Thang máy liên tục rơi tự do, chung cư Athena Complex Xuân Phương bị kiểm tra

[ad_1]

Trao đổi với PV, đại diện Ban quản trị chung cư Athena Complex Xuân Phương, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, sáng 3/7 chiếc thang máy số 01, khu B chung cư rơi tự do khiến người dân sinh sống tại chung cư thêm một phen hú vía vì dù trước đó một ngày phía bên cung cấp thang máy đã ký kết với chủ đầu tư về bảo hành, bảo trì.

 Thang máy liên tục rơi tự do, chung cư Athena Complex Xuân Phương bị kiểm tra  - Ảnh 1.

Thang máy chung cư Athena Complex Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) liên tục rơi tự do khiến hàng trăm cư dân tại đây “thót tim”.

“Dù sự cố sáng nay không có ai trong thang máy, không gây thương vong, tuy nhiên sự việc khiến hàng trăm cư dân sinh sống ở tòa nhà một phen “rụng tim”. Đây không phải lần đầu mà trước đó 3 ngày (30/6 – PV) tại đây cũng xảy ra sự cố thang máy B2 rơi tự do từ tầng 4 xuống tầng 1 nên khiến cho cư dân cảm thấy hoang mang và lo lắng mỗi khi bước vào bên trong thang máy”, vị này nói.

Đại diện Ban quản trị cũng cho biết, chiều nay đoàn Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội tiến hành kiểm tra sự cố thang máy liên tục rơi tự do tại chung cư Athena Complex Xuân Phương và làm việc với Công ty TNHH Phát triển đô thị và xây dựng 379 (Công ty 379) về những sai phạm tại dự án.

Như Tiền Phong thông tin, nhiều tháng qua tòa nhà chung cư cao cấp Athena Complex Xuân Phương phủ kín băng rôn của các cư dân phản đối Công ty 379 về hàng loạt sai phạm, vướng mắc tại dự án như việc chưa cấp sổ hồng cho cư dân sau nhiều năm về ở.

Cùng với đó là việc Công ty 379 xây dựng các hạng mục tại tầng 1 không đúng với thiết kế được phê duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác PCCC; không thực hiện đình chỉ các hoạt động kinh doanh tại tầng 1 theo chỉ đạo của quận…

 Thang máy liên tục rơi tự do, chung cư Athena Complex Xuân Phương bị kiểm tra  - Ảnh 2.

Nhiều tháng qua cư dân chung cư Athena Complex Xuân Phương đồng loạt căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư 379 trả sổ hồng, quỹ bảo trì cho cư dân; yêu cầu chủ đầu tư 379 phá dỡ kios xây dựng trái phép, bàn giao diện tích để xe máy cho cư dân…

Ngoài ra, Công ty 379 “chây ì” bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị dù UBND quận Nam Từ Liêm nhiều lần ra văn bản “thúc” chủ đầu tư chung cư Athena Complex Xuân Phương bàn giao tiền quỹ bảo trì còn lại cho Ban quản trị chung cư.

Được biết, ngày 31/3, UBND quận có văn bản chỉ đạo phường Phương Canh chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận tham mưu, đề xuất UBND quận thực hiện cưỡng chế, phá dỡ phần công trình vi phạm xây dựng sai thiết kế tại tầng 1 của tòa nhà chung cư Athena Complex Xuân Phương. Tuy nhiên, theo cư dân tại đây, những sai phạm tại dự án vẫn “chình ình”, chính quyền địa phương không có biện pháp quyết liệt xử lý.



Đình Phong

[ad_2]

Lộ quỹ đất khủng lên đến hàng nghìn ha của Eurowindow Holding

[ad_1]

Cuối tháng 6/2020, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt lựa chọn liên danh CTCP Eurowindow Holding – CTCP Xây dựng và Quản lý Dự án số 1 là chủ đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới quy mô 156ha, vốn đầu tư gần 13.000 tỷ đồng tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hoá.

Trước đó, cũng liên danh này vào ngày 23/4/2020 cũng là ứng viên duy nhất lọt qua vòng sơ tuyển tại dự án khu đô thị mới rộng 38ha, vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng tại phường Đông Vĩnh và phường Cửa Nam, TP.Vinh, Nghệ An. Tuy nhiên, đến ngày 27.4.2020, UBND tỉnh Nghệ An bất ngờ ra công văn số 2546 về việc tạm dừng thực hiện Quyết định số 1294 nói trên.

Tại Thanh Hóa và Nghệ An, Eurowindow có hai dự án đã đi vào hoạt động là trung tâm thương mại Vincentra ở TP. Vinh (Nghệ An), Tòa nhà chung cư Eurowindow Tower Nghệ An (Vinh – Nghệ An). Dự án Eurowindow Garden City vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng tại TP. Thanh Hoá cũng đã được đưa vào sử dụng và đang tiếp tục triển khai Khu đô thị Eurowindow Garden City (Thanh Hóa).

Được biết, thời gian gần đây Tập đoàn này tiếp tục có ý định nhắm đến quỹ đất tại các tỉnh miền Trung khi CTCP Eurowindow Quảng Bình Luxury – một thành viên của Eurowindow Holding hiện cũng đang lên kế hoạch triển khai xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Quảng Xuân Luxury có diện tích 147 ha tại huyện Quảng Trạch.

Xuôi về Khánh Hoà, Eurowindow có hai dự án lớn là 33,3ha tại bán đảo Cam Ranh là Khu du lịch nghỉ dưỡng Mövenpick Resort Cam Ranh và Radisson Blu Resort Cam Ranh (Khánh Hòa) và siêu dự án Wonder City Vân Phong Bay có tổng diện tích 455ha (cả đất liền và mặt biển), vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng tại Vạn Ninh, Khánh Hoà.

Tại tỉnh Yên Bái, hồi tháng 6/2020 Eurowindow Holding cũng đã tiến hành lễ khởi công xây dựng dự án Melinh Plaza Yên Bái. Đây là dự án đầu tiên của Eurowindow Holding tại tỉnh Yên Bái. Tập đoàn này cũng đang có kế hoạch triển khai Khu nhà ở thương mại và dịch vụ Eurowindow Sapphire Garden Yên Bái.

Còn tại Hà Nội, Eurowindow được biết đến với một số dự án như Tổ hợp đa chức năng Eurowindow Multi Complex (Cầu Giấy – Hà Nội), TTTM Melinh Plaza (Mê Linh – Hà Nội), TTTM Melinh PLAZA Hà Đông (Hà Đông – Hà Nội), Tòa nhà văn phòng Eurowindow Office Building (Đống Đa – Hà Nội), Tòa tháp Thành Công – 57 Láng Hạ (Hà Nội), Khu đô thị Nghĩa Đô (Từ Liêm – Hà Nội).

Một số dự án Eurowindow đang triển khai tại Hà Nội như Khu đô thị Eurowindow Lake City (Cầu Giấy, Hà Nội), Khu nhà ở thương mại và dịch vụ Eurowindow Residences (Tây Hồ, Hà Nội),, Khu đô thị sinh thái và TTTM Đồng Quang (Quốc oai, Hà Nội), Khu đô thị Eurowindow River Park (Đông Anh, Hà Nội)…

Có thể nói, quỹ đất của Eurowindow Holding hiện lên đến hàng nghìn ha. Các dự án liên tục triển khai đòi hỏi nguồn vốn lớn. Chính vì thế, cuối năm 2019 CTCP Eurowindow Holding đã huy động thành công 250 tỷ đồng thông qua việc phát trái phiếu, với tài sản đảm báo là cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Mới đây nhất, hồi tháng 5 Công ty con của Eurowindow Holding đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10%/năm. Cụ thể, theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Đầu tư và Du lịch T&M Vân Phong, công ty con của Eurowindow Holding, đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng tài sản.



Tuấn Minh

[ad_2]

Tập đoàn Ecopark báo lãi 533 tỷ đồng năm 2019

[ad_1]

Theo báo cáo, năm 2019, Ecopark ghi nhận doanh thu 4.345 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018; lãi sau thuế theo đó tăng mạnh 32% lên 533 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại là 1.325 tỷ đồng, tăng trưởng tới 52%.

Chốt năm 2019, Ecopark đạt lợi nhuận trước thuế 670 tỷ đồng, tăng 30% so với con số 515 tỷ đồng của năm 2018. Tính đến hết ngày 31/12/2019, tổng tài sản của tập đoàn này ở mức 9.744 tỷ đồng,.

Trên thực tế, hàng tồn kho ở Ecopark cũng chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phân bổ nhiều nhất ở Tiểu dự án Khu Aqua Bay thuộc khu đô thị Ecopark, kế đến là chi phí xây dựng biệt thự đảo và Tiểu dự án Khu Palm Spring thuộc khu đô thị Ecopark.

Ngoài ra còn có chi phí xây dựng Trung tâm Vietcombank và 105 tỷ đồng chi phí liên quan đến Tiểu dự án Khu 72ha thuộc khu đô thị Ecopark. Trong khi đó, tài sản dở dang dài hạn lớn nhất của Tập đoàn Ecopark là khu Bờ Nam giai đoạn 2 thuộc khu đô thị Ecopark.

Tập đoàn Ecopark, tiền thân là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), do ông Lương Xuân Hà làm Chủ tịch HĐQT. Vợ ông Hà, bà Đặng Thị Ngọc Bích là Phó Chủ tịch HĐQT. Công ty còn có nhiều cổ đông như Công ty Cổ phần Tập đoàn Cotana, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thương mại Cotana, Công ty TNHH Duy Nghĩa, Công ty TNHH Thương mại Phụng Thiên, Công ty TNHH Toka…

Ngày 28/8/2009, Vihajico chính thức khởi công xây dựng dự án khu đô thị Ecopark tại Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 26/3/2012, Vihajico chính thức bàn giao và chào đón cư dân đầu tiên về sống tại chung cư Rừng Cọ thuộc khu đô thị Ecopark.

Ecopark hiện là một trong những khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc, sở hữu tổng diện tích phát triển lên tới gần 500ha. Dự án được chia làm 9 giai đoạn có tổng vốn đầu tư ước tính gần 10 tỷ USD.



Lan Nhi

[ad_2]

Giao dịch ảm đạm nhưng BĐS Hà Nội nóng với tranh chấp, từ chung cư đến biệt thự căng kín băng rôn

[ad_1]

Ngày 1/3, nhiều cư dân sinh sống tại dự án trên đã đồng loạt có đơn thư gửi đến các cơ quan báo chí cho. Theo đó, dù đã thanh toán toàn bộ chi phí mua nhà cách đây gần 2 năm, nhưng đến thời điểm hiện tại, hầu hết chưa người dân nào nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất (sổ hồng).

Theo kiến nghị của tập thể cư dân chung cư Athena, quy định pháp luật nêu rõ chủ đầu tư phải chuyển hết 100% số tiền quỹ bảo trì cho ban quản trị là khoảng 9,4 tỷ đồng, là tiền của họ đã đóng nhưng đến nay chỉ mới nhận được 1 tỷ đồng.

 Giao dịch ảm đạm nhưng BĐS Hà Nội nóng với tranh chấp, từ chung cư đến biệt thự căng kín băng rôn  - Ảnh 1.

Hầu hết chưa người dân tại chung cư Athena chưa được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất

Cũng trong tình trạng các căn hộ chung cư căng kín băng rôn, các cư dân tại Chung cư An Bình Tower có địa chỉ tại ngõ 251 đường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thuộc chủ đầu tư Công ty Đầu tư và Phát triển Tây Hồ cũng đang vô cùng bức xúc.

Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng đưa dân vào ở, cư dân của An Bình Tower đã phải căng băng rôn biểu tình vì chưa có đường nào thuận tiện để vào nhà, đường chính ra mặt đường Cổ Nhuế thì bị khóa, rào chắn. Mới đây cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) cho biết, đến nay chủ đầu tư dự án chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp sang đất ở, UBND TP chưa có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội, chưa giao đất cho chủ đầu tư.

 Giao dịch ảm đạm nhưng BĐS Hà Nội nóng với tranh chấp, từ chung cư đến biệt thự căng kín băng rôn  - Ảnh 2.

Chung cư An Bình Tower là dự án nhà ở xã hội được xây dựng năm 2014 và bàn giao từ 2015, thế nhưng đến nay vẫn chưa được TP Hà Nội giao đất.

Hay mới đây, giữa trời nắng trên 40 độ nhiều hộ dân tại chung cư thống nhất complex (số 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội) mới đây đã kéo xuống mặt tiền tòa nhà căng băng rôn, biểu ngữ phản đối Ban quản lý cắt nước của các hộ dân giữa những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Đại diện các hộ dân cho biết, nguyên nhân phía Ban quản lý cắt nước là do đang có sự tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư tòa nhà về việc căn hộ của họ bị thiếu hụt diện tích so với hợp đồng mua bán.

 Giao dịch ảm đạm nhưng BĐS Hà Nội nóng với tranh chấp, từ chung cư đến biệt thự căng kín băng rôn  - Ảnh 3.

Nhiều cư dân chung cư thống nhất complex đội nắng băng rôn phản đối bị cắt nước, yêu cầu chủ đầu tư đối thoại để làm rõ vấn đề diện tích căn hộ.

Đặc biệt, trường hợp hy hữu, giữa lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tòa nhà Discovery Complex ở 302 Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị cắt điện, chủ đầu tư phải nổ máy phát, khiến cư dân kêu cứu vì bị ngạt khói dầu.

Cư dân cho biết, tòa nhà bị cắt điện do chưa được nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy khiến chủ đầu tư phải chạy máy phát điện dùng dầu cho cư dân sử dụng.

 Giao dịch ảm đạm nhưng BĐS Hà Nội nóng với tranh chấp, từ chung cư đến biệt thự căng kín băng rôn  - Ảnh 4.

Cư dân tòa nhà Discovery Complex liên tục căng băng rôn phản đối chạy máy phát điện

Không chỉ chung cư, nhiều khách hàng mua liền kề, biệt thự cũng chung cảnh ngộ căng băng rôn đòi quyền lợi. Nhiều người dân bỏ tiền mua nhà tại dự án Khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens (Dahlia Homes – ST5) nhưng khi nhận bàn giao nhà, thì ngỡ ngàng phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng so với Hợp đồng mua bán (HĐMB) của Chủ đầu tư – công ty Gamuda Land Việt Nam.

Nhiều khách hàng phản ánh, chủ đầu tư đã tự ý ra thông báo yêu cầu các hộ dân tại dự án ST5 Gamuda Gardens phải đóng 50.000.000 đồng khi cư dân muốn cải tạo sửa chữa. Thêm vào đó, hạ tầng quanh khu đô thị còn nham nhở, cư dân nhận thấy diện tích nhà bị “hụt” đi so với HĐMB.

 Giao dịch ảm đạm nhưng BĐS Hà Nội nóng với tranh chấp, từ chung cư đến biệt thự căng kín băng rôn  - Ảnh 5.

Người dân C2 Gamuda Gardens căng băng rôn trước cửa đòi quyền lợi.



Tuấn Minh

[ad_2]

Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội

[ad_1]

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 1.

Ghi nhận tại tòa A1 khu TĐC Đền Lừ (quận Hoàng Mai), nền gạch, bê tông nứt toác từng mảng, những vết nứt lớn xuất hiện xung quanh tòa nhà. Thậm chí, toàn bộ tầng 1 vốn là khu vực kinh doanh của tòa nhà phải quây tôn bao quanh vì mất an toàn.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 2.

Đại diện Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội – đơn vị đang quản lý 136 tòa TĐC cho biết, đối với Tòa A1 khu TĐC Đền Lừ, vì sụt lún nghiêm trọng, mất an toàn nên Cty đã phải đập bỏ các ki ốt bán hàng tầng 1, quây rào nhiều năm nay.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 3.

Cảnh hoang tàn bên trong khu vực sụt lún nguy hiểm dưới chân tòa nhà A1.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 4.

Hàng chục ki ốt bán hàng tại đây đã di dời cách đây hơn 5 năm. Nhưng tình trạng sụt lún không thể khắc phục dứt điểm nên vì thế nơi đây vẫn bỏ hoang.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 5.

Công tác quản lý yếu kém, khiến nhà TĐC A1, A2, A3… bị cơi nới, lấn chiếm, xây dựng chuồng cọp gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến kết cấu, an toàn cả tòa nhà.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 6.

Bên ngoài khu vực quây rào là cảnh nhếch nhác, rác thải “bao vây” khu nhà.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 7.

Tòa A2 khu TĐC Đền Lừ cũng trong tình trạng xuống cấp nặng.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 8.

Nhiều ki ốt bán hàng quanh tòa nhà xuất hiện các vết nứt chằng chịt.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 9.

Nguyên nhân được lý giải do khối nền cả khu TĐC nằm trên dải địa chất yếu, có cát chảy bên dưới.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 10.

Tòa A3 khu TĐC Đền Lừ, bong tróc từng mảng, ô cửa kính vỡ đã lâu không được thay thế.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 11.

Đại diện đơn vị quản lý nhà TĐC cho biết, để xảy ra sự xuống cấp nền quanh tòa nhà là do khâu thiết kế có vấn đề, ngoài ra đơn vị thẩm định, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định, phê duyệt thiết kế.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 12.

Do nhà TĐC có suất đầu tư thấp nên phần nền và cọc không cùng trên 1 sàn. Cụ thể phần nhà đóng trên móng cọc sâu nên không bị ảnh hưởng gì; tuy nhiên phần nền bao gồm đường, nhà để xe… do đổ trực tiếp bê tông lên lớp cát nền nên bị ảnh hưởng.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 13.

Tại Khu TĐC Nam Trung Yên, mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản cho biết, 18 toà nhà tái định cư tại đây sau nhiều năm đưa vào vận hành nhưng chưa được sửa chữa, bảo trì, đến nay xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hệ thống thang máy. Vướng mắc chủ yếu do các quy định của pháp luật về Nhà ở và pháp luật về xây dựng đối với công tác bảo trì nhà thuộc sở hữu nhà nước.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 14.

Không chỗ đỗ xe, không nhà sinh hoạt cộng đồng, khiến khu đô thị ngày càng trở nên nhếch nhác, người dân vô cùng bức xúc.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 15.

Tại Khu TĐC Đồng Tàu (quận Hoàng Mai), tình trạng sụt lún, nứt toác nền bê tông xảy ra tương tự như tại Khu TĐC Đền Lừ do nằm cùng dải địa chất yếu.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 16.

Phòng sinh hoạt cộng đồng tại Khu TĐC Đồng Tàu vá víu chằng chịt.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 17.

Dù vừa được sửa chữa đầu năm, nhưng chân các tòa nhà đã nhanh chóng bị nứt toác.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 18.

Chị N (tòa nhà N6) cho biết, sống ở gần những con đường mới mở, gần trụ sở UBND quận Hoàng Mai, thế nhưng cuộc sống ở đây lại luôn như ở khu ổ chuột. Sàn để xe lún nứt suốt thời gian dài, xung quanh tòa nhà nứt lún khắp nơi. Bên cạnh đó, đường ống nước thải thường xuyên bị nghẽn, khiến nước giềnh lên nhiều ngày không được khắc phục. “Dù thời gian gần đây đã có những khắc phục nhưng cũng chỉ gọi là vá víu”, chị N than thở.

 Tận thấy cảnh hoang tàn các khu nhà tái định cư ở Hà Nội  - Ảnh 19.



Trần Hoàng

[ad_2]

“Tháo khóa” cho Bắc Vân Phong

[ad_1]

Ông Hoàng Đình Phi, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong, cho biết sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng Quy hoạch Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (gọi tắt là đặc khu Bắc Vân Phong), ban đang xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch chung của KKT Vân Phong đến năm 2030 để phù hợp với tình hình thực tế.

Hết thời bong bóng bất động sản

Người dân huyện Vạn Ninh liên tục mấy năm nay như ngồi trên lửa. Từ quán cà phê đến chợ búa, đâu đâu cũng nghe nhắc đến chuyện đất đai, quy hoạch. Năm 2017, sau khi có thông tin quy hoạch huyện trở thành đặc khu Bắc Vân Phong thì giá đất bắt đầu nhảy dựng!

Thời điểm đó, nhiều lô đất ven biển đều bị mua sạch với giá cao gấp 10 lần so với trước đây. Để hạ “sốt”, tháng 5-2018, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có lệnh cấm giao dịch khiến giá đất ở Vạn Ninh giảm mạnh. Đến năm 2019, UBND tỉnh gỡ lệnh cấm, giá đất tăng trở lại, giữ mức từ 3-5 triệu đồng/m2 đất thổ cư. Tuy nhiên, sau khi có thông tin dừng quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong, bắt đầu có đợt thoái trào tiếp theo về giá đất đai.

 Tháo khóa cho Bắc Vân Phong  - Ảnh 1.

Khu kinh tế Vân Phong thu hút nhiều dự án đầu tư lớn

Ông Võ Văn Hoàn, phó giám đốc một công ty bất động sản ở Vạn Ninh, cho hay sau khi có thông tin tạm dừng quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong, rất nhiều giao dịch, thăm dò thị trường nhà đất ở đây dừng lại. “Đang có sự thoái trào về đầu cơ đất ở đây. Đó là điều tốt vì người dân và nhà đầu tư mù mờ về quy hoạch nhiều năm nay mà chưa có hướng đi. Đây là cơ hội cho những nhà đầu tư lớn, đầu tư thực sự vào Bắc Vân Phong vì giá đất đang trở về giá trị thật, không còn tình trạng lướt sóng, bong bóng đất đai, nhu cầu ảo như trước kia” – ông Hoàn nói.

Ông Trịnh Minh Đại Anh, chủ cơ sở du lịch ở đảo Hòn Ó (Điệp Sơn, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), cho biết quy hoạch chính là phương hướng, đường đi cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư đổ tiền vào xây dựng kinh tế địa phương.

“Khi xây dựng khu du lịch này chúng tôi cũng có nhiều lấn cấn vì đã tồn tại một quy hoạch cũ và đang làm quy hoạch mới khiến người dân, doanh nghiệp bất an. Việc thống nhất, hoàn thiện quy hoạch sẽ là động lực để các doanh nghiệp triển khai các dự án trên địa bàn huyện” – ông Anh nhìn nhận.

Nhiều dự án đầu tư lớn

Theo Ban Quản lý KKT Vân Phong, đến tháng 3-2020, KKT đã thu hút 158 dự án đầu tư gồm 129 dự án trong nước và 29 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỉ USD, vốn thực hiện khoảng 1,15 tỉ USD, đạt 29% vốn đăng ký; trong đó có 91 dự án đã đi vào hoạt động; 67 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đang triển khai đầu tư xây dựng.

Sau 5 năm thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2030, ở khu vực Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa) và Bắc Vân Phong (huyện Vạn Ninh) có sự chênh lệch lớn. Khu vực Nam Vân Phong thu hút được 94 dự án với tổng vốn hơn 3,57 tỉ USD trong khi Bắc Vân Phong chỉ có 64 dự án với tổng vốn 0,53 tỉ USD.

Khu vực Nam Vân Phong có 52 dự án đã đi vào hoạt động; nhiều dự án quy mô như: Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (2,58 tỉ USD), Khu Công nghiệp Ninh Thủy (294 tỉ đồng), cảng tổng hợp nam Vân Phong (984 tỉ đồng), Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (125 triệu USD), Nhà máy Đóng tàu Hyundai Việt Nam (250 triệu USD)… Còn khu vực Bắc Vân Phong có 39 dự án đã đi vào hoạt động nhưng các dự án lớn khiêm tốn hơn, đáng chú ý chỉ có cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, Khu Du lịch sinh thái biển Hòn Ngang – Bãi Cát Thấm, Nhà máy Điện mặt trời KN Vạn Ninh.

Theo văn bản trình Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng khu vực Bắc Vân Phong do có chủ trương xây dựng đặc khu nên chưa triển khai lập quy hoạch các khu chức năng để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Do đó, nhiều khu vực chưa được định hướng quy hoạch, chưa đồng bộ như: Khu phi thuế quan, theo quy hoạch đã phê duyệt có diện tích khoảng 920 ha, còn khoảng 320 ha chưa được định hướng quy hoạch; các khu đô thị đa chức năng từ phía Nam Tu Bông đến đèo Cổ Mã khoảng 900 ha, trong khi khu vực này có diện tích tự nhiên khoảng 2.050 ha…

Còn theo Ban Quản lý KKT Vân Phong, quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 khu vực Bắc Vân Phong chưa đồng bộ với quy hoạch chung của KKT đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 380 về diện tích, chức năng đô thị. Với việc tạm dừng lập quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong, Ban Quản lý KKT Vân Phong hy vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc để thực hiện việc quy hoạch được đồng bộ. Ban này đã trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết để bảo đảm đủ căn cứ pháp lý kêu gọi đầu tư nhưng chưa được bố trí. Vì vậy, đến nay chưa thể triển khai thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) vừa đề nghị được bỏ kinh phí làm quy hoạch khu vực Bắc KKT Vân Phong. Dự kiến lượng vốn đầu tư ở khu vực này khoảng 40 tỉ USD.



Kỳ Nam

[ad_2]

BIDV hạ giá bán khoản nợ liên quan đến ‘bông hồng vàng’ Phú Yên

[ad_1]

BIDV chi nhánh Phú Tài vừa thông báo bán đấu giá các khoản nợ của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân khác với giá khởi điểm 800 tỷ đồng. Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 ngân hàng rao bán khoản nợ này. Tháng 8/2018, BIDV từng bán đấu giá với mức khởi điểm là 1.208 tỷ đồng.

Khoản nợ của CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn có tổng dư nợ 462 tỷ đồng, gồm 230 tỷ đồng nợ gốc và 232 tỷ đồng dư nợ lãi. Gói nợ của 95 khách hàng cá nhân khác có tổng dư nợ 2.273 tỷ đồng, gồm 978 tỷ đồng dư nợ gốc và 1.295 tỷ đồng dư nợ lãi.

Tài sản đảm bảo là 3 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Bình Chánh, TPHCM và phường Bến Nghé, cùng 5,2 triệu cổ phiếu của CTCP Thuận Thảo thuộc sở hữu của bà Võ Thị Thanh, người từng được nhận giải “bông hồng vàng” của Phú Yên.

Thuận Thảo là thương hiệu trong lĩnh vực vận tải ở khu vực phía Nam và lấn sân sang lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản.

Trước đó, BIDV cũng đấu giá 3 tài sản liên quan đến CTCP Thuận Thảo đều tại Phú Yên. Thứ nhất là khách sạn 5 sao Cendeluxe 17 tầng và tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm.

 BIDV hạ giá bán khoản nợ liên quan đến ‘bông hồng vàng’ Phú Yên  - Ảnh 1.

Khách sạn 5 sao Cendeluxe 17 tầng. Ảnh: VNDaily.

Thứ hai là Khu Trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo, gồm công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm theo thửa đất số 367, tờ bản đồ số 279D, có diện tích đất 36.768 m2.

Cuối cùng là Khu mở rộng Trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo (Khu Land), gồm công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm thuộc thửa đất số 362, tờ bản đồ số 279-C (thuộc xã Hòa An) và thửa đất số 420, tờ bản đồ số 279-D (thuộc xã Bình Ngọc). Diện tích đất là 45.734,4 m2, trong đó diện tích 15.655,0 m2 thuộc xã Bình Ngọc và diện tích 30.079,4 m2 thuộc xã Hòa An.



Trâm Anh

[ad_2]

Thị trường đất nền Tp.HCM diễn biến ra sao thời hậu Covid-19?

[ad_1]

Sau thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, người mua đã rục rịch quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, tâm lý giữ tiền vẫn còn ở một số khách hàng thận trọng. Doanh nghiệp địa ốc cũng bắt nhịp với thị trường khi có động thái bung hàng, giới thiệu sản phẩm ở các phân khúc.

Tuy vậy, nhìn tổng quan trên thị trường BĐS Tp.HCM nguồn cung từ căn hộ, nhà phố đến đất nền còn khá khan hiếm ở thời điểm này. Đặc biệt, ở loại hình đất nền vốn một thời gian là phân khúc chủ đạo của khu ven Tp.HCM như Q.9, Q.Thủ Đức, Q.Bình Tân….thì hiện nguồn cung cũng chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

 Thị trường đất nền Tp.HCM diễn biến ra sao thời hậu Covid-19?  - Ảnh 1.

Đất nền Tp.HCM dự báo tiếp tục khan hiếm nguồn cung trong thời gian tới. Ảnh: Hạ Vy

Tìm hiểu được biết, sau thời điểm dịch, khách hàng mua đất nền không có nhiều lựa chọn do khan hiếm nguồn cung. Theo đó, các dự án ven trung tâm, có kết nối hạ tầng tốt được người mua ở thực quan tâm. Trong khi NĐT lại hướng đến các nền có diện tích nhỏ, mua vào chờ thời điểm bán ra cho người mua ở thực sau này. Giá nhà đất ở một số quận như Q.Thủ Đức, Q.9, Q.8…cũng đã tăng đang kể. Thị trường không ghi nhận nhiều nguồn cung mới.

Đặc biệt tại Quận 9 khoảng hơn một năm trở lại đây dường như không có dự án mới nào được mở bán. Đa phần nguồn cung đất nền được giao dịch trên thị trường thứ cấp với mức giá khá cao so với giá gốc chào bán.

Có một đặc điểm của phân khúc đất nền tại Tp.HCM khác so với các khu vực tỉnh là đa số các sản phẩm bán ra ở thời điểm này đều có quy mô không lớn, do việc quỹ đất hạn hẹp; phần lớn nằm trong các khu dân cư đã hiện hữu nên lượng khách mua ở thực tìm hiểu, quan tâm khá lớn vì gần các tiện ích đã có sẵn xung quanh khu vực.

Dự án đất nền hiện đang có trên thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay như ở khu Đông có KDC Centerhome Riverside (4,8 tỉ/nền) tại Trường Thọ, Thủ Đức; khu Tây có KDC Sài Gòn West Garden. Bên cạnh đó, các khu đất phân lô lẻ tại huyện Bình Chánh, Q.8, Q.6 cũng được môi giới chào ra thị trường ở thời điểm này nhưng với số lượng ít ỏi. Đa số là các sản phẩm đã chào bán từ thời điểm trước Tết.

Trong khi đất nền Tp.HCM khan hiếm nguồn cung thì đất nền tỉnh lại dồi dào nguồn cung hơn. Theo các chuyên gia, sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến giới đầu tư cân nhắc nhiều hơn trước khi xuống tiền ở phân khúc đất nền. Tuy nhiên, với các dự án hạ tầng đồng bộ, gần các tiện ích hiện hữu, có giá bán ra hợp lý thì nhu cầu mua đất nền của người dân Tp.HCM còn rất lớn. Các dự án đáp ứng được các điều kiện này ghi nhận thanh khoản khá tốt.

 Thị trường đất nền Tp.HCM diễn biến ra sao thời hậu Covid-19?  - Ảnh 2.

Sau dịch, khách mua ở thực đã quay trở lại với phân khúc đất nền, mặc dù sự lựa chọn của họ không còn dồi dào như thời điểm trước do tình hình khan cung. Trong ảnh, khách hàng đang giữ chỗ 1 dự án đất nền tại Tp.HCM Ảnh: Hạ Vy

Theo báo cáo của DKRA Vietnam, trong giai đoạn tới, đất nền vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán. Trước tác động của dịch Covid-19 lên các hoạt động kinh tế và đời sống, sức cầu chung của thị trường tiếp tục suy giảm nhưng chỉ trong giai đoạn ngắn hạn. Phân khúc đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân vẫn sẽ là xu hướng của thị trường trong thời gian tới. Theo đơn vị nghiên cứu này, trong 3 tháng đầu năm, thị trường Tp.HCM ghi nhận có 335 nền được bán ra thị trường, sức tiêu thụ ở mức tương đối tốt, đạt khoảng 75%.

Ngược lại, tại thị trường các tỉnh giáp ranh Tp.HCM đón nhận nguồn cung khá dồi dào so với cuối năm 2019, riêng trong tháng 1 và tháng 2 có khoảng 1.742 nền. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ khá thấp, khi tỷ lệ hấp thụ tại các thị trường vùng ven như Bình Dương, Long An, Đồng Nai lần lượt là 45,5%, 11,3% và 55,6%.

Theo dự báo, sau khi dịch được kiểm soát hoàn toàn không chỉ phân khúc đất nền mà hầu hết các phân khúc khác trên thị trường BĐS sẽ trở lại mạnh mẽ hơn. Bởi nhu cầu thực tế của thị trường còn đang khá lớn. Trong đó, người mua có xu hướng tìm các dự án pháp lý rõ ràng, gần các tiện ích cộng đồng đã hiện hữu.



Hạ Vy

[ad_2]

Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín

[ad_1]

Chia sẻ bức xúc với chúng tôi ngay sau khi nhận bàn giao nhà, một chủ căn hộ ở dự án này cho biết:

“Bỏ tiền tỉ ra để sở hữu căn hộ chất lượng, vì tin tưởng chủ đầu tư với những quảng cáo vô cùng hấp dẫn. Nghĩ rằng “cuộc sống thiên đường”, “resort trong phố” như họ quảng cáo. 

Tuy nhiên bây giờ chúng tôi đúng nghĩa là mua hận”.

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 1.

Người dân căng băng rôn trước nhà đòi quyền lợi

Những khoản phí vô lý

Cũng như khách hàng trên, anh N.V.T – khách hàng mua nhà tại Dahlia Homes – ST5 – bức xúc bày tỏ: “Chúng tôi mua nhà với niềm tin Gamuda Land là Nhà đầu tư quốc tế uy tín. Nhưng không ngờ, cách xây dựng uy tín của họ lại dựa trên hành động… bất tín. 

Khoản chênh lệch đến 30.000.000 đặt cọc sửa chữa cải tạo không hề được Gamuda Land thông báo đến toàn thể cư dân. Thay vào đó, chủ đầu tư đợi đến thời điểm chúng tôi nhận bàn giao nhà mới đưa ra. Nhiều cư dân đã phải chấp nhận nộp số tiền đặt cọc này, bởi nếu không thể việc bàn giao nhà không thể thực hiện. Với hơn 300 căn trong dự án, số tiền cọc sửa chữa chênh lệch mà cư dân phải nộp cọc lên đến hàng chục tỷ”.

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 2.

Nỗi bức xúc của người dân

Cụ thể; theo hợp đồng mua bán được ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng, tại khoản a, mục 12.3.2 đặt cọc cải tạo nhà để hoàn thiện nhà ở có nội dung chủ sở hữu nhà sẽ đặt cọc một khoản đặt cọc sửa chữa được hoàn với Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam là 20.000.000 đồng/hộ gia đình trước khi tiến hành sửa chữa cải tạo.

Thế nhưng, chủ đầu tư đã tự ý ra thông báo yêu cầu các hộ dân tại dự án ST5 Gamuda Gardens phải đóng 50.000.000 đồng, tức là chênh lệch 30.000.000 đồng. Cư dân thắc mắc thì phía chủ đầu tư giải thích lòng vòng, khi thì do… phát hành nhầm mẫu cũ; khi thì khẳng định mức thu 50.000.000 đồng được áp dụng cho toàn bộ khu Gamuda Gardens C2 (!?).

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 3.

Không được giao nhà nếu không theo quy định

Theo các hộ dân ở đây, cùng với số tiền cọc bị ép nộp phi lý, cư dân Dahlia Homes – ST5 còn bức xúc về việc Chủ đầu tư tự ý nâng phí quản lý vận hành từ 7.700 đồng/mét vuông theo HĐMB lên mức 11.000 đồng/mét vuông. Cụ thể, theo thông báo tạm ngừng bàn giao nhà của GLVN số GLVN/S&A/1.03/C2/SMT362/Phase1-187 units ngày 6/4/2020 thì tiền phí quản lý vận hành bắt đầu thu vào ngày 1/6/2020. 

Tuy nhiên, cư dân Dahlia Homes – ST5 cho biết đã bị áp thu phí từ 16/5/2020. Ai không đóng đủ thì không được nhận bàn giao nhà.

Cho đến khi cư dân bức xúc phản ứng, chủ đầu tư mới chịu trả lại số tiền 0,5 tháng và kiên quyết giữ nguyên khoản tiền 12 tháng nộp phí quản lý vận hành (mức 11.000 đồng/m2).

Hạ tầng nham nhở

Nhiều khách hàng phản ánh, thời điểm bán nhà cho họ, Gamuda Land Việt Nam quảng cáo Khu đô thị được kết nối bởi các con đường bao quanh dự án sẽ vô cùng thuận tiện. Tuy nhiên thực tế đến bây giờ không phải như vậy the ghi nhân.

Con đường phía Bắc: quy hoạch rộng 30m và mương Trần Phú. Con đường này đến nay vẫn chưa được xây dựng và được dựng cổng che lại.

Con đường phía Tây Nam: theo quy hoạch rộng 40m và khu cư dân làng xóm Yên Sở. Con đường này được quảng cáo sẽ nối ra đường Tam Trinh. Nhưng kể từ khi dự án C2, KĐT Gamuda Gardens được phê duyệt 21/10/2011 đến nay là gần 9 năm, con đường này chỉ được xây dựng một phần.

Con đường phía Đông Nam giáp đường gom của đường Vành đai 3 lên cầu Thanh Trì. Con đường này vẫn còn một đoạn nối đường Tây Trà vẫn dở dang, chưa biết khi nào Chủ đầu tư hoàn thiện cho cư dân. Bên trong nội khu Dahlia Homes – ST5, Club House phục vụ tiện ích cho cư dân – một hạng mục công trình được Gamuda Land quảng cáo cũng chưa được hoàn thiện, gạch đá vẫn ngổn ngang.

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 4.

Nham nhở từ bên ngoài

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 5.

Nhiều hạng mục chưa được hoàn thiện

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 6.

Khu bên trong dự án

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 7.

Gấp rút một phần để bàn giao

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 8.

Các cư dân lo lắng chưa biết khi nào những con đường theo quy hoạch mới hoàn thành

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 9.

Phiếu đặt cọc sửa chữa nhà 50.000.000 đồng của một cư dân bị Gamuda ép phải nộp

Hà Nội: Hàng trăm khách hàng căng băng rôn trước dự án cao cấp C2 Gamuda Garden, tố chủ đầu tư bất tín - Ảnh 10.

Cư dân Dahlia Homes – ST5 bức xúc phản đối khi TGĐ Gamuda biến mất trong cuộc đối thoại chiều 18/06



Minh Ngọc

[ad_2]

Cận cảnh cao ốc ‘đắp chiếu’, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn

[ad_1]

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 1.

Được kỳ vọng là một trong những kiến trúc đẹp nhất TPHCM, thế nhưng gần 10 năm nay, cao ốc Saigon One Tower (quận 1, TPHCM) bị “đắp chiếu”.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 2.

Cao ốc Saigon One Tower tọa lạc ngay vị trí đắc địa trung tâm TPHCM khi nằm ở góc ngã 3 đường Tôn Đức Thăng-Võ Văn Kiệt-Hàm Nghi.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 3.
 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 4.

Năm 2007, được sự chấp thuận của UBND TPHCM, Cty CP M&C hợp tác với Tổng Cty Du lịch Sài Gòn và một số đối tác khác thành lập Cty CP Địa ốc Sài Gòn M&C để triển khai dự án cao ốc này với diện tích 6.672m2, cao 42 tầng có tổng vốn hơn 5.000 tỷ đồng

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 5.
 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 6.

Cao ốc được kỳ vọng trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ nhà hàng ăn uống sang trọng và căn hộ cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, từ đó đến nay dự án này bị dừng lại, phần cao ốc xây dở dang bị bỏ hoang gần 10 năm nay, làm xấu bộ mặt trung tâm TPHCM.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 7.
 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 8.

Trở lại cao ốc Saigon One Tower, để có tiền thực hiện dự án này cũng như đầu tư các dự án khác, từ năm 2007-2013, ông Phùng Ngọc Khánh đặt vấn đề với ông Trần Phương Bình về việc sử dụng pháp nhân của 11 công ty do Khánh lập và 10 cá nhân khác để vay hơn 7.000 tỷ đồng từ Ngân hàng Đông Á.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 9.
 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 10.

Ông Trần Phương Bình cho rằng đây là dự án có tiềm năng nên đề nghị ông Khánh cho ngân hàng và cá nhân ông mua lại 21% cổ phần Cty CP Địa ốc Sài Gòn M&C.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 11.

Đến năm 2011, khi cao ốc xây dựng khoảng 80% khối lượng công việc thì “đắp chiếu” do ông Khánh và các đối tác không còn khả năng tài chính để xây tiếp.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 12.
 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 13.

Sau đó Ngân hàng Đông Á ký hợp đồng mua bán khoản nợ cho Cty Quản lý Tài sản (VAMC) với giá gần 680 tỷ đồng. Khoản nợ này có tài sản đảm bảo là một phần tài sản hình thành trong tương lai từ cao ốc Saigon One Tower (được định giá 723 tỷ đồng).

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 14.

Năm 2018, VAMC thông báo bán đấu giá cao ốc này để xử lý khoản nợ xấu.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 15.

Ngoài ra, một dự án khác cũng đang “đắp chiếu”, hiện làm bãi giữ xe ở trung tâm TPHCM là dự án ở khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (quận 1).

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 16.

Năm 2008, UBND TPHCM có quyết định thu hồi nhà đất tại địa chỉ này để thực hiện dự án xây dựng khách sạn cao cấp. Đây là dự án đã bị Cty TNHH Hoa Tháng Năm do bà Lê Thị Thanh Thúy (Chủ tịch HĐQT) thâu tóm.

 Cận cảnh cao ốc đắp chiếu, làm xấu bộ mặt trung tâm Sài Gòn  - Ảnh 17.

Bà Lê Thị Thanh Thúy sau đó bị bắt. Trước đó ông Nguyễn Thành Tài (Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM) cùng một số quan chức cấp dưới khác có liên quan cũng bị bắt tạm giam để điều tra liên quan đến những sai phạm xảy ra ở dự án này.



Văn Minh

[ad_2]