Đang nghiên cứu làm sân golf, công viên Hello Kitty tại TP HCM

[ad_1]

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết có kế hoạch đầu tư và khởi công 3 khách sạn tại TP HCM vào năm nay, đồng thời tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án công viên Hello Kitty trong nhà ở quận 6. Thông tin được bà Nga đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của TP HCM sáng 8/5.

Tập đoàn BRG hoạt động trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, khách sạn, sân golf, sản xuất, bán lẻ, du lịch, giải trí…, đã và đang đầu tư vào 24 khách sạn, trong đó 18 khách sạn đã đi vào hoạt động và 7 sân golf trên cả nước nhưng chưa có ở TP HCM.

Chủ tịch BRG: Đang nghiên cứu làm sân golf, công viên Hello Kitty tại TP HCM - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Nga cho biết đã có phần chậm chân trong đầu tư vào TP HCM. Ảnh: Khổng Chiêm

Bà Nga thừa nhận việc đầu tư vào TP HCM tới thời điểm này vẫn còn “khiêm tốn và có phần chậm chân”, dù TP HCM rất năng động, hấp dẫn, cởi mở. Do đó, BRG đang dự kiến đầu tư vào 3 khách sạn tại TP HCM là Crowne Plaza, Hilton Garden Inn và Diamond Complex. Về sân golf, BRG đang nghiên cứu một dự án ở huyện Hóc Môn.

Bà Nga cũng cho biết ngày 19/5, BRG sẽ khởi công dự án công viên Hello Kitty trong nhà tại Hà Nội. TP HCM cũng đang giới thiệu cho Tập đoàn một khu đất ở quận 6 để làm công viên này.

Bên cạnh đó, Tập đoàn BRG cũng rất quan tâm đến các dự án có ý nghĩa cộng đồng của thành phố như dự án Quy hoạch Khu đô thị sáng tạo (tại ba quận 2, 9, Thủ Đức). Bà Nga nói BRG có kinh nghiệm phát triển bất động sản, đặc biệt là phát triển đại dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội. Lãnh đạo BRG mong muốn có cơ hội cùng các doanh nghiệp TP HCM đầu tư phát triển Khu đô thị sáng tạo trong thời gian tới.



Theo Khổng Chiêm


NDH

[ad_2]

Thông tin bị lộ, công ty của “Vua hàng hiệu” hủy kế hoạch mở khu phi thuế quan, outlet 10.000 tỷ đồng tại Golden Hills Đà Nẵng

[ad_1]

Ngày 7/5, Công ty TNHH Liên Thái Bình Dương Imex Pan Pacific (IPPG) của “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng để báo cáo về Dự án đầu tư Khu Phi thuế quan.

Văn bản do Tổng giám đốc Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn) ký cho biết, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng, ngày 16/4, IPPG đã có buổi báo cáo với UBND Thành phố Đà nẵng và các Sở ngành liên quan về đề xuất của Công ty đối với 3 dự án đầu tư:

– Trung tâm mua sắm miễn thuế trong phố (Downtown Duty Free)

– Khu phi thuế quan (trung tâm thương mại, dịch vụ, factory outlet và bất động sản)

– Trung tâm tài chính Đà nẵng

Tại trước và trong buổi họp, IPPG đã nhiều lần đề cập đến việc đề nghị Ủy ban không mời báo đài tham gia buổi họp để có thể thoải mái bàn thảo nội bộ, và cũng tại buổi họp IPPG đã báo cáo hiện IPPG đang trong quá trình đàm phán với Chủ đầu tư dự án Golden Hills (Trung Nam Land) để đầu tư phát triển dự án theo hướng: Mở trung tâm outlet và Khu phi thuế quan tại khu đất này.

Tuy nhiên, sau cuộc họp, các thông tin liên quan tới việc IPPG thực hiện dự án Khu phi thuế quan tại Golden Hills đã xuất hiện trên nhiều kênh thông tin đại chúng. Do việc thương lượng với Trung Nam Land chưa hoàn tất, nên các thông tin này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của IPPG. Các đối tác và thương hiệu cùng tham gia đầu tư với IPPG cũng rất bất ngờ và gây khó khăn cho IPPG trong quá trình hợp tác.

Theo IPPG, giá đất tại khu vực này cũng tăng mạnh đã làm ảnh hưởng đến việc đàm phán giữa IPPG và Trung Nam Land.

Đến nay, IPPG chính thức báo cáo với UBND Thành phố Đà Nẵng và các cơ quan liên quan rằng việc đàm phán giữa IPPG và Trung Nam Land không đạt được kết quả như dự kiến, và IPPG đã chấm dứt việc đàm phán hợp tác này.

Hồi cuối tháng 4 vừa qua, nhiều thông tin đã khẳng định khu Tây Bắc Đà Nẵng sẽ có khu phi thuế quan, outlet 10.000 tỷ đồng, trên tổng diện tích hơn 770.000m2 tại khu đô thị sinh thái Golden Hills.

Trong đó, khu phi thuế quan có diện tích khoảng 70.670m2 và khu biệt thự cao cấp có diện tích khoảng 700.000m2.

Đây được xem là khu phức hợp mua sắm, nghỉ dưỡng, đô thị quy mô lớn đầu tiên trên địa bàn, kết hợp các dịch vụ đẳng cấp: sân golft, khách sạn chuẩn 5 sao quốc tế, hệ thống nghỉ dưỡng…

Factory Outlets (hàng hiệu giảm giá) là mô hình đã được phát triển và thành công tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản … Với mục tiêu xây dựng khu mua sắm có không gian mở, đa dạng về hàng hoá, và mức giá chiết khấu hấp dẫn (rẻ hơn 30-70% giá bán thông thường), Factory Outlet sẽ là điểm đến của các khách du lịch trong nước và thế giới nhằm kết hợp với nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và mua sắm.



Hà My


Theo Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Quy hoạch

[ad_1]

Nghị định này quy định chi tiết một số nội dung tại các Điều 15 (nhiệm vụ lập quy hoạch), 17 (tổ chức tư vấn lập quy hoạch), 19 (lấy ý kiến về quy hoạch), 22 (nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia), 23 (nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia), 24 (nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia), 25 (nội dung quy hoạch ngành quốc gia), 26 (nội dung quy hoạch vùng), 27 (nội dung quy hoạch tỉnh), 30 (Hội đồng thẩm định quy hoạch), 40 (hình thức công bố quy hoạch), 41 (hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch) và 49 (trách nhiệm đánh giá thực hiện quy hoạch) của Luật Quy hoạch.

Thời hạn lập quy hoạch

Nghị định nêu rõ, thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó, thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch

Theo Nghị định, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch được xây dựng theo kiến trúc một cổng thông tin điện tử kết nối giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh trên môi trường mạng, phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; phục vụ công tác lập quy hoạch, lấy ý kiến về quy hoạch, công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch; giám sát, đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch.

Các thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch là thông tin, cơ sở dữ liệu được số hóa, liên kết, tích hợp với nhau, gắn với cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và được thẩm định theo quy định của pháp luật. Quy mô tổ chức triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện; sử dụng hệ thống quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 cho tất cả các loại thông tin, cơ sở dữ liệu bản đồ.

Thông tin, cơ sở dữ liệu được thu thập để xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch gồm: 1- Cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đã được phê duyệt và được lưu trữ theo quy định tại Điều 44 của Luật Quy hoạch;

2- Cơ sở dữ liệu chuyên ngành do bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý, bao gồm cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia và hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; cơ sở dữ liệu về địa chất và khoáng sản; cơ sở dữ liệu về môi trường; cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn; cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo; cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê về đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thông tin và cơ sở dữ liệu liên quan đến điều tra cơ bản về đất đai; cơ sở dữ liệu về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; cơ sở dữ liệu về hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn; cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; cơ sở dữ liệu về quốc phòng, an ninh; cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ có liên quan;

3- Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia được chuẩn hóa và cập nhật thường xuyên;

4- Thông tin và cơ sở dữ liệu về quy hoạch khác.

Nghị định nêu rõ, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng trong thời hạn 10 ngày kể từ khi quy hoạch được phê duyệt.

Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng theo các kỳ thống kê, kiểm kê hoặc sau khi kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 7/5/2019.



Theo Tuệ Văn


Chinhphu.vn

[ad_2]

Sau dự án sân bay, Bình Thuận lên phương án cho dự án cao tốc Bắc Nam chạy qua

[ad_1]

Thông tin về dự án sân bay đang được chuẩn bị để khởi công, thị trường địa ốc Phan Thiết lại thêm sức hút nhờ thông tin sắp có dự án cao tốc Bắc Nam 40.000 tỷ qua Bình Thuận.

Năm 2019, động lực chủ đạo khiến Bình Thuận trở thành “điểm sáng” của thị trường bất động sản biển là thông tin sân bay Phan Thiết và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ sớm được khởi công.

Sau khi sân bay và cao tốc đi vào hoạt động, thời gian di chuyển rút ngắn sẽ kích thích du khách đến Bình Thuận nhiều hơn, tạo đà cho bất động sản phát triển.

Cao tốc Bắc – Nam gần 40.000 tỷ được phê duyệt

Sức nóng của 2 dự án hạ tầng (sân bay và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết) với tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng chưa kịp hạ nhiệt, thị trường này lại tiếp tục đón thông tin dự án đầu tư xây dựng cao tốc trên tuyến Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận với tổng mức đầu tư là 39,66 nghìn tỷ đồng, đã được Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt.

Dự án có tổng chiều dài 160 km, gồm 3 dự án thành phần: đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài 12 km, Vĩnh Hảo – Phan Thiết 100,8 km, Phan Thiết – Dầu Giây 47,5 km.

Được biết, toàn tuyến dự án đi qua 29 xã, thị trấn thuộc 5 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân với tổng diện tích giải phóng mặt bằng là 1,179,45 ha.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, sau khi hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25 m; vận tốc thiết kế từ 100 – 120 km; toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1 km.

Hiện tại, tỉnh Bình Thuận đã chủ động phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất theo đúng quy định, tạo điều kiện để triển khai dự án theo kế hoạch.

Cao tốc Bắc – Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án không chỉ tháo gỡ vướng mắc về giao thông đối ngoại, mà còn tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế – xã hội và câu chuyện du lịch bứt phá chỉ là sớm muộn.

Các dự án đổ bộ liên tục

Trước sự phát triển của hạ tầng, trong quý 2/2019, hàng loạt các dự án cao cấp đồng loạt đổ bộ, chủ yếu tập trung ở phường Phú Hài và Mũi Né. Nổi bật trên cung đường resort Võ Nguyên Giáp có thể kể đến dự án Mũi Né Summerland Resort – tổ hợp giải trí và tiệc tùng theo mô hình Lasvegas, Macau thu nhỏ có quy mô 31,5 ha của Hưng Lộc Phát Corp, sẽ khởi công vào tháng 5/2019.

Khi hoàn thành, dự án này sẽ cung ứng ra thị trường hơn 2,000 căn khách sạn 5 sao, hơn 100 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, hơn 200 cửa hàng mua sắm, tổ hợp hơn 40 quán bar – beer club, không gian tiệc tùng lớn nhất tại Phan Thiết. Hơn 200 nhà hàng, shop thời trang, quán bar được bố trí tập trung trên tuyến phố đi bộ và con đường lễ hội dài hơn 2.000 m của dự án. Theo chủ đầu tư, khách du lịch sẽ phải mất cả tuần để khám phá hết tổ hợp này.

Ngoài ra, Mũi Né Summerland Resort còn chi hàng nghìn tỷ xây dựng công viên nước trong nhà 12.000 m2, công viên nước ngoài trời hơn 6.000 m2 và khu nhà hàng trên sông.

 Sau dự án sân bay, Bình Thuận lên phương án cho dự án cao tốc Bắc Nam chạy qua - Ảnh 1.

Một góc công viên nước trong nhà của Mũi Né Summerland Resort.

Đặc biệt, lần đầu tiên Phan Thiết xuất hiện dự án có một nhà hát lớn, chuyên biểu diễn các show diễn đẳng cấp quốc tế sánh ngang với các Show Alcaza (Thái Lan), Mao Lương Đỏ (Trung Quốc), Ký Ức Hội An (Việt Nam)… Cuối mỗi tuần chủ đầu tư sẽ tổ chức các show nghệ thuật trình diễn ánh sáng 3D mapping trên quy mô cực lớn.

Ngoài Mũi Né Summerland Resort, cũng trong tháng 5 tới, thị trường bất động sản Phan Thiết sẽ đón thêm dự án có quy mô khoảng 1.000 ha – NovaWorld Phan Thiết của Tập đoàn Novaland. Khu Novaworld sẽ đa dạng loại hình khu vui chơi, giải trí cao cấp và các loại công viên chủ đề theo mô hình Universal, vườn thú hoang dã Safari, sân golf…

Giá đất Bình Thuận tăng mạnh

Hàng loạt tin tức lạc từ dự án sân bay 10.000 tỷ, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết gần 15.000 tỷ, cao tốc Bắc – Nam qua Bình Thuận đến 2 dự án giải trí tỷ USD đã kích giá đất Bình Thuận tăng.

Đếm sơ trên con đường Võ Nguyên Giáp, khu vực phường Phú Hài chưa đầy 3 km đã có hàng  trăm bảng áp phích rao bán đất, hay các dịch vụ môi giới bất động sản.

Theo khảo sát, thời điểm trước Tết, các dự án trên đường Võ Nguyên Giáp giao dịch với giá khoảng 14 triệu/m2, sau Tết khi có thông tin Mũi Né Summerland Resort chuẩn bị khởi công, giá giao dịch của các dự án đã tăng vọt lên mức 25 – 28 triệu/m2. Giá trung bình các lô đất xung quanh dự án này đang được mua đi bán lại cũng tiệm cận mức 20 – 30 triệu/m2, đây là mức giá cao chưa từng thấy tại khu vực phường Phú Hài, Phan Thiết.

Các khu vực gần biển, thuộc đường Huỳnh Thúc Kháng cũng chào bán lô lớn với giá 13-14 triệu/m2, tăng khoảng 3-4 triệu/m2 so với cuối năm 2018. Đất gần biển hoặc có công trình trên đất, giá trị sử dụng cao nên cũng bị hét giá cao.

Không chỉ tập trung ở khu vực Mũi Né – Phan Thiết, cơn sốt đất Bình Thuận còn kéo dài đến huyện Hàm Thuận Nam. Hiện tại khu vực này ghi nhận nhiều giao dịch có giá 10-12 triệu/m2, so với giai đoạn trước Tết giá đã tăng gấp 2-3 lần.

Đặc biệt, so với các thị trường như Đà Nẵng – Nha Trang – Phú Quốc, giá đất Bình Thuận còn khá thấp. Nhưng hiện nay, với sức nóng từ hạ tầng và các siêu dự án giải trí khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm tới bất động sản tại Bình Thuận.



Theo Đình Dũng


VnEconomy

[ad_2]

Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam

[ad_1]

Quận Eyburg (Ijburg) là một quận hiện đại mới ở Amsterdam (Hà Lan), nó được xây dựng trên một số hòn đảo nhân tạo của hồ Eimer. Ở đây do tình trạng thiếu nhà ở nên các nhà quy hoạch và đầu tư quyết định cho xây dựng những ngôi nhà nổi trên mặt nước, neo đậu tại bến giống như thuyền. Dự án vẫn còn đang xây dựng nhưng nhiều ngôi nhà đã có người chuyển tới ở.

Dự án nhà ở sáng tạo này nằm ở phía đông của Amsterdam trong khu vực Waterbuurt, tên của nó được dịch là Vùng Nước Hồi. Bắt đầu xây dựng từ năm 1996 và hiện đã có hơn 20 nghìn người sống ở đây, việc xây dựng vẫn đang tiếp diễn và đến khi kết thúc sẽ có 18.000 ngôi nhà cho 45 nghìn dân. Một số trong số chúng còn được đặt trên các cọc đặc biệt.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 1.

Waterburt là một phần của quận Eyburg nằm trên Steigereiland. Để thuận tiện tiếp cận Ijburg, cây cầu Enneus Heerma đã được xây dựng.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 2.

Ở đây, những ngôi nhà nổi neo đậu vào bến giống như những chiếc thuyền.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 3.

Những ngôi nhà nổi ở Eyburg vẫn sẽ có tầng hầm, nhà tắm làm từ bê tông, được hỗ trợ bởi các ống bê tông đặc biệt chắc chắn và một phần của ngôi nhà (khoảng nửa tầng) bị chìm trong nước.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 4.

Ở phần dưới của tòa nhà (chìm trong nước) chính là phòng ngủ và phòng tắm, tầng giữa là nhà bếp và phòng ăn, và ở tầng trên có khu vực sinh hoạt chính với sân thượng mở.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 5.

Các không gian như mái hiên tắm nắng, sân thượng có thể dễ dàng được bổ sung vào cấu trúc chung của ngôi nhà.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 6.

Gần như ở tất cả những ngôi nhà bạn đều có thể nhìn thấy những chiếc thuyền neo đậu, du thuyền hay tàu catamaran.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 7.

Để ngăn các tòa nhà nổi không bị trôi hoặc va chạm với nhau, chúng được buộc bằng một dây cáp neo thép đặc biệt xuống đáy hồ.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 8.

Việc xây dựng các ngôi nhà diễn ra tại xưởng đóng tàu cách hồ Hey khoảng 65 km về phía bắc.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 9.

Sau đó được chuyển đến vị trí đã định thông qua các khóa kéo.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 10.

Chiều rộng của các ngôi nhà nổi trên mặt nước này không được vượt quá 6,5 mét.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 11.

Ở Hà Lan, đây không phải là sự xuất hiện đầu tiên của nhà ở nổi, vì hai phần ba dân số nước này sống dưới mực nước biển và Amsterdam thậm chí còn nằm trong danh sách các thành phố có thể biến mất dưới nước.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 12.

Cách xây nhà nổi trên mặt nước cũng được coi là một giải pháp khắc phục cho vấn đề nước biển dâng và khủng hoảng nhà ở của các thành phố đô thị.

Chiêm ngưỡng cả trăm ngôi nhà được xây nổi trên mặt nước: Quần thể kiến trúc đáng tự hào của Amsterdam - Ảnh 13.

Eyburg với những ngôi nhà nổi là một nơi độc đáo và xinh đẹp, nên mỗi năm nó càng trở thành một điểm thu hút khách du lịch ở Amsterdam.



Theo Chọng Chọng


Helino

[ad_2]

Sốt đất Long Thành – Nhơn Trạch chỉ là lời đồn thổi

[ad_1]

Ngay từ đầu, nhiều chuyên gia cũng đã cảnh báo khách hàng phải hết sức thận trọng và cân nhắc trước khi bỏ tiền vào hai khu vực này vì muốn kiếm lời từ cơn sốt đất nhờ vào các dự án giao thông quy mô khá lớn sắp được đầu tư. Theo đó, dự án sân Bay Long Thành dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2020, còn dự án cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch với quận 2, TPHCM cũng được tỉnh Đồng Nai rốt ráo xây dựng kết hoạch và kêu gọi nhà đầu tư.

Tuy nhiên, “mẫu số chung” của cơn sốt đất đang diễn ra tại đây vẫn là trao tay và người đến sau buộc phải giữ giá, hoặc nếu muốn bán ra lại thì phải chào với một mức giá cao hơn chứ không thể thấp để chịu lỗ.

“Chính vì nguyên nhân này mà giá đất tại Long Thành và Nhơn Trạch ngày một tăng chứ không phải xuất phát từ câu chuyện 2 siêu dự án trên sắp được xây dựng. Đó chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện giá đất tăng nóng ở đây. Người sau thay thế người trước để kiểm lời và cứ thế giá bán tiếp tục tăng, trong khi hạ tầng xung quanh có thể sẽ còn khá lâu mới thành hiện thực”, ông Lê Hoàng Chậu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM cho biết.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác đang làm giá đất ở Đồng Nai tăng mạnh là từ ngày 25/3/2019, hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 của địa phương này có hiệu lực. Theo đó, giá thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước sẽ tăng từ 1,2-8 lần so với trước đây. Những nơi có giá đất tăng cao là TP.Biên Hòa, các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch và TX.Long Khánh.

Tại huyện Long Thành, khu vực thị trấn Long Thành hệ số giá đất tăng 3 lần còn các xã tăng 2,5 lần. Các xã tại huyện Nhơn Trạch đều tăng 2,5 lần; các phường thuộc TX.Long Khánh tăng 2,5 lần còn xã tăng 2,1 lần; huyện Xuân Lộc riêng thị trấn Gia Ray tăng 2 lần còn lại tăng 2,1 lần; huyện Cẩm Mỹ hệ số giá đất tăng 2 lần…

Theo ông Huỳnh Văn Tuấn, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Đồng Nai chi nhánh Biên Hòa, với hệ số điều chỉnh giá đất mới, những hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất quá hạn mức sẽ phải nộp một khoản tiền tăng thêm khá nhiều, tùy theo từng đoạn đường, vị trí. Do đó, thời gian gần đây, giá đất trong các dự án khu dân cư, khu đô thị có chiều hướng tăng mạnh là điều hiển nhiên, cộng với việc có rất nhiều sàn môi giới nhà đất muốn bán hàng nhanh cũng đã thực hiện nhiều “chiêu trò” tung giá bán để “thoát xác”.

Theo tìm hiểu, thời điểm này, đất nền tại Đồng Nai đang được rao bán rất nhiều. Những điểm được rao bán đất nền, nhà ở nhiều nhất là: TP.Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và Vĩnh Cửu. Nhiều nhà đầu tư trót đầu tư lúc bất động sản cao giá hiện đang lo lắng vì khó bán ra nên lập tức ký gửi đất tại nhiều sàn khác nhau.

Thực tế, người mua đất ở các dự án khu dân cư trong tỉnh phần lớn là đầu cơ, mua đi bán lại kiếm lời. Lợi dụng thông tin Đồng Nai đề nghị làm cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch và một số đường cao tốc bắt đầu khởi động, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành… nên các “cò” đất đã đẩy giá đất lên cao. Song chỉ qua một thời gian, thấy các dự án hạ tầng triển khai chậm, chưa có chuyển biến thì các nhà đầu tư đều tìm cách bán ra nhưng giá thì không giảm.

Theo tìm hiểu, tại một số tuyến đường được cho là bao quanh sân bay Long Thành tương lai, những dự án khu dân cư hiện nay đa số là người bán, nhà đầu cơ mà ít người mua ở thực sự. Các dự án khu dân cư, đất nông nghiệp được rao bán rất nhiều nhưng giá vẫn còn rất cao và người có nhu cầu thực mua để ở, sản xuất vẫn khó tiếp cận được.

Chẳng hạn, các khu đất nông nghiệp ở huyện Cẩm Mỹ khu vực giáp huyện Long Thành cách đây 3 năm có giá 600-800 triệu đồng/ha, nhưng năm 2018 tăng lên 2-2,5 tỷ đồng/ha, hiện giá trên thị trường có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ ở mức 2,5-4 tỷ đồng/ha tuỳ theo vị trí. Còn tại một số dự án khu dân cư giáp quốc lộ 51, được cò đất rao là những vị trí “vàng” để đầu tư kinh doanh, chuyển nhượng…giá chào bán hiện nay từ 40-55 triệu đồng/m2. So với 3 năm trước, giá bán đất ở khu vực này là từ 12-20 triệu đồng/m2.

 Sốt đất Long Thành - Nhơn Trạch chỉ là lời đồn thổi - Ảnh 1.

Con đường “vàng” kết nối trực tiếp TPHCM đến Long Thành, Nhơn Trạch đang được nhiều cò đất “làm mưa, làm gió”.

Khảo sát một số xã có đất gần khu vực dự án sân bay quốc tế Long Thành, như: Long An, Bình Sơn, Lộc An, Cẩm Đường… cho thấy khá nhiều tờ quảng cáo bán đất còn mới được dán tràn lan ở khắp nơi. Tại các quán cà phê đâu đâu cũng nghe bàn tán chuyện xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhưng trên thực tế số người hỏi mua đất đầu cơ, chờ thời tại các khu vực này là nhiều chứ số lượng giao dịch thành công không có!

“Thực ra giá đất ở đây không tăng nhiều. Mặc dù thời gian gần đây, tại Long Thành có nhiều dự án khu dân cư được rục rịch triển khai, quảng bá rầm rộ đi kèm thông tin sân bay, cầu đường mới… nhưng cốt yếu cũng chỉ là các nhà đầu cơ giao dịch với nhau, chứ khách hàng có nhu cầu ở thực hầu như rất thấp, nếu muốn nói là không có”, bà Trần Thị Thu Nguyệt, giám đốc một sàn giao dịch đặt tại đường dẫn lên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, tiết lộ.

Cũng theo bà Nguyệt, những ngày cuối tuần, hầu như sàn môi giới nào cũng tổ chức hàng loạt đoàn xe đưa đón khách hàng từ TPHCM xuống Long Thành và Nhơn Trạch đi tham quan nhiều dự án khu dân dư, đất nền. Tuy nhiên, kết quả nhận được là “để về hỏi lại gia đình” vì giá ở đây đang khá cao, sợ bán ra không được. Song song đó, nhiều dự án chưa thực hiện đầy đủ pháp lý mà chỉ mới nghe nhân viên môi giới nói là “chắc chắn có sổ đỏ” nên khách hàng cũng không dám xuống tiền.

“Mặt khác, hệ thống ngân hàng đang siết chặt cho vay mua bất động sản do tổng dư nợ cho vay về bất động sản của họ hiện nay tăng khoảng 5-6% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, khách hàng mua vào cũng không nhiều do điều kiện tài chính hạn hẹp, trong khi nhiều người đã lỡ “ôm” đất thời gian trước phải nhanh chóng đẩy hàng để có tiền trả nợ ngân hàng”, bà Nguyệt nói thêm.

Tương tự, tại khu vực trung tâm huyện Nhơn Trạch, giá đất tăng cũng vì nhiều sàn môi giới muốn đẩy hàng tồn kho ra thị trường thật nhanh để thu hồi vốn. Theo tìm hiểu thực tế, nhiều khu dân cư ở đây vắng bóng khách hàng đến giao dịch nhưng giá vẫn “treo” ở mức 3-5,5 tỷ đồng/lô, các khu vực nằm dọc tuyến đường dẫn đến Phà Cát Lái có giá cao hơn từ 4-7 tỷ đồng/lô. So với đầu năm 2018, giá bán đất ở đây tăng từ 2-2,5 tỷ đồng/lô.

Ngay cả các dự án nằm kề trục đường chính dẫn vào trung tâm hành chính huyện Nhơn Trạch – được xem là khu vực đắc địa nhất, cũng khá im ắng. Liên hệ với các sàn giao dịch bất động sản đang phân phối đất nền của các dự án này, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: đất đang sốt, nếu có nhu cầu thì mua ngay, nếu không tới đây công ty sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng giá.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, việc giao dịch đất ở đây theo kiểu nhóm nhà đầu tư lớn “chuyển giao” cho nhóm nhà đầu tư nhỏ, từ đó các nhà đầu tư chia nhau đi săn khách mua, mỗi người “đôn” giá lên thêm một tí để kiếm lời và các chi phí giao dịch khác. Đó là chưa kể đến đội ngũ làm giá trong dân địa phương. Thực tế cho thấy, chứng kiến cảnh mua đi bán lại đất đai quá dễ dàng, chỉ một thời gian ngắn đã có thể thu về số tiền lãi khá lớn càng hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người dân vay mượn tiền “nóng” hoặc bán tài sản đầu tư vào đất.

Tuy nhiên, do giá đất tăng cao trong khi người mua không có nên nhiều người dân đang lâm cảnh khốn đốn. “Nếu bán giá thấp thì chắc chắn bị lỗ, không thu hồi được đủ tiền trả nợ vay, mà không bán thì cũng chết vì tiền lãi “nóng” buộc phải trả hàng ngày. Từ đầu năm 2019 đến nay đã gần 7 tháng mà không thấy ai hỏi mua 3 lô đất của tôi. Bây giờ, tôi như ngồi trên đống lửa”, ông N.M.B, ngụ tại Nhơn Trạch, tâm sự.

Còn nhớ, biết bao “đại gia” một thuở đã từng “ôm” đất Long Thành, Nhơn Trạch đến giờ này vẫn đang dở khóc dở cười vì bán không xong. Những năm 2008-2010, ăn theo các dự án như thành phố mới Nhơn Trạch, trung tâm hành chính Đồng Nai… rất nhiều người từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai thi nhau mua đất xung quanh những khu vực có hơi hướng dự án, những công ty bất động sản lớn nhỏ tranh thủ mua đất để làm dự án khu dân cư.

Người có tiền thì mua nhiều, ít thì gom góp nhau hoặc huy động vốn để mua bằng được đất xung quanh những khu vực này. Có người mạnh tay vay vốn ngân hàng, ôm hàng chục hécta đất để chờ thời cơ. Hầu hết đất đai được mua đều là đất nông nghiệp sang tay, những vùng đất trồng cây nông nghiệp hoa lợi thấp được “thổi” lên, giá tăng hàng ngày, nhiều người tranh nhau mua như sợ hết! “Và nay bài học của 10 năm trước vẫn đang tiếp tục lặp lại ở Long Thành và Nhơn Trạch”, ông Châu nói.



Theo Nam Phong


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

“Ăn” theo tuyến đường 800 tỷ đồng sắp thông xe, nhiều dự án tăng giá

[ad_1]

Tuyến đường song song với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây được UBND TP.HCM tổ chức khởi công từ tháng 4/2017, đến nay đã hoàn thành phần lớn khối lượng thi công. Công trình được đầu tư bởi liên danh 2 nhà đầu tư trong nước, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) và dự kiến hoàn thành trong năm 2019.

Dự án gồm 2 đoạn song hành bên phải đường dẫn vào cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Trong đó, đoạn 1 dài 2,7 km nối đường Mai Chí Thọ (quận 2) với đường Đỗ Xuân Hợp. Còn đoạn 2 dài hơn 600 m, nối đường D11 với đường Vành Đai 2. Cả 2 đoạn đường đều rộng 20m với 4 làn xe.

Cùng với tuyến đường, nhà đầu tư sẽ xây mới 3 cây cầu gồm Bà Dạt, Mương Kênh, Bà Hiện và cải tạo các nút giao, cùng hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh…

Sau khi hoàn thành tuyến đường, hàng loạt dự án cao cấp như: Khu dân cư Nam Rạch Chiếc, La Astoria, Homyland Riverside, Gem Riverside… sẽ kết nối thuận tiện ra đường Mai Chí Thọ, về trung tâm quận 1. Tuyến đường cũng được kỳ vọng làm giảm ùn tắc ở nút giao An Phú, đồng thời giúp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án lân cận, tạo diện mạo mới hiện đại cho quận 2.

Theo ghi nhận thực tế, trước ngày thông xe tuyến đường, mức giá nhiều dự án trong khu vực đã có dấu hiệu nóng lên. Mức giá các căn hộ mặt tiền đường song hành đã tăng lên trên dưới 50 triệu đồng /m2. Dự án Gem Riverside dù khách hàng chỉ mới đặt cọc giữ chỗ nhưng đã rao bán chênh lệch trên thị trường thứ cấp.

Tại dự án La Astoria, khách hàng mua giai đoạn trước đã có mức lợi nhuận lên đến cả trăm triệu đồng/căn. Hiện tại, chủ đầu tư An Gia Hưng cũng đang chuẩn bị tung ra các dòng sản phẩm như: shophouse, duplex, penthouse với mức giá  từ 29 triệu đồng/m2. Được biết, La Astoria là dự án có mức thanh khoản khá cao, từ 90 – 100% rổ hàng được giao dịch sau mỗi lần mở bán.

Các chuyên gia cho rằng, khi tuyến song hành cao tốc thông xe khoảng cuối năm 2019, mặt bằng giá các dự án ăn theo sẽ tiếp tục tăng 10 – 20%, tùy theo mức giá hiện tại. Trong đó, những dự án đã hoàn thiện, chính sách thanh toán cho nhận nhà trước, trả tiền sau sẽ là mục tiêu săn đón của giới đầu tư cũng như khách hàng có nhu cầu ở thực.



Theo Nam Phong


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

TPHCM đang kêu gọi hàng loạt dự án xây dựng trung tâm thương mại và dịch vụ cao cấp

[ad_1]

Hội nghị cũng nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi tham gia các dự án đầu tư; chấn chỉnh quy trình nội bộ về thu hút đầu tư, nâng cao vai trò và hoạt động của Tổ công tác đầu tư của Thành phố.

Lãnh đạo UBND TPHCM cho biết, tại hội nghị xúc tiến đầu tư lần này, TPHCM sẽ chủ động mời gọi những nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển những dự án giao thông, chỉnh trang đô thị, Đô thị thông minh.

Kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư đặt nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao tại TPHCM. Đầu tư giáo dục, Công nghệ thông tin… để đạt ngân sách mà Chính phủ đề ra cho TPHCM trong năm 2019. Tại hội nghị lần này, Sở Kế hoạch Đầu tư đã công bố danh sách các dự án TPHCM kêu gọi đầu trong năm 2019.

Cụ thể, Dự án Khu phức hợp 621 Phạm Văn Chí, Phường 7 Quận 6 với hình thức đầu tư là đấu giá quyền sử dụng 22,87 ha đất. Tổng vốn đầu tư 16.382 tỷ đồng, tương đương 745 triệu USD.

Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại – dịch vụ (Khu 701/2 Kinh Dương Vương Phường 12 Quận 6) có diện tích 6.175 m2. Hình thức đầu tư đấu giá quyền sử dụng đất.

Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại – dịch vụ (Khu 10/2 An Dương Vương Phường 10 Quận 6) có diện tích 2,79 ha. Hình thức đầu tư đấu giá quyền sử dụng đất.

Dự án khu thương mại đa chức năng, dân cư hỗn hợp tại các lô đất có ký hiệu 1-1; 1-2; 1-3; 1-4; 1-5; 1-6; 1-8; 1-9;1-10 thuộc Khu chức năng số 1, đô thị Thủ Thiêm. Dự án có diện tích 77.606,4 m2, diện tích sàn xây dựng 632.500 m2.

Quỹ nhà 2.220 căn hộ được xây dựng tại các lô đất R1, R2, R3 Phường Bình Khánh, đô thị Thủ Thiêm có diện tích 46.971 m2, diện tích sàn xây dựng 315.346 m2.

Quỹ nhà 1.570 căn hộ được xây dựng tại các lô đất R4, R5 Phường Bình Khánh, đô thị Thủ Thiêm có diện tích 31.852 m2, diện tích sàn xây dựng 159.112 m2.

Trung tâm tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ tại lô đất số 1-7 và 1-11 thuộc Khu chức năng số 1, đô thị Thủ Thiêm, có diện tích 14.461 m2, diện tích sàn xây dựng 220.000 m2.

Trung tâm thương mại dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật có diện tích 9,83 ha trong Khu Công nghệ cao TPHCM.

Trung tâm trưng bày, mua bán, giao dịch, hội chợ sinh vật cảnh có diện tích 6.864,4 m2 tại Công viên Làng hoa Gò Vấp (giai đoạn 2).

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng cho biết, hiện có 425 dự án sắp tới sẽ tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư. Mọi hoạt động được thực hiện công khai, minh bạch. Đồng thời sẽ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khác để có được hơn 3.000 dự án và sẽ đấu thầu công khai đến tất cả các nhà đầu tư.

Chủ tịch UBND TPHCM cam kết xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế. “Vì sự thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của chúng tôi”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nói.

Được biết, TPHCM xác định 2019 là năm bản lề, cũng là năm đầu tiên về triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Năm đầu tiên triển khai đô thị thông minh, quy hoạch khu đô thị sáng tạo với danh mục các ngành công nghiệp chủ lực rõ ràng.

Do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ kinh tế – xã hội của giai đoạn 2016-2020, năm nay, TPHCM tập trung giải quyết các vấn đề sau: Tháo gỡ khó khăn các dự án, phấn đấu cuối năm 2020 hoàn thành tuyến metro số 1 và số 2; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh thực hiện đề án TPHCM trở thành khu đô thị thông minh gắn với đô thị sáng tạo, trong đó tập trung vào năm cải cách hành chính với 80% hài lòng trở lên; hoàn thành hệ thống logistics đồng bộ; hoàn thành đề án TPHCM là trung tâm tài chính của khu vực; xây dựng khu công nghiệp mới với quy mô khoảng 300ha cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo…



Theo Nam Phong


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Thiếu vốn, hàng trăm dự án nhà ở xã hội ách tắc

[ad_1]

Khó khăn trên được Bộ Xây dựng nêu tại báo cáo mới được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc sáng 20/5 tới đây.

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội là một trong những yêu cầu với ngành xây dựng, được nêu tại nghị quyết của Quốc hội.

Theo báo cáo, chương trình phát triển nhà ở xã hội tại khu vực đô thị trên địa bàn cả nước đến nay đã hoàn thành 198 dự án, quy mô xây dựng khoảng hơn 81.700 căn, với tổng diện tích hơn 4.085.000 m2. 226 dự án đang tiếp tục triển khai, quy mô xây dựng khoảng 182.200 căn, với tổng diện tích khoảng 9.111.000 m2.

Trong đó, chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đến nay đã hoàn thành 98 dự án, quy mô xây dựng khoảng 40.700 căn hộ với tổng diện tích khoảng 2.035m2.

Chương trình nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành 100 dự án với khoảng 41.000 căn hộ, tổng diện tích khoảng 2.050.000 m2.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, tính đến tháng 2/2019 đã hỗ trợ được 17.097 hộ trong chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt khu vực miền trung.

Một trong những hạn chế của thị trường bất động sản được Bộ Xây dựng nhìn nhận là nguồn cung nhà ở đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, bán giá cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.

Theo phân tích thị trường hiện nay, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung cao cấp giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên chỉ chiếm từ 20-30% thị trường tuỳ từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung ở các đô thị lớn, các đô thị còn lại tỷ lệ này còn nhỏ hơn. Phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm đến 70% – 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay đang mất cân đối, báo cáo nêu.

Cơ quan quản lý nhìn nhận, giá cả hàng hoá bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.

Riêng nhà ở xã hội, báo cáo cho biết, từ cuối tháng 12/2016 đến nay, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã giải ngân hết, việc triển khai chương trình nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở và nghị định số 100 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã bị ách tắc.

Vì không có nguồn vốn để tiếp tục cho vay nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công (226 dự án, quy mô xây dựng khoảng 182.200 căn hộ, tổng diện tích khoảng 9.110.000 m2), số lượng nhà ở xã hội cung ứng ra thị trường rất thấp.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn do chương trình hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội không thuộc danh mục các chương trình ưu tiên sử dụng vốn ngân sách Trung ương tại nghị quyết 1023 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020.

Khó khăn nữa, theo báo cáo là các quy định của pháp luật về đối tượng cần hỗ trợ về nhà ở xã hội ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực về vốn còn rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu. Thu nhập của các hộ thu nhập thấp tuy đã được cải thiện, nâng cao từng bước nhưng còn thấp, rất khó khăn trong việc trả chi phí nhà ở, kể cả trường hợp đã được nhà nước hỗ trợ một phần.

Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các bộ, ngành đôi khi còn chưa chặt chẽ, có chính sách chưa được hướng dẫn triển khai kịp thời. Việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn, bố trí vốn không đủ theo tiến độ và nhu cầu. Không ít các địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Xây dựng kiến nghị đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, giá bán thấp.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách phát triển nhà ở xã hội, chính sách nhà ở cho cán bộ công nhân viên theo tinh thần nghị quyết Trung ương 7 khoá 12, đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế cũng nằm trong các giải pháp được nêu tại báo cáo.

Bộ cũng đề nghị Thủ tướng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung vốn đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.



Theo Nguyên Vũ


VnEconomy

[ad_2]

Thị trường bất động sản những nơi dự kiến lập đặc khu đang dần ổn định

[ad_1]

Báo cáo này vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội khoá 14.

Biến động không lớn

Qua giám sát và chất vấn, một trong những yêu cầu của Quốc hội với ngành xây dựng là tăng cường kiểm soát và quản lý để bảo đảm thị trường bất động sản hoạt động ổn định, thông suốt và hiệu quả, tiếp tục tái cơ cấu thị trường bất động sản, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Kết quả đến nay, theo báo cáo, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản đã cơ bản hoàn thiện, tạo lập hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh để kiểm soát, điều tiết các hoạt động của thị trường. Bao gồm cả việc tạo lập, giao dịch xác lập quyền sở hữu, quản lý sử dụng sản phẩm bất động sản, nhà ở, cũng như quản lý các chủ thể tham gia thị trường.

Với các quy định mới đã phát huy tác dụng tích cực, Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản năm 2018 và quý 1/2019 nhìn chung phát triển khá ổn định. Sau ba năm từ 2013 đến 2016 thị trường bất động sản từ 2017, 2018 có xu hướng chững lại.

Trong quý 1/2019 giá bất động sản tại Hà Nội và Tp.HCM có biến động, tuy nhiên lượng biến động là không lớn.

Cụ thể, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư giảm khoảng 0,05% so với quý 4/2018, nhưng ở từng phân khúc thì căn hộ bình dân giá tăng khoảng 0,36%, nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 1,68%.

Tại Tp.HCM giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1%, nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 2,54%.

Theo báo cáo, giao dịch bất động sản tại Hà Nội, Tp.HCM và môt số địa phương thị trường bất động sản phát triển như Khánh Hoà, Quảng Ninh, Kiên Giang… có 10.047  giao dịch thành công. Chiếm tỷ lệ lớn vẫn là giao dịch về nhà ở chung cư và nhà ở thấp tầng (chiếm 94% tổng lượng giao dịch thành công).

Số lượng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel, biệt thự du lịch) giao dịch thành công trong quý 1/2019 là 767 giao dịch (chiếm hơn 5%). Hà Nội và Tp.HCM vẫn là hai thị trường có lương giao dịch chiếm tỷ trọng lớn trên cả nước.

Cơ cấu sản phẩm thị trường trong quý 1 cũng có sự thay đổi. Nguồn cung sản phẩm căn hộ trung, cao cấp mới giảm, thay vào đó là phân khúc căn hộ có diện tích trung bình, phù hợp với nhu cầu của gia đình trẻ và đối tượng độc thân, như các dòng sản phẩm căn hộ chung cư của Vincity tại Hà Nội, Tp.HCM.

Đã chấn chỉnh kịp thời

Liên quan đến tình hình tại các địa phương dự kiến thành lập đặc khu (Quảng Ninh, Khánh Hoà, Kiên Giang), giữa năm 2018, gửi báo cáo đến Quốc hội, Chính phủ cho biết, sau khi có thông tin về việc chuẩn bị thành lập đặc khu, tình hình “chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước thuộc các địa phương đã tăng đáng kể”.

Thủ tướng và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản để chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng đất tại các địa phương dự kiến thành lập đặc khu. Song, tình trạng chuyển nhượng đất “ngầm” vẫn còn diễn ra ở các khu vực dự kiến thành lập đặc khu mà vẫn chưa được phát hiện kịp thời, xử lý, nhất là tại các tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang.

Tại báo cáo này, Bộ Xây dựng thông tin, về tình trạng sốt ảo, làm giá, đẩy giá đất lên cao thu lợi bất chính tại Tp.HCM và ba địa phương nói trên, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương có giải pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm ổn định thị trường bất động sản.

Bộ Xây dựng cho biết, sau chỉ đạo của Thủ tướng hồi tháng 5/2018 các địa phương đã có một số động thái nhằm ngăn chặn việc giá đất tăng đột biến, ngăn chặn việc tách thửa giao dịch quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp và tuyên truyền đến người dân.

“Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương quyết liệt vào cuộc, tình hình thị trường bất động sản tại các khu vực nêu trên đang dần ổn định trở lại”, Bộ Xây dựng báo cáo Quốc hội.



Theo Hà Vũ


VnEconomy

[ad_2]