Cảnh báo tin giả về mở bán dự án nhà ở xã hội

[ad_1]

Ngày 23-6, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết thời gian qua, nhiều trang web môi giới bất động sản đăng tin “Bán chung cư giá rẻ Sun Home Đà Nẵng, Bán chung cư Sun Home Đà Nẵng,…”, với lời quảng cáo “Căn hộ Sun Home Đà Nẵng chính thức mở bán, giá chỉ từ 539 triệu đồng/ 1 căn. Vị trí đắc địa, nhiều căn đẹp, căn góc, có ban công rộng. chung cư đã có sổ đỏ, chủ quyền vĩnh viễn, mua bán tự do, có thể vào ở ngay”.

 Đà Nẵng: Cảnh báo tin giả về mở bán dự án nhà ở xã hội  - Ảnh 1.

Tin giả về mở bán dự án khu chung cư nhà ở xã hội trên các trang web môi giới bất động sản

Phản bác thông tin trên, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng có thông báo về phản ánh của công dân liên quan việc môi giới nộp hồ sơ mua, bán nhà mua nhà ở tại Dự án Nhà ở xã hội Khu dân cư An Hòa – Sun Home (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), do Công ty Cổ phần Mặt Trời làm chủ đầu tư.

Thông báo nêu rõ, trên địa bàn thành phố hiện chỉ có 1 dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu Công nghiệp Hòa Khánh (Công ty Cổ phần Địa ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước làm chủ đầu tư) đang tiếp nhận hồ sơ mua chung cư 2 khối nhà E3, E4.

“Sở Xây dựng chưa nhận được bất kỳ thông báo tiếp nhận hồ sơ về việc mua, bán nhà ở xã hội nào của chủ đầu tư liên quan đến Khu dân cư An Hòa – Sun Home. Đề nghị người dân tìm hiểu kỹ thông tin về việc mua, bán tại dự án này”.

 Đà Nẵng: Cảnh báo tin giả về mở bán dự án nhà ở xã hội  - Ảnh 2.

Dự án Nhà ở xã hội Khu dân cư An Hòa – Sun Home tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng khẳng định công dân có nhu cầu và đủ điều kiện mua nhà ở xã hội đều có quyền nộp hồ sơ theo quy định, kể từ ngày chủ đầu tư có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà tại dự án.

Thông tin sẽ được công khai trên rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và được Sở Xây dựng đăng tải chính thức trên website của Sở Xây dựng tại địa chỉ: https://sxd.danang.gov.vn.

“Thủ tục đăng ký mua nhà ở xã hội từ lúc nộp hồ sơ tại chủ đầu tư đến lúc có kết quả phê duyệt hoàn toàn không tốn phí bất kỳ chi phí nào, không thông qua môi giới nộp hồ sơ, mua bán dưới mọi hình thức. Trường hợp cá nhân thông qua môi giới mất chi phí thì hoàn toàn tự chịu trách nhiệm” – thông báo nêu rõ.



Q.Luật

[ad_2]

Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán

[ad_1]

Phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội) dài chưa đầy 300 mét, nhưng là con phố phồn hoa bậc nhất ở Thủ đô với những cửa hàng luôn tấp nập kẻ đến, người đi.

Thế nhưng, ít ai biết được rằng phía sau sự ồn ào, tấp nập đó là những ngôi nhà cổ kính làm ngưng đọng thời gian. Điển hình như ngôi nhà số 72, do ông Nguyễn Thái An (77 tuổi) là chủ.

Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 1.

Phố Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Căn nhà 3 tầng cổ kính có diện tích hơn 200 mét vuông được xây dựng từ thế kỷ trước.Trải qua năm tháng mọi đồ vật trong nhà cũng như toàn bộ kiến trúc vẫn được ông An gìn giữ.

Từ cầu thang lên các tầng, cho đến các màu sơn từ các cửa sổ và các vật dụng trong nhà như sập gụ, quạt trần… đều nhuốm màu thời gian, chính điều đó càng toát lên vẻ cổ kính và bề thế của ngôi nhà.

Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 2.

Căn biệt thự kiểu Pháp của gia đình ông An, hiện tầng 1 là tiệm may Tiến Ngọc.

Theo lời kể của ông An trước đây, gia đình ông là một nhà buôn giàu nức tiếng ở phố Hàng Đào, bản thân ông cũng như các anh chị em trong gia đình hễ đi đâu cũng có xe đưa rước.

Hồi còn nhỏ, mỗi anh em đều có một bà vú chăm sóc riêng. Lên 3 – 4 tuổi, bố mẹ ông An mời những giáo viên giỏi nhất đất Hà Thành về dạy chữ – nhạc – họa – võ cho các con.

Ông An là con cả trong gia đình có 12 anh em. Cha ông là cụ Nguyễn Văn Lợi, một nhà buôn tơ lụa giàu có nổi tiếng ở phố cổ Hàng Đào thời đó.

Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 3.
Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 4.
Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 5.
Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 6.

Cận cảnh căn biệt thự 200 mét vuông thời Pháp của gia đình ông An.

“Hồi tôi còn nhỏ, gia đình ở dưới tầng 1 còn tầng 2, tầng 3 dùng làm kho chất đầy tơ lụa. Có thời điểm các thương lái nước ngoài về nhà ông nhập lụa, phải dùng ô tô chở ra sân bay để chở đi các nước”, ông An chia sẻ.

Vừa nói chuyện ông An vừa chỉ tay vào nền gạch dưới chân và cho hay, đây là những viên gạch bố ông ngày xưa đặt từ Paris (Pháp) về.

Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 7.

Ông An bên căn biệt thự cổ của mình.

Ông cho biết, dù không chứng kiến việc xây dựng ngôi nhà, nhưng qua lời kể của bố mẹ thì để hoàn thành đoàn thợ khoảng hơn 100 người phải mất hơn 1 năm thi công, bởi mọi thứ đều phải làm thủ công.

Căn nhà được thiết kế với các phòng riêng biệt và hệ thống giếng trời, sân vườn được bố trí hài hòa. Cầu thang, sập gụ, cửa chính, cửa sổ trong nhà đều được các thợ giỏi nhất khi đó thiết kế thi công. Chính vì lẽ đó mà ngôi nhà luôn cổ kính mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 8.

Căn biệt thự được lát bằng gạch mua từ Paris (Pháp).

Trải qua 2 thế kỷ, tường của ngôi nhà đã có chỗ lớp sơn bóc tróc, cầu thang cũng đã bị sứt mẻ phần nào… Nhiều khách đến chơi khuyên ông nên sửa lại, nhưng ông đều bỏ ngoài tai.

“Nói thật việc bỏ vài trăm triệu hoặc có thể là hơn thế nữa để sửa chữa, thậm chí là xây lại, với tôi quá đơn giản.

Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 9.

Những cánh cửa, cầu thang bộ ngả màu theo thời gian.

Nhưng tôi không làm vì muốn giữ lại những gì thuộc về quá khứ, đó là cả một ký ức tuổi thơ của tôi và tất cả tâm huyết bố mẹ tôi để lại”, ông An nói.

Theo ông An, ngôi nhà giống như “vật báu” vô giá, nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ và chứng kiến những thăng trầm của đại gia đình. Chính vì thế, dù nhiều lần được trả giá cao lên tới cả trăm tỷ đồng nhưng ông An vẫn kiên quyết không bán.

Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 10.
Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 11.
Chiêm ngưỡng biệt thự của đại gia nức tiếng ở Hàng Đào: Gạch lát mua từ Paris, trả trăm tỷ không bán - Ảnh 12.

Căn nhà từng có người trả đến trăm tỷ nhưng gia đình ông An không bán.

“Có thể cuộc sống tại đây đông đúc, chật chội, nhiều người không thích, nhưng với tôi, ngôi nhà này còn hơn cả tri kỷ. Nó là kỷ vật của bố mẹ tôi để lại, tôi quyết không bao giờ rời xa nó và không bao giờ bán”, ông An nói.



Ngọc Thắng

[ad_2]

Hà Nội lập quy hoạch “siêu dự án” 384,87 ha

[ad_1]

UBND Hà Nội vừa có Quyết định 2551/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia và khu đô thị mới với diện tích khoảng 384,87 ha; quy mô dân số khoảng 38.100 người tại huyện Đông Anh.

Dự án có phía Đông Bắc giáp khu trường quay ngoài trời, dân cư thôn Trung Thôn, Tiên Hội và khu nông nghiệp xã Đông Hội; phía Đông Nam giáp tuyến đường nối cầu Tứ Liên và Phân khu đô thị N9; phía Tây Nam giáp khu dân cư xã Xuân Canh và đê sông Hồng; phía Tây Bắc giáp Phân khu đô thị N8.

Đồ án được quy hoạch nhằm hình thành Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, quốc tế; hình thành khu đô thị hiện đại góp phần giảm tải cho khu vực nội đô lịch sử; tạo lập không gian đô thị hài hòa, kết hợp cùng với trục không gian Hồ Tây – Cổ Loa với điểm nhấn chính là hệ thống mặt nước được tổ chức xuyên suốt tạo thành điểm kết nối giữa thành phố quá khứ – hiện tại và tương lai theo đúng quy hoạch chung đã được phê duyệt.

Đồng thời, phát triển các công trình công cộng đô thị, các công trình dịch vụ đô thị, công trình hỗn hợp (thương mại, dịch vụ, quảng trường, bãi đỗ xe, văn phòng…) gắn với ga đường sắt đô thị theo mô hình TOD (quy hoạch gắn với định hướng giao thông).

Các hạng mục dự kiến cần đầu tư gồm: Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia; trục không gian Hồ Tây – Cổ Loa; các ga đường sắt đô thị và đường sắt đô thị; các công trình hạ tầng xã hội (trường học các cấp, y tế, chợ…), hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đô thị…

Theo quyết định vừa được ban hành, thời gian tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết sẽ diễn ra trong 6 tháng, tính từ khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt. Hai đơn vị được giao phối hợp lập quy hoạch là Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam.



Theo Vân Phong

[ad_2]

Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống

[ad_1]

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 1.

Chung cư 130 m2 nằm ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi mật độ xây dựng cao và giá nhà vô cùng đắt đỏ. Ngoài các tiện ích trong nhà, phần lớn các căn hộ phải đối mặt với các vấn đề phổ biến như trần nhà thấp, chia nhiều phòng nhỏ, không gian chứa đồ bị hạn chế…

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 2.

Khi bắt tay vào cải tạo thiết kế căn hộ, SMA Studio đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu để cải tạo không gian sống. Chủ căn hộ là một gia đình có 3 trẻ nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo. Vì vậy, họ cần nhiều không gian cho trẻ em chạy, chơi và khám phá.

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 3.

Các khu vực lưu trữ cũng là vấn đề lớn vì trẻ em có rất nhiều đồ chơi Nếu không có nơi cất giữ hợp lý, căn hộ sẽ không gọn gàng.

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 4.

Vì thế, các kiến trúc sư đã tìm ra giải pháp mới, phá vỡ một số tấm phủ tường có sẵn, quy hoạch lại không gian để đem lại sự rộng rãi, thoáng mát và nhiều ánh sáng tự nhiên.

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 5.

Căn hộ cũng được làm tủ, vách ngăn giúp tiết kiệm diện tích và thêm nhiều khu lưu trữ đồ đạc.

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 6.

Các kiến trúc sư cũng sử dụng phương án dỡ trần thạch cao, sử dụng trần bê tông kết cấu tăng không gian giúp căn hộ có cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn.

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 7.
 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 8.

Thiết kế được chọn là phong cách tối giản kết hợp với phong cách Scandinavia mới, tạo ra một không gian sống tự do và tinh tế.

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 9.
 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 10.

Các sản phẩm nội thất được thiết kế và sản xuất để phù hợp với căn hộ này, tạo ấn tượng cho việc xây dựng.

 Căn hộ 130 m2 ở trung tâm Hà Nội phá vỡ mọi nguyên tắc thiết kế truyền thống  - Ảnh 11.

Căn nhà trở nên thông thoáng hơn, đảm bảo được khu vui chơi cho trẻ, không gian ngăn nắp và sự tiện lợi.



Khổng Chiêm

[ad_2]

Vì sao nhà đầu tư khó “lướt sóng” bất động sản lúc này?

[ad_1]

Nhiều người gom tiền phòng bất trắc

Đây được xem là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hoạt động mua bán, đầu tư lướt sóng khó diễn ra. Nhất là trong bối cảnh thị trường BĐS đang chịu tác động kép từ dịch bệnh lẫn pháp lý kéo dài.

Khảo sát của một số đơn vị môi giới BĐS, cho thấy khoảng 1/3 số lượng NĐT cá nhân không còn mặn mà với việc đầu cơ lướt sóng ở các dự án căn hộ, đất nền. Nhiều người chấp nhận giảm lợi nhuận để đẩy hàng nhanh hơn. Chính tâm lý ngại rủi ro đã tác động rõ nét đến hoạt động đầu tư trên thị trường BĐS ở thời điểm này.

 Vì sao nhà đầu tư khó “lướt sóng” bất động sản lúc này?  - Ảnh 1.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS hiện đang chững lại rõ nét do quá nhiều khó khăn ập đến cùng lúc. Việc các NĐT e ngại rủi ro nên vội vàng thu hồi dòng tiền là điều tất yếu. Mặt khác, nhiều người cũng có xu hướng giữ tiền mặt để dự phòng khi bất trắc. Họ không kì vọng lợi nhuận vào việc lướt sóng BĐS, thậm chí còn chưa muốn “xuống tiền” mua lúc này mặc dù có vốn nhàn rỗi.

Nhà đầu tư gặp khó “lướt sóng” BĐS

Những năm trước, nhiều NĐT tham gia lướt sóng đất nền, chung cư và nhận về lợi nhuận khá tốt trong vòng 6-9 tháng, thậm chí khoảng 3-4 tháng. Thế nhưng, hiện nay việc vào thị trường trong khoảng thời gian ngắn với dòng vốn ban đầu vài trăm triệu đồng không còn là bài toán khả thi.

Đại diện phòng kinh doanh của một công ty BĐS trên địa bàn Dĩ An, Bình Dương cho hay, hiện tại lướt sóng căn hộ không thể nói trước được điều gì vì còn phụ thuộc vào tình hình thị trường nói chung. Việc kì vọng lợi nhuận lướt sóng ở thời điểm này sẽ không thể bằng các giai đoạn trước. Do đó, NĐT có nguồn vốn mỏng cần xem xét kỹ trước khi tham gia vào thị trường với ý định lướt sóng ngắn hạn.

Trước đây, nếu dự án thuận lợi về tiến độ xây dựng và mọi vấn đề pháp lý đều ổn thỏa, một NĐT có thể thu về khoản tiền chênh lệch từ 50 triệu đến 300 triệu đồng khi lướt sóng căn hộ, đất nền trong khoảng thời gian ngắn.

 Vì sao nhà đầu tư khó “lướt sóng” bất động sản lúc này?  - Ảnh 2.

Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa năm 2019, việc đầu cơ lướt sóng ở các dự án căn hộ trên địa bàn Tp.HCM đã không còn mang lại mức lợi nhuận như mong muốn. Hàng trăm dự án bị đứng bánh do nhiều nguyên nhân như vướng đất công, lùm xùm pháp lý, chủ đầu tư thiếu tiềm lực về tài chính.

Hàng nghìn NĐT bị chôn vốn nhiều năm liền do trót ký hợp đồng giữ chỗ với giá trị cao nhưng dự án cứ mãi “giậm chân tại chỗ”. Thậm chí, nhiều dự án khi khách hàng căng băng rôn đòi tiền thì CĐT tìm cách né tránh hoặc bổ sung nhiều điều khoản bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng thanh lý. Từ những rắc rối trên, niềm tin của NĐT vào các dự án căn hộ cũng mất dần.

Với phân khúc đất nền cũng diễn ra tương tự, nhiều lùm xùm pháp lý, dự án “ma” tràn lan đã khiến NĐT vào thị trường một cách thận trọng, không còn chuyện mua bán ồ ạt như trước dẫn đến việc lướt sóng kiếm lời của giới đầu tư ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh chuyện pháp lý thì năm 2020 những khó khăn khi đại dịch Covid-19 ập đến khiến cho lượng giao dịch giảm mạnh. Theo các chuyên gia, xu hướng của người dân giờ đây là tích trữ dòng tiền của họ để dự phòng nếu dịch bệnh kéo dài thay vì mua nhà. Trong khi đó, việc phân bổ dòng tiền của các NĐT cũng trở nên chậm rãi hơn, chắc chắn hơn và không còn ồ ạt như trước. Hoạt động đầu tư lướt sóng dường như “im ắng” hẳn. Ngay cả khi NĐT khi mua sản phẩm hơn 1 năm cũng khó ra được hàng trong bối cảnh hiện nay.

Lợi nhuận không đáng kể

Chính thị trường gặp khó khăn nên mức lợi nhuận NĐT đạt được không còn dễ dàng như trước. Hiện nay, đầu tư vào căn hộ hay đất nền kì vọng mức lợi nhuận vài trăm triệu đồng trong vòng 1 năm dường như rất khó, chỉ rơi cá biệt vào một vài dự án giá còn hợp lý, phù hợp sức mua của số đông khách hàng.

Ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DKRA Vietnam từng cho rằng, dù khó khăn bởi dịch bệnh nhưng thị trường BĐS hiện nay vẫn còn cơ hội cho các NĐT. Tuy nhiên, ở thời điểm này không phải cuộc chơi của những nhà đầu tư “lướt sóng”.

Mà quan điểm đầu tư ở giai đoạn hiện nay là phải có chiến lược đầu tư mang tính chất trung và dài hạn, lựa chọn sản phẩm chất lượng của những nhà phát triển có uy tín, có bề dày kinh nghiệm, có sản phẩm đối chứng. Trong đó, NĐT nên đầu tư ở các thị trường có nhiều lợi thế phát triển ổn định. Tránh tình trạng đầu tư vào các loại hình sản phẩm giá rẻ, không an toàn, thiếu tính bền vững.

 Vì sao nhà đầu tư khó “lướt sóng” bất động sản lúc này?  - Ảnh 3.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, trong giai đoạn hiện nay cơ hội đầu tư ngắn hạn không còn do tính thanh khoản giảm, dòng tiền đang lưu thông chậm và giảm mạnh. Đầu tư ngắn hạn thường chỉ mang yếu tố thời điểm khi thị trường sôi động hay có các yếu tố kích hoạt bất ngờ như công bố quy hoạch mới, mở đường hay khởi động các dự án trọng điểm.

Khi thị trường trầm lắng sẽ sàng lọc mạnh nhà đầu tư. Nhà đầu tư ngắn hạn thường vốn yếu, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ sớm rời thị trường. Còn lại các nhà đầu tư dài hạn, có nguồn lực tốt họ sẽ lựa chọn các sản phẩm tốt và chờ đợi đến khi thị trường khởi sắc trở lại. Cũng theo bà Hương, trong bối cảnh này, điểm lưu ý đối với cả NĐT và người mua ở thực là không nên dùng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ quá cao. Tỷ lệ vốn tự có khoảng 50% giá trị tài sản là con số khá an toàn khi khả năng cao là người mua phải đối diện với một vài giai đoạn khó khăn trong suốt thời hạn vay thường từ 10 – 20 năm.



Hạ Vy

[ad_2]

CEO Nguyễn Sỹ Công từ chức khỏi Hội đồng quản trị, nhường chỗ cho người của Kusto và The8th

[ad_1]

Ngày 22/6, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng Coteccons vừa có nghị quyết về việc thay đổi cơ cấu nhân sự.

Theo đó, Coteccons chấp thuận việc xin từ chức khỏi chức danh thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2017-2022 của ông Nguyễn Sỹ Công và ông Trần Quyết Thắng theo đơn xin từ chức của hai ông.

Đồng thời, Coteccons bổ nhiệm 2 cá nhân làm thành viên Hội đồng quản trị thay thế là ông Bolat Duisenov và ông Herwig Guido H. Van Hove.

Chuyển động mới tại Coteccons: CEO Nguyễn Sỹ Công từ chức khỏi Hội đồng quản trị, nhường chỗ cho người của Kusto và The8th - Ảnh 1.

Ông Bolat Duisenov, CEO Kusto Vietnam

Được biết, ông Bolat Duisenov là Tổng giám đốc của Kusto Việt Nam, cổ đông đang nắm 17,55% vốn tại Coteccons. Ông có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, trong đó có 8 năm làm việc tại Việt Nam. Ông là đồng sáng lập của Kusto Việt Nam và là người trực tiếp chỉ đạo các công việc thường nhật.

Tại Việt Nam, ông Bolat Duisenov đã thực hiện 10 khoản đầu tư, trong đó có nhiều thương vụ đạt hiệu quả cao, như khoản đầu tư vào Coteccons, Gemadept, Mobivi/iCare.

Trước khi đến Việt Nam, ông Bolat Duisenov từng giữ vị trí lãnh đạo trong mảng tư vấn đầu tư, ngân hàng và phát triển bất động sản tại nhiều quốc gia như Kazakhstan, Ukraine, Nga.

Ông Herwig Guido H. Van Hove là Tổng giám đốc của The8th Pte. Ltd, quỹ đầu tư nắm 10,42% vốn Coteccons.

Thay đổi nhân sự tại Coteccons diễn ra chỉ 1 tuần trước khi Coteccons tổ chức Đại hội cổ đông thường niên. Trước đó, các cổ đông Kusto và The8th đều đã lên tiếng đề nghị ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công rời khỏi Coteccons với lý do “xung đột lợi ích” khi đang đồng thời là lãnh đạo tại Ricons, một đối thủ cạnh tranh của Coteccons.

Tuy nhiên, bất chấp những ý kiến của Kusto và The8th, tài liệu họp đại hội cổ đông năm 2020 không có tờ trình miễn nhiệm ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công, trong khi lại có tờ trình miễn nhiệm Trưởng Ban Kiểm soát Luis Fernando Garcia Agraz, là người của Kusto. Theo Coteccons, việc Hội đồng quản trị Coteccons không đưa tờ trình bãi nhiệm ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công là do Hội đồng quản trị cho rằng những cáo buộc từ phía cổ đông The8th không có căn cứ, không có cơ sở pháp lý, nên yêu cầu bổ sung tờ trình không được chấp thuận.

Theo thông tin từ phía Coteccons, nhóm Kusto – The8th – Thành Công – Ma Dao Trading hiện đang nắm tổng cộng 45,87% vốn Coteccons. Mới đây, nghị quyết đại hội cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản của Coteccons về việc họp đại hội cổ đông trực tuyến đã không được thông qua, khi 14 cổ đông nắm 51,07% tỷ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết đã bỏ phiếu phủ quyết. Trong khi đó, 255 cổ đông tán thành họp trực tuyến lại chỉ nắm 29,4%.

Chuyển động mới tại Coteccons: CEO Nguyễn Sỹ Công từ chức khỏi Hội đồng quản trị, nhường chỗ cho người của Kusto và The8th - Ảnh 2.
Chuyển động mới tại Coteccons: CEO Nguyễn Sỹ Công từ chức khỏi Hội đồng quản trị, nhường chỗ cho người của Kusto và The8th - Ảnh 3.

Năm 2020, Coteccons đặt mục tiêu doanh thu 16.000 tỷ đồng, giảm 33% so với năm trước và thấp nhất 5 năm. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 600 tỷ đồng, giảm gần 16% so với năm trước, thấp nhất 6 năm.



Hà My

[ad_2]

Dồn sức gỡ khó cho thị trường bất động sản

[ad_1]

Chính sách tín dụng cần cởi mở

Trả lời trên báo chí mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia  cho rằng, hiện các hoạt động của thị trường BĐS đã trở lại bình thường, tuy nhiên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc.

Theo đó, vị TS này đề xuất, thị trường cần phải tập trung vào một số vấn đề như: Giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng BĐS; nới lỏng các biện pháp hạn chế cho vay BĐS và cho vay mua nhà; tạm thời duy trì tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm một số năm; thiết lập quan hệ tín dụng hiệu quả giữa ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu và khách hàng để thúc đẩy cả cung và cầu phục hồi hợp lý, có kiểm soát tốt.

Song song đó, giảm lãi suất cho vay trung dài hạn trên cơ sở sử dụng đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng phục hồi tăng trưởng tín dụng hợp lý. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu huy động vốn đảm bảo tính minh bạch, công khai và hiệu quả trên cơ sở đánh giá xếp hạng của các Ngân hàng bảo lãnh hoặc tổ chức xếp hạng tín dụng.

 Dồn sức gỡ khó cho thị trường bất động sản  - Ảnh 1.

Cùng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho hay, ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, là cơ sở pháp lý quan trọng để hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất thấp hơn từ 0,5 – 3% so với lãi suất thông thường. Nhưng thực tế, tổng kết quý 1/2020, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BĐS nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, ông Châu kiến nghị, trong thời gian tới Chính phủ nên cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp và gia hạn thêm thời gian giảm lãi suất ngân hàng để doanh nghiệp vượt qua khó khăn hậu Covid-19. “Cụ thể, các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp BĐS theo hướng được cơ cấu lại nợ, giảm khoảng 30- 50% lãi vay trong thời hạn 12 tháng (tối thiểu trong năm 2020), giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn. Đồng thời hỗ trợ người vay mua nhà ở thương mại được giảm khoảng 30 – 50% lãi vay trong thời hạn 12 tháng (tối thiểu trong năm 2020), giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, để vượt qua khó khăn”, ông Châu nhấn mạnh.

“Mạnh tay” gỡ khó thủ tục pháp lý

Thực tế, trước tác động kép của đại dịch toàn cầu và những nút thắt pháp lý nhiều doanh nghiệp BĐS đang thực sự gặp khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Theo các chuyên gia, đây vẫn là nút thắt lớn nhất của thị trường BĐS mà cần dồn sức để gỡ. Có như vậy thị trường BĐS mới thực sự hồi phục và phát triển trong dài hạn, cũng chính là góp phần cho sự phát triển chung của  nền kinh tế nước nhà.

TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam phân tích,thị trường BĐS Việt Nam phát triển quá nhanh và khung pháp lý chưa theo kịp. Chính việc ách tắc pháp lý dẫn đội vốn đầu tư BĐS, từ đó đội giá bán. Chưa kể, chính việc ách tắc thủ tục pháp lý đã khiến NĐT nước ngoài e ngại rót vốn vào BĐS Việt Nam, mặc dù họ nhìn thấy tiềm năng. Hầu hết các NĐT ngoại không thể tham gia rót vốn vào các dự án BĐS được vì thiếu quy hoạch chi tiết 1/500, chưa hoàn tất hành lang pháp lý… Đây là rào cản rất lớn ảnh hưởng đến việc kêu gọi vốn nước ngoài tham gia vào BĐS Việt Nam.

 Dồn sức gỡ khó cho thị trường bất động sản  - Ảnh 2.

Ảnh: Minh họa

Ông Khương cho rằng, hiện rất nhiều doanh nghiệp BĐS điêu đứng bởi không huy động được vốn của khách mua bởi ách tắc thủ tục. Những doanh nghiệp đi vay để đầu tư dự án thật sự nhiêu khê khi phải chờ đợi thủ tục.

Trước đó, vị chuyên gia này chia sẻ, thông thường, trong các dự án nhà ở thương mại, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10-20%, còn lại chủ đầu tư sẽ vay ngân hàng và thu trước từ người mua. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng hiện nay ở các dự án cực kỳ khó, trong khi đó, việc huy động vốn từ khách hàng giữa bối cảnh thất nghiệp, tiền lương và thu nhập giảm cũng là bài toán nan giải. Trong phân khúc BĐS thương mại với vòng quay vốn mất từ 10-15 năm, các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ gặp phải những tác động gần như ngay lập tức, buộc họ phải tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng, hoặc bán bớt tài sản trong dự án để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh của mình.

Còn theo đại diện Cushman & Wakefield Vietnam, có hai vấn đề cần được tháo gỡ để giải quyết các nút thắt trên thị trường BĐS đó là thời hạn sử dụng đất và điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đại diện đơn vị này, dự luật mới về đất đai có thể tháo gỡ được nút thắt này. Tuy nhiên, khi nào dự luật còn thay đổi liên tục, khung pháp lý sẽ còn cồng kềnh và ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực BĐS, dẫn đến dự án chậm trễ và tăng chi phí phát triển.

Theo hầu hết các chuyên gia trong ngành, các biện pháp thủ tục, thuế, tín dụng sẽ góp phần làm giảm chi phí phát triển dự án BĐS và chi phí bán nhà, từ đó giúp thị trường phát triển ổn định, cơ hội tiếp cận nhà của người dân cũng tăng lên.



Hạ Vy

[ad_2]

Vingroup khởi công VinWonders đầu tiên của miền Bắc, quy mô 1 tỷ USD đặt tại Hải Phòng

[ad_1]

VinWonders Vũ Yên nằm trong dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, thành phố Hải Phòng, được thiết kế trên tổng diện tích 50 ha theo mô hình công viên chủ đề hiện đại gồm 6 phân khu giải trí trong nhà và ngoài trời.

Trong đó, khu vui chơi gia đình sẽ bao gồm đầy đủ các hạng mục vui chơi trong nhà và ngoài trời hiện đại nhất dành cho mọi lứa tuổi. Khu vui chơi trẻ em được thiết kế riêng với điểm nhấn trải nghiệm hướng tới giáo dục chuyên biệt về khoa học, thể thao, thực tế ảo… Thế giới Coster, phân khu trò chơi cảm giác mạnh tại VinWonders Vũ Yên được bố trí tại khu vực trung tâm công viên với tất cả những loại hình tàu lượn hiện đại và tốc độ bậc nhất.

VinWonders Vũ Yên còn có công viên chăm sóc và bảo tồn động vật hoang dã Vinpearl Safari, lần đầu có mặt tại khu vực Bắc bộ với những loài thú quý hiếm của Việt Nam và thế giới.

Phân khu thứ 5 chính là Công viên nước ngoài trời được thiết kế giao hòa với 3 con sông lớn bao quanh đảo. VinWonders Vũ Yên cũng thiết kế riêng một khu vực dành cho Trung tâm mua sắm hiện đại, sầm uất quy mô lớn.

VinWonders Vũ Yên là công viên chủ đề thứ 4 được triển khai trên cả nước và là công trình “Bắc tiến” đầu tiên của hệ thống VinWonders.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, đảo Vũ Yên với diện tích hơn 800 ha có vai trò rất quan trọng để mở rộng không gian đô thị Hải Phòng về phía Bắc sông Cấm. Tuy nhiên, trước đây đảo Vũ Yên chỉ là vùng đầm bãi, không có giao thông kết nối. Từ năm 2015, thành phố Hải Phòng đã mời gọi và lựa chọn Tập đoàn Vingroup đầu tư vào Vũ Yên.

Đến nay, tập doàn đã xây dựng được sân gôn 36 hố, đi vào hoạt động từ năm 2017; năm 2018 khánh thành cầu Vũ Yên để kết nối giao thông đường bộ với khu vực. Việc khởi công công viên VinWonders Vũ Yên sẽ mang lại sức hấp dẫn lớn cho khu vực và thành phố Hải Phòng, cùng với các dự án phát triển du lịch của các tập đoàn, doanh nghiệp khác như Sun Group, Geleximco, Flamingo… sẽ góp phần làm thay đổi căn bản hạ tầng du lịch của Hải Phòng, đưa du lịch trở thành một trong 3 trụ cột về phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Vingroup đã đầu tư trên địa bàn 150.000 tỷ đồng với nhiều lĩnh vực trọng yếu như công nghiệp; bất động sản; dịch vụ lưu trú; trung tâm thương mại; vui chơi giải trí; y tế…, tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động; đóng góp 15.000 tỷ đồng vào ngân sách Hải Phòng.



Hà My

[ad_2]

Giá bất động sản công nghiệp quá cao khiến việc dọn tổ đón “đại bàng“ khó khăn

[ad_1]

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, thị trường BĐS Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh. Phân khúc BĐS công nghiệp nổi lên là một điểm sáng, tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đây sẽ trở thành phân khúc có đà phát triển tốt, nhất là khi nền kinh tế có triển vọng hồi phục sau đại dịch Covid-19; môi trường đầu tư – kinh doanh được cải thiện, Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới; nhiều hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực…

“Những kết quả tích cực của thị trường BĐS Việt Nam có thể được nhìn thấy rõ từ những chỉ tiêu như: Lĩnh vực BĐS đóng góp 0,4 điểm % trong tăng trưởng kinh tế; tổng thu liên quan đến BĐS khoảng 11% trong tổng thu ngân sách, tương đương gần 3% GDP; thị trường BĐS phát triển cũng đã kéo theo hàng loạt các thị trường về vốn, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động tăng trưởng…” – ông Hà khẳng định.

Còn Bà Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng CIEM cho rằng, trong hơn 30 năm qua, phát triển hạ tầng KCN, KKT chính là một trong những điểm đột phá trong quá trình xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và phát triển sản xuất công nghiệp. Nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, phát triển các khu chức năng trong KKT huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng các khu này để kết nối đồng bộ với các khu chức năng khác trong KKT, với kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN.

Với hạ tầng sẵn có, các KCN, KKT tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp triển khai dự án, đồng thời góp phần quan trọng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng nông thôn của các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và cả nước.

Nhấn mạnh về vai trò và tiềm năng của bất động sản công nghiệp, GS.Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói: Phân khúc công nghiệp sẽ nổi lên là phân khúc chủ đạo, bất động sản công nghiệp là nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang mong đón được làn sóng dịch chuyển đầu tư trong xu hướng phân tán rủi ro, tái cơ cấu sản xuất của toàn cầu. Việt Nam đang mong đón được những dự án đầu tư lớn, nhà đầu tư mạnh, mong đón nhiều đại bàng. Và bất động sản công nghiệp là một yếu tố quan trọng.

Chia sẻ kinh nghiệm “dọn tổ đón đại bàng”, ông Phạm Minh Phương – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ban quản lý các KCN, khu kinh tế – Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương cho rằng, để đón được đại bàng cần diện tích lớn, cần nhiều đất sạch, cần nhiều KCN, nhưng hiện nay quy mô của nhiều KCN còn nhỏ.

Tuy nhiên, theo ông Phương, để mở rộng diện tích của KCN hiện có, để bổ sung KCN mới vào quy hoạch thì phải qua một hành trình thủ tục vòng đi vòng lại với 3 lần trình Thủ tướng, 4 lần lấy ý kiến các bộ, ngành. Chu trình này kéo dài tính bằng năm.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Phạm Minh Phương lưu ý các nhà đầu tư tranh thủ thời gian khi chờ đợi được phê duyệt, các nhà đầu tư và các địa phương tiến hành các việc để sẵn sàng khi được phê duyệt là tiến hành xây dựng ngay. Đơn cử, như giải phóng mặt bằng, chuẩn bị cho việc xây dựng hạ tầng… Thực tế thì trong một, hai năm, khó có thể phê duyệt hết quy hoạch của tất cả các tỉnh.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, giá đất khu công nghiệp đang tăng quá cao. “Trước khoảng 100 USD thấy cao rồi, hôm vừa rồi có người nói 150 USD”, ông Hoàng cho rằng điều này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của các khu công nghiệp.

Theo ông Hoàng, muốn mời “đại bàng” đến thì phải có sẵn nguồn lực đất đai. Tuy nhiên hiện nay quỹ đất đang thu hẹp lại dần, thêm vào đó giá lại càng cao.

Các chuyên gia tại diễn đàn cho rằng, để thu hút làn sóng FDI, để thu hút đầu tư vào bất động sản công nghiệp, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển KCN, hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và phát triển một số mô hình KCN mới theo hướng sinh thái, hiệu quả cao hơn (KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, KCN liên kết ngành, KCN – đô thị – dịch vụ và kiện toàn, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước KCN).

Về định hướng phát triển KCN, cần phát triển về số lượng và quy mô KCN phải đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành; không dàn đều theo địa giới hành chính.



Thanh Ngà

[ad_2]

6 tháng đầu năm, nhiều ông lớn ngành xây dựng lao đao, nguy cơ phá sản

[ad_1]

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hiệp – chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam.

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng trong 6 tháng đầu năm?

Tôi cho rằng, ngành xây dựng trong 6 tháng đầu năm thực sự khó khăn. Khó khăn thứ nhất là do Covid-19 khiến các công trường xây dưng phải dừng triển khai. Nhưng khó khăn lớn hơn nữa là xuất phát từ thực tiễn thị trường BĐS khi hàng trăm dự án bị ách tắc do các thủ tục liên quan đến pháp lý.

Nếu như năm 2019 số lượng dự án gối đầu các doanh nghiệp ngành xây dựng giảm 20-30% thì bước sang năm 2020, lượng công việc gối đầu giảm đến 50%. Nhiều doanh nghiệp xây dựng nhỏ không có việc làm, thậm chí doanh nghiệp lớn từng một thời có tên tuổi trên thị trường cũng đứng trước nguy cơ phá sản. Đây thực sự là điều báo động cho các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Về tình hình sản xuất kinh doanh của một số ông lớn ngành xây dựng trong 6 tháng đầu năm, ông đánh giá thế nào?

Công ty CP Xây dựng Coteccons  – doanh nghiệp xây dựng lớn nhất cả nước cũng không nằm ngoài tình cảnh chung  ảm đạm của thị trường khi quý I/2020, Công ty ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 3.554 tỷ đồng, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm 35% về mức 123 tỷ đồng. Doanh thu quý I/2020 giảm là do những khó khăn chung của ngành xây dựng bên cạnh đó là những tác động của cuộc nội chiến giữa các cổ đông trong công ty.

Ông lớn thứ hai trong ngành là Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng cho biết mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong quý đầu năm nay. Cụ thể, Công ty ghi nhận lợi nhuận đạt 5,5 tỷ đồng, giảm hơn 95% so với mức 120 tỷ đồng trong quý I/2019. Lợi nhuận của Công ty giảm sâu do doanh thu giảm 34% so với cùng kỳ 2019, xuống mức 2.442 tỷ đồng.

Cùng với đó, hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ khác trong ngành xây dựng cũng đang ghi nhận kết quả kinh doanh giảm sút mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm.

Trong bối cảnh khó khăn chung, câu chuyện mâu thuẫn nội bộ tại Coteccons đã tác động thế nào đến tâm lý toàn ngành? Đứng ở góc độ là chủ tịch Hiệp hội nhà thầu, ông có cái nhìn thế nào về cuộc tranh chấp giữa các cổ đông của Coteccons?

Coteccons là doanh nghiệp xây dựng lớn nhất tại Việt Nam. Đây là nhà thầu gắn với những kỳ tích xây dựng tại hàng loạt công trình lớn như tòa nhà chọc trời Landmark 81, Hồ Tràm….

Sự việc ồn ào giữa các cổ đông nội bộ của Coteccons là việc rất đáng suy nghĩ. Tôi cho rằng, chính sách mở cửa thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất tốt, tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng cần có những biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Tránh việc các nhà đầu tư nước ngoài tìm mọi cách thâu tóm các doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng cần có cơ quan hòa giải cho hai bên, xem xét bên nào đúng bên nào sai. Sau đó có biện pháp hòa giải, tránh những mâu thuẫn ngày càng bị đẩy lên đỉnh điểm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Coteccons, thậm chí cả quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài tại Coteccons cũng chịu thua thiệt.

Xung đột nội bộ tại Coteccons đã khiến nhiều chủ đầu tư e ngại, không muốn hợp tác thi công, giao dự án cho Coteccons xây dựng. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của 1.800 kỹ sư và hơn 30.000 công nhân khi các chủ đầu tư không còn tin tưởng và giao dự án

Theo dự báo của các chuyên gia, 6 tháng cuối năm thị trường BĐS sẽ có nhiều khó khăn, đối với ngành xây dựng ông đánh giá thế nào về tình hình 6 tháng cuối năm?

Tôi cho rằng, thị trường BĐS sẽ tiếp tục còn khó khăn trong năm nay. Chính vì vậy ngành xây dựng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Các doanh nghiệp Xây dựng cần tái cơ cấu và chuẩn bị các phương án tài chính để đối mặt với khó khăn ít nhất trong 6 tháng sắp tới.

Ông có đề xuất gì với Chính phủ để hỗ trợ ngành xây dựng phục hồi và phát triển?

Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường BĐS, doanh nghiệp Xây dựng không có việc làm. Tôi đề xuất, Chính phủ phải có biện pháp hỗ trợ như giảm thuế cho doanh nghiệp, chưa áp dụng chính sách đóng bảo hiểm xã hội cho lực lượng công nhân thời vụ bởi đây sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp xây dựng khi số lượng công nhân thời vụ tại các công trình chiếm 60-70% lực lượng lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có quy định về cơ chế chính sách cho vấn đề nợ đọng xây dựng bằng các cơ chế cụ thể. Ví dụ phải có xác nhận thanh toán cho nhà thầu mới được đưa công trình vào sử dụng, hoặc phải có bảo lãnh thanh toán cho chủ đầu tư ở giai đoạn cuối. Những biện pháp này sẽ bắt buộc các chủ đầu tư thanh toán nợ cho nhà thầu, không để tình trạng, công trình đã xây dựng xong cả năm trời nhưng nhà thầu không đòi được nợ.

Đặc biệt, Hiệp hội cũng kiến nghị các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng được đối thoại với Thủ tướng, về những khó khăn vướng mắc của ngành.

Xin chân thành cảm ơn ông!



Lan Nhi

[ad_2]