Hạ tầng bứt phá đang tạo ra cực tăng trưởng mạnh cho BĐS khu Đông Hà Nội sau dịch Covid-19

[ad_1]

Vài năm trở lại đây, thị trường BĐS khu Đông Hà Nội đang trở thành cực tăng trưởng mới, tạo thế cân bằng so với khu vực Phía Tây đã phát triển mạnh mẽ trong suốt hơn 10 năm vừa qua. Đòn bẩy cho sự phát triển của khu Đông phải kể đến loạt dự án hạ tầng lớn với tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD.

Các dự án giao thông lớn đã và đang được hoàn thành tại khu Đông có thể kể đến tuyến đường 5 kéo dài, nút giao đường Vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường Cổ Linh,… Đặc biệt, cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 sẽ được xây dựng từ năm 2020-2024 với tổng mức 2.500 tỉ đồng, cùng lộ trình định hướng các cây cầu mới sẽ được triển khai trong tương lai gần như cầu Trần Hưng Đạo, cầu Giang Biên, cầu Tứ Liên… càng cho thấy thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông khu vực này.

Chưa hết, Tập đoàn Vingroup mới đây cũng đã xin chủ trương đầu tư xây dựng thêm 2 cầu vượt tại ngã tư giao giữa đường Đông Dư – Dương Xá và tuyến đường song hành cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, kế cận đại đô thị Vinhomes Ocean Park. Trong đó, Đông Dư – Dương Xá là tuyến đường rộng 40m huyết mạch của Gia Lâm, vừa được thông xe vào tháng 1/2020. Khi 2 cầu vượt được đầu tư sẽ hình thành trục giao thông hiện đại, phân luồng giao thông linh hoạt từ các hướng di chuyển qua ngã tư này, kết nối hoàn thiện cho toàn bộ khu vực phía Đông.

Cùng với hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội cũng là điểm cộng của khu vực phía Đông Hà Nội bởi nơi đây hội tụ đầy đủ các dịch vụ tiện ích hiện đại bao gồm trung tâm thương mại Aeon mall, BigC Long Biên, Savico Megamall, bệnh viện Y khoa Tokyo và sắp tới đây là Vincom Megamall Ocean Park cùng hệ thống giáo dục từ tiểu học cho tới đại học theo chuẩn quốc tế như Trường liên cấp Vinschool, trường liên cấp Đoàn Thị Điểm, Trường Đại học Anh Quốc, Trường Đại học Y khoa Tokyo, VinUni … cùng hàng loạt các tiện ích khác đã và đang được hình thành.

Chưa hết, khu Đông thành phố cũng đang được Chính phủ quan tâm khi mới đây, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tập trung quy hoạch các khu đô thị hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại khu vực phía Đông tập trung tại các quận, huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên và Long Biên.

Quy luật cho thấy, hệ thống đường giao thông phát triển ở đâu thì ở bất động sản phát triển mạnh mẽ. Với mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp đang là đòn bẩy mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và khách hàng quan tâm đến thị trường BĐS khu Đông. Thực tế tại khu vực này đã xuất hiện rất nhiều “ông lớn” trong làng địa ốc như Vingroup với hàng loạt khu đô thị lớn như Vinhomes Riverside, Vinhomes Ocean Park.

Đánh giá về BĐS khu Đông, GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định: “Theo quy luật tự nhiên, phát triển về khu vực phía Đông là hợp lý. Khu vực Đông Hà Nội như Gia Lâm, Yên Viên, Long Biên, Đông Anh vừa có núi, vừa có sông nên sẽ không bị ngập lụt và về mặt phong thủy”, GS. Đặng Hùng Võ nhấn mạnh. Ông Võ cũng dự báo khu vực phía Đông Hà Nội sẽ trở thành “điểm nóng” về đầu tư bất động sản trong giai đoạn tới bởi nơi đây có quỹ đất rộng, hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều “ông lớn” với những đại đô thị, khu đô thị lớn.

Cùng quan điểm với ông Võ, các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín như CBRE, Savills cũng đánh giá, với hạ tầng được đồng bộ bất động sản khu Đông đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư và khách hàng. Thị trường bất động sản phía Đông thủ đô giai đoạn 2020-2021 sẽ chứng kiến việc “bung hàng” của nhiều tên tuổi lớn. Các dự án được triển khai sẽ nằm ở phân khúc trung – cao cấp và cao cấp. Bởi phân khúc này vừa giải tỏa được cơn khát của thị trường đồng thời cũng tương xứng với hạ tầng và tiện ích của khu vực.

Còn theo giới đầu tư nhìn nhận, giá trị bất động sản khu Đông Hà Nội tăng là tất yếu, bởi so với những khu vực khác trong thành phố, phía Đông vẫn là một khu vực tiềm năng, giữ một vị trí quan trọng trong việc kết nối với các trung tâm kinh tế phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…Bên cạnh đó, so với cực tăng trưởng phía Tây hiện nay giá BĐS tại khu vực phía Đông vẫn còn thấp hơn nhiều, dư địa tăng trưởng vẫn rất lớn.



Theo Lan Nhi

[ad_2]

Đấu thầu làm cầu Thủ Thiêm 4, thiết kế theo ý tưởng ‘tre Việt Nam’

[ad_1]


Vị trí cầu Thủ Thiêm 4. Ảnh: Quang Duy.

UBND TP HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất kế hoạch tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức PPP.

Theo chỉ đạo từ UB, Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất phương án tổ chức giao thông phía quận 7, đảm bảo tối ưu nhất để kết nối cầu Thủ Thiêm 4 với 2 nút giao thông tại vị trí đường Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát và cầu đường Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh.

Phương án đề xuất phải thuận lợi cho các phương tiện lưu thông trên trục đường Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Linh, dễ dàng tiếp cận lối lên và xuống cầu, đặc biệt tại nút giao Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát (phía trước khu chế xuất Tân Thuận) thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm và khi công nhân tan tầm.

Đơn vị tư vấn có phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4 được Hội đồng tuyển chọn, cần nghiên cứu hoàn chỉnh thêm phương án ý tưởng “tre Việt Nam”, trong đó thể hiện rõ cấu trúc tre, chi tiết lan can cầu, kiến trúc các nhịp dẫn đặc sắc cũng như các phương án chiếu sáng mỹ thuật.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc cũng được giao nghiên cứu đặt tên cho 4 cây cầu Thủ Thiêm, báo cáo UBND TP trước ngày 10/6.

Cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 và 7 có mức đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng, được kỳ vọng giúp giảm ùn tắc giao thông ở khu Nam và thúc đẩy phát triển nhanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo dự kiến, cầu Thủ Thiêm 4 dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành, tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7, vận tốc thiết kế 60 km/h.

Theo quy hoạch, để nối khu vực Thủ Thiêm, quận 2 với các quận xung quanh, TP HCM sẽ làm 5 cây cầu và một hầm chui. Hiện, cầu Thủ Thiêm 1 và hầm vượt sông Sài Gòn (nối quận 1 và quận 2) đã được đưa vào sử dụng. Cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng, dự kiến cuối năm nay sẽ hợp long.



Theo Khổng Chiêm

[ad_2]

Chủ đầu tư Green Town Bình Tân lại lật kèo, cho khách hàng ‘leo cây’ lần thứ N

[ad_1]

Ngày 14/5, VTC News nhận được phản ánh từ nhiều khách hàng mua căn hộ tại Dự án Green Town Bình Tân (phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, TP.HCM) do Công ty TNHH IDE Việt Nam làm chủ đầu tư (CĐT), Công ty Cổ phần dịch vụ và đầu tư Đất Xanh Đông Nam Bộ (Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ) làm đơn vị phân phối độc quyền.

Theo phản ánh của khách hàng, sau 3 năm ký hợp đồng mua bán (HĐMB) và đóng 50-95% giá trị hợp đồng, một lần nữa họ bị CĐT thất hứa, không bàn giao nhà. Đáng nói, đây là “lần thứ N” CĐT hứa hẹn và không thực hiện được.

Nguyên nhân của sự chậm trễ này xuất phát từ lùm xùm kiện tụng về “Hợp đồng tiếp thị và phân phối độc quyền” giữa Công ty TNHH IDE Việt Nam và Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ.

 Chủ đầu tư Green Town Bình Tân lại lật kèo, cho khách hàng leo cây lần thứ N  - Ảnh 1.

Dự án Green Town Bình Tân (phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, TP.HCM) do Công ty TNHH IDE Việt Nam làm chủ đầu tư, Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ làm đơn vị phân phối độc quyền.

Chủ đầu tư “lật kèo”

Theo hồ sơ PV có được, ngày 1/12/2016, Công ty TNHH IDE Việt Nam và Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ ký kết Hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền với thoả thuận: “Công ty TNHH IDE Việt Nam giao và Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ nhận thực hiện dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền 1.082 sản phẩm của Dự án Green Hills (sau này đổi tên là Green Town Bình Tân)”.

Thế nhưng, sau gần một năm thực hiện hợp đồng, Công ty TNHH IDE Việt Nam lại đưa ra nhiều văn bản trái với thỏa thuận trong hợp đồng như: Tự ý nâng giá gốc, tăng giá trị hợp đồng và cấm Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ bán các sản phẩm đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng.

Đồng thời, IDE Việt Nam khởi kiện Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ ra Toà án nhân dân (TAND) quận Bình Tân và yêu cầu tuyên vô hiệu “Hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền” mà hai bên đã ký kết.

Ngày 11/4/2019, TAND quận Bình Tân xét xử và ban hành Bản án sơ thẩm số 14/2019/KDTM-ST tuyên: “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH IDE Việt Nam; Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn – Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ”.

 Chủ đầu tư Green Town Bình Tân lại lật kèo, cho khách hàng leo cây lần thứ N  - Ảnh 2.

Ngay khi lệnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19 được gỡ bỏ, các khách hàng lại tiếp tục đến dự án, căng băng rôn yêu cầu Công ty TNHH IDE Việt Nam bàn giao nhà như cam kết trong hợp đồng.

TAND quận Bình Tân xác định chấm dứt thực hiện “Hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền” ngày 1/12/2016 do lỗi của Công ty TNHH IDE Việt Nam đã đơn phương chấm dứt Hợp đồng.

Toà cũng buộc Công ty TNHH IDE Việt Nam phải thanh toán cho Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ tổng số tiền hơn 313 tỷ đồng. Thi hành tại Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Song, bản án bị Công ty TNHH IDE Việt Nam kháng cáo và Viện trưởng VKSND quận Bình Tân kháng nghị. Do đó, TAND TP.HCM thụ lý giải quyết phúc thẩm ngày 24/5/2019.

Ngày 30/7/2019, TAND TP.HCM xét xử phiên phúc thẩm, tuyên sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm ngày 11/4/2019 và quyết định sửa chữa, bổ sung Bản án số 84/2019/QĐ-SCBSBA ngày 10/6/2019 của TAND quận Bình Tân.

Theo đó, TAND TP.HCM không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH IDE Việt Nam; Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn – Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ.

Xác định chấm dứt thực hiện Hợp đồng dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền ngày 1/12/2016 do lỗi của Công ty TNHH IDE Việt Nam đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Buộc Công ty TNHH IDE Việt Nam phải thanh toán cho Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ tổng số tiền hơn 313 tỷ đồng.

Ngày 20/8/2019, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự (THADS) quận Bình Tân có Quyết định thi hành án theo yêu cầu số 3860/QĐ-CCTHADS. Tuy nhiên quyết định này vẫn không thể thực hiện vì Công ty TNHH IDE Việt Nam một lần nữa trì hoãn bằng mọi cách.

 Chủ đầu tư Green Town Bình Tân lại lật kèo, cho khách hàng leo cây lần thứ N  - Ảnh 3.

Sau 3 năm ký HĐMB và đóng 50-95% giá trị hợp đồng, một lần nữa khách hàng bị CĐT thất hứa, không bàn giao nhà.

Khách hàng và đơn vị phân phối điêu đứng

Ngày 13/2/2020, sau nửa năm trì hoãn thi hành án, Chi cục trưởng Chi cục THADS quận Bình Tân, Công ty TNHH IDE Việt Nam, Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ và đại diện khách hàng họp bàn, thảo luận và thống nhất việc giải quyết thi hành án, khắc phục mọi sai phạm nhằm thực hiện bàn giao nhà cho khách hàng.

Mặc dù các bên đã thống nhất bằng văn bản, nhưng sau đó Công ty IDE Việt Nam lại tiếp tục nộp đơn xin tạm hoãn thi hành án đến TAND cấp cao, dẫn đến việc bàn giao nhà cho khách hàng tiếp tục bị hoãn, ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi chính đáng của khách hàng.

Bức xúc trước cách làm việc của CĐT, ngay sau khi lệnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19 được gỡ bỏ, các khách hàng lại tiếp tục đến Dự án, căng băng rôn yêu cầu Công ty TNHH IDE Việt Nam bàn giao nhà như cam kết trong hợp đồng.

“Tiền chúng tôi đóng vào để mua căn hộ tại dự án là tiền vay mượn, tích góp cả đời. Tưởng chừng tìm được một chốn an cư hợp lý, thế nhưng chúng tôi lại rơi vào cảnh này. Chúng tôi đều đã đóng từ 50-95% giá trị hợp đồng, giờ muốn rút lại cũng không được, nhận nhà thì không thể. Nhiều lần chúng tôi cố gắng liên hệ chủ đầu tư làm việc nhưng đều không nhận được phản hồi“, một khách hàng bức xúc.

 Chủ đầu tư Green Town Bình Tân lại lật kèo, cho khách hàng leo cây lần thứ N  - Ảnh 4.

Lực lượng chức năng có mặt tại khu vực người dân phản ánh.

Tương tự, là nhà phân phối vướng tai tiếng do CĐT “lật kèo”, Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ cho biết đã có văn bản gửi đến TAND tối cao thể hiện thiện chí và mong muốn người dân sớm được nhận bàn giao nhà.

“Một mặt Công ty TNHH IDE Việt Nam rất hợp tác, đồng ý các thỏa thuận mà các bên đã cam kết nhưng sau đó lại bội tín, cố tình để cho việc thi hành án bị tạm hoãn, không tôn trọng quyền lợi chính đáng của khách hàng. Việc này gây gián đoạn và trực tiếp cản trở đến việc bàn giao nhà cho người dân”, văn bản gửi Tòa án nhân dân tối cao của Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ ghi.

Theo đại diện Công ty Đất Xanh Đông Nam Bộ, trước tình hình khách hàng mòn mỏi chờ nhận nhà, đơn vị đã rất thiện chí để làm việc. Tuy nhiên Công ty TNHH IDE Việt Nam lại không tôn trọng các thỏa thuận thi hành án mà tiếp tục đề nghị TAND tối cao xem xét các bản án đã có hiệu lực pháp luật .

Do Công ty TNHH IDE Việt Nam “năm lần bảy lượt” nộp đơn xin tạm hoãn thi hành án nên các thỏa thuận không thể tiếp tục được thực hiện. Việc này gây tổn thất đến công ty và các khách hàng đã “xuống tiền” mua nhà của dự án.



Theo Thy Huệ

[ad_2]

TP.HCM xúc tiến xây dựng tuyến metro số 5 gần 39.000 tỉ đồng

[ad_1]

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết cuối tháng 4-2020, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan về công tác phối hợp xem xét hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi tuyến metro số 5 – giai đoạn 1.

Dự án xây dựng công trình đường sắt đô thị TP.HCM (tuyến metro số 5), giai đoạn 1 bắt đầu từ ngã tư Bảy Hiền đến cầu Sài Gòn. Hiện các đơn vị có liên quan đang tiếp thu và giải trình các ý kiến thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước đối với dự án làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trong năm 2020. Sau đó, dự án này sẽ được trình Quốc hội thông qua nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án.

Theo nghiên cứu do tư vấn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, tuyến metro số 5 có chiều dài toàn tuyến gần 20 km, đi qua 8 quận huyện, có 18 nhà ga với tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 313 tỉ yên (tương đương gần 68.000 tỉ đồng).

Tuyến metro này được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ Bến Thành đến Bến xe Miền Tây, dài 9,9 km chủ yếu đi ngầm, dự kiến được đầu tư xây dựng từ năm 2025 đến năm 2031 và giai đoạn 2 từ Bến xe Miền Tây đến Depot Tân Kiên, dài 9,7 km, đi trên cao, được đầu tư trong giai đoạn 2028 đến năm 2034.

Theo nghiên cứu do tư vấn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện, tuyến metro số 5 – giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 8,9 km (đoạn ngầm dài 7,46 km và đoạn trên cao dài 1,43 km), gồm 8 nhà ga (7 ga ngầm và 1 ga trên cao), sử dụng công nghệ cơ bản tương thích với tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,66 tỉ USD, tương đương 38.700 tỉ đồng, được hợp vốn tài trợ bởi Chính phủ Tây Ban Nha, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB). Dự kiến thời gian xây dựng từ năm 2025 đến năm 2029 và đưa vào khai thác từ năm 2030.



Theo Thanh Ngà

[ad_2]

“Ế ẩm” phát mãi 55 căn hộ Era Town, ngân hàng tiếp tục giảm giá xuống còn hơn 14 triệu đồng/m2

[ad_1]

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Gia Định (BIDV Gia Định) vừa tiếp tục thông báo phát mãi 55 căn hộ tại chung cư Kỷ Nguyên (The Era Town), đường 15B Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, Tp.Hồ Chí Minh.

Ngân hàng đăng thông báo với giá bán giảm giá 5% so với các đợt chào bán trước đó. Theo đó, 55 căn hộ này được rao bán với giá khởi điểm từ 2,08 tỷ đồng đến 5,26 tỷ đồng.

Cụ thể, các căn có diện tích 135,98m2 được rao bán với giá 2,08 tỷ đồng, tức khoảng 15,3 triệu đồng/m2. Các căn có diện tích 161,14m2 được rao bán với giá 2,37-2,39 tỷ đồng. Các căn có diện tích 183m2 được rao bán  với giá 2,72 tỷ đồng. Căn có diện tích 268m2 Block A có giá 3,9 tỷ đồng;…Căn rộng nhất là 368m2 có giá 5,26 tỷ đồng, tương đương với 14,3 triệu đồng/m2.

Đây không phải lần đầu tiên BIDV thông báo phát mại căn hộ dự án The Era Town của chủ đầu tư Đức Khải. Gần đây nhất là vào tháng 2, BIDV thông báo bán phát mại 65 căn hộ với giá khởi điểm các căn hộ từ 2,5-5,5 tỷ đồng, tùy thuộc vào Block và diện tích. Trong đó, diện tích dưới 200m2 có giá từ 2,5-2,8 tỷ đồng, trên 300m2 có giá 4,8-5,5 tỷ. Các căn có diện tích lớn hơn có giá khởi điểm 15 triệu đồng/m2.

The Era Town là dự án do CTCP Đức Khải làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 4.800 tỷ đồng. Vị trí dự án nằm cuối đường Nguyễn Lương Bằng, cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng khoảng 5 km và trung tâm quận 1 hơn 12km. Era Town có diện tích hơn 10 ha, 9 tháp với hơn 3.000 căn hộ bắt đầu bàn giao vào năm 2013. Trong thời gian gần đây, chung cư này được biết đến có nhiều tranh chấp dai dẳng giữa cư dân và chủ đầu tư, là Công ty CP Đức Khải.



Theo Thu Thủy

[ad_2]

Hà Nội nói về loạt kiến nghị của chủ cao ốc sai phép 8B Lê Trực trước ngày ‘cắt ngọn’

[ad_1]

UBND quận Ba Đình vừa làm việc với đại diện Công ty CP May Lê Trực – chủ đầu tư cao ốc sai phép 8B Lê Trực, phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) để làm rõ những kiến nghị liên quan đến việc xử lý sai phạm giai đoạn 2 của công trình này.

Hà Nội nói về loạt kiến nghị của chủ cao ốc sai phép 8B Lê Trực trước ngày cắt ngọn - Ảnh 1.

Cao ốc sai phép 8B Lê Trực, phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội).

Theo đó, đối với kiến nghị của chủ đầu tư về việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy hoạch chi tiết 1/500 và không xử lý theo giấy phép xây dựng, UBND quận Ba Đình cho biết, ngày 29/9/2015, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã có tổng hợp ý kiến liên ngành và báo cáo UBND TP. Sau đó, UBND TP đã giao Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan xem xét, tổng hợp, báo cáo thành phố theo quy định.

Đối với ý kiến chủ đầu tư cho rằng chưa được biết phương án, giải pháp phá dỡ tầng 18, UBND quận Ba Đình cho hay, đã giao UBND phường Điện Biên cung cấp đầy đủ các văn bản liên quan cho chủ đầu tư. “Phương án, giải pháp phá dỡ đã được Sở Xây dựng Hà Nội chấp thuận và UBND quận phê duyệt, được niêm yết công khai tại hiện trường xử lý công trình vi phạm”, UBND quận Ba Đình khẳng định.

Liên quan đến việc chủ đầu tư đề nghị được tự phá dỡ, phá dỡ phần sai phạm theo phương án do Công ty TNHH tư vấn Đại học xây dựng lập, UBND quận Ba Đình cho biết, ngày 15/2/2019, Công ty cổ phần May Lê Trực có báo cáo gửi Sở Xây dựng về phương án phá dỡ giai đoạn 2.

Tuy nhiên, ngày 4/3/2019, Sở Xây dựng có văn bản trả lời, trong đó có nêu: “Thiết kế phương án phá dỡ còn sơ sài, chưa rõ phương án gia cố cột, phương án gia cố móng cho các cột dự kiến bổ sung, khái toán kinh phí chưa thực hiện theo quy định. Đồng thời, Sở Xây dựng đã hướng dẫn công ty hoàn chỉnh phương án, thuê đơn vị tư vấn độc lập để thẩm tra thiết kế, dự toán và phê duyệt phương án để thực hiện, nhưng đến nay chủ đầu tư chưa thực hiện”.

Hà Nội nói về loạt kiến nghị của chủ cao ốc sai phép 8B Lê Trực trước ngày cắt ngọn - Ảnh 2.

Nhiều đồ đạc tại căn hộ tại tầng 18 công trình 8B Lê Trực.

Về ý kiến chủ đầu tư cho rằng các căn hộ tầng 18 thuộc sở hữu của người mua nhà, do chủ đầu tư đã bàn giao, UBND quận Ba Đình khẳng định: các căn hộ này hình thành từ hành vi vi phạm pháp luật của chủ đầu tư, cho nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm thỏa thuận, thống nhất bồi thường cho người mua nhà (nếu có).

“Các tài sản như giường tủ, bàn ghế, máy giặt, tivi… trong các căn hộ hiện nay chưa xác định được là của chủ đầu tư hay của người mua nhà. Do đó, chủ đầu tư có trách nhiệm nhận bàn giao lại từ UBND quận. Trường hợp các tài sản nêu trên là của người mua nhà, thì việc chủ đầu tư cho phép người mua nhà vào sử dụng khi công trình chưa nghiệm thu là vi phạm pháp luật”, UBND quận Ba Đình thông tin.

UBND quận Ba Đình cho biết, hiện đang tổ chức tháo dỡ, phá dỡ tầng 18 công trình vi phạm trật tự xây dựng số 8B Lê Trực theo đúng chỉ đạo của UBND TP. Đồng thời, UBND quận Ba Đình tiếp tục yêu cầu chủ đầu tư hợp tác để đẩy nhanh tiến độ xử lý phần công trình vi phạm.UBND TP  Hà Nội vừa có thông báo kết luận về việc tổ chức thực hiện xử lý vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2 tại công trình số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình).

Hà Nội nói về loạt kiến nghị của chủ cao ốc sai phép 8B Lê Trực trước ngày cắt ngọn - Ảnh 3.

Cơ quan chức năng phong tỏa phố Lê Trực chuẩn bị cho công tác phá dỡ tầng 18.

Theo đó, UBND TP giao UBND quận Ba Đình thực hiện theo đúng thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm công trình 8B Lê Trực và phối hợp với các sở, ngành thực hiện phê duyệt kế hoạch, phương án phá dỡ, tháo dỡ công trình vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn lao động và công trình xây dựng còn lại sau phá dỡ, tháo dỡ.

“UBND quận Ba Đình tổ chức thực hiện nghiêm túc và đúng quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực theo 2 bước. Bước 1, xử lý tầng 18 trước, sau đó báo cáo, đánh giá; trên cơ sở đó xem xét thực hiện tiếp bước 2 (xử lý tầng 17) theo đúng quy định của pháp luật”, thông báo của UBND TP nêu rõ…

Từ ngày 15/5 bắt đầu tổ chức tháo phá dỡ tầng 18 

UBND quận Ba Đình đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế để xử lý giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực; quyết định thành lập các Tổ công tác phục vụ cưỡng chế, làm việc với Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam để xây dựng biện pháp, dự toán kinh phí thực hiện tháo dỡ giai đoạn 2.

Theo kế hoạch, việc phá dỡ tầng 18 của tòa nhà 8B Lê Trực sẽ bắt đầu từ vách kính mặt tiền, thiết bị điện, nước, nội thất, tường gạch, sàn bê tông cốt thép… Sau khi hoàn thành phần việc phá dỡ tầng 18, cơ quan chức năng sẽ xem xét phương án phá dỡ tầng 17. Dự kiến, thời gian lắp dựng cẩu tháp, vận thăng… từ ngày 22/4 tới 12/5 và tổ chức phá dỡ tầng 18 từ ngày 15/5.

Nguồn kinh phí tạm tính để phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà 8B Lê Trực là khoảng 17 tỷ đồng, tạm ứng từ ngân sách quận.



Theo ĐÌNH PHONG – TRẦN HOÀNG

[ad_2]

Sức đề kháng của bất động sản du lịch và cơ hội mới sau đại dịch

[ad_1]

Nhận định chung về thị trường bất động sản thời gian tới, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng,  trong bất cứ thị trường nào cũng đều tồn tại hai mặt cơ hội và rủi ro. Trong bối cảnh thị trường sắp tới cũng vậy, sẽ có sự đan xen giữa khó khăn và cơ hội.

Tập đoàn Danh Khôi vừa có một khảo sát ghi nhận về tình hình thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay. Theo khảo sát của Danh Khôi, tác động lớn nhất của thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay là áp lực về tâm lý dịch bệnh đè nặng lên thị trường, khiến cho thanh khoản thị trường bị sụt giảm mạnh.

“Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn của thị trường hiện nay so với các cuộc khủng hoảng trước đây là dù khó khăn, nhưng chủ yếu khó khăn về thanh khoản chứ thị trường không diễn ra các đợt bán tháo như giai đoạn thị trường 2008 – 2009”,  ông Nguyễn Quốc Bảo, phó tổng giám đốc Tập đoàn Danh Khôi nhận định, đồng thời cho rằng, thời gian qua chính là giai đoạn “thử lửa” sức đề kháng của thị trường, của từng phân khúc.

Lý giải về sức đề kháng của thị trường bất động sản, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, khó khăn của thị trường bất động sản thời gian qua chủ yếu xuất phát từ tâm lý do dịch Covid – 19 tác động, còn về bản chất của thị trường vẫn rất tốt.

Hiện nay, “thương hiệu quốc gia Việt Nam”, “thương hiệu Việt” trở thành tài sản phi vật thể quý giá, cùng với việc nước ta trở thành điểm đến sáng giá, có nhiều tiềm năng thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong tiến trình tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ tạo thêm động lực và lợi thế cho nền kinh tế và cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.

“Nhìn từ kinh nghiệm các cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản trong hơn 10 năm qua, cho thấy, thị trường bất động sản thời gian qua có sự phát triển ổn định và bền vững, các chính sách về tín dụng trong lĩnh vực Bất động sản chừng mực, ổn định, nhà đầu nên có thể khẳng định, khả năng phục hồi của thị trường bất động sản sẽ rất nhanh sau khi kết thúc dịch bệnh”, ông Lê Hoàng Châu nhận định

Theo các chuyên gia, từ đầu năm đến nay, do tác động mạnh bởi dịch bệnh, nhưng thị trường bất động sản vẫn không có sự giảm giá hay bán tháo, chứng tỏ sức đề kháng của thị trường khá tốt và cơ hội gia tăng trở lại rất cao. Vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay là làm sao để nắm bắt đúng cơ hội?

Nói về cơ hội của thị trường bất động sản, tổng giám đốc một doanh nghiệp địa ốc có hàng chục năm kinh nghiệm chia sẻ, thị trường bất động sản thời trong suốt nhiều năm qua được ví như cái “bẫy tâm lý”, khiến nhiều người bị vụt lỡ cơ hội. Bởi với suy nghĩ, giá đã tăng quá cao, chờ đến khi giảm hãy mua vào, nhưng thực tế, giá không những không giảm, mà ngày càng lên cao..

“Tâm lý chúng ta thường lấy quá khứ để đánh giá hiện tại và đối với bất động sản, đây lại chính là cái ‘bẫy tâm lý’, lực cản vô cùng lớn trong kinh doanh hoặc ra quyết định đầu tư”, tổng giám đốc một công ty đầu tư bất động sản lớn tại TP.HCM nói và đưa ra các dự án ở các thị trường ven biển để dẫn chứng.

Vị này dẫn chứng, cách đây chừng 3 đến 5 năm về trước dọc theo trục đường Nguyễn Tất Thành thuộc Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa), một số dự án đất nền được công bố ra thị trường với mức giá khá thấp.

Song, thời gian gần đây, giá đất nền ven biển Cam Ranh đã không ngừng tăng, trong đó có những dự án tính từ lúc mở bán đầu tiền đến nay đã tăng gấp từ 5 đến 10 lần như như Dự án Khu đô thị Golden Bay nằm dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, thời điểm đầu tiên khi tung sản phẩm lần 1 của dự án này bán ra thị trường có giá trung bình khoảng chỉ 3,6 triệu đồng/m2,  đến thời điểm hiện nay, giá đã tăng lên mức trung bình 20 triệu đến 25 triệu đồng/m2, riêng đất mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, giá đất giao dịch nhảy lên mức 40 triệu đồng/m2.

Nhìn lại  khoảng 10 năm trước đây, tại những cung đường ven biển mà cụ thể là các cung đường tại các Thành phố du lịch của miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn…giá đất còn khá thấp như đường Võ Nguyên Giáp của của Đà Nẵng, hay đường Xuân Diệu của Quy Nhơn giá đất chỉ nằm quanh mức vài chục triệu đồng/m2, thậm chí thấp hơn. Tuy nhiên, những cung đường này ngày càng khan hiếm và trở thành tài sản trị giá triệu đô, thậm chí tỉ đô khi được phát hiện, tôn tạo và khai thác đúng cách… và theo thống kê có những khu ven biển nằm trong các vịnh biển đắt lên đến gấp hàng chục lần so với trong đất liền.

Khảo các của một số sàn giao dịch cho thấy, dự án Queen Pearl Phan Thiết, được bán từ năm 2017 với mức giá trung bình khoảng 8 triệu đồng/m2, đến nay đã tăng lên trên dưới 20 triệu đồng/m2. Dự án Khu đô thị Baria City tại Bà Rịa – Vũng Tàu được bán ra thị trường năm 2018 với giá trung bình từ 25 đến 3 tỷ đồng/căn nhà, đến nay nhiều nhà đầu tư đã bán chênh từ 1 đến 2 tỷ đồng/căn, hay các dự án đất nền ven biển Nhơn Hội New City ở Nhơn Hội, Bình Định bán ra từ cuối năm 2029 đến nay đã co mức giá tăng từ 15 đến 20%…

Nói về triển vọng thị trường trong thời gian tới, ông Châu cũng cho rằng điểm nghẽn lớn nhất của thị trường hiện nay là nguồn cung sản phẩm tốt đang rất bị hạn chế do vướng mắc về thủ tục. Thị trường bất động sản như chiếc lò xo bị nén, càng bị nén thì chỉ cần Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc về quy trình thủ tục hành chính và khai thông nguồn vốn tín dụng, thì sẽ bùng lên mạnh mẽ, tạo nên cú hích cho nền kinh tế.



Theo Nam Phong

[ad_2]

Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm ‘mất’ đường đi ở Hà Nội

[ad_1]

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 1.

Theo phản ánh của cư dân, dự án Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp và nhà ở cao tầng ở xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội (tên thương mại dự án chung cư Tứ Hiệp Plaza) do Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Vinh Hạnh (Công ty Vinh Hạnh) làm chủ đầu tư bàn giao cho khách hàng về ở từ tháng 10/2018, nhưng đến nay nhiều hạng mục hạ tầng và cảnh quan khuôn viên dự án vẫn chưa thực hiện theo nội dung hợp đồng mua bán đã ký.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 2.

Anh Nguyễn.H. cư dân chung cư Tứ Hiệp Plaza cho biết, trong bản vẽ thiết kế mặt bằng tòa nhà được đính kèm trong hợp đồng mua bán, dự án này có 3 cổng, trong đó có 2 cổng tiếp giáp với đường gom Pháp Vân – Cầu Giẽ…

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 3.

…nhưng trên thực tế, hiện chỉ có duy nhất 1 cổng cho cư dân đi lại (phía Tây Bắc tiếp giáp với đường Nguyễn Bồ).

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 4.

Cũng trong bản vẽ, có 4 khoảng thông sang khu đô thị Hồng Hà Eco City nhưng hiện tại cũng bị xây kín. Việc này gây nhiều khó khăn, bất tiện cho cư dân trong việc sinh hoạt và đi lại. “Từ tháng 8/2019 đến nay, cư dân chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn đề nghị Công ty Vinh Hạnh hoàn thiện các hạng như đã cam kết nhưng đến nay họ vẫn chưa giải quyết triệt để, phải chăng chủ đầu tư coi thường pháp luật, lừa dối khách hàng”, anh H. bức xúc.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 5.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Cường – Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, mới đây đã ký văn bản gửi Sở Xây dựng về việc đôn đốc hoàn thiện dự án chung cư Tứ Hiệp Plaza. Đồng thời, kiến nghị Sở Xây dựng chủ trì, thanh kiểm tra lại toàn bộ quá trình triển khai dự án, việc chấp hành các điều kiện về kinh doanh bất động sản và đặc biệt là việc chấp hành các nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với cư dân mua nhà theo hợp đồng các bên đã ký kết.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 6.

Chủ tịch huyện Thanh Trì cũng chỉ rõ những tồn tại như dự án mới đầu tư xong 1 cổng ra vào phía Tây Bắc, còn 1 cổng chính và 1 cổng phụ phía Đông Bắc chưa đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch tổng mặt bằng được Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận, cũng như hợp đồng ký kết với cư dân dẫn đến người dân bức xúc, treo băng rôn phản đối, đơn thư khiếu kiện đông người tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng trên địa bàn.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 7.

Những bất cập tại dự án diễn ra từ lâu nhưng đến nay chưa được giải quyết khiến cư dân bức xúc cho rằng chủ đầu tư có hành vi “coi thường, lừa dối khách hàng”.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 8.

Cực chẳng đã cư dân chung cư Tứ Hiệp Plaza băng rôn khắp chung cư đòi quyền lợi với nội dung: “Cư dân dừng đóng phí dịch vụ, Vinh hạnh mở cổng chính cho cư dân”, “Vinh Hạnh lừa dối khách hàng”, “Yêu cầu Vinh Hạnh tuân thủ hợp đồng – thượng tôn pháp luật”…

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 9.

Được biết, ngày 13/12/2019, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội có văn bản trả lời Công ty Vinh Hạnh về việc đề xuất mở cổng của dự án Tứ Hiệp Plaza. “Theo kiến nghị của Công ty Vinh Hạnh, tuyến đường gom dân sinh chạy song song với đường cao tốc chưa hoàn thiện, chưa có hạ tầng kỹ thuật và khớp nối không đảm bảo an toàn giao thông, Công ty đề xuất điều chỉnh vị trí cổng xuống phía Đông Nam của khu đất (có bản vẽ gửi kèm) tại vị trí góc giao giữa đường gom của đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường phân khu vực thuộc Khu đô thị mới Tứ Hiệp. Nội dung đề xuất của Công ty Vinh Hạnh như nêu trên là không đảm bảo yêu cầu về an toàn giao thông”, văn bản nêu rõ.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 10.

Do đó, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề nghị Công ty Vinh Hạnh nghiên cứu 2 phương án, cụ thể: Đối với phương án kết nối ra phía Đông Bắc của khu đất như bản vẽ – Tổng mặt bằng được duyệt, công ty liên hệ với Sở Giao thông vận tải, các cơ quan chủ quản tuyến đường gom đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và chính quyền địa phương để thoả thuận giải pháp thiết kế đấu nối cổng của dự án với mạng lưới giao thông bên ngoài công trình (tuyến đường gom cao tốc), đúng quy định và đảm bảo an toàn giao thông.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 11.

Ngoài ra, nghiên cứu hướng kết nối cổng ra phía Đông Nam của khu đất với tuyến đường phân khu vực thuộc Khu đô thị mới Tứ Hiệp. Công ty liên hệ với Công ty Cổ phần Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu Khí, chính quyền địa phương để thống nhất, khớp nối cổng của dự án vào tuyến đường có mặt cắt B=13,5m thuộc Khu đô thị Tứ Hiệp.

 Cận cảnh khu chung cư bị đề nghị thanh tra vì làm mất đường đi ở Hà Nội  - Ảnh 12.

Chung cư Tứ Hiệp Plaza là tổ hợp 2 khối nhà cao 30 tầng nổi + 2 tầng hầm với tổng cộng 648 căn hộ. 

Mở cổng đấu nối đường gom cao tốc là không phù hợp

Ngày 13/1/2020, Công ty Vinh Hạnh có văn bản gửi Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ về thỏa thuận việc đấu nối cổng ra vào dự án, tuy nhiên, công ty này trả lời việc đấu nối trên là không phù hợp do tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

“Việc đấu nối của dự án chung cư Tứ Hiệp Plaza vào đường gom tại vị trí đường đầu cầu gom phía Văn Điển có độ dốc lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Do đó, việc đấu nối này là không phù hợp. Đề nghị Công ty Vịnh Hạnh nghiên cứu phương án đấu nối đảm bảo an toàn giao thông cũng như yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật”, Công ty Cổ phần BOT Pháp vân – Cầu Giẽ kiến nghị.



Theo Đình Phong

[ad_2]

Cao ốc ‘dát vàng’ gây chói mắt yêu cầu khắc phục nếu không sẽ phải tháo dỡ

[ad_1]

Liên quan đến 2 công trình cao ốc “dát vàng” gây chói mắt, ông Lê Văn Tuấn, Chánh thanh tra Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, việc các chủ đầu tư tự ý lắp đặt kính màu thay thế kinh xanh không đúng theo phương án kiến trúc đã được UBND TP Đà Nẵng chấp thuận là vi phạm quy định của Thông tư số 15 ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng và quy định về quản lý kiến trúc công trình trên địa bàn TP Đà Nẵng được ban hành kèm theo quyết định số 47 ngày 12/10/2012 của UBND TP Đà Nẵng.

 Cao ốc dát vàng gây chói mắt yêu cầu khắc phục nếu không sẽ phải tháo dỡ  - Ảnh 1.

Tòa cao ốc trên đường Như Nguyệt được “dát vàng” gây chói lóa.

Liên quan đến sai phạm này, ông Tuấn cho hay, sau khi UBND quận Hải Châu tiến hành xử phát, trong vòng 60 ngày các chủ đầu tư có quyền lập các thủ tục để xin được điều chỉnh giấy phép cho phần sai phạm. Cơ quan quản lý nhà nước có thể chấp thuận từng phần hoặc toàn phần. Trong trường hợp, hạng mục vi phạm không được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận thì chủ đầu tư buộc phải tiến hành tháo dỡ.

Trả lời câu hỏi việc các công trình quy mô lớn, nhưng chậm phát hiện sai phạm và xử lý ? Ông Tuấn cho hay, đây là những công trình lớn nhưng hiện nay đơn vị thi công sử dụng công nghệ mới nên thi công lắp ráp kính rất nhanh. Ngoài ra, việc các công trình này lắp đặt kính đúng vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, nên khó khăn trong việc xử lý.

“Ngay sau Tết nguyên đán, Sở Xây dựng đã bắt tay vào việc liền. Tuy nhiên, do tháng 3, tháng 4 cao điểm tập trung phòng chống dịch COVID-19 nên việc mời chủ đầu tư làm việc rất khó khăn. Khi mời các chủ đầu tư làm việc, họ có các văn bản trình bày việc đang tập trung chống dịch, cũng như đi lại khó khăn ” ông Tuấn giải thích.

 Cao ốc dát vàng gây chói mắt yêu cầu khắc phục nếu không sẽ phải tháo dỡ  - Ảnh 2.

Kính vàng tại hai công trình cao ốc gây chói loá ảnh hưởng đến xung quanh.

Trong khi đó, đại diện chủ đầu tư dự án cao ốc trên đường Như Nguyệt cho biết: Sau khi nắm được nội dung phản ánh, ngày 16/3 chủ đầu tư đã gửi mẫu thí nghiệm đến Trung tâm thí nghiệm thuộc Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) để thí nghiệm các mẫu kính theo tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả sản phẩm kính có các thông số kỹ thuật hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam không quy định về giới hạn về độ phản quang ngoài VLR-out, nhưng ở một số nước láng giềng như Singapore, Hong Kong thì độ phản quang này không vượt quá 20%. Trong khi đó, bề mặt kính của dự án có độ phản quang ngoài là 19.52% không phải là kính có độ phản quang cao, được chấp nhận sử dụng lắp đặt bao che công trình, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.

Chủ đầu tư dự án này cũng cho hay, đã làm việc và giải trình với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng về vấn đề này. Hiện, chủ đầu tư đã thực hiện lắp tấm ốp vàng đục lỗ, dán film kính giảm độ phản quang, làm lam che nắng và đề xuất Sở Xây dựng cho phép trồng cây xanh lề đường nhằm hạn chế tối đa tình trạng phản quang của kính đối với một số vị trí bị ảnh hưởng.

Liên quan đến việc này, theo Chánh thanh tra Sở Xây dựng phương án sửa chữa, cải tạo phải mang tính tổng thể và liên quan đến nhiều vấn đề. Phải trên cơ sở đánh giá của các cơ quan chuyên môn mới có phương án hài hoà.

“Ngoài độ phản quang ảnh hưởng đến người dân xung quanh cũng như giao thông đi lại, phương án còn liên quan đến nhiều vấn đề như màu sắc, kiến trúc xung quanh… Phương án khắc phục công trình đòi hỏi phải có sự hài hoà” ông Tuấn cho biết.

Như Tiền Phong thông tin, qua rà soát hồ sơ có liên quan đến 2 dự án cao ốc văn phòng tại lô A2.1 đường Nguyễn Văn Linh và Tổ hợp khách sạn căn hộ P.A Tower tại lô A2-1, A2-2 đường Như Nguyệt (quận Hải Châu) cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã phát hiện chủ đầu tư hai công trình này không thực hiện đúng hồ sơ thỏa thuận phương án kiến trúc đã được thẩm định.

Cụ thể 2 công trình này đã sử dụng vật liệu kính cho mặt tiền công trình là kính màu vàng, có tác dụng phản quang không phù hợp với phương án kiến trúc là kính màu xanh được duyệt và quy định quản lý kiến trúc theo Quyết định số 9801 ngày 15/11/2011 của UBND TP Đà Nẵng. Việc khắc phục còn rất chậm, mặc dù Sở Xây dựng đã nhiều lần đôn đốc. Theo sở Xây dựng Đà Nẵng, việc sử dụng vật liệu kính không đúng quy định gây ra bức xúc trong dư luận trong thời gian qua. Đối chiếu với các quy định hiện hành, chủ đầu tư của 2 công trình nêu trên phải chịu trách nhiệm khắc phục, sửa chữa.



Theo Nguyễn Thành

[ad_2]

Đà Lạt “vỡ trận” vì khách đông bất ngờ và triển vọng bất động sản nghỉ dưỡng từ chiếc “lò xo du lịch” bị nén hậu Covid-19

[ad_1]


Ảnh minh họa.

Một tuần trước dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định cả nước cơ bản ngừng giãn cách xã hội. Ngành du lịch, vốn là ngành bị “đóng băng” trong đại dịch Covid-19 có dấu hiệu dần hồi phục.

29/4, nhiều chặng bay nội địa phục vụ dịp nghỉ lễ “cháy vé”. Tại các điểm du lịch như Đà Lạt, Đà Nẵng, nhiều khách sạn không còn phòng.

Đà Lạt “vỡ trận” vì không chuẩn bị sẵn sàng để đón khách“, Tổng Giám đốc Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ chia sẻ tại tọa đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM” mới đây. Lượng khách đến Đà Lạt không quá đông nhưng lực lượng phục vụ không nhiều như trước, dẫn đến nhiều cơ sở trở tay không kịp vì không có nhân viên phục vụ, dọn dẹp.

Ông Trần Hùng Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM lấy dẫn chứng kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa rồi, các gia đình vẫn đi Nha Trang, Đà Lạt hay nghỉ dưỡng ở các resort vì khách tin rằng đã được an toàn. Ông Việt cho rằng đây chính là một trong những cơ sở để phục hồi du lịch.

Du lịch Việt sẽ hồi sinh thế nào?

Tại Hội thảo Hành động và tư duy lại ngành du lịch toàn cầu để phục hồi sau Covid-19 do Hiệp hội Lữ hành châu Á Thái Bình Dương (PATA) tổ chức, các chuyên gia Greg Klassen (từ Twenty31) và Damian Cook (từ E-tourism frontiers) đưa ra mô hình dự báo quá trình hồi phục ngành du lịch sau đại dịch theo các giai đoạn như sau:

(1) Nới lỏng hạn chế đi lại;

(2) Du lịch nội địa hồi phục;

(3) Các đường bay được khôi phục;

(4) Thị trường khách đi lẻ hồi phục;

(5) Thị trường khách đoàn đi số lượng lớn hồi phục.

Đà Lạt vỡ trận vì khách đông bất ngờ và triển vọng bất động sản nghỉ dưỡng từ chiếc lò xo du lịch bị nén hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Trung tâm Thông tin Du lịch (TITC) dẫn thực tế ở Việt Nam và một số nước khác, khi có dấu hiệu các giãn cách xã hội có thể được nới lỏng, các hãng hàng không đã mong muốn và có kế hoạch khôi phục đường bay và tăng tần suất các chuyến bay.

Trước đó, nhu cầu đi lại tại địa phương đã tăng cao nhưng cũng mới chỉ trong phạm vi từng địa phương. Việc đi du lịch theo đoàn với số lượng lớn sẽ chậm hơn, khi tình hình dịch bệnh đã được khống chế hoàn toàn.

Việc nhắm vào khách nội địa cũng là mục tiêu đặt ra của các hãng du lịch trong nước. Không chỉ là nguồn khách hồi phục sớm sau dịch, mà còn là nguồn khách chiếm tỷ trọng lớn, ổn định và bền vững hơn so với khách nước ngoài.

Năm 2019, du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, và 85 triệu lượt khách nội địa trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú.

Việt Nam có 100 triệu dân, các doanh nghiệp trong nước cần ngồi lại bàn để làm sao phục vụ được họ, khuyến khích 100 triệu dân đi du lịch ngay trong chính Việt Nam“, ông Trần Hùng Việt nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ – Tổng Giám đốc Vietravel – cũng đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thời gian học phù hợp để học sinh vẫn có quãng nghỉ hè khoảng 4 – 5 tuần, từ giữa tháng 8 để thúc đẩy cầu trong nước, đưa du lịch qua cơn khó trong quý 3.

Triển vọng bất động sản nghỉ dưỡng

Đà Lạt vỡ trận vì khách đông bất ngờ và triển vọng bất động sản nghỉ dưỡng từ chiếc lò xo du lịch bị nén hậu Covid-19 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Vinpearl Beachfront Condotel Nha Trang

Các chuyên gia trong ngành đều cho rằng Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch và bây giờ là lúc đất nước đi vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Chúng tôi tin rằng nhu cầu du lịch trong nước, sẽ là thị trường chính trong vài tháng tới. Tuy nhiên, các khách sạn và resort sẽ cần điều chỉnh lại chính sách giá cũng như các ưu đãi để đón đầu và đáp ứng nhu cầu của nhóm khách này“, ông Mauro Gasparotti, Giám Đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ.

“Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ trải qua quá trình tương tự như Trung Quốc sau khi đại dịch được kìm hãm, theo đó thị trường Trung Quốc chỉ mất khoảng 6 tuần để công suất trở lại mức 30% sau khi công suất bị giảm mạnh vào giai đoạn trước đó và điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khách du lịch nội địa, đặc biệt là nhóm du khách trẻ”.

Trong số tất cả các phân khúc, khách sạn ngân sách thấp ghi nhận mức công suất tăng nhanh hơn so với những khách sạn có định vị cao hơn. Chủ sở hữu và các nhà điều hành khách sạn sẽ đối mặt với giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới, đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới để quản lý và tạo ra nguồn doanh thu mới. Các dịch vụ lưu trú và nhà hàng cần phát triển các chiến lược tiếp thị và quảng bá sáng tạo và ý nghĩa hơn trong khi các tổ chức tài chính và chủ sở hữu bất động sản cần tích cực làm việc với chủ đầu tư để tìm ra giải pháp cùng có lợi nhằm góp phần xây dựng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Bên cạnh đó, ngành bất động sản cũng được “trợ lực” bởi chính sách hoãn, giãn thuế, các gói tài khóa, tín dụng cho doanh nghiệp trong Covid-19 của Chính phủ, cũng như chính sách công nhận tính pháp lý của mô hình condotel.

Với công bố hướng dẫn mới về việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở của Bộ Tài nguyên Môi trường, các dự án Condotel có thể được gia hạn thời hạn cho thuê đến lên đến 50 năm. Chính sách này cũng rất hấp dẫn trong khu vực trong khi Condotel ở Thái Lan chỉ được sở hữu 30 năm.

Đây là một tín hiệu tốt đối với thị trường bất động sản của Việt Nam, đặc biệt là dành cho các đơn vị đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Nếu thông tư hướng dẫn này được chính thức triển khai, sẽ là một cú đỡ, một đòn bẩy rất lớn cho khu vực bất động sản nghỉ dưỡng, trong bối cảnh thị trường này đang bị ảnh hưởng sâu sắc từ dịch bệnh Corona đang hoành hành“, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao bộ phận Đầu tư, Savills Việt Nam, nhận định.

Theo ông Khương, về cơ bản, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hoạt động dựa trên 2 nguồn thu nhập chính, 1 là bán biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ nghỉ dưỡng, và thứ 2 là từ các hoạt động, dịch vụ giải trí ở các dự án này. Trong thời điểm này, khi doanh thu của dịch vụ nghỉ dưỡng đang sụt giảm mạnh mẽ, chủ đầu tư sẽ tranh thủ tận dụng lợi thế từ việc người mua được quyền sở hữu sổ đỏ, sổ hồng trên tài sản sở hữu, để kích thích nhu cầu của người mua, từ đó bảo toàn được số vốn đầu tư ban đầu.

Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đây cũng được coi là một động thái tích cực, trong bối cảnh thị trường bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh đang gặp nhiều vướng mắc về pháp lý hay hạn chế trong nguồn cung. Họ cũng sẽ yên tâm hơn trong việc chủ động gia tăng lợi nhuận bằng cách sở hữu một loại hình tài sản mới như biệt thư second home, condotel hay officetel.

Trong đại dịch, bất động sản là kênh đầu tư an toàn, lâu dài, đặc biệt nếu biết chọn các chủ đầu tư uy tín, có năng lực vận hành, có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Trước đó, các chủ đầu tư “buông” chủ yếu là những doanh nghiệp chỉ chuyên về bất động sản, không chuyên về du lịch. Với các chủ đầu tư uy tín đa ngành, đa nghề, họ vẫn trụ vững và phát triển khi một ngành nào đó bị ảnh hưởng.



Bình An

[ad_2]