Bầu Hiển rót 6.000 tỷ đồng đại tu SVĐ Hãng Đẫy

[ad_1]

UBND Thành phố Hà Nội cùng đại diện Tập đoàn T&T Group ký kết thỏa thuận hợp tác cho 5 dự án với tổng mức đầu tư hơn 700 triệu USD trong hội nghị “Hà Nội 2020 – Hợp tác đầu tư và phát triển”.

Trong đó có 3 dự án liên quan đến thể thao gồm: Dự án Học viện thể thao tại thị xã Sơn Tây; Dự án Tổ hợp thể thao sân Hàng Đẫy; Dự án Trung tâm quần vợt Hà Nội tại quận Nam Từ Liêm.

Dự án Tổ hợp thể thao sân Hàng Đẫy được đầu tư trọng tâm hơn cả. Theo đó, mức đầu tư bỏ ra sẽ lên đến 270 triệu USD (hơn 6.000 tỷ đồng) cho quy mô 32.158 m2, bao gồm sân vận động 20.000 chỗ, khu vực nhà thi đấu, khu văn phòng làm việc, giải trí…

Trong vài năm trở lại đây, Hà Nội FC quyết tâm làm mới diện mạo của sân Hàng Đẫy, từ việc sơn sửa, xây dựng thêm quầy lưu niệm cho đến cải tạo mặt cỏ, sửa chữa khán đài B, nhà vệ sinh… Ngoài ra, thực tế thì 2 năm trước, Tập đoàn T&T đã có kế hoạch đập bỏ hoàn toàn sân Hàng Đẫy để khởi công xây mới toàn bộ.

 Bầu Hiển rót 6.000 tỷ đồng đại tu SVĐ Hãng Đẫy  - Ảnh 1.

Mô hình SVĐ Hàng Đẫy

Bầu Hiển (Chủ tịch Đỗ Quang Hiển của Hà Nội FC) khi đó cũng cho biết: “SVĐ Hàng Đẫy mới sẽ được thiết kế 4 tầng hầm và 2 tầng nổi. 4 tầng hầm là bãi đỗ xe công cộng và trong các trận bóng đá thì là nơi đỗ xe cho các CĐV đến sân. 2 tầng nổi sẽ là khu vực SVĐ với thiết kế hiện đại, đẳng cấp có mái che đạt tiêu chuẩn FIFA với sức chứa 2 vạn khán giả”.

Và phải đến thời điểm này, việc đại tu mạnh mẽ sân Hàng Đẫy mới có thể được phép thực hiện. Như vậy trong tương lai gần, sân Hàng Đẫy hứa hẹn sẽ có một bộ mặt mới, khang trang, chuyên nghiệp và ấn tượng hơn.

Theo kế hoạch trước đó, ngay sau khi V.League 2018 kết thúc, sân Hàng Đẫy hiện tại sẽ được đập bỏ hoàn toàn để khởi công xây dựng mới toàn bộ. Sân mới có sức chứa 20.000 chỗ ngồi do quỹ đất không thể mở rộng, vị trí sân nằm ở trung tâm thành phố. Ngoài chức năng là SVĐ quốc tế thứ 2 ở Hà Nội, Hàng Đẫy mới sẽ là một trung tâm kinh tế, giải trí của Thủ đô.

Nhưng do nhiều vấn đề pháp lý nên bây giờ mọi việc mới triễn khai như ý nguyện của bầu Hiển.

Cuối tháng 3/2018, tập đoàn T&T và Tập đoàn Bouygues đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư phát triển dự án nâng cấp mở rộng sân Hàng Đẫy. Tổng đầu tư dự án là 250 triệu euro.

Sau khi SVĐ Hàng Đẫy mới khánh thành, Tập đoàn T&T sẽ thuê một đối tác để vận hành và quản lý SVĐ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.



Tuấn Ngọc

[ad_2]

3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ồ ạt xây chung cư mini phá vỡ quy hoạch

[ad_1]

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) nhận thấy, trong hơn 10 năm qua, nhất là từ năm 2010 đến nay, đã nở rộ tình trạng khoét lõm xây dựng “chung cư mini”, có nhiều tầng, nhiều căn hộ mini tại các đô thị, quận nội thành.

Trong đó, có những công trình nhà “chung cư mini” xây dựng trái phép, sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, không đủ điều kiện để được cấp “sổ đỏ” cho người mua, làm phát sinh tranh chấp ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Hiệp hội đã nghiên cứu tình trạng phát triển tự phát “chung cư mini” và nhận thấy, tình trạng “nở rộ” chung cư mini vượt ngoài tầm kiểm soát có nguyên nhân đầu tiên, bắt nguồn từ những bất cập của các quy định pháp luật về “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép, sai phép các “chung cư mini”, là do những hạn chế, bất cập trong công tác thực thi pháp luật của chính quyền, nhất là cấp cơ sở.

Hiệp hội thống nhất với nhận định của Bộ Xây dựng là hiện nay, tại các khu vực đô thị của một số địa phương, đã xuất hiện tình trạng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, nên một số hộ gia đình, cá nhân đã tự ý thực hiện việc xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ, mà không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.

Bên cạnh đó, cũng đã có cán bộ chính quyền cấp cơ sở thoái hóa biến chất, tiếp tay, bao che cho các công trình chung cư mini trái phép.

Ngoài ra, còn do biên chế của chính quyền cấp cơ sở và lực lượng thanh tra xây dựng mỏng, nhất là tại các huyện có dân số lớn (thậm chí tương đương dân số một tỉnh nhỏ) và đang có tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân thứ ba là các đầu nậu và một số doanh nghiệp móc nối với hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các công trình nhà chung cư mini trái phép.

Hiệp hội nhận thấy, Luật Nhà ở 2005 và Nghị định 90/2006/NĐ-CP không có bất kỳ quy phạm pháp luật nào cho phép “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”, được thiết kế theo kiểu chung cư mini, có nhiều tầng, nhiều căn hộ tại các đô thị. Việc phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân phải phải phù hợp với quy hoạch; có giấy phép xây dựng; phải bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.

Chỉ đến năm 2010, khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/2006/NĐ-CP, mới cho phép “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”, được thiết kế kiểu chung cư mini, có nhiều tầng, nhiều căn hộ nhỏ tại các đô thị. Hiệp hội nhận thấy, quy định này không phù hợp và trái với Luật Nhà ở 2005.

Khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP còn là Dự thảo, Hiệp hội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã góp ý, đề nghị không cho phép “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”, được thiết kế kiểu chung cư mini, có nhiều tầng, nhiều căn hộ tại các đô thị, với quan ngại sẽ làm phát sinh tình trạng xây dựng không phép, trái phép, sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, không đủ điều kiện để được cấp “sổ đỏ” cho người mua, làm phát sinh tranh chấp ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Nhưng các ý kiến này không được chấp thuận.

Cũng trong năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã không chấp thuận một công trình nhà ở riêng lẻ kiểu nhà chung cư mini, tại đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, theo đề xuất của một Tập đoàn bất động sản hợp tác với một hộ gia đình.

Tuy nhiên, nội dung Điều 43 Nghị định 71/2010/NĐ-CP đã được “nâng cấp”, chuyển thành Điều 46 Luật Nhà ở 2014, cho phép hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.

Đây là cơ sở pháp luật để phát triển loại hình nhà chung cư mini trong thời gian qua và đã bị lợi dụng để xây dựng trái phép, sai phép nhà chung cư mini.

Luật Nhà ở 2014 khi còn là Dự thảo, Hiệp hội đã kiến nghị tại Khoản 7 Văn bản số 28/CV-HoREA ngày 12/09/2014, như sau: “7/- Về tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân (điều 46 Dự thảo): Khoản 4 điều 46 dự thảo Luật quy định: “4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, gồm có phòng ở riêng, khu bếp riêng, khu vệ sinh, tắm riêng; có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và đáp ứng các tiêu chuẩn về nhà chung cư theo quy định tại điều 100 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.” Luật Nhà ở 2005 không có chế định này. Đến năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2010/NĐ-CP mới có quy định này. Chế định này ra đời làm gia tăng sự phát triển các chung cư nhỏ trong đô thị, do vậy cần được quy định chặt chẽ, trước hết là phải phù hợp quy hoạch phát triển đô thị, thiết kế đô thị, tác động đến môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội đô thị để tránh làm quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống xã hội hiện hữu của đô thị”.

Nhưng ý kiến của Hiệp hội năm 2014 đã không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Ngày 09/04/2019, Hiệp hội tiếp tục có Văn bản số 38/2019/CV-HoREA đề xuất sửa đổi một số điều của Luật Nhà ở. Tại Mục 5, Hiệp hội đã tiếp tục kiến nghị, như sau: “5/- Kiến nghị kiểm soát tình trạng phát triển nhà chung cư mini ở nội thành: Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở, quy định: “Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó”, đã tạo cơ sở pháp lý để xảy ra tình trạng phát triển loại nhà “chung cư mini”, “chung cư hộp diêm” làm tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, làm cản trở công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở theo hướng dùng công cụ quy hoạch để hạn chế phát triển loại nhà ở đơn lẻ có nhiều phòng kiểu “chung cư mini”, “chung cư hộp diêm” này tại khu vực nội thành. Loại căn hộ mini này nên khuyến khích dùng để cho thuê”.

Do vậy, có thể nhận định, có một nguyên nhân do bất cập của các quy định pháp luật,  đã bật đèn xanh làm phát sinh tình trạng “nở rộ” nhiều công trình nhà ở riêng lẻ được thiết kế kiểu “chung cư mini”, có nhiều tầng, nhiều căn hộ mini tại các đô thị, các quận nội thành trong 10 năm qua (2010-2020).

Hiệp hội nhận thấy rất cần thiết bãi bỏ nội dung quy định: “Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó”, tại Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở, vì đây là hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, chứ không phải là hoạt động “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân”.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ không nhằm mục đích kinh doanh, thì không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo quy định tại Khoản 4 Điều 52 Luật Xây dựng (được sửa đổi tại Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, có hiệu lực ngày 01/01/2021).

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở nhằm mục đích kinh doanh (để bán, cho thuê…), thì phải lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản (2.a) Điều 17 Luật Nhà ở (được sửa đổi tại Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, có hiệu lực ngày 01/01/2021).

Để kiểm soát tình trạng phát triển tự phát chung cư mini làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị và không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, Hiệp hội thống nhất với Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương phối hợp với ngành chức năng tăng cường phổ biến, tuyên truyền quy định của pháp luật và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là các công trình nhà ở riêng lẻ kiểu chung cư mini có nhiều tầng, nhiều căn hộ, có vi phạm các quy định pháp luật, như xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm không gian, hoặc không đúng với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc xây dựng nhà ở không bảo đảm chất lượng… đi đôi với tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với loại nhà này.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương chủ động giải quyết vướng mắc, khiếu kiện, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định về quy hoạch, cấp Giấy phép xây dựng, thi công xây dựng, quản lý chất lượng công trình nhà ở trên địa bàn.

Đồng thời, với những nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, các địa phương cần tổng hợp, báo cáo về Bộ Xây dựng để xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014, như sau:

“Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ không nhằm mục đích kinh doanh, phải phù hợp với quy hoạchđược cấp có thẩm quyền phê duyệt; có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và phải bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị; thì không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.



Lan Nhi

[ad_2]

90% môi giới BĐS hoạt động mà không có chứng chỉ hành nghề

[ad_1]

Sự kiện có sự tham dự của Lãnh đạo Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, UBND TP. Hà Nội, Sở Xây dựng TP. Hà Nội, các chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản, cộng đồng các nhà môi giới bất động sản trên cả nước.

Theo Ban tổ chức, Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ sự kiện chuyên biệt “Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam 2020”. Hội thảo “Vai trò hoạt động môi giới trong quản lý và phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam”  đề cập và bàn luận về nhiều nội dung: Tổng quan, thực trạng, bất cập và kiến nghị liên quan đến hoạt động môi giới bất động sản; các giải pháp thúc đẩy phát triển bất động sản hậu Covid-19; những thành tựu, khó khăn, vướng mắc trong hành nghề môi giới; nhìn nhận về bức tranh kinh tế, xu hướng bất động sản 2020 và tác động tới hoạt động môi giới bất động sản; giá trị cốt lõi trong phát triển thị trường bất động sản…

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển cả về quy mô và số lượng; trong đó có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội. Pháp lý bất động sản ngày càng chặt chẽ đảm bảo quản lý bất động sản hiệu quả. Hiện đang có khoảng 15.000 doanh nghiệp bất động sản, 1.200 sàn giao dịch bất động sản và hơn 400.000 nhân viên môi giới bất động sản, chiếm lĩnh phần lớn thị trường bất động sản.

“Tuy nhiên, cuối năm 2019, xu hướng thị trường bất động sản chững lại đặc biệt, dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản , ảnh hưởng tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhiều sàn bất động sản đã phải dừng hoạt động. Song với sự nỗ lực đổi hướng hoạt động kinh doanh trong tình hình mới, thị trường bất động sản đã khởi động trở lại, nhiều dự án đã được nhà đầu tư và người dân quan tâm. Do đó, thời gian tới, nhân viên môi giới phải thay đổi phương thức tiếp thị và bán hàng sao cho hiệu quả và thích ứng với sự thay đổi của thị trường”, ông Hà nhấn mạnh.

Dưới góc độ quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản khẳng định môi giới bất động sản là ngành nghề đóng vai trò quan trọng đối với thị trường bất động sản. Hoạt động ngành nghề bất động sản đã được quy định chặt chẽ trong Luật Kinh doanh bất động sản.

Thời gian qua, hoạt động môi giới bất động sản đã lớn mạnh về cả số lượng và đã đạt được kết quả tích cực. Về thể chế pháp luật, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản liên quan là cơ sở pháp luật quan trọng để hoạt động môi giới bất động sản ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng, phương thức hoạt động…

Hiện xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức môi giới bất động sản hoạt động chuyên nghiệp như công ty cổ phẩn, trung tâm, công ty môi giới ra đời hoạt động đúng pháp luật đã góp phần phát triển thị trường bất động sản Việt Nam công khai, minh bạch. Các quy định về kinh doanh bất động sản đối với thị trường bất động sản nói chung và hoạt động môi giới nói riêng đã từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân khi tham gia giao dịch bất động sản, ông Ninh phân tích.

Nhìn ở một góc độ khác, ông Nguyễn Đức Lập – Ủy viên thường vụ VARS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo BĐS cho biết, theo thống kê của VARS, tại Việt Nam hiện có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới BĐS, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động độc lập, nhưng chỉ có khoảng 30.000 người có chứng chỉ nghề, chiếm khoảng 10% – một tỷ lệ rất thấp.

Đội ngũ môi giới chủ yếu tập trung ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng đội ngũ môi giới ở Hà Nội chỉ có khoảng 50% là nhà môi giới chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên tại các sàn giao dịch. Phần còn lại hầu hết là nghiệp dư, trong đó có những người “tay ngang” chuyển nghề, khi thị trường BĐS tăng nóng, không được đào tạo, không được kiểm soát và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bên mua và bên bán.

Trong khi đó, Luật Kinh doanh BĐS 2014 đã quy định cụ thể về điều kiện hành nghề môi giới BĐS kèm theo những chế tài. Cụ thể, Điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định. Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: kinh doanh môi giới BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định, không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng…

“Phần lớn lực lượng môi giới hiện nay thiếu kiến thức căn bản để hành nghề. Đặc biệt là kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực BĐS. Môi giới phần lớn hoạt động không khác gì người “dẫn mối”, không ít môi giới bắt tay với nhà đầu cơ tạo nên những cơn sốt đất ở khắp các địa phương, gây náo loạn thị trường, đồn thổi giá để trục lợi… Họ là tác nhân chính khiến giá nhà đất bị đẩy lên cao vượt quá khả năng chi trả của người dân. Không ít khách hàng là nạn nhân bị “cò đất” lừa đảo, mất trắng tài sản tích cóp cả một đời người. Hệ lụy để lại cho xã hội là vô cùng lớn…” – ông Lập chia sẻ.

Trước thực trạng trên, theo các chuyên gia, để hướng đến một thị trường dịch vụ môi giới BĐS chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường BĐS Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Thị trường bất động sản sẽ phát triển bền vững hơn nếu đội ngũ môi giới được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý chặt chẽ hơn.

“Hiện nay, pháp luật quy định cá nhân không bắt buộc phải có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học thì mới được dự thi lấy chứng chỉ môi giới bất động sản. Điều này đã tạo ra xu hướng các cá nhân không thực sự mong muốn học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về môi giới bất động sản mà có khi chỉ nhằm đối phó với kỳ thi sát hạch”, các chuyên gia khẳng định.



Lan Nhi

[ad_2]

Cuộc “đại di cư” của các đại gia địa ốc đầu tư vào các tỉnh lân cận Tp.HCM, đâu là nguyên nhân?

[ad_1]

Bên cạnh câu chuyện quỹ đất nội đô khan hiếm thì còn lý do nào khiến hoạt động này ngày càng thể hiện rõ nét trên thị trường.

Ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia BĐS từng trả lời trên báo chí trước đó, nguyên nhân sâu xa khiến hoạt động “đánh bắt xa bờ” của doanh nghiệp diễn ra chóng mặt là bởi khoảng hơn 2 năm nay, pháp lý dự án tại Tp.HCM diễn ra quá chậm, điều này đã đẩy chi phí đầu vào các dự án tăng vọt, nhưng lại không có sản phẩm để bán hoặc khó kiểm soát chi phí đầu ra. Theo đó, doanh nghiệp BĐS rơi vào thế “bí”, tắc nghẽn dòng tiền, biên lợi nhuận không còn được như trước đây.

Vì thế, đứng trước áp lực phải tăng trưởng, phải có sản phẩm bán để tồn tại thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách mở rộng thị trường, tăng biên lợi nhuận, đa dạng sản…mà chỉ có thị trường vùng ven mới đảm bảo được câu chuyện này.

Nếu trước đây, việc “di cư” này chỉ diễn ra nhỏ lẻ ở một số doanh nghiệp quy mô nhỏ thì hiện nay hàng loạt doanh nghiệp BĐS, từ nhỏ đến lớn đều cùng lúc tấn công thị trường khu ven, thậm chí còn “căng buồm ra khơi” ở những nơi xa xôi, ở các thị trường “mới tinh”.

 Cuộc đại di cư của các đại gia địa ốc đầu tư vào các tỉnh lân cận Tp.HCM, đâu là nguyên nhân?  - Ảnh 1.

Theo ông Quang, tỉ suất lợi nhuận các dự án khu vực tỉnh lân cận Tp.HCM luôn cao hơn Tp.HCM. Đó là lý do doanh nghiệp địa ốc chịu đầu quân đi để khai thác. Nếu biên lợi nhuận hiện nay tại Tp.HCM chỉ dao động khoảng 30-50% và thậm chí khó khăn để đạt được mức này, thì đầu tư tại vùng ven có thể đạt mức lãi từ 50-60% (tùy dự án).

Còn hàng loạt lý do khác để doanh nghiệp địa ốc bắt buộc phải “đánh bắt xa bờ” phải kể đến như: quỹ đất Tp.HCM ngày càng khan hiếm, khó tạo dựng dự án; giá đất nội đô hiện đã tăng phi mã, gấp nhiều lần so với đất vùng ven cho nên việc doanh nghiệp “đem quân đi đánh xứ người” cũng là điều dễ hiểu.

Cùng quan điểm, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, quỹ đất sạch thuộc khu vực gần trung tâm Tp.HCM đang dần cạn kiệt nhanh chóng. Các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm kết nối khu vực nội thành Tp.HCM với các vùng lân cận được triển khai xây dựng hoặc được cấp phép triển khai đã rút ngắn đáng kể thời gian đi lại. Do đó xu hướng phát triển trong tương lai sẽ lan tỏa sang các khu vực ở vùng ven của Tp.HCM hoặc các tỉnh lân cận, nơi mà quỹ đất vẫn còn khá dồi dào. Và, xu hướng này ngày càng thể hiện rõ nét trong vòng hơn một năm trở lại đây.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cũng từng cho rằng, thách thức lớn nhất của thị trường BĐS Tp.HCM chính là thiếu hụt quỹ đất. Trong 6 tháng đầu năm 2020, thị trường BĐS TP.HCM có thể vẫn còn tiếp tục đương đầu với các khó khăn, thách thức vì thiếu cung.

Còn theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, do các thủ tục pháp lý cho dự án trên địa bàn Tp.HCM diễn biến chậm, các doanh nghiệp ưu tiên phát triển dự án ở tỉnh để “lấy ngắn nuôi dài”. Không chỉ gói gọn trong phân khúc đất nền, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố, biệt thự với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản.

Trong năm 2020 hoạt động “đại di cư” được thể hiên với tốc độ chóng mặt. Nhiều ông lớn địa ốc thậm chí không có một dự án nào tại Tp.HCM mà dồn hầu hết nguồn lực phát triển loạt dự án tại các tỉnh lân cận. Có thể kể đến như Novaland, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Nam Long, Him Lam, Thủ Đức House….vốn là những đại gia BĐS có hàng loạt dự án tại Tp.HCM trước đó hiện cũng nhắm đến vùng đất lân cận để phát triển dự án, thậm chí đi đường dài.

Theo các chuyên gia trong ngành, việc phát triển BĐS ra vùng lân cận hiện nay đã trở thành một xu thế tất yếu. Theo ông Sử Ngọc Khương, xu hướng này được tác động trực tiếp bởi quy hoạch hạ tầng cơ sở, gồm hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Tiếp đến yếu tố liên quan đến thu nhập của người dân ở khu vực đó để đáp ứng khả năng mua ở khu vực đó.

Theo đó, việc đầu tư BĐS tại các vùng ven là một hướng đi triển vọng cho những người đầu tư có nguồn vốn ít trong thị trường hiện nay. Với những nhà đầu tư cá nhân có tiềm lực tài chính không lớn thì việc mua những khu đất có diện tích nhỏ tại khu vực vùng ven cũng là hướng đầu tư khôn ngoan.

Tuy vậy, những lưu ý về pháp lý, hạ tầng, quy hoạch vẫn được các chuyên gia khuyến cáo người mua trong bối cảnh mà thị trường còn nhiều biến động. Và cũng theo những người trong cuộc, rất có thể việc các doanh nghiệp BĐS đổ xô về những địa phương lân cận để đầu tư chỉ là giải pháp tình thế, trong khi chờ thị trường BĐS Tp.HCM khai thông trở lại.



Hạ Vy

[ad_2]

Ecopark thay đổi phương án về ý tưởng xây mới khu tập thể Thành Công

[ad_1]

TP Hà Nội vừa giới thiệu ý tưởng cải tạo, xây dựng mới khu tập thể chung cư cũ Thành Công của Công ty CP Tập đoàn Ecopark (tên cũ là Công ty Cổ phần Ðầu tư phát triển đô thị Việt Hưng – Vihajico chủ đầu tư khu đô thị Ecopark). Đáng chú ý của ý tưởng lần này là Ecopark để xuất sử dụng khu vực chợ Thành Công để khởi công xây dựng dự án vì khu vực này có nhiều thuận lợi để triển khai. Việc sử dụng khu vực chợ sẽ có ngay diện tích khoảng 3.000m2 mà không phải tổ chức tạm cư.

Quy mô dự án cải tạo tập thể cũ Thành Công do Ecopark đề xuất ý tưởng có quy mô 23ha, trong đó có 72 chung cư, 1,2ha nhà liền kề xen kẽ chung cư nhưng không rõ về pháp lý xen lẫn trong khu vực tập thể khiến cho việc tập trung đất đai để triển khai xây dựng mới trở nên khó khăn.

 Ecopark thay đổi phương án về ý tưởng xây mới khu tập thể Thanh Công  - Ảnh 1.

Dự án cải tạo xây mới tập thể Thành Công gồm các hạng mục như nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại thấp tầng, nhà ở hiện hữu, công trình công cộng, thương mại, trường học, công viên cây xanh, mặt nước.

Trước đó, theo ý tưởng đề xuất của Ecopark việc xây dựng dự án có điều chỉnh không gian mặt nước hồ Thành Công để cải tạo khu tập thể cũ Thành Công. 100% cư dân được tái định cư tại chỗ; chiều cao tối đa của công trình 35 tầng. Đồng thời, nhà đầu tư đề xuất mở rộng diện tích công viên và hồ về phía trung tâm KĐT, đồng thời lấp 4.267m2 mặt hồ để làm nhà tái định cư chất lượng cao. Tuy nhiên, phương án này vấp phải sự phản đối của nhiều người dân và chuyên gia.

Điểm đáng lưu ý của phương án này là nhà đầu tư đề xuất mở rộng diện tích công viên và hồ về phía trung tâm khu đô thị và “bù lại” cũng đề xuất cắt giảm hơn 4.267m2 mặt hồ phía đối diện để làm khu nhà tái định cư chất lượng cao.

Như vậy, với phương án đề xuất của Ecopark thì khu vực hồ Thành Công sẽ không bị ảnh hưởng khi thực hiện dự án.



Bình An

[ad_2]

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh

[ad_1]

Có sẵn mảnh đất rộng rãi với diện tích 3000m², anh Tiến quyết định xây dựng một ngôi nhà với kết cấu đơn giản, nội thất tiện dụng với diện tích sàn 320m², trước là để bố mẹ dưỡng già, sau là tạo nơi cho bạn bè, người thân có thể nghỉ ngơi khi ghé thăm.

Anh Tiến vốn là một kiến trúc sư. Vì thế, ngôi nhà của bố mẹ được anh cùng văn phòng riêng ở Hà Nội thiết kế. Thời gian xây dựng không tập trung nên 10 tháng mới xong. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là anh chọn thợ địa phương, vật liệu có sẵn tại đây, chỉ có nội thất và thiết bị được chuyển từ Hà Nội và Sài Gòn.

Để có một không gian sống hiện đại, phù hợp với sự an toàn và thoải mái của người già, anh Tiến đã cùng các đồng nghiệp cân nhắc để đưa ra các giải pháp thiết kế, thi công phù hợp.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 1.

View trước nhà là cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 2.

Căn nhà được xây dựng với vẻ đẹp bình dị, tiện dụng cho bố mẹ già.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 3.

Mặt tiền của ngôi nhà với không gian xanh rộng thoáng.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 4.

Cây xanh tươi tốt.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 5.

Ngôi nhà vào buổi tối.

Ngôi nhà được xây dựa trên tính cách và thói quen sống của bố mẹ anh Tiến. Khu vực sân vườn rộng rãi vừa là nơi trồng rau xanh, vừa là nơi để bố mẹ anh có thể tiếp đón người thân, bạn bè hay hàng xóm ghé thăm mỗi ngày. Từ các không gian bên trong cũng có thể dễ dàng ngắm nhìn khoảng xanh và sáng bên ngoài nhờ lớp cửa kính ở từng khu vực.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 6.

Ngôi nhà được sơn màu trung tính với sắc độ trầm.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 7.

Khoảng vườn view đồng lúa chín.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 8.
Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 9.
Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 10.

Ngôi nhà được thiết kế ánh sáng ấn tượng.

Ngôi nhà được thiết kế với các khu vực chức năng cần thiết bao gồm tầng 1 là nơi sinh hoạt chung của gia đình, tầng 2 là các khu vực riêng tư như phòng ngủ, phòng thờ. Ở tầng 2 còn có khoảng ban công rộng rãi bằng diện tích một căn phòng thông thường. Đây là nơi lý tưởng để mọi người trong gia đình có thể ngắm nhìn khoảng xanh của cánh đồng lúa hay mây trời trên cao. Mỗi sáng sớm hay chiều muộn đều có thể tận hưởng gió mát và hương thơm trong lành từ cánh đồng lúa bay vào nhà.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 11.

Đèn trang trí tạo điểm nhấn sang trọng cho ngôi nhà.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 12.

Không gian phòng khách.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 13.
Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 14.
Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 15.

Ngôi nhà được thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 16.

Khu vực bếp liền với nơi ăn uống.

Từng góc chức năng đều được bố trí khéo léo để có thể hướng ra bên ngoài. Các ô cửa kính được xuất hiện “đúng lúc” giúp từng góc nhỏ trở nên thú vị hơn. Từ phòng ăn ở khu vực tầng 1 đến phòng ngủ trên tầng 2. Tất cả đều ưu tiên hướng ra bên ngoài, nơi có khoảng view đắt giá là cánh đồng lúa yên bình.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 17.

Góc ăn uống nhìn ra khung cảnh bên ngoài.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 18.

Các phòng ngủ đều có khung cửa sổ rộng mở. Cánh đồng lúa tượng trưng cho màu của thời gian.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 19.

Sử dụng từng góc nhỏ bên trong căn nhà có thể tận hưởng được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như cảm được bước chuyển của thời gian.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 20.

Góc làm việc tuyệt đẹp khi màn đêm buông xuống.

Con trai là KTS xây nhà 2 tầng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa với thiết kế tiện dụng cho bố mẹ già ở Hà Tĩnh - Ảnh 21.

Phòng thờ của gia đình. cũng hướng ra bên ngoài với khoảng ban công nhỏ xinh đủ để mở rộng cánh cửa đón nắng sớm.

Nguồn ảnh: NVCC



Nhật Ánh

[ad_2]

Cử tri đề nghị Hà Nội ‘xử’ tình trạng lo xây nhà để bán, bỏ quên trường học

[ad_1]

Đề nghị “thúc” xây trường học trong khu đô thị

Trong báo cáo tổng hợp ý kiến cư tri trước kỳ họp HĐND TP, cử tri tại các quyện huyện tiếp tục có kiến nghị về việc tại các chủ đầu tư khu đô thị, khu nhà ở không thực hiện đúng quy hoạch được duyệt.

Tại Khu đô thị mới trên địa bàn huyện Hoài Đức, đặc biệt khu đô thị HUD thuộc xã Vân Canh, cư tri phản ánh hiện nay khu đô thị chưa được đầu tư xây dựng trường học; việc thiếu trường học đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trên địa bàn. Do đó, cử tri đề nghị UBND TP quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư khu đô thị mới xây dựng hệ thống trường học theo đúng quy hoạch được duyệt.

 Cử tri đề nghị Hà Nội xử tình trạng lo xây nhà để bán, bỏ quên trường học  - Ảnh 1.

Khu đô thị HUD thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức chưa được’đầu tư xây dựng trường học dù các khu nhà ở thấp tầng đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay.

Về việc này, UBND TP Hà Nội cho biết, hiện nay tại các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội nói chung, TP đã giao các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát lại các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên toàn địa bàn TP.

“Đối với các đồ án, dự án chưa đảm bảo chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (trong đó có trường học) theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng đều phải xem xét để điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo đủ chỉ tiêu hạ tầng theo quy định”, UBND TP Hà Nội nêu rõ.

Cũng theo UBND TP, riêng đối với các khu đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức, đặc biệt với Khu đô thị HUD thuộc xã Vân Canh, theo quy hoạch điều chỉnh đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 5092/QĐ-UBND ngày 31/7/2017, trong đó: Đất nhà trẻ, mẫu giáo có tổng diện tích khoảng 10.589 m2, (gồm các ô đất ký hiệu NT1, NT2); Đất trường tiểu học có tổng diện tích khoảng 16.685 m2 (gồm các ô đất ký hiệu THI, TH2) sẽ được chủ đầu tư sớm triển khai trong giai đoạn 2 của dự án.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định. TP sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo, đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư để chủ đầu tư sớm tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án.

Chỉ lo xây nhà để bán mà bỏ “quên” trường học

Trước đó, báo cáo của HĐND TP Hà Nội nêu rõ nhiều dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học phổ thông, nhưng việc đầu tư xây dựng chưa đảm bảo đồng bộ, chậm xây dựng công trình trường học, nhà trẻ so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án.

 Cử tri đề nghị Hà Nội xử tình trạng lo xây nhà để bán, bỏ quên trường học  - Ảnh 2.

Khu đô thị Đoàn Ngoại giao do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, với quy mô 62.8ha và tổng vốn đầu tư lên đến 1300 tỷ đồng được đưa vào sử dụng từ năm 2011 đến nay việc trường học vẫn chủ yếu nằm trên giấy.

Cụ thể, gồm Khu đô thị mới Phùng Khoang, Khu nhà ở Đài phát thanh phát sóng Mễ Trì, Khu đô thị Xuân Phương – Viglacera, Khu đô thị Thành phố giao lưu, Khu đô thị Đoàn Ngoại giao, Khu đô thị mới Cổ Nhuế – Xuân Đỉnh, Dự án khu nhà ở và công trình công cộng tại xã Cổ Nhuế, Khu nhà ở để bán Quang Minh Vinaconex 2, Khu đô thị Lê Trọng Tấn-Geleximco, Khu nhà ở Vĩnh Hoàng, Khu chức năng đô thị Ao Sào, Khu đô thị mới Cầu Bươu, Khu nhà ở Thạch bàn, Khu đô thị Đặng Xá…

Ngoài ra, có tình trạng một số dự án đầu tư xây dựng trường học trong các khu đô thị mới, đặc biệt là khu vực các quận trung tâm đã được chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư thứ cấp nhưng cũng trong tình trạng chậm triển khai.

Đó là Khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm quy hoạch 6 ô đất xây dựng trường học, tuy nhiên đến nay mới chỉ có 01 công trình trường tiểu học được đưa vào khai thác, sử dụng. Còn 5 lô đất quy hoạch xây dựng trường học: Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Tổng HUD thuộc Bộ Xây dựng) đã chuyển nhượng hạ tầng 02 ô đất (NT1 và TH1) cho nhà đầu tư thứ phát nhưng chưa xây dựng công trình; 02 ô đất (NT2, TH2) đang thực hiện điều chỉnh quy hoạch; 01ô đất (TH4) đang vướng mắc, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng ô đất.

Khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp quy hoạch 06 lô đất xây dựng trường học, gồm 03 lô đất xây dựng trường mầm non, 01 lô đất trường tiểu học, 01 lô đất trường trung học cơ sở, 01 lô đất trường THPT, trong đó có 01 lô đất đã hoàn thành xây dựng trường mầm non, 01 lô đất đang thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng trường tiểu học, lô đất xây dựng trường THPT vướng nghĩa trang thôn Văn Điển…

Tại Khu đô thị Việt Hưng,Tổng HUD đã chuyển giao 05 lô đất trường học cho các nhà đầu tư cấp 2 nhưng đến nay chỉ có 01 công trình trường học đã hoàn thành xây dựng.



Ninh Phan

[ad_2]

Tại sao khách sạn thường phục vụ buffet sáng miễn phí cho khách thuê phòng?

[ad_1]

Trên thực tế, hầu hết các khách sạn đều đang áp dụng phục vụ bữa sáng miễn phí cho khách theo hình thức buffet. Nghe có vẻ hơi vô lý vì điều này sẽ làm giá phòng đội lên, trong khi khách lúc nào cũng muốn thuê được giá rẻ nhất có thể. Hoặc nếu phục vụ thêm bữa sáng, nhất là hình thức buffet thì liệu phần khách ăn có bằng hoặc thấp hơn mức phí dự định cho bữa ăn sáng của từng người?

Theo lý giải của chuyên trang Hoteljob.vn cũng như nhiều nhân sự trong ngành, có một số lý do như sau.

1. Thu hút và kích thích khách đặt phòng

Có thể nói việc phục vụ bữa sáng miễn phí đi kèm với giá phòng khách sạn hiện trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến trên toàn thế giới. Trừ nhà nghỉ, khách sạn bình dân 1-2 sao và hostel giá rẻ hay một số homestay, còn lại, hầu hết các cơ sở lưu trú hạng trung đến cao cấp đều áp dụng.

Bữa sáng miễn phí giờ gần như là yêu cầu và tiêu chí cơ bản, nghiễm nhiên mà nhiều du khách dùng làm căn cứ để cân nhắc ra quyết định đặt phòng, cạnh tranh với những nơi không cung cấp dịch vụ miễn phí.

2. Tối ưu lượng nhân viên phục vụ

Bạn có công nhận rằng thời gian bận rộn nhất với các dịch vụ phòng trong khách sạn thường rơi vào khoảng từ 6h đến 9h30 sáng? Lúc này, rất nhiều khách lưu trú yêu cầu được phục vụ bữa sáng cùng với trà hoặc cà phê và một số dịch vụ khác. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, khách sạn dĩ nhiên phải bố trí một lượng lớn nhân sự. Tuy nhiên, số nhân viên này sẽ bị dư thừa vào khoảng thời gian còn lại trong ca làm việc.

Do đó, nếu bữa sáng được phục vụ miễn phí theo hình thức buffet, tức khách sẽ tự phục vụ, khách sạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, trong đó có chi phí nhân công. Bởi, “dù có phục vụ tới 200 món ăn buffet thì chi phí bữa sáng đó cũng không đáng kể so với việc thuê thêm nhân viên”, một chủ khách sạn cho biết.

Tại sao khách sạn thường phục vụ buffet sáng miễn phí cho khách thuê phòng? - Ảnh 1.

3. Kéo dài thời gian khách ở và sử dụng dịch vụ khách sạn

Sự thật là nếu khách sạn không phục vụ bữa sáng, khách dĩ nhiên sẽ ra ngoài ăn rồi phát sinh các hoạt động vui chơi, giải trí hay mua sắm ngay sau đó nếu họ bị thu hút. Ngược lại, nếu ăn sáng tại khách sạn, khách thường sẽ có thời gian quan sát và tìm hiểu các dịch vụ khác, bao gồm dịch vụ có trả phí như ăn uống các món khác không có trong thực đơn buffet, spa, mua quà lưu niệm… từ đó góp phần tăng thêm doanh thu.

4. Làm hài lòng nhóm khách hàng tiềm năng

Phần đa khách hàng đi công tác có xu hướng muốn ăn sáng nhanh nhằm tiết kiệm thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho buổi làm việc ngay sau đó trong ngày. Do vậy, nếu khách sạn phục vụ ăn sáng chắc chắn sẽ khiến họ hài lòng và cảm giác như được quan tâm hơn thay vì phải ra ngoài để tìm địa điểm ăn phù hợp.

Ngoài ra, đối với nhóm khách đi du lịch thì việc ăn sáng tại khách sạn cũng giúp họ tận dụng thời gian xem lại lịch trình tham quan trong ngày, hỏi thêm lễ tân những thông tin tham khảo hữu ích; chưa kể, nếu ăn ngoài thì di chuyển theo đoàn khá khó khăn, không nhiều chỗ có không gian dùng bữa đủ rộng hoặc có thể bị lạc nhau nếu vào dịp lễ…

5. Mang lại khoản lợi nhuận đáng kể cho khách sạn

Đây là ích lợi lớn nhất lý giải lý do vì sao các khách sạn áp dụng phục vụ buffet sáng miễn phí cho khách thuê phòng. Dù có thể, khách đều biết chi phí bữa sáng miễn phí đó đã được tính kèm với giá phòng. Tuy nhiên, giá phòng bán thực tế thì không phải ai cũng biết. Do đó, các khách sạn thường nâng giá phòng lên rồi kèm theo ghi chú “bữa sáng miễn phí”. Như thế, khách thường nghĩ rằng, giá đó hoàn toàn chấp nhận được.

“Nếu giá bữa ăn cho khách khoảng 5USD thì có thể được tính gộp thành 10USD để tăng thêm lợi nhuận. Chẳng hạn: giá phòng khách sạn gốc là 100USD, kèm thêm bữa sáng miễn phí thì giá sẽ tăng lên 110USD. Khách dù biết nhưng vẫn vui vẻ thuê vì họ có cảm giác mình sẽ được ăn thỏa sức sau đó với hình thức buffet”, một nhân viên lễ tân tiết lộ.



Nhật Anh (tổng hợp)

[ad_2]

T&T Group của “Bầu Hiển” đăng ký đầu tư hơn 700 triệu USD vào Hà Nội

[ad_1]


Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group thay mặt T&T Group nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ.

Trước thềm hội nghị, đại diện Thành phố Hà Nội đã cùng đại diện Tập đoàn T&T Group ký kết thỏa thuận hợp tác cho 4 dự án trong 2 lĩnh vực: phát triển hạ tầng thể thao và nông nghiệp công nghệ cao với tổng mức đầu tư 680 triệu USD.

Dự án Học viện thể thao T&T đặt tại thị xã Sơn Tây với quy mô khoảng 25ha, tổng mức đầu tư 110 triệu USD. Đây sẽ là môi trường đào tạo chuyên nghiệp về các môn thể thao với bóng đá là nòng cốt. Bên cạnh đó, học viện cũng sẽ nghiên cứu khoa học ứng dụng trong thể thao và đào tạo vận động viên, huấn luyện viên, giáo viên, quản lý thể thao.

Dự án Tổ hợp thể thao Sân vận động Hàng Đẫy, với mức đầu tư 270 triệu USD, quy mô 32.158m2, bao gồm khu sân vận động 20.000 chỗ, khu vực nhà thi đấu, khu văn phòng làm việc. Trong tương lai, khu tổ hợp thể thao Sân vận động Hàng Đẫy sẽ là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa thể thao lớn của Thành phố Hà Nội. Đồng thời, đây cũng sẽ là nơi phục vụ các giải thi đấu thể thao bóng đá chuyên nghiệp cấp thành phố, quốc gia Đông Nam Á và Châu Á.

T&T Group của “Bầu Hiển” đăng ký đầu tư hơn 700 triệu USD vào Thủ đô Hà Nội - Ảnh 1.

Đại diện Thành phố Hà Nội và đại diện Tập đoàn T&T Group đã cùng nhau ký kết thỏa thuận hợp tác cho 4 dự án trong 2 lĩnh vực: phát triển hạ tầng thể thao và nông nghiệp công nghệ cao với tổng mức đầu tư 680 triệu USD.

Dự án Trung tâm quần vợt Hà Nội, đặt tại Quận Nam Từ Liêm, với tổng mức đầu tư 100 triệu USD, quy mô 8,48ha, gồm khu vực thi đấu trong nhà, khu vực thi đấu ngoài trời, sân trung tâm, các sân tập luyện, khu vực dịch vụ thương mai, khu vực giải trí, khu vực văn phòng, khu họp báo, khu lưu trú dành cho VĐV, CĐV… Trong tương lai, đây sẽ là nơi tổ chức các sự kiện, giải đấu quần vợt hàng đầu trong nước và quốc tế, tạo điều kiện phát triển môn thể thao quần vợt trên địa bàn Thành phố hà Nội, đóng góp công trình có điểm nhấn kiến trúc đặc sắc cho Thủ đô.

Đặc biệt, dự án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Sơn Tây, với tiêu chí xây dựng vùng nông nghiệp tập trung, đưa Thị xã Sơn Tây thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của khu vực. Dự án có tổng mức đầu tư 200 triệu USD với diện tích 841ha, bao gồm 5 khu. Dự án sẽ tạo lập một không gian phát triển với các hoạt động kinh tế đan xen và hỗ trợ lẫn nhau, được quy hoạch hiện đại, đồng bộ, thân thiện với môi trường. Dự án hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng sống, cảnh quan, môi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội nói chung và khu vực Thị xã Sơn Tây nói riêng, đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài của thành phố trong lương lai.

Trước đó, vào tháng 2/2020, nhà máy điện rác Xuân Sơn, đặt tại Ba Vì với công suất 15,5W, công suất 1.000 tấn/ngày – đêm do Tập đoàn T&T Group làm chủ đầu tư đã được bổ sung vào quy hoạch điện VII quốc gia.

T&T Group là tập đoàn đa ngành, tiên phong trong việc đồng hành các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thành phố Hà Nội. Hiện T&T Group kinh doanh trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam và hiện diện tại các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức, Úc… Những năm gần đây, T&T Group đang đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong và ngoài nước với hàng loạt thương vụ đình đám như: ký kết hợp đồng thu mua điều thô lớn nhất thế giới, hợp tác với Tập đoàn YCH (Singapore) thành lập trung tâm tăng trưởng thông minh, hợp tác với đối tác Mỹ đầu tư dự án khí hóa lỏng 6 tỷ USD, vận hành nhà máy điện năng lượng mặt trời Phước Ninh công suất 45MW…



PV

[ad_2]

Nhà đầu tư nước ngoài chờ thời cơ mới vào thị trường BĐS Việt Nam

[ad_1]

Số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố, trong ba tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút được 8,55 tỉ USD vốn FDI, trong số đó có 758 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,5 tỉ USD; 236 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 1,1 tỉ USD, giảm 18%; 2.523 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 2 tỉ USD.

Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian này, các nhà phát triển BĐS vẫn đang chuẩn bị các dự án mới để “bung” ra thị trường khi dịch lắng xuống và Việt Nam vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn nhà đầu tư BĐS nước ngoài, khi có mức lợi tức cho thuê cao và giá bất động sản thấp nhất trong khu vực.

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt, lĩnh vực BĐS nhà ở chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn bởi các lệnh cấm du khách nhập cảnh, làm gián đoạn việc khảo sát và thực hiện các giao dịch của khách nước ngoài, trong đó lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các giao dịch BĐS với khách nước ngoài.

Tuy nhiên, các nhà phát triển BĐS vẫn đang chuẩn bị các dự án mới để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước khi mức cầu phục hồi. Thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều các nhà đầu tư (NĐT) có tiềm lực mạnh đã và đang sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực BĐS.

Trong đó, nhóm NĐT này nhắm tới cao ốc văn phòng, khách sạn và khu dân cư, trải dài trên cả 3 miền, tập trung nhiều nhất vào Hà Nội và Tp.HCM. Từ 2019 đến nay đã có một số dự án lớn đang trong quá trình thương thảo, đàm phán chốt “deal” với tổng giá trị lên tới nửa tỷ USD.

Còn theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao bộ phận thị trường vốn tại Việt Nam của JLL, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đã gây ra một số gián đoạn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp ngăn chặn hiệu quả từ chính phủ, các hoạt động kinh doanh đang trở lại trạng thái bình thường vào đầu tháng Năm.

mặc dù hoạt động BĐS tăng trưởng chậm nhưng các tên tuổi quốc tế đã có mặt tại Việt Nam vẫn rất kiên trì với chiến lược đầu tư bằng cách tiếp tục tìm mua tài sản hoặc hợp tác với doanh nghiệp nội địa có uy tín.

Theo bà Khanh, phần lớn các thương vụ thành công đến từ những nhà đầu tư đã rất am hiểu về biến động rủi ro và nhu cầu thị trường, với mục đích tìm kiếm hiệu suất đầu tư tốt, hoặc mong muốn mở rộng danh mục đầu tư trong khu vực. Nhóm đầu tư mới tham gia vào thị trường sẽ có một chiến lược bảo thủ hơn. Mặc dù sở hữu nguồn vốn mạnh mẽ, nhưng các khoản đầu tư lớn dự kiến sẽ bị tạm dừng trong thời gian bất ổn, ngoại trừ các giao dịch đang trong quá trình triển khai.

“Với bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư thường ưu tiên giữ nguồn vốn và chỉ tập trung đầu tư vào các thị trường họ đã am hiểu. Các nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thẩm định giá nhiều hơn, và do các chuyến bay đến Việt Nam bị hoãn sẽ làm chậm các giao dịch đang triển khai’, bà Khanh nhấn mạnh.

Hiện  nhiều NĐT vẫn giữ bình tĩnh và lạc quan, họ cũng cam kết sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường BĐS Việt Nam trong dài hạn. Theo JLL, các NĐT hiện đang chờ đợi thời cơ mới. Với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang trở lại thì sẽ có nhiều giao dịch thành công hơn khi thị trường được dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020 hoặc 2021.

Theo đại diện đơn vị này, nhu cầu đối với tài sản văn phòng và nhà ở vẫn ổn định, trong khi các tài sản khu công nghiệp được dự báo là thị trường hứa hẹn nhất. Khi các nhà máy buộc phải đóng cửa trong đợt bùng phát dịch ở Trung Quốc, nhiều tập đoàn đã phải tính kế hoạch để vượt qua thời kỳ hạn chế sản xuất và tránh phụ thuộc vào một quốc gia

Theo đó, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam từ năm ngoái, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.



Hạ Vy

[ad_2]