Doanh nghiệp địa ốc nói gì về nhà thương mại giá dưới 20 triệu đồng/m2?

[ad_1]

Về phía doanh nghiệp, liệu họ có sẵn sàng để phát triển dòng sản phẩm mà nhu cầu còn rất lớn trên thị trường? Thời gian gần đây, bên cạnh câu chuyện phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người dân có thu nhập thấp thì Bộ xây dựng cũng đề xuất, khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp.

Cụ thể, trong quý 3 tới đây, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để bán với tiêu chuẩn thiết kế căn hộ khép kín, diện tích sử dụng dưới 70m2 có giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, tối đa không vượt quá 1,5 tỉ đồng/căn (bao gồm cả VAT).

Theo đó, nhóm cơ chế chính sách ưu đãi sẽ tập trung giúp hạ giá thành dự án bằng nhiều giải pháp, chẳng hạn như: Giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp, bố trí 500 tỉ đồng trong tổng nguồn vốn 2.000 tỉ đồng cấp cho 4 ngân hàng thương mại để cấp bù lãi suất cho vay, được cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở thương mại giá rẻ do cơ quan có thẩm quyền ban hành….

Như vậy, rõ ràng thị trường sẽ rất lớn khi mà nhu cầu ở thực của đa số người mua được dự báo dồi dào ở phân khúc giá này. Sau thông tin này, ngay lập tức gây chú ý bởi so với hiện hành, mức giá này thấp hơn hẳn mặt bằng chung. Thế nhưng, lâu nay doanh nghiệp BĐS đã ngại làm căn hộ thương mại bình dân do lợi nhuận thấp, lại liên tục vướng thủ tục pháp lý, liệu những đề xuất gỡ khó về thủ tục để doanh nghiệp làm nhà giá thương mại giá thấp có khả thi, doanh nghiệp có sẵn lòng “xuống tiền” để làm?.

 Doanh nghiệp địa ốc nói gì về nhà thương mại giá dưới 20 triệu đồng/m2?  - Ảnh 1.

Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, có 4 yếu tố cấu thành nên giá bán BĐS là chi phí đất, chi phí xây dựng, chi phí tài chính và kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, nếu giá bán 20 triệu đồng/m2 thỏa mãn được 4 yếu tố này doanh nghiệp nào cũng muốn làm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ là các yếu tố cấu thành nên giá bán ra thị trường là có sự khác nhau và biến động lớn ở từng địa phương, đặc biệt là 2 TP lớn là Hà Nội và Tp.HCM.

“Các giải pháp khuyến khích của nhà nước để doanh nghiệp tham gia vào phân khúc nhà ở này rất tốt. Các giải pháp đều có tác dụng một phần làm giảm bớt chi phí của các yếu tố nêu trên. Tuy vậy, các doanh nghiệp BĐS rất mong muốn 2 yếu tố quan trọng là quỹ đất và thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư được chú trọng. 2 yếu tố này được khai thông thì thị trường BĐS sẽ có nguồn cung dồi dào, giúp cân bằng cán cân cung – cầu, giá cả BĐS sẽ ổn định, đồng nghĩa với việc cơ hội sở hữu nhà của người dân nhiều hơn”, ông Phúc nhấn mạnh.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành phân tích, tính toán cơ cấu giá thành 1m2 căn hộ bao gồm chi phí xây dựng khoảng 10 triệu đồng (đã hoàn thiện cơ bản), cộng thêm chi phí thiết kế quản lý khoảng 5%, chi phí tài chính khoảng 30%, chi phí bán hàng khoảng 5 – 7%. Trong khi đó chi phí đất chiếm từ 10 – 30% dự án, tùy vị trí khu đất.

Cộng tất cả các chi phí trên, 1m2 căn hộ thương mại bình dân khi xây dựng hoàn thiện cơ bản khoảng 20 triệu đồng/m2. Như vậy nếu không miễn tiền sử dụng đất có thể giảm hoặc giãn tiến độ thu tiền sử dụng đất hay hỗ trợ về vay vốn là các doanh nghiệp chuyên về làm phân khúc tầm trung chắc chắn sẽ làm được, thậm chí như Lê Thành có thể làm được căn hộ thương mại giá 18 triệu đồng/m2 vì nhu cầu căn hộ phân khúc này còn rất lớn.

Đại diện một số doanh nghiệp cùng chung quan điểm, có thể làm được dự án có giá dưới 20 triệu đồng/m2 với điều kiện được hỗ trợ tối đa về quỹ đất lẫn thủ tục pháp lý. Sở dĩ lâu nay doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc giá bình dân là bởi bên cạnh câu chuyện lợi nhuận thấp thì thủ tục pháp lý quá nhiêu khê, không có cơ chế chính sách đặc thù cho mỗi phân khúc khác nhau đã khiến họ nản chí.

Cho nên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cũng bấy nhiêu thời gian làm pháp lý thì thà họ “nâng cấp” sản phẩm lên để bán với giá tốt hơn thay vì làm căn hộ giá rẻ, lợi nhuận thấp. Chính điều này đã khiến nguồn cung phân khúc nhà ở có giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 (tương đương trên dưới 1 tỉ đồng/căn) dường như biến khỏi thị trường BĐS các đô thị lớn trong vòng 2 năm nay.

Theo các doanh nghiệp, các chính sách đưa ra phù hợp với thực tiễn thị trường là rất tốt nhưng điều quan trọng nhất là cần có chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho các chủ đầu tư để có thể thực hiện các dự án nhà ở thương mại giá thấp. Bên cạnh việc miễn tiền sử dụng đất thì các thủ tục giấy tờ cũng cần được phê duyệt nhanh chóng, quyết liệt, không phải để doanh nghiệp chờ đợi thì doanh nghiệp sẵn lòng để làm.

Theo các chuyên gia, nếu phát triển đúng hướng, cách làm phù hợp thì phân khúc nhà giá thấp đáp ứng chỗ ở của số đông người dân sẽ là một giải pháp tốt để thị trường BĐS phát triển cân xứng, ổn định. Khách quan mà nói, đây vẫn là phân khúc mà có nhu cầu ở thực lớn nhất trên thị trường BĐS. Vì thế, các quyết sách đưa ra cần thực hiện nghiêm túc, việc thực thi chính sách làm sao đưa vào vận hành nhanh nhất. Điều này vừa tạo niềm tin cho các đối tượng tham gia, cũng vừa tạo được những sản phẩm nhà ở nhanh nhất cho thị trường.

Trả lời trên báo chí mới đây, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp có thể làm, người mua hoàn toàn có thể mua được nhà (ngân hàng hỗ trợ vay) kèm theo điều kiện “nếu nhà nước giao đất hoặc thu tiền sử dụng đất thấp để chi phí đất chỉ chiếm khoảng 10% giá trị căn hộ”, thủ tục hành chính nhanh để không bị đội giá và “chất lượng cần phải quy định cụ thể”. Tuy vậy, loại hình căn hộ này cần phải ràng buộc về chất lượng, cơ sở hạ tầng.

Bàn về câu chuyện này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM đã có những đề xuất liên quan. Cụ thể, ông Châu đề xuất có thể giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án nhà ở thương mại giá thấp (trường hợp chủ đầu tư dự án đã nộp tiền sử dụng đất, thì được hoàn trả 50% tiền sử dụng đất); được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được giao thuê đất.

Hiệp hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách ưu đãi thuế đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp, cụ thể là được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; còn đối với dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê (100% căn hộ dùng để cho thuê) được giảm 70% thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, ông Châu cũng đề xuất “nâng trần” giá bán nhà ở thương mại giá thấp tại Hà Nội và Tp.HCM lên tối đa 25 triệu đồng/m2 để đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp tham gia đầu tư. Bởi thực tế, giá nhà đất tại các đô thị lớn hiện tại đã có khung giá khá cao.



Hạ Vy

[ad_2]

EVFTA khiến nhu cầu thuê khu công nghiệp tăng cao, phía Bắc là tâm điểm đầu tư

[ad_1]

Báo cáo từ CBRE Việt Nam cho biết, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ thúc đẩy những biến chuyển tích cực cho thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp trong nước. Xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cùng với làn sóng vốn ngoại đổ bộ vào lĩnh vực sản xuất sẽ kéo theo nhu cầu cho thuê các sản phẩm BĐS công nghiệp (đất và nhà xưởng xây sẵn) ngày càng tăng cao.

Theo ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Giao dịch – Dịch vụ BĐS Công nghiệp của CBRE Việt Nam, hiệp định thương mại này sẽ góp phần rất lớn đến bức tranh kinh tế của Việt Nam, đồng thời tạo động lực hồi phục sau đại dịch Covid-19. Đặc biệt những thành quả trong công tác phòng chống dịch thời gian qua sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đón làn sóng dịch chuyển của các công ty sản xuất từ Trung Quốc sang.

Ông Hiếu cho biết thêm, trước đây CBRE Việt Nam nhận thấy yêu cầu thuê từ các công ty châu Âu còn hạn chế, tuy nhiên, ông tin rằng nhu cầu thuê BĐS công nghiệp từ các công ty này sẽ tăng lên trong thời gian sắp tới. CBRE cũng dự đoán nhu cầu thuê sẽ chủ yếu đến từ các nhóm ngành như máy móc và thiết bị (Phụ tùng/Linh kiện ô tô), Thiết bị điện tử và may mặc.

CBRE Việt Nam: EVFTA khiến nhu cầu thuê khu công nghiệp tăng cao, phía Bắc là tâm điểm đầu tư - Ảnh 1.

Các ngành nghề liên quan đến Phụ tùng/Linh kiện ô tô được kì vọng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA. CBRE nhận thấy các nhà cung ứng cấp 1 đang mở rộng nhanh chóng tại thị trường Việt Nam, điển hình như Bosche, Schaeffler, Mitsubishi Motors, Yazaki, Daimler… Hơn nữa, Việt Nam là đất nước có dân số lớn thứ 3 trong khối ASEAN với 96 triệu dân. GDP trên đầu người tại Việt Nam đạt trung bình là 3.500 USD trong năm 2019, vượt qua tiêu chuẩn 3.000 USD của một người có thể sở hữu xe ô tô (theo Thời báo Nikkei).

Thị trường BĐS công nghiệp cũng vì thế mà được dự đoán sẽ hoạt động rất tốt trong những năm tiếp theo nhờ vào sự hạn chế nguồn cung (đất, nhà xưởng xây sẵn và nhà kho) trong bối cảnh nhu cầu từ các công ty lắp ráp, phụ tùng và mua bán ô tô tăng nhanh. Các cụm công nghiệp nằm gần cảng hoặc gần cụm sản xuất ô tô sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mới.

Các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng và Hải Dương được dự kiến sẽ trở thành tâm điểm đầu tư trong tương lai. Các tỉnh phía Nam như Long An và TP Vũng Tàu với lợi thế thuận tiện di chuyển đến cảng Hiệp Phước và Cái Mép cũng hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, CBRE Việt Nam cũng chỉ ra những rủi ro tiềm tàng. Việc chuyển dịch sản xuất vào Việt Nam một cách đột ngột sẽ có thể dẫn đến việc tắc nghẽn do thị trường đang rất khan hiếm nguồn cung. Các nhà đầu tư cũng sẽ không có đủ thời gian để cung cấp ra thị trường các sản phẩm phục vụ công nghiệp có chất lượng do công tác này tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt là về các thủ tục pháp lý. Thêm vào đó, việc thiếu nguồn nhân lực tạm thời và hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế sẽ là những rào cản của Việt Nam đến triển vọng tăng tưởng của thị trường bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn.

Đối mặt với các thách thức trên, nhà đầu tư đã có sẵn quỹ đất sạch nên tăng tốc trong việc xây dựng nhà xưởng để chuẩn bị cho những cơ hội mở rộng mới. Ngoài ra, các nhà đầu tư mới vào hoặc đang quan tâm đến thị trường cần phải chủ động ngay để nắm bắt những cơ hội phát triển hiếm có này. Chính phủ cũng nên tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết những bất cập trên nhằm đảm bảo việc tối đa hóa lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước từ hiệp định tự do thương mại này.

EVFTA được ký vào ngày 8/6 và dự kiến bắt đầu có hiệu lực kể từ đầu tháng 8 tới đây. Hiệp định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước khối châu Âu với nhiều ưu đãi như xóa bỏ hàng rào thuế quan, thống nhất các nội dung liên quan đến thủ tục hải quan và phòng vệ thương mại, cam kết mở cửa mua sắm hàng hóa và dịch vụ công của các Bộ, ngành trung ương. Hiệp định mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ cao, đồng thời tăng cường thu hút dòng vốn ngoại vào nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ước tính trong 5 tháng đầu năm, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên cả nước thu hút khoảng 390 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 4,3 tỷ USD. Tổng số dự án ĐTNN được nâng lên khoảng 9.850 với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 194 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt trên 70%. 



Khổng Chiêm

[ad_2]

Ông chủ 3 sân golf vừa được Thủ tướng phê duyệt là ai?

[ad_1]


Hé lộ danh tính 3 ông chủ sân golf vừa được phê duyệt chủ trương đầu tư (Ảnh: Internet)

Ngày 15/6, thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kí các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư ba dự án sân golf, cụ thể:

Sân golf Việt Yên

Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân golf Việt Yên tại các xã Hương Mai và Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. CTCP Đầu tư Golf Trường An là nhà đầu tư dự án. Mục tiêu của Dự án là xây dựng sân golf 36 hố và khu phụ trợ, khu biệt thự cho thuê. Diện tích khu đất là 140 ha. Vốn đầu tư của Dự án là 1.214 tỷ đồng, thời hạn hoạt động 50 năm.

Ông chủ 3 sân golf vừa được Thủ tướng phê duyệt là ai? - Ảnh 1.
Ông Trần Văn Dĩnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Golf Trường An (Ảnh: Internet)

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Golf Trường An được thành lập ngày 29/8/2018, có địa chỉ tại thôn Dĩnh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Doanh nghiệp có vốn điều lệ là 250 tỷ đồng và do ông Trần Văn Dĩnh làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, ông Trần Văn Dĩnh đang là Tổng giám đốc/Người đại diện theo pháp luật CTCP đầu tư và Phát triển Trường An. Doanh nghiệp này chính thức đi vào hoạt động ngày 25/10/2004, và có địa chỉ tại khu Phú Thọ, thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Sau khi thành lập, CTCP đầu tư và Phát triển Trường An hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, cho thuê máy móc, kinh doanh bất động sản, đóng tàu biển…

Đáng chú ý, ông Dĩnh cũng đang nắm vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP golf Trường An (Hà Nam), chủ đầu tư dự án sân golf Kim Bảng tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng.

Sân golf này có diện tích hơn 198 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Với giới đầu tư, đây được xem là bước chuyển mình sang đầu tư lĩnh vực sân golf và khu nghỉ dưỡng của CTCP golf Trường An.

Hồi tháng 2/2020, CTCP golf Trường An đã có hồ sơ đề xuất gửi UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện dự án sân golf Hồ Núi Cốc tại xã Phúc Xuân và xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên.

Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư 956 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của nhà đầu tư 191 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 756 tỷ đồng.

Khu đất được đề xuất xây dựng có diện tích khoảng 130,6ha, trong đó, đất dành cho quy hoạch sân golf khoảng 123 ha; đất dành cho vùng bảo vệ cảnh quan và dự trữ phát triển khoảng 7,66 ha.

Nhà đầu tư cho biết dự án không sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ năng suất thấp), đất màu, đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị để xây dựng sân golf. Dự án sử dụng một phần diện tích đất ở nông thôn là 8,95ha.

Dự kiến dự án sẽ được đầu tư trong 36 tháng kể từ khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.

Sân golf Phúc Tiến

Dự án Sân golf Phúc Tiến do CTCP golf An Việt Hòa Bình là nhà đầu tư. Dự án được thực hiện tại xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích khu đất là 200 ha, trong đó, diện tích thực hiện dự án Sân golf Phúc Tiến là 188,25 ha. Vốn đầu tư hơn 1.137,025 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, CTCP golf An Việt Hòa Bình thành lập ngày 4/3/2015, đóng trụ sở tại xã Quang Tiến, TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình.

Tính đến tháng 7/2017, vốn điều lệ doanh nghiệp đạt 260 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng An Việt (95%), Nguyễn Thị Minh Phượng (2%), Nguyễn Văn Phương (3%).

Ông chủ 3 sân golf vừa được Thủ tướng phê duyệt là ai? - Ảnh 2.
Ông Nguyễn Kháng Chiến (Ảnh: Internet)

Được biết, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc/Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Kháng Chiến. Tại CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng An Việt, ông cũng là cổ đông lớn khi nắm 40% vốn doanh nghiệp, 2 cổ đông còn lại của Hạ tầng An Việt được công bố là: Nguyễn Văn Phương (5%) và Nguyễn Minh Phượng (5%).

Ông Nguyễn Kháng Chiến không phải cái tên quá xa lạ với giới đầu tư. Ông được biết đến là một trong những người “tiên phong” trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị… dưới cái tên Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh (tiền thân của CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam – PPCAT).

PPCAT đang sở hữu một số dự án khu công nghiệp đáng chú ý như: KCN Yên Quang Hòa Bình với tổng diện tích lập quy hoạch là 200,1 ha (xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc quy mô 287,7 ha (Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc),…

Đặc biệt, PPCAT cũng đang sở hữu hệ thống các sân golf lớn như: Dự án sân golf Phúc Tiến Hòa Bình với quy mô 196,03 ha, tổng vốn 1.100 tỷ đồng (xã Phúc Tiến, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình); Dự án Sân golf Gia Khau 275 ha (xã Trung Mỹ, Huyện Bình Xuyên (giáp hồ La Khau) , tỉnh Vĩnh Phúc); Dự án Sân golf Bảo Ninh, Hải Ninh 200 ha (nằm trong Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, Quảng Bình); Dự án sân golf Bàn Long Vĩnh Phúc 100 ha (xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc).

Đáng chú ý, PPCAT là chủ đầu tư dự án Tổ hợp khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp Ánh Dương – Soleil Đà Nẵng, vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng bên bờ biển Mỹ Khê (diện tích 2,2 ha). Đây là khu tổ hợp, bao gồm khách sạn, condotel và chung cư gồm: 1 tòa khách sạn 5 sao 50 tầng; 3 tòa Condotel, trong đó 2 tòa 57 tầng và 1 tòa 50 tầng.

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, ông Nguyễn Kháng Chiến đang giữ chức Chủ tịch HĐQT PPCAT, nhưng không sở hữu cổ phần nào của doanh nghiệp.

Ngoài PPCAT, ông Nguyễn Kháng Chiến còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của CTCP bất động sản Điện lực Miền Trung (HOSE: LEC). Dù không trực tiếp nắm cổ phần LEC, nhưng ông Chiến là Tổng giám đốc tại Công ty TNHH Lemony Hà Nội, Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển và Xây dựng Việt Trung, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đoàn Linh Gia. Đây đều là các cổ đông lớn cùng nắm giữ với tỷ lệ 20,058% LEC. Tính ra, nhóm cổ đông liên quan tới ông Chiến đã sở hữu tổng cộng 60,174% vốn LEC.

Ngoài ra, doanh nhân người Vĩnh Phúc còn đứng tên hàng chục công ty khác có vốn điều lệ từ vài chục cho đến vài trăm tỷ đồng và thực hiện nhiều dự án lớn nhỏ rải rác khắp Bắc – Trung – Nam.

Dự án Sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang

CTCP golf Trường An Lục Nam là nhà đầu tư dự án Sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang. Địa điểm thực hiện dự án tại các xã Chu Điện, Khám Lạng và Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Mục tiêu của Dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, với mục tiêu phát triển du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao cũng như phát triển phong trào thể thao địa phương. Vốn đầu tư của Dự án là 739,727 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của Dự án là 50 năm.



Hữu Bật

[ad_2]

Bộ Xây dựng đề xuất cho phép người nước ngoài được mua bất động sản du lịch

[ad_1]

Cụ thể, Bộ Xây dựng cũng đưa ra giải pháp về việc sửa đổi, bổ sung Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một toà nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam.

Được biết, liên quan đến đề xuất này, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) mới đây cũng đã có văn bản cá nhân nước ngoài chỉ được mua nhà ở, không được mua các loại hình bất động sản khác như bất động sản du lịch trong khi nhu cầu thực tế của cá nhân nước ngoài đối với loại hình sản phẩm này là rất lớn.

VNREA cho rằng cho phép cá nhân nước ngoài mua công trình xây dựng không phải là nhà ở như bất động sản du lịch sẽ góp phần thu hút nguồn vốn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản này và vẫn có thể quản lý bằng các quy định về điều kiện, thủ tục mua bất động sản của người nước ngoài tương tự như quy định đối với nhà ở.

Chính vì thế, VNREA kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi khoản 2 Điều 14 Luật kinh doanh bất động sản theo hướng cho phép cá nhân nước ngoài được mua các bất động sản khác không phải là nhà ở. Bổ sung vào Luật Kinh doanh bất động sản quy định về điều kiện mua, thuê mua, thuê các loại bất động sản không phải nhà ở của cá nhân nước ngoài.

Quan sát thực tế trên thị trường hiện nay, số người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là khách hàng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản…Sức hấp dẫn của BĐS Việt Nam được Savills giải thích bởi giá bán còn thấp, tiềm năng lợi nhuận cao, sản phẩm chất lượng cao với sự tham gia của các nhà phát triển uy tín.



Thanh Ngà

[ad_2]

“Bỏ ngoài tai” lời của Kusto và The8th, Coteccons không đưa tờ trình miễn nhiệm ông Nguyễn Bá Dương vào họp Đại hội cổ đông

[ad_1]

Công ty cổ phần xây dựng Coteccons vừa công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông năm 2020. Đáng chú ý, tài liệu đại hội cổ đông không có tờ trình về việc bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Bá Dương và Tổng giám đốc Nguyễn Sỹ Công, như yêu cầu của cổ đông lớn The8th Pte Ltd.

Thay vào đó là sự xuất hiện của tờ trình cổ đông “Miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát không có đủ điều kiện và tiêu chuẩn làm kiểm soát viên”. 2 thành viên Ban Kiểm soát dự kiến bị miễn nhiệm là ông Luis Fernando Garcia Agraz và ông Đặng Hoài Nam.

Coteccons cho biết, ông Luis Fernando Garcia Agraz không phải là kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp và làm việc chuyên tách tại công ty. Còn ông Đặng Hoài Nam vẫn giữ các chức vụ quản lý công ty trước và trong thời gian làm thành viên Ban Kiểm soát, không phù hợp với quy định.

Được biết, ông Luis Fernando Garcia Agraz từ năm 2014 đã giữ vị trí Giám đốc Kế hoạch mảng xi măng và hiện nay là Giám đốc điều hành Công ty TNHH Kusto Management Việt Nam. Đến tháng 6/2017, ông được bầu làm Trưởng Ban Kiểm soát Coteccons nhiệm kỳ 2017 – 2022.

Mới đây chính Trưởng Ban kiểm soát Luis Fernando Garcia Agraz đã làm đơn kiến nghị gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM tố cáo hàng loạt hành động mà ban này cho là trái luật pháp của ban lãnh đạo Coteccons; đề nghị tiến hành công bố thông tin sai phạm theo quy định.

Theo thông tin trên VnExpress, việc Hội đồng quản trị Coteccons không đưa tờ trình bãi nhiệm ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công là do Hội đồng quản trị cho rằng những cáo buộc từ phía cổ đông The8th không có căn cứ, không có cơ sở pháp lý, nên yêu cầu bổ sung tờ trình không được chấp thuận.

Theo thông tin từ phía Coteccons, nhóm Kusto – The8th – Thành Công – Ma Dao Trading hiện đang nắm tổng cộng 45,87% vốn Coteccons. Mới đây, nghị quyết đại hội cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản của Coteccons về việc họp đại hội cổ đông trực tuyến đã không được thông qua, khi 14 cổ đông nắm 51,07% tỷ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết đã bỏ phiếu phủ quyết. Trong khi đó, 255 cổ đông tán thành họp trực tuyến lại chỉ nắm 29,4%.

Về sản xuất kinh doanh, Coteccons đặt mục tiêu doanh thu 16.000 tỷ đồng năm 2020, giảm 33% so với năm trước và thấp nhất 5 năm.

Bỏ ngoài tai lời của Kusto và The8th, Coteccons không đưa tờ trình miễn nhiệm ông Nguyễn Bá Dương vào họp Đại hội cổ đông - Ảnh 1.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 600 tỷ đồng, giảm gần 16% so với năm trước, thấp nhất 6 năm.

Bỏ ngoài tai lời của Kusto và The8th, Coteccons không đưa tờ trình miễn nhiệm ông Nguyễn Bá Dương vào họp Đại hội cổ đông - Ảnh 2.



Hà My

[ad_2]

Bất động sản công nghiệp Việt Nam sắp đón sóng đầu tư lớn từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)

[ad_1]

Theo đó, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ thúc đẩy những biến chuyển tích cực cho thị trường bất động sản công nghiệp trong nước. Xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, cùng với làn sóng vốn ngoại đổ bộ vào lĩnh vực sản xuất sẽ kéo theo nhu cầu cho các sản phẩm bất động sản công nghiệp (đất và nhà xưởng xây sẵn) ngày càng tăng cao.

Theo ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ Phận Tư Vấn & Giao Dịch – Dịch Vụ BĐS Công nghiệp của CBRE Việt Nam: “Hiệp định thương mại này sẽ góp phần rất lớn đến bức tranh kinh tế của Việt Nam, đồng thời tạo động lực hồi phục sau đại dịch COVID-19. Đặc biệt những thành quả trong công tác phòng chống dịch thời gian qua sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đón làn sóng dịch chuyển của các công ty sản xuất từ Trung Quốc sang.”

Ông Hiếu cho biết thêm: “Trước đây, CBRE Việt Nam nhận thấy yêu cầu thuê từ các công ty châu Âu còn hạn chế, tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp từ các công ty này sẽ tăng lên trong thời gian sắp tới. CBRE cũng dự đoán nhu cầu thuê sẽ chủ yếu đến từ các nhóm ngành như máy móc & thiết bị (Phụ tùng/Linh kiện ô tô), thiết bị điện tử và may mặc”.

Các ngành nghề liên quan đến Phụ tùng/Linh kiện ô tô được kì vọng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA. CBRE nhận thấy các nhà cung ứng cấp 1 đang mở rộng nhanh chóng tại thị trường Việt Nam, điển hình như Bosche, Schaeffler, Mitsubishi Motors, Yazaki, Daimler, v..v..

Hơn nữa, Việt Nam là đất nước có dân số lớn thứ 3 trong khối ASEAN với 96 triệu dân. GDP trên đầu người tại Việt Nam đạt trung bình là 3.500 USD trong năm 2019, vượt qua tiêu chuẩn 3.000 USD của một người có thể sở hữu xe ô tô (theo Thời báo Nikkei).

Thị trường bất động sản công nghiệp cũng vì thế mà được dự đoán sẽ hoạt động rất tốt trong những năm tiếp theo nhờ vào sự hạn chế nguồn cung (đất, nhà xưởng xây sẵn và nhà kho) trong bối cảnh nhu cầu từ các công ty lắp ráp, phụ tùng và mua bán ô tô tăng nhanh. Các cụm công nghiệp nằm gần cảng hoặc gần cụm sản xuất ô tô sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư mới.

Các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng và Hải Dương được dự kiến sẽ trở thành tâm điểm đầu tư trong tương lai. Các tỉnh phía Nam như Long An và thành phố Vũng Tàu với lợi thế thuận tiện di chuyển đến cảng Hiệp Phước và Cái Mép cũng hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, khi cơ hội được mở ra thì cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng. Việc chuyển dịch sản xuất vào Việt Nam một cách đột ngột sẽ có thể dẫn đến việc tắc nghẽn do thị trường đang rất khan hiếm nguồn cung.

Các nhà đầu tư cũng sẽ không có đủ thời gian để cung cấp ra thị trường các sản phẩm phục vụ công nghiệp có chất lượng do công tác này tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt là về các thủ tục pháp lý. Thêm vào đó, việc thiếu nguồn nhân lực tạm thời và hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế sẽ là những rào cản của Việt Nam đến triển vọng tăng tưởng của thị trường bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn.

Đối mặt với các thách thức trên, nhà đầu tư đã có sẵn quỹ đất sạch nên tăng tốc trong việc xây dựng nhà xưởng để chuẩn bị cho những cơ hội mở rộng mới. Ngoài ra, các nhà đầu tư mới vào hoặc đang quan tâm đến thị trường cần phải chủ động ngay để nắm bắt những cơ hội phát triển hiếm có này. Chính phủ cũng cần tìm ra những biện pháp phù hợp để giải quyết những bất cập trên nhằm đảm bảo việc tối đa hóa lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước từ hiệp định tự do thương mại này.



Nam Phong

[ad_2]

Hướng đi nào cho các trung tâm thương mại và siêu thị bán lẻ hậu Covid-19?

[ad_1]

Trước những tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, và trong mọi ngóc ngách của cuộc sống thường nhật, ngành công nghiệp bán lẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là với các siêu thị hay các trung tâm thương mại.

Trong thời gian gần đây, thị trường chứng kiến sự ra đi hay đóng cửa các chi nhánh của nhiều ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ, như Auchan, Parkson, Big C…Sự thất bại này có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến ở đây là sự thay đổi thị hiếu của người mua, sự cạnh tranh thị trường khi rất nhiều trung tâm mua sắm đã được xây dựng thành công với mô hình mới, hợp thời, bắt kịp xu thế cùng với các khách thuê/thương hiệu hấp dẫn… Ngoài ra, có thể tính đến sự cứng nhắc trong chiến lược phát triển đã khiến các nhà đầu tư và vận hành các trung tâm mua sắm thương mai bị đứng lại phía sau, giảm lợi thế cạnh tranh của họ với các đối thủ khác.

Theo bà Trần Thị Thu Hà, quản lý Bộ phận cho thuê bán lẻ Savills, hầu hết các ngành hàng trong ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung theo một lẽ tự nhiên luôn cần sự đổi mới và sáng tạo để thích ứng với thị hiếu thường xuyên biến đổi của người tiêu dùng.

Các trung tâm thương mại hay chuỗi siêu thị bán lẻ vẫn có thể thành công tại thị trường nếu họ thực hiện một chiến lược phát triển đúng đắn. Trên thị trường còn có nhiều các mô hình bán lẻ đang hoạt động tốt như Takashimaya tại Tp.HCM hoặc Robins tại Hà Nội. Các công ty này đang có các bước cải tiến về hình thức, mô hình và cách thức hợp tác với các khách thuê khác nhau để phù hợp với thị trường. Hay như với TTTM Parkson trên đường Lê Thánh Tôn, Quận 1, với vị trí độc tôn và đông đúc cùng với kế hoạch cải tạo xây dựng và trang trí, vẫn đang thu hút nhiều khách thuê, đặc biệt trong đó là Uniqlo đã mở cửa hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam tại đây.

Bên cạnh đó, các thương hiệu thời trang lớn trước giờ vẫn tập trung vào cả bán hàng trực tuyến và tại các cửa hàng truyền thống, nhưng có một kết quả không thể phủ định rằng, đối với ngành thời trang (cao cấp, trung cấp, thương hiệu lớn), doanh số tại các cửa hàng vẫn chiếm ưu thế so với bán hàng trực tuyến, với 70-80% tổng doanh thu.

Khách hàng ngày nay không chỉ chọn sản phẩm vì các đặc điểm nội tại của sản phẩm như chất lượng hay là thiết kế, mà còn nghĩ đến những cảm nhận và giá trị họ có thể nhận được từ sản phẩm hoặc thương hiệu, đó là lý do tại sao mà các thương hiệu lớn đã thay đổi mô hình của họ để đáp ứng với nhu cầu này, ngày trở nên hấp dẫn hơn và  có nhiều sự tương tác hơn với khách hàng. Như việc thiết kế, trang trí các mô hình đặc sắc tại cửa hàng, cung cấp trải nghiệm độc quyền cho khách hàng của họ khi họ mua sắm tại cửa hàng, đào tạo nhân viên, tăng cường khuyến mãi, mời KOLs đến cửa hàng… Những trải nghiệm này khách hàng khó có thể tìm thấy được trên các kênh trực tuyến.

Theo Savills, ngoại trừ một số ngành nghề khác đang vận dụng triệt để và tối ưu kênh trực tuyến như sử dụng ứng dụng và hệ thống giao đặt hàng trực tuyến , có xu hướng giảm tương tác dần tại các cửa hang kinh doanh thì các thương hiệu thời trang vẫn đang phải cân bằng giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tối đa hóa lợi nhuận khi kênh bán hàng tại cửa hàng vẫn đang chiếm ưu thế. Và đây chính là cơ hội dành cho các TTTM và siêu thị bán lẻ có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt ở dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 vẫn đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của cuộc sống, trong phân khúc bán lẻ, hầu hết các TTTM và cả siêu thị tbasn lẻ đều có chính sách hỗ trợ khách thuê với việc giảm giá mặt bằng thuê từ 30% đến 100% để giữ chân khách thuê. Nếu Covid 19 kéo dài lâu hơn trên phạm vi toàn thế giới, giả sử là 3 tháng nữa thì khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ rơi vào tình trạng phá sản, dẫn tới việc bỏ mặt bằng kinh doanh, và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính của công ty không vững vàng.

Trừ một số ngành có thể tận dụng phát triển ở đại dịch này như các ngành về Chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, Sản phẩm thiết yếu, dịch vụ giao hàng siêu thị, mặt hàng ăn uống bình dân… số còn lại đang vật lộn căng thẳng để tiếp tục tồn tại.

Tiến Sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam cho rằng, chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của các nhà phát triển trung tâm thương mại. Đó sẽ là những kế hoạch kinh doanh, định vị thương hiệu, định vị khách thuê, hay áp dụng các công cụ tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix), đa dạng hóa sản phẩm…Bên cạnh đó là việc kết hợp và tăng cường mua bán online để đảm bảo được doanh thu và chi phí hoạt động của các doanh nghiệp đó tại thị trường Việt Nam.



Phương Nga


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

[ad_2]

Thêm một vụ thâu tóm ly kỳ liên quan đến công ty địa ốc từng thuộc sở hữu của Báo Tuổi trẻ nhìn từ tâm tư của người sáng lập

[ad_1]

Mùa Đại hội cổ đông 2020, thị trường dậy sóng trước căng thẳng nảy lửa giữa ban lãnh đạo Xây dựng Coteccons (CTD) – những người một tay nuôi lớn doanh nghiệp và nhóm cổ đông lớn Kusto. Sự việc có lẽ không quá mới mẻ, khi chúng ta từng chứng kiến xung đột lợi ích giữa Ba Huân với nhóm VinaCapital năm 2018, hay hệ quả không thể thông qua Nghị quyết Đại hội 2019 của Eximbank dù được tổ chức lại nhiều lần.

Ở tuổi xế chiều, ông Trần Minh Đức – cựu lãnh đạo, cựu sáng lập viên, cựu cổ đông… Thế Kỷ 21 đã viết tâm thư dài, tự sự từ những ngày đầu xây gạch đến chuyện bị thâu tóm của CTCP Thế kỷ 21 – tiền thân là Công ty TNHH Tuổi Trẻ.

Ông Trần Minh Đức là Cựu Chủ tịch HĐQT kiêm cựu Uỷ viên HĐQT Công ty. Sau đó, em ruột ông Trần Công Tuấn lên thay thế vị trí Chủ tịch HĐQT. Được biết, ông Đức chính thức thoái sạch vốn C21 vào tháng 11/2019, ông Tuấn cũng đã từ chức khỏi ban lãnh đạo Công ty vào tháng 1/2020 và bán hết cổ phần nắm giữ.


Nội dung chính của bức tâm thư:

Hội nghị công nhân viên đầu năm 1992, Ban Biên Tập nhận định trang quảng cáo Tuổi Trẻ sẽ tăng trưởng nhanh theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lợi nhuận đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển tờ báo và đảm bảo đời sống phóng viên, nhân viên. Đã đến lúc mọi hoạt động kinh doanh không thuộc chức năng của Báo phải có pháp nhân riêng. Cơ quan Báo Tuổi Trẻ chỉ quản lý phụ trang quảng cáo và xí nghiệp in Lê Quang Lộc.

Công ty TNHH Tuổi Trẻ ra đời chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện để cán bộ, phóng viên, nhân viên góp vốn kinh doanh cải thiện đời sống. Thời điểm đó, TPHCM chưa cấp phép thành lập loại hình công ty này cho cơ quan hành chánh sự nghiệp. Theo yêu cầu của UBND TP, Sở Tài Chánh cử chuyên viên kiểm tra toàn diện tài chánh Tuổi Trẻ từ năm 1979 đến 1992. Kết quả kiểm tra: Sở Tài Chánh xác nhận Báo Tuổi Trẻ không được Nhà nước cấp vốn, cũng không sử dụng vốn Nhà nước cấp cho hoạt động báo chí để làm vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh và vốn phát triển báo là vốn tự có, điều kiện để được cấp phép thành lập Công ty. Một điều bất ngờ: quỹ phúc lợi khen thưởng còn dư (tức cơ quan Tuổi Trẻ còn thiếu CBCNV) gần 4 tỉ đồng. Đó là số vốn CBCNV Tuổi Trẻ góp lần đầu thành lập Cty TNHH Tuổi Trẻ (đến 1997 đổi là Công ty CP Thế Kỷ 21), chiếm 50% tổng vốn điều lệ, 50% còn lại là của cơ quan Tuổi Trẻ.

Trụ sở Công ty là mái nhà chung của CBCNV. Dưới mái nhà đó luôn có sự tương thân, tương kính, tinh thần tự nguyện làm hết việc, không có kỷ luật gắt gao, không ai bị dọa đuổi. Suốt hơn 20 năm chỉ có 2 nhân viên bị đồng sự trong ban, phòng yêu cầu phải làm đơn xin thôi việc. Một người vì có lỗi mà không nhận. Một người vì dối trá, lười biếng, tránh việc.

Công ty đã tiết kiệm tối đa mọi khoản chi phí. Tổng chi phí thường dưới 50% doanh thu. Giờ nhìn lại tôi thấy có lỗi với các em, các cháu tôi ở Thế Kỷ 21, vì sự tiết giảm quá đáng. Năm 2003, khi hỏi để xếp lương cho anh L.V.N tôi nhận ra lương CBNV thấp quá. Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT 7 triệu, các P.TGĐ 6 triệu, tạp vụ bảo vệ 3 triệu(!).

Năm 2010, tôi đã chịu thiệt hơn 3,5 tỷ (gấp 1,5 lần tổng số lương tôi nhận được từ 1997) để phát hành cho được 2 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược trước khi lên sàn. Lần Công ty phát hành 1,5 triệu cổ phiếu với giá 25.000đ/cp, tôi đã buộc công đoàn và các cán bộ chủ chốt mua hết 800 ngàn “cổ phiếu ế”. Tôi kêu gọi anh em ở Tuổi Trẻ, các em cháu tôi ở Thế Kỷ 21: “Nay chịu khó xài cực một chút để mai khỏe”, nhưng vì bất cẩn, thiếu quan tâm, tôi đã bị kẻ lạ lừa quá dễ dàng đến ngớ ngẩn, tước đoạt hết tiền dành dụm mấy mươi năm của các Bạn rồi! Giá cổ phiếu C21 trên sàn giao dịch chỉ bằng 60- 65% giá trị sổ sách, bằng khoảng 25% giá trị thực của Công ty. Công ty Thế Kỷ 21 là con mồi rất dễ săn bắt thôn chiếm. Biết vậy mà không chịu nhớ!

Chiếm đoạt

Đầu năm 2018, Công ty bán ra 3 triệu cổ phiếu quỹ. Nhóm ông Minh Tuấn trả giá cao nhất đã mua được. Sau đó nhóm các nhà đầu tư này mua tiếp thêm cổ phiếu của Quỹ Đầu tư SAM, Quỹ Đầu tư Phần Lan, và toàn bộ số cổ phiếu của tôi đưa số lượng cổ phần nhóm này sở hữu lên hơn 30%. Tôi đồng ý bán hết cổ phiếu để có một số tiền kha khá thực hiện dự án xây dựng đạo tràng Phật giáo mà tôi ấp ủ từ nhiều năm trước, và cũng thấy đã tới lúc buông xả thảnh thơi. Đại Hội Cổ Đông tháng 4/2018 HĐQT đã đề cử ông Minh Tuấn vào HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023. Tôi đánh giá cao năng lực của Minh Tuấn nên đã phát biểu trước Đại hội rất tốt về ông này! Lúc đó, dù đã rời khỏi HĐQT và cũng không giữ chức vụ gì, nhưng tiếng nói của tôi còn khá nặng ký. Đại Hội đã bầu ông vào HĐQT, đâu ngờ mình đã góp phần lớn việc cõng rắn về cắn chính mình và anh em!

Quý 4/2019, Công ty Trần Minh An bán 700 ngàn và Báo Tuổi Trẻ bán hơn 900 ngàn cổ phiếu. Ông Minh Tuấn từ chối không mua. Công ty H.L.P đồng ý mua hết và có ý muốn mua thêm để đạt 20% tổng số cp lưu hành của Công ty. Dù không có bất kỳ nghi ngờ gì nhóm Minh Tuấn nhưng vì nguyên tắc cần có một nhân tố khác, tôi đã nhận lời sẽ đề xuất với HĐQT đề cử một người của H.L.P ứng cử vào HĐQT. Biết được tin này, ông Minh Tuấn lặng lẽ mua gom cổ phiếu Thế Kỷ 21. Khi sở hữu trên 50%, ông Minh Tuấn dọa H.L.P khiến nhà đầu tư này đang mua được một nửa số cổ phiếu cần mua thì ngưng, không dám mua nữa.

Đầu tháng 1/2020, ông Minh Tuấn gặp Chủ tịch HĐQT – ông Trần Công Tuấn chứng minh ông đã nắm hơn 50% cổ phiếu Thế Kỷ 21, yêu cầu ông Trần Công Tuấn rút, nếu không Đại Hội Cổ Đông sắp tới ông cũng phải ra khỏi HĐQT. Ông Trần Công Tuấn đã có ý định muốn nghỉ ngơi từ trước nên đồng ý, không ngờ đã mở cánh cửa cuối cùng cho kẻ cướp tràn vào nhà.

Miễn nhiệm, cho thôi việc

Ngày 08/01/2020 họp HĐQT, ông Trần Công Tuấn xin rút, không tham dự HĐQT. HĐQT còn 5 người (trong đó 3 người của ông Minh Tuấn), ông Minh Tuấn là Chủ tịch. Ngay trong ngày đó, ông Minh Tuấn đưa ra kế hoạch bố trí lại nhân sự đã soạn sẵn từ trước. Sáng hôm sau, ông Minh Tuấn gặp nhân viên hành chánh, thủ quỹ yêu cầu giao con dấu, các giấy tờ pháp lý của công ty. Ông nói ông là Chủ tịch HĐQT và đưa ra giấy thông báo do ông ký (đúng ra phải do ông Chủ tịch Trần Công Tuấn, chủ trì cuộc họp HĐQT ký) quyết định bãi nhiệm Tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hào, giấy bổ nhiệm ông làm Tổng giám đốc và vợ là bà Đỗ Thị Kim Oanh làm Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính cũng do chính ông ký. Lúc đó trừ 2 cán bộ đã dự họp chiều hôm trước, tất cả CBNV Công ty chưa ai biết việc thay đổi nhân sự này. Cô thủ quỹ nói phải có mặt Trưởng phòng kế toán tài vụ hoặc TGĐ đương nhiệm mới đồng ý bàn giao quỹ cho người khác. Cô thủ quỹ, bà Kim Oanh lớn tiếng tranh cãi nhau. Ông Minh Tuấn can vợ: không cần cãi vã, mình có tiền là có quyền việc gì cũng có thể giải quyết được hết. Ông răn đe cô thủ quỹ sẽ cho nghỉ việc vào ngày mai. Sáng hôm sau cô thủ quỹ nộp đơn xin thôi việc, bàn giao quỹ và tất cả sổ sách tài liệu xong, nghỉ luôn.

Việc to tiếng với nhân viên trong công ty lại tiếp tục lặp lại khi bà Kim Oanh buộc cô kế toán thanh toán bàn giao ID, password tất cả các tài khoản ngân hàng. Cô nhân viên này nói với bà Oanh chờ hôm sau Trưởng phòng Tài vụ vào sẽ trực tiếp bàn giao cho bà. Bà Oanh bắt đầu lớn tiếng rằng việc bàn giao chậm trễ là do các nhân viên có ý định biển thủ tiền và dằn mặt rằng nếu có chuyện đó xảy ra, bà sẽ truy ra từng người. Vì chứng kiến liên tục nhiều ngày liền những cảnh tượng to tiếng xảy ra khiến không khí làm việc trong công ty vô cùng căng thẳng và nhận thấy văn hóa công ty đã thay đổi, các nhân viên phòng kế toán lần lượt xin nghỉ việc.

Đúng bài bản của kẻ thôn tính chiếm đoạt: đầu tiên, thay hết những CBNV liên quan tiền bạc bằng người của mình.

Tiếp tục xua đuổi, Bà Kim Oanh nói với Trưởng Ban Kiểm Soát Kim Dung: Chúng tôi đã mua cổ phiếu của nhân viên Tuổi Trẻ rồi sao chị không làm đơn từ nhiệm đi. ĐHCĐ sắp tới, bị bãi miễn có gì hay? Cả đội bảo vệ cao ốc văn phòng Tuổi Trẻ gần chục người bị sa thải không báo trước ngày nào, phải rời cơ quan ngay, không được trợ cấp mất việc theo quy định. Lý do: lúc đầu là tái cơ cấu, sau là vì dịch covid 19. Nói dối! Từ đầu dịch đến lúc đó tất cả nhân viên đều phải vào cơ quan. Ai nghỉ bị trừ lương. Công việc thi công xây dựng ngoài trời, nắng, nhiệt độ cao Nhà nước có cấm đâu, trái lại yêu cầu đẩy nhanh tiến độ bảo đảm giải ngân đúng kế hoạch. Công ty hiện không có hàng để bán. Nếu không khởi công thực hiện một dự án nào, hai năm tới cũng sẽ không có sản phẩm nhà đất nào để bán. Tiền mặt hiện có 3-4 trăm tỉ. Vậy công ty Thế Kỷ 21 đang và sắp tới gặp khó khăn gì? Trong suốt những năm 2008 – 2015 khủng hoảng bất động sản kéo theo khủng hoảng tài chánh ngân hàng, Công ty Thế Kỷ 21 không sa thải một nhân viên nào. Trái lại, mỗi năm đều xét tăng lương cho CBNV, đều chia cổ tức cho cổ đông. Các em kéo nhau đi khiếu nại khắp nơi suốt gần tháng qua vẫn không được trả đồng nào. Sao có người đã quá giàu lại chiếm giữ nhúm tiền của người lao đông nghèo như vậy !

Tôi hỏi Minh Tuấn: “tại sao lại đối xử thô bạo vậy?”

Minh Tuấn: “mỗi người có cách làm nhân sự riêng. Giơ chân cao đá để xem phản ứng thế nào”.

Tôi hỏi: “để làm gì, lọc bỏ kẻ không ngoan phải không?”.

Vợ chồng Minh Tuấn không chỉ đá mà đã đá văng khỏi Thế Kỷ 21 80% những người đã gắn bó với công ty trên dưới 20 năm. Vậy là đã gần đạt kế hoạch thay máu cũ bất ổn bằng máu mới nhẫn nhục phục vụ vô điều kiện quyền lợi phe ta.

Đầu tư lớn vào Thế Kỷ 21 để làm gì?

Tôi hỏi Minh Tuấn: “Ông vào Thế Kỷ 21 để đầu tư kinh doanh bất động sản và tự nhận chưa có kinh nghiệm phát triển dự án nhà ở. Tôi giới thiệu bổ sung vào HĐQT một nhà đầu tư có gần 20 năm phát triển các dự án nhà ở sao ông quyết liệt chống đối, muốn một mình một cõi?”

Minh Tuấn nói: “Tôi không có ý định đầu tư các dự án phát triển nhà”

Tôi hỏi: “Chức năng chính của Thế Kỷ 21 là đầu tư kinh doanh phát triển nhà, ông không làm, vậy ông định vào Thế Kỷ 21 làm gì?”. Không có câu trả lời.

Minh Tuấn họp HĐQT bàn, quyết định chuyển mấy trăm tỉ vào một công ty liên doanh (sẽ hợp tác với Công ty khác thành lập) để mua các khách sạn hoặc cao ốc văn phòng. Nguyễn Mạnh Hào, TGĐ vừa bị bãi nhiệm hỏi mua cái gì, gút chưa, bài toán kinh tế thế nào? Nhưng HĐQT vẫn quyết. Nghe vậy tôi hỏi: chưa gút mua gì, chưa có các công ty liên doanh, vậy chuyển tiền đi đâu?.

Ông Tuấn đã nói nhiều quá mức cần thiết rằng ông sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hơn nữa. Bây giờ lại nói trái, làm ngược!

Đóng thuế như vầy làm sao giàu được

Sau khi xem qua các báo cáo tổng kết tài chánh nhiều năm về trước. Ông Minh Tuấn phán: Công ty này lạ thật, doanh thu không lớn lắm mà, mỗi năm đóng mấy chục tỷ tiền thuế, làm ăn thế này thì sao giàu được!

Việc dấu bớt doanh thu, chi phí kê khống lên, lãi thấp xuống, thậm chí biến lời thành lỗ, không nộp thuế hoặc áp dụng phương thức “hạch toán ngược” nộp rất ít xảy ra hà rầm ở nhiều Công ty TNHH và Công ty cổ phần do một hoặc vài cổ đông lớn nắm quyền quyết định tất cả. Dân làm ăn ai cũng biết chuyện thường ngày đó mà, chỉ là chúng tôi không làm thôi ông Minh Tuấn à! Tôi cũng biết đó là cách rất hiệu quả để biến cổ phiếu thành giấy lộn, cổ đông mất hết. Tất cả tài sản của Công ty thành sở hữu của người quản lý/cổ đông chi phối.

“Tôi đã trả đủ tiền. Tất cả là của tôi”

Minh Tuấn nói: “Tôi bỏ ra mấy trăm tỷ mà mua được tài sản 2.000 tỷ, tôi sẽ cố gắng thúc đẩy Công ty Thế Kỷ 21 tăng trưởng nhanh như anh Ba mong muốn, chớ sao tôi làm cho cổ phiếu Thế Kỷ 21 mất giá đến trở thành giấy lộn được. Tôi hứa sẽ mua cổ phiếu của tất cả anh em 40.000 đồng/cp”.

Ngay ngày hôm sau, có lẽ hối tiếc vì đã lỡ lời, anh ta nói lại nếu có mua thì chỉ giá 29.000 đồng/cp.

+ Minh Tuấn nói: “Tôi mua cổ phiếu anh chị Tuổi Trẻ không vì sợ báo chí mà vì tôi vốn có lòng nhân đạo và để giúp anh Ba khỏi mất uy tín với Tuổi Trẻ như anh đã nói”. Dù hơi bực, tôi vẫn nói cảm ơn.

+ Minh Tuấn nói với anh Hào (TGĐ vừa bị bãi nhiệm): Anh là con tin của tôi. Nếu ông Ba Lãng còn làm khó gây rắc rối thì tôi sẽ không mua một cổ phần nào của ông. Ngoài tôi chẳng có ai mua cổ phần của ông đâu. Ông sẽ mất hết. Nói ông Ba Lãng im đi, có tiền rồi, lo dưỡng già đi. Hơn tháng qua Hào không bán được một cổ phiếu nào cộng với việc nhân viên bị sa thải, chịu áp lực, căng thẳng, Hào bị nhồi máu cơ tim, may cấp cứu kịp thời.

+ Mười mấy năm qua, CBNV Công ty dành dụm tiền mua được hơn 500.000 cp, ông Tuấn xem số cổ phiếu đó là của cơ quan, tức là của nhóm ông ta. Thực ra Công ty chỉ sở hữu cổ phiếu quỹ thôi, làm gì có loại cổ phiếu nào khác. Hơn nữa số cổ phiếu này đã được lưu ký tại Trung tâm Lưu Ký Chứng Khoán với tên: Công Đoàn Cơ Sở Công ty CP Thế Kỷ 21.

+ Hằng năm, Ban Tổng giám đốc đều trích 5% tổng tiền lời sau thuế làm quỹ phúc lợi khen thưởng cho CBNV theo Nghị quyết của Đại Hội Đồng Cổ Đông phù hợp với Điều lệ Công ty. Mấy năm qua anh em Công đoàn đồng tình với Ban Tổng giám đốc chi thưởng ít một chút, dành dụm tồn được hơn 8 tỷ đồng, định sẽ thưởng lớn nhân Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Công ty. Mỗi nhân viên có một số tiền kha khá để nâng cấp nhà cửa bảo đảm điều kiện ăn ở tối thiểu. Những khoản chi khác của Công Đoàn đã có cổ tức mỗi năm (750 triệu đến 1,1 tỷ). Số tiền thuộc quỷ phúc lợi khen thưởng này ghi trong báo cáo tài chính là nợ phải trả ngắn hạn, đương nhiên chủ nợ là người lao động trong Công ty. Rõ ràng vậy nhưng ông Tuấn lúc đầu cho rằng tiền đó là của Công ty (mà anh ta đã mua và đã trả hết), tức là của nhóm ông Tuấn. Sau lại nói số tiền đó đã trích chuyển quỷ PLKT nhưng ông quyết chưa chi. Vậy khi nào ông chi, chi cho ai? Ông đã đuổi gân hết CBNV đã lao động tạo ra lợi nhuận cho Công ty và đồng ý dành dụm 4-5 năm qua để có số tiền khá lớn đó.

+ Ông Tuấn nói với Mạnh Hào: tôi mua một khách sạn đã trả hết tiền. Sau đó, người bán nay báo tôi phải trả thêm tiền giường, mai bảo phải trả thêm tiền máy lạnh, có hợp lý không. Vợ chồng nói với nhân viên cũ: Khi mua cổ phiếu của ông Ba Lãng, ông ấy đồng ý bán hết công ty cho tôi, bây giờ lại làm khó. Gần đây, bà Kim Oanh nói ( các nhân viên bị sa thải): ông Ba Lãng có mấy trăm tỉ đi gặp ổng mà đòi!

Trời ạ! chú Minh Tuấn ơi chú chú bịa chuyện để làm gì? Bôi đen tôi à? Ông đưa tôi mấy bao bố tiền? Tôi chưa lần nào đếm nổi một xấp 50 triệu toàn giấy 500 ngàn. Tôi luôn nhờ Cô thủ quỹ giúp đếm và chia ra xấp 5 triệu. Hay ông chuyển khoản? Ông chịu khó gom cho tôi xem vài ba giấy chứng nhận chừng 50 tỉ cũng được, không cần tới mấy trăm tỉ. Hay ông cố ý chọc tức để tôi theo Hào vào bệnh viện? Tôi là Ba Lãng (“Sum sum Ba Lãng kiêm thiên dũng” Thu Vịnh của Đỗ Phủ). Tôi chỉ là một gợn sóng nhỏ nhoi giữa đất trời trộn lẫn nhau, mịt mù không ranh giới. Tôi không quan tâm xem lọ nước sơn ông cầm đen hay trắng. Tôi chỉ cần gởi đến ông mấy dòng trên thôi.

xxx

Hơn 40 năm “làm kinh tế”: “20 năm kinh tế báo chí”; hơn 20 năm “kinh tế cải thiện đời sống”. Ngày nào cũng chuyện cơm áo gạo tiền, lời lỗ đến lúc ngao ngán mệt mỏi rồi. Đã có lần tôi nói chơi: hay là tụi mình bán hết, chia cho cổ đông mổi cổ phiếu khoảng 80 ngàn. Lũ già nghỉ khỏe. Chỉ chừa lại cao ốc Yoco, giao cho mấy cô cậu trẻ, ai làm cũng được miển là trung thực. Đây là cách dở nhà nhanh nhất! Không ông nào hưởng ứng. Bây giờ nghĩ lại: làm vậy lại hay! Bốn năm trước, tôi đã giã từ mọi chức vụ, vị trí công tác. Quỹ thời gian không còn bao nhiêu, tôi cần bắt đầu ngay những việc yêu thích từ lâu. Lớp em cháu đã sống, làm việc 15 đến 25 năm dưới mái nhà chung sẽ tiếp tục gìn giữ tài sản chung của Các Bạn. Có người có thể đi tiếp với Công ty 5-3 năm như Công Tuấn, 10 năm như Mạnh Hào, 15-20 năm như Tiên Đạt, Minh Tần, Anh Thư,… Họ tuy có nhược điểm là thiếu tham vọng, không thích mạo hiểm nhưng có đủ các phẩm chất tinh thần để truyền nối các giá trị tạo thành bản chất của Thế Kỷ 21. Những khuôn mặt mới trẻ trung, tài năng, nhiệt huyết và tham vọng, dám phiêu lưu sẽ được bổ sung vào đội ngũ cán bộ quản lý để đẩy nhanh tốc độ phát triển. Nhưng không ngờ lớp em cháu này của tôi giống như tôi, cũng ngu ngơ thiếu cảnh giác, quá dễ bị lừa, làm mất hết những gì mà các Bạn gởi cất giữ lại Công ty CP Thế Kỷ 21. Tôi xin lỗi!

Ký tên

Trần Minh Đức (Ba Lãng)”

Trên thị trường, khoảng 1 năm gần đây cổ phiếu C21 giao dịch khá biến động, hiện giao dịch tại mức 20.000 đồng/cp. Mới đây, Chứng khoán Bảo Việt vừa bán ra hơn 2,3 triệu cổ phiếu C21 và không còn là cổ đông lớn, thực hiện vào ngày 4/6/2020.

Theo kế hoạch, C21 sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 16/6.

 Thêm một vụ thâu tóm ly kỳ liên quan đến công ty địa ốc từng thuộc sở hữu của Báo Tuổi trẻ nhìn từ tâm tư của người sáng lập  - Ảnh 1.



PV

[ad_2]

Nở rộ công trình ‘cung điện, lâu đài’ tự hợp thửa đất liền kề ở Hà Nội

[ad_1]

Rộ công trình “cung điện, lâu đài” tự hợp khối, hợp thửa

Ghi nhận của PV tại dự án nhà ở thấp tầng quy hoạch tại ô E.2/NO11, phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty CP Hóa chất Nhựa làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 24.651m2 gồm 128 lô liền kề với các loại diện tích từ 96, 100, 114, 120, 150,160m2.

 Nở rộ công trình cung điện, lâu đài tự hợp thửa đất liền kề ở Hà Nội  - Ảnh 1.

Công trình tự hợp khối, hợp thửa trái phép như “cung điện, lâu đài” phá vỡ quy hoạch dự án nhà ở thấp tầng, phường Bồ Đề (quận Long Biên) do Công ty CP Hóa chất Nhựa làm chủ đầu tư.

Theo quy hoạch, mật độ xây dựng tại dự án là 70%, số tầng tối đa là 6 tầng, tuy nhiên thực tế tại đây xuất hiện những công trình tiến hành xây dựng như một “cung điện, lâu đài” có dấu hiệu vi phạm gộp từ các thửa đất vào nhau. Đơn cử trường hợp gộp thửa đất LK08 đến LK12 thành một khối công trình nguy nga.

Được biết, hiện công trình này vẫn đang được gấp rút hoàn thiện. Mặt ngoài các tầng của công trình được thiết kế hoa văn theo lối kiến trúc tân cổ điển khác biệt hoàn toàn với những dãy công trình liền kề được xây dựng theo thiết kế chung.

Trao đổi với PV, cán bộ tổ trật tự xây dựng phường Bồ Đề thừa nhận công trình “cung điện” gộp thửa (từ thửa đất LK08 – LK12) tại Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng quy hoạch tại ô E.2/NO11 do Công ty CP Hóa chất Nhựa làm chủ đầu tư có sai phạm.

“Có 2 ô đất liền kề gộp thửa và mặt kiến trúc hơi khác với các căn liền kề xung quanh như thế là sai. Khi phát hiện chúng tôi đã lập biên bản, đồng thời có văn bản yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh kiến trúc”, vị này nói.

Trong khi đó, liên quan đến công trình này ông Đặng Trần Phú – Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng quận Long Biên cho biết, đội đã có văn bản đôn đốc xử lý vi phạm: “Theo nguyên tắc, chủ đầu tư xây dựng phần thô theo dự án sau đó bàn giao cho người dân. Giờ người dân nhận nhà vào hoàn thiện, nếu có sai phạm về quy hoạch kiến trúc và liên quan đến cấp giấy chứng nhận thì thì trách nhiệm trước tiên thuộc chủ đâu tư dự án. Sau đó là trách nhiệm quản lý của UBND phường Bồ Đề. Phía đội QLTTXD quận cũng đã có văn bản đôn đốc phường về việc này”, ông Phú nói.

 Nở rộ công trình cung điện, lâu đài tự hợp thửa đất liền kề ở Hà Nội  - Ảnh 2.

Khu biệt thự liền kề dự án HC Golden City 319 Bồ Đề ngay cạnh dự án của Công ty CP Hóa chất Nhựa cũng xuất hiện một số công trình tự ý thay đổi kiến trúc mặt đứng không đúng với quy hoạch.

Cũng trên địa bàn phường Bồ Đề, tình trạng tương tự cũng diễn ra tại khu biệt thự liền kề thuộc dự án HC Golden City 319 Bồ Đề do Liên danh CT CP đầu tư xây lắp và thương mại Hùng Cường và CT TNHH một thành viên 319.3 làm chủ đầu tư, khi tại đây cũng xuất hiện nhiều ngôi biệt thự có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng, kiến trúc mặt ngoài khác biệt so với dãy nhà liền kề xung quanh.

Điệp khúc “phạt cho tồn tại”

Tại khu đô thị Trung Hòa-Nhân Chính (từng được coi là một trong những khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Hà Nội) với những dãy nhà liền kề lâu nay được quy hoạch theo khu phố đồng bộ với chiều cao trung bình 3 tầng + 1 tum, nhưng gần đây trở nên nên chật chội, ngột ngạt bởi sự xuất hiện ồ ạt những công trình có quy mô khủng, kiến trúc hoàn toàn khác biệt.

 Nở rộ công trình cung điện, lâu đài tự hợp thửa đất liền kề ở Hà Nội  - Ảnh 3.

Công trình nhà ở cao tầng tại khu N8A nằm trên đường Nguyễn Thị Thập (Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) có chiều cao vượt trội so với các nhà liền kề xung quanh. Công trình đã thi công xong phần thô với quy mô 9 tầng (gồm cả tầng hầm + tầng lửng + tum thang), trong khi Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt tại khu vực này chỉ là những công trình liền kề cao từ 3-4 tầng.

 Nở rộ công trình cung điện, lâu đài tự hợp thửa đất liền kề ở Hà Nội  - Ảnh 4.

Công trình 11N8A trên đường Nguyễn Thị Thập có kiến trúc như một tòa lâu đài “khủng”.

Điển hình là công trình 11N8A trên đường Nguyễn Thị Thập với chiều cao 9 tầng. Theo ghi nhận của PV, hiện công trình đã hoàn thiện với lối kiến trúc như một tòa lâu đài tráng lệ hoàn toàn khác biệt so với những nhà liền kề xung quanh. Công trình có dấu hiệu phá vỡ quy hoạch khu đô thị từng được coi là kiểu mẫu.

Hoạt động xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, xây sai thiết kế phá vỡ quy hoạch cũng diễn ra phổ biến ở những khu nhà ở thấp tầng như: Khu nhà liền kề thuộc dự án 378 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng; Khu đất ký hiệu TT5A thuộc KĐT mới Tây Nam Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai); Khu đô thị Văn Phú, Văn Khê (quận Hà Đông), Thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm), dự án Foresa Villa (quận Nam Từ Liêm); dự án Bắc Hà Tower – C37); dự án Five Star Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm).

Điều đáng nói, hầu hết những công trình vi phạm đến nay vẫn chưa được xử lý, cưỡng chế phần vi phạm. Trong khi đó tại nhiều nơi, chính quyền địa phương với điệp khúc “phạt cho tồn tại” gây bức xúc dư luận.

Trao đổi với PV, KTS Đào Ngọc Nghiêm – nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo quy định tại các dự án nhà ở, khu đô thị mới việc xây dựng các khu nhà liền kề, biệt thự phải tuân theo quy hoạch đồng bộ. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý của chủ đầu tư của chính quyền cơ sơ nên việc xuất hiện nhiều công trình kiểu “cung điện, lâu đài” băm nát quy hoạch, vi phạm trật tự xây dựng.

“Đã là dự án được phê duyệt thì phải tuân thủ cơ sở pháp lý cao nhất là quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Việc xây dựng phải tuân theo các tiêu chuẩn, bản thiết kế được duyệt đồng bộ. Thế nhưng thực tế, không chỉ ở riêng lẻ mà ngay các khu biệt thự, nhà liền kề nhiều nơi gần đây đã xây dựng không tuân theo quy định khi xây hết mật độ, hết khuôn đất nhô hẳn ra và không còn khoảng không gây mất mỹ quan cho cả khu”, ông Nghiêm phân tích.



Lâm Vỹ

[ad_2]

Nhóm nhà đầu tư KKR, Temasek vừa chi 650 triệu USD mua cổ phiếu Vinhomes

[ad_1]

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Vinhomes, một nhóm nhà đầu tư do KKR đứng đầu, trong đó có Temasek đã hoàn tất giao dịch mua lại một khoản đầu tư tại Công ty Cổ phần Vinhomes.

Nhóm nhà đầu tư KKR đã đầu tư tổng cộng 15.100 tỷ đồng (650 triệu USD), tương đương khoảng 6% cổ phần Vinhomes. Sau giao dịch, Tập đoàn Vingroup sẽ tiếp tục là cổ đông kiểm soát của Vinhomes. KKR đầu tư chủ yếu từ Quỹ châu Á III.

KKR là một công ty đầu tư toàn cầu hàng đầu, với nhiều hình thức đầu tư đa dạng, bao gồm vốn cổ phần tư nhân, năng lượng, cơ sở hạ tầng, bất động sản và tín dụng, với các đối tác chiến lược quản lý các quỹ phòng hộ.

Về phía Temasek, đây là một công ty đầu tư, sở hữu danh mục đầu tư trị giá 313 tỷ đô-la Singapore (tương đương 231 tỷ USD) tính đến ngày 31/03/2019.

Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 15/6, Vinhomes được giao dịch thỏa thuận hơn 201 triệu cổ phiếu, giá trị 15.100 tỷ đồng, tương đương mức giá 75.000 đồng/cổ phiếu. Giao dịch này đẩy thanh khoản trên sàn HOSE lên xấp xỉ 1 tỷ USD trong ngày 15/6.

Nhóm nhà đầu tư KKR, Temasek vừa chi 650 triệu USD mua cổ phiếu Vinhomes - Ảnh 1.

Năm 2020, Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu 97.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 31.000 tỷ đồng.

So với kết quả năm 2019, doanh thu Vinhomes dự kiến tăng trưởng 87% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 28%. Doanh thu 2020 bằng kết quả cả hai năm 2018 và 2019 cộng lại.

Theo kết quả kinh doanh quý 1/2020, Vinhomes đạt doanh thu thuần hơn 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 10.100 tỷ đồng. Lợi nhuận cao do doanh thu tài chính tăng vọt đến từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con đang sở hữu một phần trong một dự án bất động sản. Khoản doanh thu này chiếm hơn 7.500 tỷ đồng.



Hà My

[ad_2]