“Siết” nhà cao tầng trong trung tâm, ưu tiên phát triển đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng ở Cần Giờ

[ad_1]

Theo đó, đối với khu vực trung tâm Q.1, Q.3, TP không chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng; ưu tiên tăng chỉ tiêu dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng… cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975.

Đối với các quận 4, 5, 6, 11, Phú Nhuận có dân số giảm trong 10 năm trở lại đây sẽ hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp.

Riêng các quận 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để kêu gọi đầu tư dự án nhà ở tại những khu vực có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo và phù hợp.

Đối với 5 huyện ngoại thành gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu vực đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối đồng bộ với những tuyến giao thông chính. Sẽ phát triển các khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh. Tại đây cũng không phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu vực chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tương ứng.

Với 6 quận nội thành phát triển gồm 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn như tuyến metro số 1, các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng đảm bảo.

Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhà ở nhiều khu vực hiện chưa được cải tạo, nâng cấp tương xứng, dẫn tới quá tải về hạ tầng chung. Trong khi tốc độ phát triển nhà ở dân tự xây rất lớn, nhu cầu sử dụng hạ tầng cao nhưng tốc độ cải tạo, nâng cấp hạ tầng chưa tương xứng.

Do đó, TP sẽ hạn chế phát triển các dự án nhà ở tại các quận trung tâm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp (DN) phát triển dự án nhà ở phải đảm bảo đồng bộ và thống nhất với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở cao tầng gắn với hệ thống giao thông ngầm, đường sắt trên cao, tại khu vực trung tâm, khu vực nội thành hiện hữu.



Hạ Vy

[ad_2]

Chung cư mini tạo sức ép lên hạ tầng khu vực trung tâm đô thị

[ad_1]

Chung cư mini “nở rộ” tại các thành phố lớn

Theo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) trong giai đoạn 2010-2020, TPHCM và một số thành phố phát triển đã nở rộ tình trạng xây dựng chung cư mini, chung cư hộp diêm, có nhiều tầng, nhiều căn hộ mini tại các đô thị, quận nội thành.

Nguyên nhân sự nở rộ chung cư mini này bắt nguồn từ những bất cập của các quy định pháp luật về phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân. Kế đến là do những hạn chế trong công tác thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cấp cơ sở. Ngoài ra, do các đầu nậu và một số doanh nghiệp móc nối với hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các công trình nhà chung cư mini trái phép.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, có những công trình nhà chung cư mini xây dựng trái phép, sai phép, làm phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị. Các chung cư mini cũng không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ cho người mua, làm phát sinh tranh chấp ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

 Chung cư mini tạo sức ép lên hạ tầng khu vực trung tâm đô thị  - Ảnh 1.

Chung cư mini sức ép lên hạ tầng khu vực trung tâm đô thị. (Ảnh: KT)

“Để kiểm soát tình trạng phát triển tự phát chung cư mini, HoREA thống nhất với Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương phối hợp với ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt là các công trình nhà ở riêng lẻ kiểu chung cư mini có nhiều tầng, nhiều căn hộ, có vi phạm các quy định pháp luật, như xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm không gian…” – ông Lê Hoàng Châu nói.

Bên cạnh công tác quản lý, kẽ hở để chung cư mini lách luật ồ ạt trong giai đoạn 2010-2020 bắt nguồn từ Điều 46 Luật Nhà ở 2014, cho phép hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên. Tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung – riêng của nhà chung cư.

Theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó. Đây là cơ sở pháp luật để phát triển loại hình nhà chung cư mini trong thời gian qua và đã bị lợi dụng để xây dựng trái phép, sai phép nhà chung cư mini. Để ngăn chặn tình trạng này, HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 46 Luật Nhà ở 2014.

Khó làm sổ đỏ nhưng vẫn có người mua vì giá “mềm”

Mở các trang web mua bán bất động sản không khó khi thấy hàng loạt các thông tin về mua bán chung cư mini các dự án như ở các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… của thành phố Hà Nội.

Các căn hộ chung cư đều có diện tích nhỏ từ 30-50 m2 vì thế giá bán của chung cư mini “mềm” hơn nhiều so với chung cư thương mại từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng theo từng diện tích.

Theo một chủ đầu tư làm chung cư mini, hầu hết các chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa cấp được sổ đỏ cho từng căn hộ mà đều phải sử dụng chung sổ đỏ. Các chung cư mini được mua bán giao dịch thông qua những hợp đồng công chứng.

Theo luật sư Trương Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các vướng mắc trong việc làm sổ đỏ đều từ phía chủ đầu tư không phải do người mua nhà. Các chủ đầu tư muốn tăng lợi nhuận đều xây dựng sai giấy phép, lỗi phổ biến là vượt tầng. Khi xây dựng sai phép thì cả tòa nhà sẽ không thể tách sổ đỏ cho từng căn hộ.

“Chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật nhưng hiện tại người mua nhà là người gánh hậu quả chứ không phải là chủ đầu tư, đây đang là vấn đề bất cập. Người mua nhà chỉ biết mua nhà theo hợp đồng mua bán công chứng với chủ đầu tư chứ không thể can thiệp vào quá trình đầu tư xây dựng dự án” – luật sư Trương Anh Tuấn cho hay./.



Phương Hoài

[ad_2]

Doanh nghiệp địa ốc điêu đứng vì dự án “đứng hình” do pháp lý

[ad_1]

Pháp lý kéo dài đang trở thành gánh nặng đối với hàng loạt doanh nghiệp BĐS hiện nay. Trong tình thế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản.

Tại ĐHCĐ của Quốc Cường Gia Lai mới đây, Chủ tịch công ty là bà Nguyễn Thị Như Loan tiếp tục chia sẻ với các cổ đông về tình trạng “đóng băng” của dự án Bắc Phước Kiển, bà Loan cho rằng bà đã khóc hết nước mắt, gõ cửa hàng loạt cơ quan chức năng nhưng dự án Bắc Phước Kiển (Nhà Bè, Tp.HCM) quy mô hơn 90 ha vẫn giậm chân tại chỗ, khiến doanh nghiệp điêu đứng.

Theo bà Nguyễn Thị Như Loan, dù đã được duyệt quy hoạch 1/500 và chấp thuận đầu tư cách đây gần 4 năm nhưng do vướng quy trình mà dự án không thể triển khai. Đáng nói, dù nhiều lần nộp hồ sơ lên Sở Tài nguyên và môi trường để xin giao đất làm trước bước xây dựng hạ tầng, nhưng hầu hết các chuyên viên đều lúng túng, thậm chí họ không biết giải quyết như thế nào.

“Công ty bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng lãi vay ngân hàng và lãi vay phải trả cho đối tác liên doanh. Công ty không biết xoay sở vào đâu, dòng tiền thu – chi không chủ động được. Tất cả ách tắc này chỉ vì sự bất cập của các thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp”, bà Loan than vãn.

Cũng tại buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp BĐS với chính quyền TP trước đó diễn ra tại Tp.HCM, đại diện Đại Phúc Land thẳng thắn chia sẻ khi cho rằng doanh nghiệp phải mất 15 năm để xin thủ tục làm dự án.

“Khoảng 20 năm về trước, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng khi đầu tư nhận được rất nhiều sự hậu thuẫn từ phía chính quyền để hoàn thiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, khi Đại Phúc Land đầu tư các dự án quy mô lớn tới gần 200 ha, doanh nghiệp này đã phải mất 15 năm rất vất vả triển khai thủ tục hành chính.

Thời gian từ khi xin thủ tục đến khi triển khai dự án quá lâu, dẫn đến độ “vênh” giữa thiết kế ban đầu của dự án đối với nhu cầu thị trường. Thế nên, sau khi đã hoàn thành tất cả thủ tục về mặt pháp lý quy hoạch, nghĩa vụ tài chính, doanh nghiệp cần điều chỉnh cục bộ về mặt sản phẩm cho phù hợp yêu cầu thực tế thị trường nhưng rất e ngại vì phải làm lại các thủ tục từ đầu”, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều doanh nghiệp địa ốc tại Tp.HCM gặp vướng mắc pháp lý khiến dự án không thể triển khai. Khó khăn về pháp lý đang khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng, hàng trăm dự án đứng hình và hàng ngàn tỉ đồng vốn bị chôn lại. Chính áp lực pháp lý đã kéo theo áp lực tài chính đè nặng doanh nghiệp địa ốc. Thậm chí, có những doanh nghiệp sở hữu hàng trăm héc-ta đất

Theo ông Nguyễn Anh Đào, Tổng giám đốc Công ty Viethome cho rằng, điều kiên quyết nhất hiện nay đối với thị trường BĐS vẫn là pháp lý. Còn nguồn vốn hay quỹ đất triển khai của doanh nghiệp địa ốc không phải là vấn đề lớn. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp dồi dào nguồn vốn để triển khai dự án nhưng họ lại bị động vào câu chuyện pháp lý.

Nêu ra một số giải pháp nguồn cung cho thị trường BĐS trong thời gian tới, ông Đào cho rằng. Pháp lý cần được quyết liệt tháo gỡ trên diện rộng chứ không phải là một phần nhỏ lẻ trên thị trường.

Tiếp đến là cần chính sách hỗ trợ người mua nhà. Theo ông Đào, những quy định liên quan đến việc bảo lãnh, đối tượng hưởng chính sách nhà ở… cần được rõ ràng và tháo gỡ tốt hơn. Chẳng hạn, chủ trương của nhà nước là phát triển nhà giá thấp, hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu số đông nhưng các gói đi kèm chưa có, điều này cần được quan tâm giải quyết mạnh hơn. Các phân khúc khác trên thị trường cũng tương tự.

Song song đó, ông Đào cho rằng cần có chính sách cho CĐT làm dự án thì mới đảm bảo được nguồn cung ra thị trường ổn định. Cụ thể, nhà nước nên hoạch định một chính sách vốn cho BĐS. Thực tế hiện nay cách thức điều tiết thị trường BĐS chưa có chiến lược mà chỉ đưa ra việc hạn chế cho vay BĐS.

“Cần có lộ trình phát triển BĐS sát thực tế. Nếu cứ đà hạn chế cái này, cái kia sẽ khiến CĐT không có dự định phát triển BĐS. Hoặc hạn chế nguồn vốn khiến doanh nghiệp đang làm dự án bị gãy nửa chừng vì thiếu vốn…”, ông Đào nhấn mạnh.

Vị CEO này cũng bày tỏ nỗi lòng khi cho rằng, đang làm một dự án mà 9 tháng nay chưa xong 1/500.

Cùng quan điểm, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cáo Savills Việt Nam cho rằng, nút thắt lớn nhất của doanh nghiệp địa ốc hiện nay là pháp lý. Việc nguồn cung trên thị trường thời gian qua khan hiếm xuất phát từ câu chuyện ách tắc, vướng mắc thủ tục pháp lý, cũng như đình trệ bởi các hoạt động rà soát, thanh tra, kiểm tra nhiều năm nay.

Vì thế, theo ông Khương, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp BĐS về tài chính, thuế để vượt qua khó khăn ở thời điểm này thì cần hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý để cải thiện môi trường kinh doanh. Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính và đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư.



Hạ Vy

[ad_2]

Công an TP HCM bắt Tổng Giám đốc Công ty Phú An Thịnh Land

[ad_1]

Ngày 1-7, VKSND TP HCM cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt để tạm giam 4 tháng của Công an TP HCM đối với ông Ngô Minh Khâm,Tổng Giám đốc Công ty Phú An Thịnh Land, trụ sở số 137-139 Vành Đai Trong, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP HCM.

Ông Ngô Minh Khâm bị khởi tố do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do có hơn 50 người tố cáo ông này lừa hơn 30 tỉ đồng liên quan đến việc mua bán đất.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018, nhiều người đã tin lời quảng cáo của Phú Thịnh Land mua đất nền các dự án Eco Garden, Eco Garden 3 và Eco Garden 5 ở hai huyện Cần Đước và Bến Lức (tỉnh Long An).

Sau khi thanh toán tiền như thỏa thuận trong hợp đồng người mua yêu cầu làm thủ tục ra sổ, sang tên nhưng công ty này từ chối vì dự án không phù hợp quy hoạch. Thấy không khả quan, các khách hàng đã yêu cầu thanh lý hợp đồng trả lại tiền nhưng phải lên xuống nhiều lần công ty mới trả một phần tiền.

UBND huyện Cần Đước (tỉnh Long An) cho biết cơ quan này không nhận được hồ sơ từ Công ty Phú Thịnh Land đầu tư vào các dự án Eco Garden 3 (tại ấp 4, xã Long Hoà) và dự án Eco Garden (tại ấp Phước Vĩnh, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, Long An).

Ngoài ra, UBND huyện Bến Lức (tỉnh Long An) cũng không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án Eco Garden 5 (15 nền, diện tích gần 2000 m2) ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức.

Một nguồn tin cho biết ngoài các dự án này, ông Ngô Minh Khâm còn bị điều tra một số hành vi liên quan đến mua bán đất. Công an TP HCM cho biết đang mở rộng điều tra vụ án.



Phạm Dũng

[ad_2]

Thị trường BĐS Tp.HCM khó khăn tạo cơ hội cho BĐS tỉnh giáp ranh bứt phá

[ad_1]

Khó “chen chân” mua nhà Sài Gòn…

Hơn 2 năm nay, thị trường BĐS Tp.HCM chứng kiến sự sụt giảm mạnh về nguồn cung, trong khi giá bán liên tục lập đỉnh mới, vượt xa khả năng chi trả của người mua.

Theo số liệu mới nhất của JLL Việt Nam, trong quý 2/2020, giá bán BĐS tại Tp.HCM tăng 28% so với cùng kì năm ngoái, 5% so với quý trước. Nguyên nhân tăng giá này đến chủ yếu từ việc không nhiều dự án mới ra thị trường do còn những khó khăn về mặt pháp lý cũng như thủ tục hành chính chậm trễ, khiến nguồn cung mới bị “ách tắc” lại.

Đáng nói, không chỉ BĐS trung tâm Sài Gòn tăng giá mà nhà đất khu vực ven như Q.9, Bình Chánh, Nhà Bè… cũng liên tục thiết lập giá mới do tình trạng khan cung. Hiện nay giá căn hộ hạng C trên thị trường thấp nhất cũng đã giao động ở mức 27-28 triệu đồng/m2. Một số dự án căn hộ hạng C nằm ở các khu vực xa trung tâm như quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, Bình Chánh.. giá trung bình đã rơi vào ngưỡng 30-35 triệu đồng/m2.

 Thị trường BĐS Tp.HCM khó khăn tạo cơ hội cho BĐS tỉnh giáp ranh bứt phá  - Ảnh 1.

Cơ hội sở hữu BĐS Sài Gòn ngày càng trở nên khó khăn đối với người mua ở thực vì mặt bằng giá cao. Ảnh: Hạ Vy

Trong khi đó, giá bán nhà tại khu vực trung tâm Tp.HCM tăng cao, thách thức về áp lực lãi vay, đầu tư cho thuê không còn hấp dẫn vì hiệu suất sinh lời giảm. Với giá nhà đất tại Sài Gòn hiện nay, rất khó để cả người mua thực lẫn NĐT “chen chân” vào.

Khan cung, giá biến động tăng mạnh vô hình chung đẩy việc sở hữu chốn an cư của người ở thực trở nên khó khăn hơn. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, các phân khúc giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở thực của số đông người đô thị đang cực kì khan hiếm, thậm chí là “tuyệt chủng” trên thị trường BĐS Tp.HCM. Nguồn cung nhỏ giọt, giá tăng cao khiến người dân chật vật với câu chuyện nhà ở, khiến NĐT mất cơ hội trên thị trường.

Nhà đầu tư đổ về vùng lân cận tìm cơ hội

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc CBRE Việt Nam, nguồn cung nhà ở tại Sài Gòn lao dốc đã tạo cơ hội cho các tỉnh giáp ranh bứt phá mạnh mẽ những năm qua. Khi mà người mua ngày càng khó tiếp cận với BĐS giá cao tại Sài Gòn thì việc mà đổ xô về vùng lân cận sở hữu BĐS trở thành xu hướng còn tiếp diễn trong tương lai.

Long An, Bình Dương, Đồng Nai, thậm chí xa hơn là Bình Phước, Bình Thuận… đang trở thành những thị trường quyết định nguồn cung lớn trong năm 2020 và các năm tới. Trong đó, các loại hình như Shophouse, nhà phố, nền shophouse, nền nhà phố hay đất nền lẻ vẫn tạo sức hút lớn đối với NĐT, nhất là đối với các dự án đã pháp lý rõ ràng.

Ghi nhận cho thấy, thời điểm này tại một số khu vực như Cần Đước, Cần Giộc (Long An), một số doanh nghiệp đang “manh nha” nguồn cung mới ra thị trường với giá còn khá mềm so với các khu vực khác, dao động từ khoảng 18-20 triệu đồng/m2. Nhiều NĐT có kinh nghiệm thường về đây để đón đầu tiềm năng tăng giá của khu vực. Với mức giá ban đầu mềm thì chắc chắc biên độ tăng giá trên thị trường còn khá lớn, dư địa để tăng lợi nhuận của NĐT vì thế cũng sẽ cao hơn.

 Thị trường BĐS Tp.HCM khó khăn tạo cơ hội cho BĐS tỉnh giáp ranh bứt phá  - Ảnh 2.

Người mua dịch chuyển mạnh về vùng lân cận Tp.HCM đang trở thành xu hướng trên thị trường BĐS

Theo đánh giá, BĐS Long An hiện đang được xem là có nhiều tiềm năng phát triển. Trong đó, hai mũi nhọn quan trọng là hệ thống hạ tầng và phát triển công nghiệp đã và đang là lực đẩy lớn cho thị trường BĐS khu vực này.

Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Vietnam từng khẳng định, trong bối cảnh nguồn cung BĐS Sài Gòn khó đoán trước thì Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đang bổ trợ nguồn cung rất lớn cho thị trường vùng Tp.HCM. Trong đó, không chỉ nhu cầu đầu tư, mà những người mua ở thực, giới trẻ cũng đang dồn về đây để tìm chốn an cư, sinh sống và lập nghiệp thay vì bám trụ tại Sài Gòn như trước đây.

Cùng quan điểm, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, các thị trường vùng ven có quỹ đất rộng và giá cả thấp hơn, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng đang trở thành điểm đến của các NĐT người mua có nhu cầu ở. Các địa phương lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đang là các địa bàn nổi bật trong năm 2020 và tiếp diễn một vài năm tới.

Đối với những NĐT cá nhân có tiềm lực tài chính khiêm tốn, việc mua BĐS vùng lân cận Tp.HCM là giải pháp hợp lý. Bởi lẽ, BĐS lân cận có thể tiếp cận được nhu cầu của đối tượng người mua nguồn vốn nhỏ hẹp, thanh khoản cao do nhu cầu này nằm trong khả năng chi trả của đại đa số người dân.

Cũng theo TS Khương, nhiều người có số vốn vài trăm triệu đã chọn mua đất tại các thị trường vùng ven. Sau 3-5 năm giá đất biến động có thể thu về vài tỷ đồng. Đối với các nhà đầu tư tổ chức, họ lại có tầm nhìn dài hạn hơn, hình dung trước được tiến trình tốc độ hóa đô thị. Do đó, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp BĐS đã sở hữu quỹ đất lên đến hàng trăm hécta tại các thị trường vùng lân cận Sài Gòn.

Tuy vậy, theo các chuyên gia trong ngành, việc sở hữu BĐS vùng lân cận Tp.HCM, NĐT cũng cần chú ý đến yếu tố pháp lý. Các dự án quy mô, được đầu tư hạ tầng, tiện ích bài bản vẫn là sự lựa chọn an toàn trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.



Hạ Vy

[ad_2]

TPHCM không khuyến khích làm nhà phố trong 10 năm tới

[ad_1]

Ngày 30/6, Sở Xây dựng xác nhận, đã trình UBND TPHCM đề án “Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, trong 10 năm tới, TPHCM không khuyến khích đẩy mạnh phát triển nhà ở thấp tầng để tận dụng quỹ đất làm nhà ở cao tầng hiện đại nhằm đáp ứng về số lượng và tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án nhà ở mới.

Ngược lại, TPHCM khuyến khích doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê, mua. Cụ thể, TPHCM sẽ triển khai các chính sách khuyến khích làm các dự án nhà giá rẻ để giải quyết nhu cầu nhà ở khá lớn của đối tượng có thu nhập thấp, nhất là các hộ gia đình sống trên và ven kênh rạch cần di dời. Đẩy mạnh và phát triển hạ tầng giao thông để kết nối các đô thị vệ tinh, đường vành đai.

Đối với quận 1, quận 3, sẽ tăng chỉ tiêu quy hoạch (dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng…) cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975. Hạn chế phát triển các dự án mới đầu tư nhà ở cao tầng đến năm 2025 nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng bảo đảm và phù hợp.

TPHCM không khuyến khích làm nhà phố trong 10 năm tới - Ảnh 1.

TPHCM khuyến khích các chủ đầu tư xây chung cư trong 10 năm tới.

Các quận 4,5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh sẽ tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại, Ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975, di dời nhà trên và ven kênh rạch.

Các quận 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp sẽ đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để kêu gọi đầu tư dự án nhà.

Còn quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn như tuyến metro số 1, các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Năm huyện của TPHCM là Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi sẽ ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn, phát triển khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh.

Trước đó, quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016-2020 nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở của Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016-2025 cũng đã nêu, khu vực trung tâm hiện hữu (gồm quận 1 và quận 3) sẽ phát triển nhà ở có kiểm soát đến năm 2020.

Cụ thể, TPHCM sẽ không chấp thuận chủ trương, công nhận chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trường hợp các dự án nhà ở được công nhận, chủ đầu tư tiếp tục thực hiện các thủ tục để đảm bảo điều kiện khởi công.



Duy Quang

[ad_2]

Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học

[ad_1]

“Nhận nhà là có sổ”

Vừa qua, anh Nguyễn Đức Quyết, Phó trưởng ban quản trị chung cư An Bình (địa chỉ trên) đã cung cấp cho chúng tôi hàng chục văn bàn giấy tờ và đơn kêu cứu của các cư dân về việc đòi quyền lợi liên quan đến căn hộ.

Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 1.

Người dân treo băng rôn đòi sổ hồng

Anh Quyết cho hay, 250 hộ ở chung cư này đến nay đã hơn 5 năm mà vẫn chưa chưa thấy chủ đầu tư làm sổ Hồng cho cư dân. Dù nhiều lần hứa hẹn, nhưng chủ đầu tư liên tục thất hứa.

“Lúc ban đầu đăng kí mua nhà thì chủ đầu tư giới thiệu sau khi bàn giao nhà vài tháng sẽ được cấp sổ Hồng, thế nhưng bao nhiêu cuộc họp rồi mà không giải quyết được gì”, cư dân bức xúc.

Việc chủ đầu tư không bàn giao sổ Hồng gây mất công mất việc, làm gián đoạn mọi kế hoạch của người dân. Không chỉ có vậy mà còn hệ lụy đến cuộc sống sinh hoạt, cư dân không vay được vốn vì không chứng minh được chủ quyền, không xin nhập học được cho con vì không nhập được khẩu.

“Chúng tôi ở đây đa số là người thu nhập thấp, phải vay tiền ngân hàng để mua nhà. 5 năm qua, người dân phải è cổ trả nợ ngân hàng trong khi không được cấp giấy tờ sở hữu nhà đã khiến cuộc sống nhiều cư dân đã khốn khó ngày càng thêm cùng cực. Cư dân đã nhiều lần gửi giấy đề nghị chủ đầu tư giải quyết sổ Hồng, Chủ đầu tư đã nhiều lần hứa hẹn nhưng chưa giải quyết”. 

Anh Quyết nói thêm: “Cư dân cũng đã nhiều lần gửi đơn thư lên UBND các cấp và các cơ quan có thẩm quyền nhưng vấn đề không được giải quyết. Hiện nay, cư dân vô cùng bức xúc, đang bơ vơ, không biết bấu víu vào đâu để đòi được sổ. Phải có cơ quan nào, cá nhân nào chịu trách nhiệm thúc đẩy vấn đề này chứ không thể vô trách nhiệm, bỏ mặc dân như vậy được…”.

Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 2.

Đồng loạt cư dân kiến nghị

Anh Quyết cho biết thêm, hiện nay toàn bộ tòa nhà này được người dân căng bang rôn với những khẩu hiệu đòi sổ Hồng, tuy không đẹp mắt nhưng đây là nỗi bức xúc sau 5 năm chờ đợi vẫn không có kết quả.

Cũng như nhiều cư dân đang sinh sống tại tòa nhà này, bà Vân cho hay, ban đầu con gái mua căn hộ phải đi vay hoàn toàn.

“Hai vợ chồng con gái tôi nhiều lần bắt xe về quê vay mượn của anh em họ hàng, khi đó hứa sẽ trả dần. Vì các con tôi nghĩ rằng sau khi nhận nhà có sổ thì cắm ngân hàng rồi sẽ hoàn lại cho mọi người, nhưng không ngờ kéo dài đến nay có món vẫn chưa trả được”, bà Vân bức xúc.

Không có sổ nên không làm được khẩu, khiến 2 đứa con của gia đình anh Nam phải “ở nhờ” nhà người quen để đi học.

“Rất phiền hà trong hai lần nhập học cho con, tôi phải nhập khẩu nhờ vào nhà người quen cho các cháu được đi học. Mỗi khi làm thủ tục gì cũng đều hoàn toàn phụ thuộc vào nhà người ta. Rất buồn, rất tốn kém”, anh Nam chia sẻ.

Chưa hoàn thành thủ tục

Được biết, trong cuộc họp đối thoại giữa chủ đầu tư với cư dân ngày 25/06/2020, ông Trương Văn Đức- Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tây Hồ đã thừa nhận dự án chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa có quyết định giao đất, chưa hoàn thành thủ tục chuyển mục đích từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.

Tại cuộc họp này, đại diện cư dân Chung cư An Bình đặt câu hỏi bao giờ dự án giải phóng xong mặt bằng, đáp lại ông Trương Văn Đức – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tây Hồ cho rằng, công ty không có thẩm quyền giải phóng mặt bằng vì phần đó thuộc hạ tầng do chính quyền Quận có trách nhiệm giải phóng mặt bằng.

Cũng như các cuộc đối thoại trước, người dân lại tiếp tục “mỏi cổ” chờ đợi sổ Hồng bởi vì lãnh đạo công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Tây Hồ cũng không đưa ra được thời gian cụ thể.

Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 3.

Rất nhiều biên bản tương tự như thế này nhưng chủ đầu tư vẫn thất hứa

Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 4.
Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 5.
Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 6.
Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 7.

Đại diện cư dân nhiều lần kiến nghị

Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 8.
Hà Nội: Cư dân chung cư thu nhập thấp không được cấp sổ đỏ kêu cứu để con được đi học - Ảnh 9.

Người dân sống tại nhà mình nhưng không có sổ chứng minh quyền sở hữu.



Minh Ngọc

[ad_2]

Tràn lan chung cư mini

[ad_1]

Tình trạng xây dựng chung cư mini , chung cư hộp diêm nhiều tầng tràn lan ở Hà Nội và TP HCM đang phá vỡ quy hoạch, gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, không bảo đảm an toàn PCCC, không đủ điều kiện cấp sổ đỏ, dễ dẫn tới phát sinh tranh chấp, ảnh hưởng an ninh, trật tự xã hội.

Vượt tầm kiểm soát (?!)

Trong một báo cáo mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho biết thực trạng phát triển tự phát loại hình chung cư mini đang vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý. Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn bởi bất cập từ các quy định pháp luật về phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.

Cụ thể, Luật Nhà ở 2005 và Nghị định 90 không có bất kỳ quy phạm pháp luật nào cho phép “phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân” được thiết kế theo kiểu chung cư mini , có nhiều tầng, nhiều căn hộ tại các đô thị. Tuy nhiên, điều 43 Nghị định 71 đã được chuyển thành điều 46 Luật Nhà ở 2014, cho phép hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị được phép xây dựng nhà ở có từ 2 tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ 2 căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn… thì được nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó. Theo ông Châu, đây là cơ sở pháp lý để một số đối tượng lợi dụng xây dựng trái phép, sai phép nhà ” chung cư mini “.

Kế đến là do những hạn chế, bất cập trong công tác thực thi pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cấp cơ sở. Tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng nên một số hộ gia đình, cá nhân đã tự ý xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ mà không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng. Bên cạnh đó, còn có tình trạng cán bộ chính quyền cấp cơ sở thoái hóa, biến chất, tiếp tay, bao che cho các công trình chung cư mini trái phép. Ngoài ra, còn do biên chế của chính quyền cấp cơ sở và lực lượng thanh tra xây dựng mỏng, nhất là tại các huyện có dân số lớn (thậm chí tương đương dân số một tỉnh nhỏ) và đang có tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân nữa là do các đầu nậu và một số doanh nghiệp móc nối với hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các công trình nhà “chung cư mini” trái phép.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các quận, huyện vùng ven của TP HCM, thời gian qua, thông tin rao bán căn hộ mini dành cho người thu nhập thấp tràn ngập trên các trang rao bán nhà đất. Hầu hết những “dự án” này đều mọc lên ở nơi có nhiều khu công nghiệp và người lao động nhập cư. Điển hình như dự án chung cư mini Vietnam House Tower trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức gần đây được nhiều môi giới nhà đất rao bán với giá chỉ 310 – 360 triệu đồng/căn, diện tích 21-26 m2 nội thất hoàn thiện, an ninh 24/24 giờ, có nhà giữ xe, khu vui chơi cho trẻ. Dự án có vị trí đắc địa, gần chợ Thủ Đức, siêu thị, trung tâm thương mại, giao thông thuận lợi. Ngoài ra, người mua nhà còn được thanh toán thành 4 đợt, được ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng trong 20 năm…

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, dự án nói trên chỉ được UBND quận Thủ Đức cấp phép cho 2 cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ với diện tích sàn xây dựng 2.700 m2 chứ không phải chung cư mini như quảng cáo. Giấy phép thể hiện rõ là cấp cho công trình nhà ở riêng lẻ 3 tầng, cộng tầng lửng và mái che cầu thang. Nhưng 2 cá nhân nói trên lại xây thành một công trình 5 tầng với gần 100 căn hộ mini diện tích từ 14-26 m2. Sau đó, hợp tác với Công ty CP DV-TM Xây dựng Địa ốc Việt Nam House gắn mác dự án thương mại Vietnam House Tower rồi rao bán ra thị trường.

Đại diện Phòng Cấp phép xây dựng thuộc Sở Xây dựng TP HCM thừa nhận có nhiều trường hợp xin giấy phép nhà ở riêng lẻ nhưng khi thi công lại hô biến thành hàng loạt phòng nhỏ. Từ đó, gắn thêm vào tên “chung cư mini”. Tất cả những trường hợp này khi bị phát hiện không những không được nghiệm thu mà còn đề nghị tháo dỡ.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cũng xác nhận thời gian qua tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng nên các hộ gia đình, cá nhân tự ý thực hiện việc xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ theo kiểu nhiều tầng, nhiều căn hộ mà không tuân thủ các quy định của pháp luật như: xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai quy hoạch, lấn chiếm không gian, chia nhỏ căn hộ, tự ý nâng tầng… rồi tự do mua bán, chuyển nhượng.

Theo ông Nguyễn Văn Sinh, điều này phát sinh nhiều hệ lụy như: vi phạm các quy định về PCCC dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao trong cộng đồng dân cư; quá tải về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; không cấp được giấy chứng nhận sở hữu cho người mua căn hộ do vi phạm về thiết kế, mật độ xây dựng dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện giữa người mua và người bán.

Mặt khác, việc gia tăng mật độ dân số tại các khu vực này sẽ gây ách tắc giao thông, không bảo đảm vệ sinh môi trường làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh – trật tự của địa phương, phá vỡ quy hoạch, làm mất mỹ quan, thiết kế của đô thị.

Kiến nghị sửa luật

Để kiểm soát tình hình này, HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 46 Luật Nhà ở 2014, theo hướng: Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở riêng lẻ không nhằm mục đích kinh doanh, phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định…

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở nhằm mục đích kinh doanh phải lập dự án đầu tư xây dựng.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo sở xây dựng phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan về các nội dung liên quan đến quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng để chính quyền địa phương và người dân có nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ, trong đó có nhà ở có thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ kiểu khép kín, hiểu rõ và thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cũng cho biết Bộ Xây dựng đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn. Đặc biệt đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ nhưng xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng lấn chiếm không gian, xây dựng không đúng với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng nhà ở không bảo đảm chất lượng…, các địa phương phải chủ động giải quyết các vướng mắc, khiếu kiện, tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện.

“Đối với những nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đề nghị các địa phương tổng hợp, báo cáo về Bộ Xây dựng để xem xét sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp” – ông Nguyễn Văn Sinh cho hay.

Không hề cấp phép chung cư mini

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP HCM khẳng định theo quy định hiện nay không có khái niệm và quy định về cấp phép xây dựng chung cư mini. TP HCM đã từng thí điểm một số chung cư diện tích nhỏ nhưng số lượng căn hộ dạng này chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.

Thông tư 21 của Bộ Xây dựng cho phép kể từ ngày 1-7, đồng ý làm căn hộ có diện tích tối thiểu 25 m2 theo quy định Nghị định 100/CP năm 2015 của Chính phủ về tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ nhà ở xã hội tối thiểu là 25 m2 sàn nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn PCCC, thông thoáng, tiện ích và hạ tầng xung quanh cũng như chỉ tiêu quy hoạch.



Sơn Nhung – Văn Duẩn

[ad_2]

ĐHCĐ Vinaconex thông qua kế hoạch tăng vốn, tái cấu trúc công ty An Khánh…chuẩn bị tham gia loạt dự án BĐS lớn

[ad_1]

Theo đó, số lượng cổ phiếu dự kiến mà Vinaconex chào bán là 66.256.600 cổ phiếu, tương đương với 15% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, nếu phát hành tăng vốn thành công theo mệnh giá, Vinaconex sẽ có thêm 662,5 tỷ đồng để đầu tư và tham gia vào các dự án lớn.

Theo tờ trình của HĐQT, Vinaconex dự kiến chào bán với giá 15.000 đồng/cổ phần, do vậy, nếu thành công, tổng công ty sẽ được bổ sung thêm 993,8 tỷ đồng. Theo đại diện lãnh đạo Vinaconex, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành là 993,8 tỷ đồng dự kiến sẽ được sử dụng vào các dự án lớn.

Trả lời câu hỏi của cổ đông vì nguyên nhân tăng vốn điều lệ, ông Đào Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho biết thời gian qua, Tổng công ty ngoài việc đang triển khai các dự án bất động sản ở Hà Nội, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất, làm chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản  cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TPHCM..)

Bên cạnh đó, về lĩnh vực đầu tư giao thông với hình thức BOT, Vinaconex tham gia nộp hồ sơ dự tuyển nhiều dự án, trong đó nổi bật là 5 dự án BOT thành phần thuộc Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 với quy mô tổng mức đầu tư hàng chục ngàn tỷ, nhu cầu vốn của chủ đầu tư phải đáp ứng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư.

Chúng ta có tiền nhưng số tiền này không thấm tháp gì so với những gì chúng ta muốn làm. Vì vậy, chúng ta phải tăng vốn, vừa để giải quyết câu chuyện thương hiệu vừa tạo bàn đạp để triển khai hàng loạt dự án lớn sau này“, ông Thanh nhấn mạnh.

Ông Thanh cũng khẳng định, ban lãnh đạo luôn cân nhắc để lợi ích của cổ đông đem lại hiệu quả đầu tư cho các cổ đông gắn bó với tổng công ty trong chặng đường dài. Trong bối cảnh Chính phủ đang thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thì đây là cơ hội hiện hữu cho Vinaconex để lấn sân mạnh sang mảng BOT và BĐS công nghiệp.

Cũng tại đại hội, các cổ đông đã thông qua tờ trình chuyển niêm yết cổ phiếu sang sàn HOSE. Hiện tại, cổ phiếu VCG của Vinaconex đang niêm yết trên sàn HNX với số lượng 441,7 triệu cổ phiếu..

Lý giải về lý do chuyển sàn, ông Thanh cho biết việc chuyển sàn hướng đến tính công khai, minh bạch và cũng là chuẩn bị cho Vinaconex vươn ra các thị trường quốc tế: “Việc niêm yết trên sàn HOSE sẽ tạo động lực trực tiếp cho VCG tăng tính công khai, minh bạch và quản trị công ty chuyên nghiệp hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn cổ phiếu VCG thanh khoản tốt hơn, thu hút được dòng tiền đầu tư nhiều hơn, từ đó gia tăng lợi ích cho cả doanh nghiệp và cổ đông”.

“Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay và định hướng sắp tới, Vinaconex sẽ cần thêm nhiều nguồn lực, trong đó bao gồm cả việc huy động dòng vốn nước ngoài. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, việc chuyển sang sân chơi lớn hơn sẽ tạo ra cơ hội lớn hơn, không chỉ hiện diện ở trong nước, mà còn vươn xa tới các thị trường quốc tế” – ông Thanh khẳng định.

Đại hội cũng thông qua phương án tái cấu trúc phần vốn của Vinaconex tại Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh). Theo chủ tịch HĐQT Đào Ngọc Thanh, hiện nay tỷ lệ sở hữu tại An khánh đang là 50-50 chính vì vậy muốn triển khai dự án phải có sự thống nhất từ cả hai phía.

“Tuy nhiên, trong suốt 1 năm qua, dự án không thể triển khai do không tìm được tiếng nói chung, tiền lãi vay lên đến hàng nghìn tỷ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ không có lợi cho cả cổ đông lẫn công ty. Chính vì thế, Tổng công ty quyết định tái cấu trúc phần vốn tại An Khánh qua hai phương án. Một là chuyển nhượng lại cho Sovico. Hai là nhận lại chuyển nhượng từ Sovico nếu họ đồng ý bán….Tôi tin hai bên sẽ tìm ra được con số chung”.

Ông Thanh cũng cho biết thêm, việc tái cấu trúc An Khánh sẽ sớm kết thúc trong năm 2020. Hiện nay, Vinaconex là công ty lớn trong ngành xây dựng. Nếu việc tái cấu trúc vốn tại An Khánh thành công công ty sẽ dồn lực vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp ở các khu vực Hòa Lạc, Sơn Tây.



Lan Nhi

[ad_2]

Khu vực xung quanh phố đi bộ giá trung bình hơn 540 triệu đồng/m2

[ad_1]

Theo báo cáo của công ty chuyên nghiên cứu về mặt bằng giá đất Gachvang, mức giá bình quân tại các khu vực xung quanh phố đi bộ Hà Nội đang là 541,6 triệu đồng/m2. Ở một số tuyến phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, mức giá dao động ở mức 500-800 triệu đồng/m2, thậm chí, có nơi lên đến hơn 1 tỷ đồng/m2. Công ty đánh giá: “Giá đất này có thể so sánh ngang ngửa với đất tại các thành phố lớn nổi tiếng trên thế giới như New York, Paris hay Tokyo”.

Khảo sát của trang batdongsan.com.vn năm 2019 ghi nhận giá bất động sản rao bán tại Hà Nội tăng 6%. Trong số các quận, huyện của Hà Nội, quận Hoàn Kiếm có mức tăng trung bình cao nhất tới 17%, với mức giá từ khoảng 400 triệu đồng/m2 năm 2015, tăng chạm mức 500-800 triệu đồng/m2 vào năm 2019. Trong khi đó, các quận còn lại, mức tăng dao động từ 7-15%. 

Tiếp đến là khu vực Ngã Tư Sở, Trường Chinh, Láng thuộc quận Đống Đa cũng có mức tăng giá tương tự, trung bình từ 10-16%, tương đương giá giao dịch tại thời điểm hiện tại trung bình từ 350-600 triệu/m2.

Giá nhà đất được cho là sẽ tiếp tục tăng sau khi UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 30/2019/QĐ-UBND. Theo đó, giá đất của thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2024 tăng 15% so với giai đoạn 2014-2019. Không những thế, giá trị giao dịch thực tế còn tăng hơn nữa khi nhiều dự án giao thông công cộng tiếp tục được phê duyệt triển khai, tạo “lực hút” mạnh mẽ cho khu vực trung tâm như tuyến đường kết nối Ngã Tư Sở-Vĩnh Tuy với bề rộng 8 làn đường và tổng mức đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng sẽ chính thức bàn giao vào quý IV/2020; dự án tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc) với tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỷ đồng hoàn thành vào năm 2025.

CBRE – một đơn vị đã nhiều năm theo dõi sự phát triển tại các quốc gia phát triển, ghi nhận giá bán nhà tại những nơi gần hệ thống giao thông công cộng cao hơn từ 6-45%. Tại Việt Nam, thực tế này đã xảy ra ở TPHCM khi tuyến Metro được triển khai, kinh tế hai bên trục lộ đều phát triển.

Lý giải cho sự tăng giá nhanh chóng của giá đất khu vực trung tâm, nhiều chuyên gia chỉ ra những lợi thế mà các khu vực khác không có được. Đơn cử, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đều  ưu tiên đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại các đô thị trung tâm sầm uất để củng cố giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng thời cung cấp nhiều tiện ích mà vùng ven đô khó lòng đáp ứng đủ.

Đối chiếu với khu vực quận Đống Đa, có thể thấy, chỉ trên một tuyến trọng điểm trong vòng bán kính chưa đầy 1 km từ điểm giao cầu vượt Ngã Tư Sở với đường Láng-Nguyễn Trãi xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp, công ty, văn phòng, khu đô thị lớn như: Lotte Tây Sơn, Khách sạn 5 sao Novotel Tây Sơn, Viet Tower, Vinhomes Royal City, Tòa nhà Toyota Trường Chinh bên cạnh nhiều trường đại học lớn như Ngân hàng, Thủy lợi, Công đoàn…

Những vị trí trung tâm như vậy không chỉ là “mục tiêu” của các doanh nghiệp muốn khẳng định thương hiệu  mà còn là điểm đến yêu thích của khách du lịch ở trong và ngoài nước. Xu hướng du lịch trải nghiệm đang dần thay đổi thói quen của khách du lịch. Thay vì ở trong các khách sạn, khách du lịch có thể lựa chọn thuê những căn hộ khách sạn hoặc căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn với diện tích từ 30-90 m2 và giá tiền thuê phù hợp để thuận tiện di chuyển, tham quan và trải nghiệm.

Nhiều chuyên gia tài chính, đầu tư đều cho rằng, ở thị trường Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác, những dự án có vị trí đắc địa về giao thông cũng như cơ sở hạ tầng đồng bộ, thuận lợi như gần đường vành đai, hay các trạm trung chuyển metro chuẩn bị đưa vào vận hành, đều tăng giá trị rất nhanh. Bên cạnh đó, khi quỹ đất của các thành phố ngày càng hạn hẹp, cộng với quy định nghiêm về quy hoạch, hạn chế xây dựng nhà cao tầng, thì nguồn cung bất động sản tại đây càng hạn chế. Vì vậy, để sở hữu một vị trí bất động sản tại khu vực trung tâm còn là cuộc chạy đua của chính các nhà đầu tư. 



PV

[ad_2]