cho thị trường du lịch nơi đây.

Có thể điểm tên một số dự án nổi bật như Phú Quốc Meyhomes Capital được quy hoạch trên khu đất có diện tích 54,67 hecta. Bao gồm các loại hình kinh doanh là: Shophouse, nhà phố liền kề và biệt thự biển cao cấp.

 Những thiên đường nghỉ dưỡng Việt Nam thay da đổi thịt nhờ các dự án BĐS du lịch cao cấp  - Ảnh 1.

Hay khu nghỉ dưỡng Grand World Phú Quốc có diện tích 83ha gồm nhiều loại hình đa dạng như: Condotel từ 3 đến 5 sao, Mini Hotel và Shophouse. Dự án có nhiều tiện ích cao cấp như bệnh viện quốc tế Vinmec, công viên động vật rộng 500ha, sân golf 27 hố, sở hữu vị trí liền kề với siêu dự án Casino Phú Quốc.

Nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp khác như Novotel Phú Quốc, Intercontinental Phú Quốc, JW Marriott Phú Quốc…mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

 Những thiên đường nghỉ dưỡng Việt Nam thay da đổi thịt nhờ các dự án BĐS du lịch cao cấp  - Ảnh 2.

Hay mới đây, dự án L’Alyana Senses World Phú Quốc đang khuấy động thị trường Phú Quốc với quy mô dự án lên đến 219 ha trải dài 1,5km bờ biển phía Tây đảo Phú Quốc. Với những khu chức năng riêng biệt bao gồm các dịch vụ kiểm tra sức khỏe tổng quát, trị liệu, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe kết hợp du lich, nghỉ dưỡng và giải trí.

Vùng đất trù phú Hồ Tràm: Hồ Tràm là khu vực ven biển trải dài giữa Long Hải và Bình Châu thuộc huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cách Tp.HCM 110 km (1,5 – 2 giờ lái xe ô tô trên đường cao tốc). Và chỉ cách TP.Vũng Tàu khoảng 30km về phía Nam. Hồ Tràm không ồn ào, náo nhiệt, đông đúc như các bãi biển khác. Bãi biển ở đây dài và đẹp, nước biển trong xanh, cát trắng và đặc biệt hải sản khá rẻ.Đây cũng từng được công nhận là bãi biển đẹp và hoang sơ nhất thế giới do một kênh truyền hình nổi tiếng CNNGo (Mỹ) bình chọn. Nơi hội tụ của rất nhiều resort sang trọng. Có thể kể đến như Hồ Tràm Strip, Melia Hồ Tràm…

 Những thiên đường nghỉ dưỡng Việt Nam thay da đổi thịt nhờ các dự án BĐS du lịch cao cấp  - Ảnh 3.

Gần đây, Hồ Tràm đang chuyển mình để hút thêm nhiều dự án BĐS du lịch tầm cỡ quốc tế như NovaWorld Hồ Tràm (khoảng 1.000ha), Edenia Resort (hơn 40ha), Lagoona Bình Châu (27,5ha), The Hamptons Hồ Tràm (16,8ha), Hồ Tràm Complex…

Loạt ông lớn như Novaland, Hưng Thịnh, FLC….đã và đang đầu tư dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn tại đây, tạo nên cuộc cạnh tranh cũng như nâng tầm ngành du lịch tại địa phương này.

Thiên đường nghỉ dưỡng Mũi Né – Phan Thiết: Đây là vùng đất mới được nhắc đến nhiều những năm qua khi hàng loạt ông lớn, dự án BĐS quy mô đổ bộ về đây, tạo nên bức tranh hoàn toàn khác cho vùng đất vốn tiềm năng này.

Nổi tiếng với những bờ cát trắng trải dài, biển xanh và những hàng dừa cong vút. Du khách có thể đến Mũi Né quanh năm, mỗi mùa “thiên đường biển” lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm đẹp nhất du lịch Mũi Né, lúc này nước biển trong xanh và mát lành. Tháng 8 đến tháng 12, sẽ thích hợp với những tín đồ thích lướt ván và các môn thể thao mạo hiểm vì thời điểm.

Mũi Né không chỉ là “thiên đường giải trí” với bờ biển đẹp trải dài, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều khu di tích lịch sử và nền văn hóa Chăm Pa giàu bản sắc, với các địa điểm nổi tiếng như Hòn Rơm, Đồi Cát Hồng, Hòn Ghềnh, Bàu Trắng – Bầu Sen, Dinh Vạn Thủy Tú, Suối Tiên…

 Những thiên đường nghỉ dưỡng Việt Nam thay da đổi thịt nhờ các dự án BĐS du lịch cao cấp  - Ảnh 4.

Nhìn từ câu chuyện BĐS, theo quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né – Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Thuận được định hướng trở thành trung tâm du lịch, thể thao biển mang tầm quốc gia và phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Song song với sự phát triển của hạ tầng và chính sách phát triển của tỉnh, hàng loạt các tổ hợp vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp đang xây dựng dọc trục đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Đình Chiểu. Đây vốn được mệnh danh là “cung đường resort” với sự quy tụ của gần trăm dự án nghỉ dưỡng cao cấp như NovaHills Mũi Né của Tập đoàn Novaland; Sentosa do Hưng Thịnh hay Goldsand Hill Villa của công ty Lộc Tú và VNGroup…

Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây nhất do Savills Hotels tiến hành, tình hình hoạt động của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam trong giai đoạn mở cửa sau thời gian giãn cách xã hội đã có những tín hiệu tích cực của quá trình phục hồi.

 Những thiên đường nghỉ dưỡng Việt Nam thay da đổi thịt nhờ các dự án BĐS du lịch cao cấp  - Ảnh 5.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết, việc mở cửa trở lại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng để đón khách được xem là một bước đi

dũng cảm của các chủ đầu tư Việt Nam. Các cơ sở lưu trú tại thị trường ven biển dường như thận trọng hơn trong quyết định mở cửa đón khách, điển hình như Phú Quốc hay Quảng Nam với tỷ lệ mở lại lần lượt là 58% và 55%.

Hoạt động kinh doanh dự kiến vẫn bị chững lại trong những tháng tới mặc dù công suất trung bình trong những tuần đầu tháng 5/2020 đã đạt khoảng 16% cho thấy thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Mức tăng công suất này chủ yếu đến từ các điểm đến du lịch có thể tiếp cận bằng xe như Hồ Tràm Long Hải, Đà Lạt và Bà Rịa Vũng Tàu; trong đó một số địa điểm khai thác hết công suất vào cuối tuần do phần lớn du khách vẫn e ngại di chuyển bằng đường hàng không sau dịch Covid-19.



Hạ Vy

[ad_2]

Hồ Tràm đang chuyển mình, hút hàng loạt dự án BĐS du lịch lớn

[ad_1]

Với làn nước trong xanh, cát trắng phẳng mịn màng Hồ Tràm từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch nghỉ dưỡng ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước. Chỉ cách TP.HCM chừng 120km, nơi đây được xem là điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng của người dân Tp.HCM cũng như các tỉnh, thành phố lân cận.

Trong đó, biển Hồ Tràm là đoạn nằm tiếp giáp giữa biển Long Hải với Bình Thuận, cách TP Vũng Tàu khoảng 50km, là nơi hội tụ của rất nhiều resort sang trọng. Có thể kể đến như Hồ Tràm Strip, Melia Hồ Tràm,…

Khí hậu ở Hồ Tràm rất ôn hòa với 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa cùng với gió biển mát mẻ quanh năm. Vì thế, đây là điều kiện rất thuận lợi cho các dự án BĐS du lịch phát triển các loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng .

Thiên nhiên ở Hồ Tràm nhiều nơi còn hoang sơ và yên bình, không gian mát mẻ của biển khơi hòa quyện với màu xanh bạt ngàn của rừng rậm…đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị ở nơi đây. Đến với nơi này, ngoài tắm biển, vui chơi cắm trại thì du khách có thể nghỉ ngơi trong không gian rì rào của biển, của rừng phi lao và những rừng tràm xanh mát.

 Hồ Tràm đang chuyển mình, hút hàng loạt dự án BĐS du lịch lớn  - Ảnh 1.

Vì thế, tuyến đường ven biển Hồ Tràm còn đường xem là một trong những cung “đường resort” đẹp nhất Việt Nam. Gần đây, Hồ Tràm đang chuyển mình để hút thêm nhiều dự án BĐS du lịch tầm cỡ quốc tế như NovaWorld Hồ Tràm (khoảng 1.000ha), Edenia Resort (hơn 40ha), Lagoona Bình Châu (27,5ha), The Hamptons Hồ Tràm (16,8ha), Hồ Tràm Complex…trên dải bờ biển từ Long Hải đến Hồ Tràm giúp nơi đây trở thành cung đường của những dự án bất động sản nghỉ dưỡng.

 Hồ Tràm đang chuyển mình, hút hàng loạt dự án BĐS du lịch lớn  - Ảnh 2.

Trong số đó, nhiều dự án tầm cỡ đang tạo nên sự chuyển mình đáng kể cho Hồ Tràm nói riêng và du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Đơn cử như NovaWorld của tập đoàn Novaland. Theo quy hoạch, dự án có tổng diện tích khoảng 1000ha trải dài theo cung đường Lộc An – Bình Châu, được chia thành 10 giai đoạn phát triển nhằm khai thác thế mạnh của thiên nhiên Hồ Tràm nguyên sơ, tạo nên chuỗi du lịch giải trí đa dạng và trải nghiệm nghỉ dưỡng mới lạ.

 Hồ Tràm đang chuyển mình, hút hàng loạt dự án BĐS du lịch lớn  - Ảnh 3.

Cộng hưởng thế mạnh của hệ sinh thái rừng biển nguyên sơ, từ khi tập đoàn Novaland đầu tư xây dựng dự án, thì đến nay cung đường ven biển này đang đổi mới từng ngày.

Những dải cát trắng đang dần được phủ thêm bởi màu xanh của cỏ, tiểu cảnh, đường đi…những hạng mục đầu tiên của khu nghỉ dưỡng này cũng đang dần hình thành, những chòi mái lá ngày nào nay đã lấp ló những căn nhà nghỉ dưỡng cao cấp được hình thành. Tuy nhiên, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp về cơ bản vẫn được giữ lại giá trị nguyên sơ vốn có của nó.

 Hồ Tràm đang chuyển mình, hút hàng loạt dự án BĐS du lịch lớn  - Ảnh 4.

Không chỉ NovaWorld Hồ Tràm, một Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn khác là Hồ Tràm Complex của tập đoàn Hưng Thịnh cũng chuẩn bị được đầu tư xây dựng. Thuộc khu vực biển Hồ Tràm, khu căn hộ nghỉ dưỡng này tương lại cũng là nơi hút khách du lịch trong và ngoài nước nhờ sở hữu vị trí tiếp giáp với biển Hồ Tràm. Khu nghỉ dưỡng được phát triển với nhiều tiện ích nội khu như khu vui chơi dưới nước ,công viên biển 3.5ha, shophouse, trung tâm thương mại, bãi tắm, đường dạo biển, hồ bơi nước mặn & hồ bơi nước ngọt rộng 1500m2, quảng trường biển…

 Hồ Tràm đang chuyển mình, hút hàng loạt dự án BĐS du lịch lớn  - Ảnh 5.

Được biết, theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 – 2030, có đến 5.000 ha quỹ đất sẽ được dành riêng cho phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí tại Hồ Tràm. Nếu khai thác tốt quỹ đất dành cho phát triển du lịch thì Hồ Tràm sẽ tỏa sáng khi nhắc đến những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Việt Nam.



Nhật Minh

[ad_2]