TP HCM gọi vốn hàng tỉ USD vào hạ tầng giao thông

[ad_1]


Giai đoạn 2016-2020, TP HCM cần khoảng 40 tỉ USD để đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là các tuyến metro Ảnh: GIA MINH

Nhu cầu vốn về các dự án hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng của TP đang rất lớn. TP HCM vừa công bố danh sách 210 dự án kêu gọi nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia.

Hàng loạt dự án lớn

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết trong quá trình chuyển mình trở thành một siêu đô thị, TP đang đối mặt với nhiều thách thức của quá trình phát triển như ngập nước, kẹt xe… Đây không chỉ là những trở ngại mà còn là rào cản tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh của TP, mà một trong những nguyên nhân là thiếu nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn 2016-2020 TP cần khoảng 40 tỉ USD để đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, TP đã liên tục mời gọi nhà đầu tư đến và rót vốn triển khai các dự án. Riêng trong lĩnh vực hạ tầng giao thông có 85 dự án, tổng nhu cầu vốn là 923.630 tỉ đồng (tương đương 41,98 tỉ USD), bao gồm: 55 dự án cầu – đường bộ, 7 dự án giao thông đường thủy, 8 dự án đường sắt nội đô, 15 dự án đường bộ nội bộ.

Cụ thể, TP cần huy động nguồn vốn rất lớn để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm (metro) gồm dự án xây dựng tuyến Metro số 2 (giai đoạn 2) đoạn từ Bến Thành – Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương – Bến xe Tây Ninh – Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi đi qua quận 1, 2, 12, huyện Củ Chi và Hóc Môn; tổng vốn 833 triệu USD, hình thức đầu tư hợp tác công tư PPP (BOT, BOT kết hợp BT). Dự án xây dựng tuyến Metro số 3A Bến Thành – ga Tân Kiên trên địa bàn quận 1, 3, 5, 6, huyện Bình Chánh. Tổng vốn đầu tư 3,02 tỉ USD với hình thức đầu tư PPP. Dự án xây dựng tuyến Metro số 3B Ngã 6 Cộng Hòa – Hiệp Bình Chánh đi qua quận 1, 3, Bình Thạnh và Thủ Đức. Hình thức đầu tư từ vốn ODA, PPP. Dự án này đã được đưa vào danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, thời kỳ 2013-2015, tổng vốn đầu tư 1,88 tỉ USD.

Dự án xây dựng tuyến Metro số 4 Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước đi qua quận 1, 4, 7, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè được mời gọi đầu tư theo hình thức PPP với tổng vốn 3,53 tỉ USD. Xây dựng tuyến Metro số 4B ga Công viên Gia Định – ga Lăng Cha Cả ở quận Gò Vấp, Tân Bình theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư 1,05 tỉ USD. Xây dựng tuyến Metro số 5 giai đoạn 2 từ Ngã tư Bảy Hiền – Bến xe Cần Giuộc mới và ga Đa Phước tổng vốn cần hơn 1,6 tỉ USD. Xây dựng tuyến Metro số 6 Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm, đi qua quận 6, Tân Bình và Tân Phú, hình thức đầu tư ODA, PPP với tổng số vốn cần để triển khai là hơn 1,33 tỉ USD.

Các dự án xây dựng metro do Ban Quản lý đường sắt đô thị làm đầu mối triển khai. Cơ quan này cũng phụ trách các dự án xây dựng tuyến tàu điện một ray (Monorail) số 2, 3. Cụ thể, TP đang mời gọi đầu tư xây dựng tuyến Monorail số 2 đi qua quận Bình Thạnh, 7, 2 và Thủ Đức; hình thức đầu tư PPP với tổng nhu cầu vốn 715 triệu USD. Dự án đầu tư xây dựng tuyến Monorail số 3 từ Ngã tư Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh – ga Tân Chánh Hiệp qua quận Gò Vấp, quận 12 với tổng vốn 400 triệu USD.

Đồng thời, nhu cầu gọi vốn cho các dự án đường sắt nội đô cũng được TP đẩy mạnh khi tổng vốn đầu tư của mỗi dự án lên tới hàng tỉ USD. Hiện có 8 dự án đường sắt đô thị và tuyến xe điện mặt đất được Sở Giao thông Vận tải TP HCM mời gọi đầu tư. Cụ thể, tuyến xe điện mặt đất số 1 qua quận Bình Tân, quận 6, 5, 1 dài 12,8 km, tổng vốn 568 triệu USD; tuyến xe điện mặt đất số 2 qua quận 2, 7, huyện Bình Chánh dài 27,2 km với tổng vốn 715 triệu USD…

Huy động nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng

Theo UBND TP, việc triển khai các tuyến Metro, tuyến xe điện mặt đất, Monorail nhằm phù hợp với quy hoạch chung của TP, kết nối hệ thống giao thông công cộng khác trên địa bàn và các dịch vụ thương mại, cung cấp dịch vụ vận tải công cộng lưu lượng lớn an toàn, thân thiện với môi trường.

Việc TP mời gọi 210 dự án trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hàng loạt dự án về hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng là cơ hội kinh doanh, làm ăn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp (DN) bất động sản quan tâm, mong muốn tham gia vào các dự án trong số 85 dự án hạ tầng giao thông, 36 dự án cơ sở hạ tầng đô thị, 29 dự án chỉnh trang đô thị và 9 dự án dịch vụ thương mại.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, cho biết rất quan tâm đến các dự án quy hoạch khu đô thị sáng tạo. Dù trong thời gian qua, DN này chưa phát triển dự án khu đô thị hay nhà ở tại TP nhưng với kinh nghiệm phát triển bất động sản, đặc biệt là phát triển đại dự án TP thông minh Bắc Hà Nội, nhà đầu tư này mong muốn sẽ có cơ hội đầu tư phát triển khu đô thị sáng tạo của TP trong thời gian tới.

Ông Harold Chen, Phó Chủ tịch Tập đoàn Alpha King, bày tỏ mong muốn nghiên cứu đầu tư vào xây dựng tuyến đường trên cao số 1 và số 2 (có tổng mức đầu tư là 703 triệu USD và 997 triệu USD). Tuyến đường trên cao số 1 sẽ tạo thêm hành lang dọc theo trục Bắc Nam nhằm giảm áp lực giao thông khu vực trung tâm, kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với trung tâm TP. Trong khi tuyến đường trên cao số 2 sẽ xây dựng trục hướng tâm trên cao theo hướng từ khu vực trung tâm về hướng Tây TP. Nhà đầu tư bày tỏ sớm nhận được sự chấp thuận của các vị lãnh đạo TP cho phép nghiên cứu 2 dự án này. “Với tốc độ phát triển nhanh của TP, Tập đoàn Alpha King muốn tham gia vào quá trình phát triển dự án, cải thiện và nâng tầm cơ sở hạ tầng của TP với hệ thống giao thông hiện đại. TP cần duy trì động lực kinh tế mạnh mẽ, hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng, thu hút nhân tài, đặc biệt có kế hoạch đô thị hóa và cơ sở hạ tầng thật tốt” – ông Harold Chen kiến nghị.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả tại TP, làm hết sức để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.

Phải làm dự án điểm để tạo cú hích

Tại cuộc họp kinh tế – xã hội mới đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong bày tỏ sự sốt ruột khi nhiều dự án trên địa bàn đang chững lại. Mấy năm qua, TP chưa có thêm công trình lớn, tầm cỡ nào. Dù lãnh đạo TP đã thảo luận, làm việc, chỉ ra điểm vướng… nhưng các dự án không chuyển động, thậm chí một số còn nằm trên giấy.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Nguyễn Thành Phong, do việc chỉ đạo giữa các sở, ngành rời rạc, không tập trung nên không tạo được sự chuyển động. Do đó, lãnh đạo TP yêu cầu các đơn vị phải tập trung tháo gỡ các dự án chậm tiến độ; tập trung chỉ đạo một vài dự án trọng điểm để tạo cú hích cho nhà đầu tư. Dự án nào vướng mắc trong thủ tục thuộc thẩm quyền của trung ương và phải xin ý kiến cũng cần đeo bám quyết liệt chứ không dừng lại ở việc gửi văn bản xong rồi “bình thản ngồi chờ”.

P.Anh

Nhiều bãi đậu xe ngầm chờ nhà đầu tư

Trong danh mục dự án mời gọi đầu tư năm 2019, TP cũng giới thiệu đến nhà đầu tư các dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm ở khu vực trung tâm TP nhằm góp phần giải quyết bài toán chỗ đậu xe; tăng cường năng lực giao thông tĩnh trong khu vực trung tâm TP và tăng cường năng lực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn TP.

Dự án bãi đậu xe ngầm tại Công viên Tao Đàn (quận 1) với tổng mức đầu tư 44 triệu USD; dự án bãi đậu xe ngầm tại sân vận động Hoa Lư (cùng trên địa bàn quận 1) cần nguồn vốn 144 triệu USD. Bên cạnh đó, dự án xây dựng nhà ga hành khách xe buýt tại Bến xe Chợ Lớn (quận 5) với tổng chi phí 50 triệu USD và dự án bãi đậu xe buýt Tân Phú cần vốn 3 triệu USD cũng đang chờ nhà đầu tư.

T.Phương



Theo Thái Phương


NLĐ

[ad_2]

Mua nhà ngõ sâu, bán chẳng được ở cực thân

[ad_1]

Tôi 35 tuổi, kỹ sư cơ khí một nhà máy. Vợ tôi 30 tuổi, cán bộ công nhân viên nhà nước. Cả hai vợ chồng lương chỉ trên dưới 15 triệu đồng/tháng. Chúng tôi cưới nhau đã 10 năm, giờ có 2 mặt con. Hai vợ chồng thuê nhà ở khu vực Thanh Xuân, Hà Nội.

Vì điều kiện gia đình hai bên không có, chúng tôi hàng ngày chỉ biết đi làm và ăn tiêu tiết kiệm để dành dụm tiền mua nhà, chứ đi thuê mãi ở chán quá vì lúc nào cũng chỉ là tạm bợ.

Hiện mỗi tháng chúng tôi chi tiền thuê nhà là 3 triệu, tiền chi tiêu sinh hoạt hết 5 triệu, tiền học hành quần áo đường sữa của hai đứa con hết 2 triệu, tiền chúng tôi chi tiêu thêm hết 2 triệu. Mỗi tháng, vợ chồng tôi cố gắng để ra được 3 triệu. Cộng với tiền thưởng lễ, Tết của hai vợ chồng, chúng tôi để ra được 50 triệu/năm. Hai vợ chồng đi làm khoảng 10 năm tiết kiệm được 600 triệu. Tiền hồi môn và từ hồi mừng đám cưới, rồi được bố mẹ, anh em bên nội bên ngoại cho nữa, tổng cộng chúng tôi có 700 triệu đồng.

U40 một lần nông nổi: Mua nhà ngõ sâu, bán chẳng được ở cực thân - Ảnh 1.

Ô tô không vào được ngõ, chúng tôi khốn khổ mỗi lần phải bắt xe taxi (ảnh minh họa)

Như vậy, nếu để mua chung cư hay nhà đất, chúng tôi cần ít nhất 600-700 triệu nữa. Tôi bàn với vợ nếu vay tiền để mua chung cư thì sau này chung cư mất giá, bán đã lỗ lại còn phải lo trả nợ. Nếu mua đất ở, mình trả hết nợ còn được sở hữu nhà đất, sau này bán có khi lại được giá. Vì thế, kể cả phải mua đất ở xa, ngõ có nhỏ, diện tích chật chội,… chúng tôi cũng chấp nhận.

Tham khảo bạn bèn tôi thấy tầm tiền hơn tỷ mà mua nhà đất thì xác định chỉ mua được khu cách vành đai 3 cả chục km, hoặc tận dưới Ba La (Hà Đông), hoặc xa nữa thì Đông Anh.

Cuối cùng, sau cả tháng trời lặn lội và nhờ bạn bè tìm hỏi giúp, chúng tôi cũng mua được một miếng hơn 29m2 đã có nhà cấp 4 tại khu vực sâu dưới Hà Đông, ngõ nhỏ và gần như ngõ cụt. Đấy là nhờ chủ cũ còn muốn bán gấp nên chúng tôi mới mua được với giá 1,35 tỷ đồng. Thấy có cơ hội, chúng tôi quyết vay mượn mua ngay. Mọi việc chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày. Thế là chúng tôi đã có nhà của mình để ở, không phải đi thuê nữa. Vợ chồng tôi xác định số tiền vay ngân hàng chúng tôi ưu tiên trả trước, họ hàng và bạn bè chúng tôi xin trả dần sau.

Tuy nhiên, vất vả về chuyện nợ nần một đằng, chúng tôi còn hứng chịu đủ thứ rắc rối nếu không nói là tồi tệ do nhà ngõ nhỏ gây ra.

Bạn cứ tưởng tượng cảnh sống trong ngõ nhỏ mà xem. Ngôi nhà cấp 4 ở tạm, tiện nghi đã không đầy đủ lại còn ẩm thấp, không có không gian cho trẻ con chơi. Hai đứa con tôi vốn đã còi cọc lại càng hay ốm. Mỗi khi sốt, viêm họng hay có vấn đề gì về sức khỏe muốn bắt taxi đi bệnh viện khám phải bế con chạy một đoạn mới ra được đầu ngõ mà ô tô vào được. Gặp hôm trời mưa gió hay nắng nóng thì khốn khổ.

Ngõ nhỏ, không có ánh nắng lọt vào khiến ngôi nhà cấp 4 luôn ẩm thấp vào mùa mưa và hầm hập vào ngày nắng gắt. Nhiều khi chúng tôi phải sống cùng nmùi hôi thối mỗi khi ngõ ngập nước, vừa làm đồ đạc dễ hỏng lại ô nhiễm với mùi nước thải, của phân chó mèo thả rông… khiến đi làm đã mệt rồi về đến nhà còn mệt hơn.

Chưa kể, vì ở cuối ngõ có ngày nước về ít hoặc mất nước chúng tôi phải thi nhau đi xin, xách từ ngoài đường vào cả chục mét. Rồi hàng xóm dân trí thấp, toàn lao động chân tay hoặc thành phần phức tạp, suốt ngày chửi đánh nhau nhức hết cả đầu. Tôi thấy rõ ràng mình có nhà cửa đấy mà sao cuộc sống cực như vầy.

Đến nay, tuy mới sống ở đây được 9 tháng, nhưng vợ chồng tôi bắt đầu hối hận về quyết định của mình. Giá ngày đó, với số tiền như vậy, chúng tôi cứ mua chung cư (thuộc diện nhà ở xã hội) có khi còn hơn vì nhà mới, điều kiện sống tốt hơn, điện nước lại đầy đủ, sạch sẽ, an ninh tốt.

Vì thế, từ kinh nghiệm đau thương của mình, tôi muốn lưu ý các bạn nếu bạn có tiền tầm khoảng 3-4 tỷ thì hãy tính chuyện mua đất, vì với số tiền đó bạn có thể mua được nhà trong ngõ mà ô tô vào được, diện tích đất cũng khá rộng rồi. Nhưng với tầm tiền ít thì thực sự, sống ở chung cư sẽ tốt hơn, sau đó bạn tiếp tục tiết kiệm để mua nhà dưới đất.



Theo Đỗ Văn Đức


Vietnamnet

[ad_2]

Sau sân golf, KN Cam Ranh muốn làm cả casino tại Khánh Hòa

[ad_1]

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Báo cáo thẩm định hồ sơ bổ sung mục tiêu kinh doanh casino của Công ty TNHH KN Cam Ranh.

Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo, đại diện 11 bộ, ngành và địa phương. Qua báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến từ các đại biểu dự họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến tại cuộc họp, đồng thời lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.

Theo đó làm rõ cơ sở pháp lý và thẩm quyền quyết định đối với từng nội dung cần điều chỉnh của Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí HN Paradise, trong đó có việc bổ sung hạng mục kinh doanh casino. Làm rõ dự án có nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 44/2015/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 ban hành Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh không; nếu có thì phải đáp ứng những điều kiện gì.

Ngoài ra là việc tuân thủ quy định về khoáng sản; ý kiến thẩm định cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với từng nội dung quy định.

Công ty TNHH KN Cam Ranh (một thành viên của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành) được thành lập đầu năm 2015, với các lĩnh vực kinh doanh chính là bất động sản, đầu tư xây dựng, kinh doanh và quản lý sân golf, khách sạ, kinh doanh khu vui chơi giải trí, kinh doanh nhà hàng… Người đứng tên đại diện pháp luật là ông Lê Văn Kiểm.

Ông Kiểm là một trong những doanh nhân khá nổi tiếng, được biết đến là ông chủ của Sân gofl Long Thành, một trong những sân golf nổi tiếng và đẹp ở Việt Nam.

Đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Câu lạc bộ sân golf The Lotus Cam Ranh tại phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng, kinh doanh và quản lý sân golf với quy mô tổng diện tích là 90 ha, trong đó hạng mục chính là sân golf 27 lỗ.

Theo Báo Khánh Hòa, mới đây, chủ đầu tư đã đề nghị điều chỉnh dự án, bổ sung hạng mục sân gofl 27 lỗ và khu giải trí tổng hợp có casino. Tổng diện tích toàn bộ dự án khoảng 800ha, tổng vốn đầu tư hơn 46.000 tỷ đồng.



Theo Lan Ca


Vneconomy

[ad_2]

Sa Pa sắp có cảng hàng không

[ad_1]

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải thực hiện phê duyệt quy hoạch chi tiết (điều chỉnh) Cảng hàng không Sa Pa theo đúng quy định, làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư.

UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan triển khai việc đầu tư, xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo đúng quy định.

Trước đó, tỉnh Lào Cai đã kiến nghị xây dựng Cảng hàng không Sa Pa dân dụng kết hợp quân sự, đặt tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.900 tỷ đồng. Dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn.

Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn đến năm 2030, cảng hàng không Sa Pa được đưa vào khai thác, có cấp 4C và công suất 3 triệu khách/năm.



Theo Vạn Xuân


Diễn đàn đầu tư

[ad_2]

Dân lại “xuống đường” phản đối chủ đầu tư

[ad_1]


Cư dân KĐT Ngoại giao đoàn vẫn đang phải loay hoay giải quyết hàng loạt tồn đọng. Ảnh: Phan Anh

Dù chủ đầu tư (CĐT) đã có động thái “xuống nước” sau cuộc đối thoại với cư dân ngày 10.5, tuy nhiên sáng 12.5, hàng trăm người vẫn mang theo băng rôn đi vòng quanh KĐT Ngoại giao đoàn để đòi quyền lợi.

Bà Phạm Thị Hòa Thái (đại diện cư dân tòa N03 T3-4) cho biết: “Tôi là ban đại diện của tòa nhà. Chúng tôi rất lo ngại việc chủ đầu tư thất hứa. Họ hứa, cam kết rất nhiều lần từ chủ CĐT cấp 1 đến CĐT thứ cấp, nhưng chúng tôi chỉ quan tâm đến vấn đề thực hiện, mà đến giờ họ chưa thực hiện được.

Ngày hôm nay, chúng tôi tập trung phản đối để yêu cầu 3 vấn đề chính. Thứ nhất, bệnh viện được xây trong quy hoạch khi chúng tôi mua nhà là đầu mối kỹ thuật. Thứ hai, cư dân chúng tôi rất bức xúc về việc hoàn thiện sổ đỏ. Thứ ba là việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho cư dân và những vấn đề liên quan khác”.

Khu đô thị Ngoại giao đoàn: Dân lại “xuống đường” phản đối chủ đầu tư - Ảnh 1.

Cư dân KĐT Ngoại giao đoàn phản ứng gay gắt vì lo ngại việc xây dựng bệnh viện ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Ảnh: Phan Anh

Theo bà Thái, vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất là việc xây dựng bệnh viện Ung bướu Quốc tế Việt Nam – Nhật Bản.

“Quy hoạch ban đầu của bệnh viện này là khu đất để xây dựng đầu mối kỹ thuật và phục vụ cho KĐT Ngoại giao đoàn về cơ sở hạ tầng. Nhiều người lo ngại sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của chúng tôi.

Ngoài ra, có những điều chỉnh quy hoạch là xây những khu cao tầng như vậy sẽ gây áp lực cho cơ sở hạ tầng. Chúng tôi không đồng ý”, bà Thái cho biết thêm.

Khu đô thị Ngoại giao đoàn: Dân lại “xuống đường” phản đối chủ đầu tư - Ảnh 2.

Nhiều người cầm theo băng rôn, biểu ngữ để phản đối chủ đầu tư. Ảnh: Phan Anh

Bà Phương Dung (cư dân tòa N01 T5) cho hay: “Tôi chuyển đến sinh sống tại KĐT Ngoại giao đoàn từ tháng 9.2015. Là những hộ đầu tiên đến ở, từ đó đến nay tôi vẫn chưa có sổ đỏ. Việc thay đổi quy hoạch mà cư dân không được biết gì khiến chúng tôi vô cùng bức xúc.

Cư dân khi mua nhà trong khu này khi được biết rằng mình sẽ được hưởng những tiện ích trên 4 khu đất công cộng gồm trường học, tổ hợp thể dục thể thao, vườn hoa, đầu mối kỹ thuật…

Tuy nhiên, giờ thay đổi như vậy, tôi tin cơ sở hạ tầng sẽ không chịu nổi. Một khu đô thị lớn gồm hàng chục tòa nhà lớn,  với 21.000 cư dân, không thể không có một trạm biến thế riêng”.

Trước đó, vào ngày 10.5, chủ đầu tư Dự án Khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn – Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) đã có buổi đối thoại với cư dân KĐT Ngoại giao đoàn. Nội dung cuộc đối thoại chủ yếu nhằm giải quyết các kiến nghị của cư dân liên quan đến việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết KĐT này.

Trong đó, Hancorp đã đồng thuận theo phần lớn các kiến nghị của cư dân, bao gồm cam kết về việc thay đổi quy hoạch dự án, đẩy nhanh triển khai các hạng mục hạ tầng xã hội và giải quyết dứt điểm cấp sổ đỏ trong năm 2019.



Theo Phan Anh


Lao Động

[ad_2]

Chào thầu quốc tế tìm nhà đầu tư cao tốc Bắc

[ad_1]

5 dự án thuộc cao tốc Bắc – Nam đưa ra kêu gọi nhà đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) đã được phát hành hồ sơ mời thầu gồm các đoạn: Mai Sơn – Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 – Nghi Sơn; Nghi Sơn – Diễn Châu; Diễn Châu – Bãi Vọt; và Vĩnh Hảo – Phan Thiết.

Việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang 100 điểm. Trong đó, số điểm đáp ứng yêu cầu qua vòng sơ tuyển là từ 60 điểm trở lên và các điểm thành phần đạt từ 60% trở lên. Về yêu cầu kinh nghiệm nhà đầu tư, hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà đầu tư phải từng tham gia đầu tư dự án giao thông, hoặc dự án kết cấu hạ tầng.

Trong đó, các dự án từng tham gia phải có tổng vốn đầu tư bằng 50% vốn dự án đang kêu gọi đầu tư; phần vốn nhà đầu tư từng góp vào dự án đó bằng 20% giá trị vốn góp vào dự án đang mời thầu. Trường hợp nhà đầu tư từng là nhà thầu thi công chính của các dự án trước đây, thì tổng vốn dự án đã tham gia phải bằng tối thiểu 30% vốn giá trị xây lắp của dự án đang xét…

Theo một lãnh đạo Vụ Đối tác Công – Tư (Vụ PPP, Bộ GTVT), ngoài yêu cầu về kinh nghiệm, phía Bộ GTVT cũng đặt ra điều kiện năng lực về vốn với các nhà đầu tư tham gia thầu cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Theo đó, nhà đầu tư phải có giá trị tài sản ròng của năm tài chính liền kề bằng 20% giá trị phần vốn góp của nhà đầu tư vào dự án tham gia; có vốn pháp định (vốn điều lệ) bằng ít nhất 20% giá trị phần vốn góp của nhà đầu tư vào dự án.

Trường hợp nhà đầu tư là liên danh từ nhiều doanh nghiệp, tổng năng lực, giá trị tài sản, vốn pháp định phải đạt được điều kiện trên. “Trong phần vốn nhà đầu tư tham gia vào dự án, phần vốn tự có phải bằng 20% giá trị vốn góp, còn lại là phần vốn vay. Điều này nhằm ngăn chặn các nhà đầu tư tay không bắt giặc”, vị lãnh đạo trên cho biết.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng phải có các văn bản chứng minh cam kết của các tổ chức tài chính tài trợ vốn cho dự án. Theo Vụ PPP, nếu thuận lợi, tháng 4/2020 có thể khởi công dự án. Về sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, theo đại diện Bộ GTVT, cách đây 2 năm từng có nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc tới tìm hiểu, lấy thông tin, còn gần đây chưa có thêm nhà đầu tư nào.

Đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 (qua Ninh Bình – Thanh Hóa), dài 63km, tổng mức đầu tư khoảng 12.900 tỷ đồng.

Đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn (Thanh Hóa), dài 43 km, tổng mức đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng.

Đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu (Thanh Hóa – Nghệ An), dài 50 km, tổng mức đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng.

Đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt (Nghệ An – Hà Tĩnh), dài 50 km, tổng mức đầu tư hơn 13.300 tỷ đồng.

Đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết (Bình Thuận), dài 101 km, tổng vốn đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng.



Theo Lê Hữu Việt


Tiền Phong

[ad_2]

Miếng bánh ai cũng muốn có phần?

[ad_1]

77% tranh chấp chung cư liên quan tới quỹ bảo trì

Tại chung cư Happy Star Tower (Long Biên, Hà Nội) tranh chấp liên quan tới phí dịch vụ và quỹ bảo trì liên tục diễn ra khi cư dân cho rằng Ban quản lý tòa nhà của chủ đầu tư không minh bạch trong các khoản chi phí. Hội nghị chung cư không được chủ đầu tư thực hiện để bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân.

“Chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng tất cả chỉ làm “giả dối” vì muốn tổ chức hội nghị nhà chung cư thì phải làm nhiều bước từ hội nghị trù bị, đưa ra quy chế chung, đưa công khai các ứng cử viên trong ban quản trị… Chủ đầu tư không làm bất kỳ 1 vấn đề gì thì không thể nói là tổ chức hội nghị nhà chung cư” – đại diện cư dân chung cư Happy Star Tower cho biết.

Mâu thuẫn ở chung cư Happy Star Tower liên tục bị đẩy lên, gần đây nhất là toàn bộ điện thang máy, điện chiếu sáng tầng hầm, điện chiếu sáng hành lang tòa nhà bị cắt. Nguyên nhân khiến Công ty điện lực Long Biên cắt điện là do Ban quản lý tòa nhà tháng 3 và tháng 4 chưa đóng tiền điện (hơn 179 triệu đồng). Chủ đầu tư đưa ra lý do người dân không đóng phí dịch vụ nên không có tiền nộp tiền điện còn cư dân thì yêu cầu chủ đầu tư minh bạch các khoản phí, chi tiêu, giá điện người dân mới đóng góp.

 Tranh chấp quỹ bảo trì chung cư: Miếng bánh ai cũng muốn có phần? - Ảnh 1.

Tranh chấp quỹ bảo trì chung cư liên tục phát sinh tại Hà Nội và TPHCM.

Tại Hà Nội, trong số 745 (cụm, toà) chung cư thương mại trên địa bàn thành phố thì có đến 129 chung cư có tranh chấp, khiếu kiện, tiềm ẩn phức tạp. TPHCM hiện có 935 chung cư cao tầng thì cũng có tới 107 chung cư đang có tranh chấp. Trong số 44 vụ tranh chấp chung cư được Sở Xây dựng TPHCM giải quyết thì có đến 34 vụ (chiếm 77%) tranh chấp liên quan phí bảo trì.Câu chuyện tại chung cư Happy Star Tower chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp tranh chấp phí dịch vụ và quỹ bảo trì tại các chung cư trên cả nước kéo dài trong suốt thời gian qua.

Có ban quản trị vẫn mâu thuẫn

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, mâu thuẫn nhiều nhất ở các chung cư là vấn đề quỹ bảo trì và sử dụng diện tích chung. Tuy nhiên, hiện nay quá trình vận hành tòa nhà cũng đã phát sinh các mâu thuẫn. Lợi ích chung của cư dân, lợi ích của chủ đầu tư, vai trò ban quản trị, đơn vị được thuê quản lý vận hành và vai trò của chính quyền… đây là tổng hợp các lợi ích đan xen.

“Một số chung cư sau khi thành lập ban quản trị và tiếp quản quỹ bảo trì mới xảy ra những mâu thuẫn. Đơn vị được thuê quản lý vận hành nhà chung cư đủ điều kiện chưa nhiều, nêu thuê đơn vị không có nghiệp vụ sẽ gây hư hỏng ảnh hưởng đến chất lượng tòa nhà. Điều này đã xảy ra và phát sinh những mâu thuẫn. Bên cạnh đó chính những thành viên trong ban quản trị được người dân bầu ra sau đó lại không đại diện lợi ích cho người dân, không minh bạch trong chi phí điều hành khi quỹ bảo trì được quản lý có thể lên đến hàng chục tỷ đồng” – ông Đính nói.

Thực tế một số tòa nhà chung cư mô hình ban quản trị hoạt động chưa có hiệu quả, chủ yếu theo mô hình tự quản, trách nhiệm thấp. Có những trường hợp cư dân phải cầu cứu khắp nơi trước tình trạng quỹ bảo trì bị trưởng ban quản trị chung cư tiêu không minh bạch. Trong quy định cũng chưa có chế tài xử phạt đối với việc vi phạm trong quản lý, vận hành nhà chung cư…

Nhiều đề xuất về việc quỹ bảo trì 2% như kéo dài thời hạn thu, không để chủ đầu tư thu mà tách riêng để tránh việc chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì, thành lập đơn vị công ích giám sát độc lập… Mỗi đề xuất đều hướng tới việc khắc phục những tồn tại trong quản lý chung cư hiện nay. Tuy nhiên, các đề xuất mới chỉ giải quyết một phần trong hàng loạt những mâu thuẫn phát sinh. Vấn đề về quản lý chung cư cần có một nghiên cứu tổng thể của các cơ quan chức năng để giải quyết nhưng mâu thuẫn lợi ích đan xen./.



Theo Phương Hoài


VOV

[ad_2]

Tuần sau, Bộ GTVT giới thiệu dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam

[ad_1]

Theo đó, hội nghị sẽ giới thiệu tổng quan về dự án, một số cơ chế trong quá trình sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư, đánh giá môi trường đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng tại Việt Nam.

Trước đó, ngày 10-5, tại cuộc kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông phải giám sát chặt chẽ, đôn đốc các Ban Quản lý dự án thực hiện đúng kế hoạch.

Tuần sau, Bộ GTVT giới thiệu dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam - Ảnh 1.

Hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đang được một số nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. 

Theo Bộ GTVT , đến 20-5 sẽ bàn giao toàn bộ cọc giải phóng mặt bằng 11 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc – Nam (giai đoạn 1) cho các địa phương. Phấn đấu trong tháng 7 đến tháng 10-2019 sẽ khởi công ba gói thầu đầu tiên của dự án sử dụng vốn đầu tư công là cao tốc Cam Lộ – La Sơn, Cao Bồ – Mai Sơn và đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2. “Riêng gói thầu cầu chính cầu Mỹ Thuận 2 do yêu cầu kỹ thuật phức tạp sẽ khởi công vào đầu năm 2020”, Bộ trưởng Bộ GTVT nói.

Đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP, đến nay các Ban quản lý dự án đã phát toàn bộ hồ sơ mời sơ tuyển. Tháng 8-2019 hoàn thành công tác sơ tuyển nhà đầu tư.

Đại diện Vụ Đối tác công tư (PPP), cho biết trong hồ sơ mời sơ tuyển, để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, Bộ GTVT sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100. Trong đó, mức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu là 60% tổng số điểm (60 điểm) và điểm đánh giá từng nội dung yêu cầu cơ bản tối thiểu là 50% điểm tối đa của nội dung đó.

Rút kinh nghiệm từ các dự án PPP trước đây, Vụ PPP cho rằng năng lực về tài chính có vai trò quyết định đến sự thành công của dự án. Do vậy, trong hồ sơ mời sơ tuyển, Bộ GTVT xây dựng với các mức điểm như sau:

– Năng lực về tài chính của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 60% tổng số điểm (tương ứng với 60 điểm);

– Năng lực về kinh nghiệm của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 30% tổng số điểm (30 điểm)

– Phương pháp triển khai dự án của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 10% tổng số điểm (10 điểm).



Theo VIẾT LONG


PLO

[ad_2]

Bamboo Capital đột biến lợi nhuận trong mảng bất động sản nhờ… “may mắn”

[ad_1]


Dự án Malibu Hội An giúp Bamboo Capital gây được tiếng vang ở thị trường bất động sản Việt Nam.

Cho tới thời điểm này, sự thành công của Bamboo Capital trong ngành bất động sản có thể xem là một case study cho các doanh nghiệp khác muốn nhảy vào giành một miếng bánh trong ngành này.

Cách đây vài năm, khi Bamboo Capital thông báo muốn chuyển hướng chiến lược kinh doanh thay vì nông nghiệp (trước đó họ đã mua tới 15 công ty nông nghiệp của nhà nước), sẽ tập trung vào đầu tư bất động sản và tái tạo năng lượng, song chẳng ai tin họ sẽ thành công.

Hoạt động trong ngành bất động sản không đơn giản, ở thời điểm sau này, muốn nhảy vào lĩnh vực đầu tư, các công ty thường bắt đầu với công việc bán các sản phẩm (sàn phân phối) bất động sản rồi mới từ từ đi lên. Quỹ đất đã cạn kiệt cũng là một thách thức không nhỏ với các “tân binh”.

Nhưng Bamboo Capital không nghĩ như vậy. Theo họ, chuyện gì cũng có giải pháp, nếu không có sẵn quỹ đất họ sẽ đi mua và thay vì tập trung vào phân khúc bình dân như những người mới khác, họ lại nhảy hẳn sang phân khúc cao cấp và chọn bất động sản du lịch để thử sức.

Cách đây vài năm, khi họ thâu tóm Công ty CP Phát triển Nguyễn Hoàng ở Bình Định, Bamboo Capital có dự án bất động sản đầu tiên Casa Marina.

Năm 2015, họ khởi công xây dựng resort nghỉ dưỡng 4 sao Casa Maria giai đoạn 1 với 54 phòng nghỉ và bungalow. Theo tiết lộ của Ban lãnh đạo Bamboo Capital, nhờ việc Quy Nhơn đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn mới, nên tỷ lệ lấp đầy phòng của Casa Maria trung bình 80% ngày thường và dịp lễ lên tới 100%.

Thừa thắng xông lên, Bamboo Capital đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý, đầu tư thêm 150 tỷ đồng để khởi công xây dựng giai đoạn 2 trong gồm 160 villa lưng dựa núi mặt hướng biển; cũng như nâng cấp các sản phẩm trong giai đoạn 1 lên 5 sao. Theo kế hoạch, họ sẽ mở bán các biệt thự Casa Marina giai đoạn 2 vào cuối năm 2019.

Năm ngoái, Bamboo Capital cũng đã khởi công xây dựng dự án thứ 2 của mình tên là Malibu Hội An, mua lại từ Indochina Hội An. Dự án có tổng đầu tư 2.500 tỷ đồng với 668 condotel và 96 villa. Mặc dù dự án mới xây xong phần móng nhưng đã được bán gần hết. Tổng doanh thu dự kiến khoảng 3.051 tỷ đồng, trong đó khoảng 1.000 tỷ đồng sẽ được ghi nhận trong năm 2019. Dự kiến lợi nhuận của dự án trên 400 tỷ đồng, ghi nhận hoàn tất vào năm 2020.

Việc Malibu hút hàng khá dễ hiểu, vì đây là một trong những dự án ít ỏi còn sót lại của khu vực bãi biển từ Đà Nẵng đến Hội An.

Cách Bamboo Capital có dự án thứ ba King Crown Village cũng giống như cách họ có dự án Casa Marina, thâu tóm công ty chủ sở hữu dự án – Sao Sáng Sài Gòn. King Crown Village có diện tích chỉ hơn 9.000m2, được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên có 17 villa cao cấp và giai đoạn 2 là tòa nhà 25 tầng, trong đó có 5 tầng chung cư và 20 tầng khách sạn 5 sao. Doanh thu dự kiến giai đoạn 1 khoảng 500 tỷ đồng.

Bamboo Capital đột biến về lợi nhuận trong mảng bất động sản nhờ may mắn - Ảnh 1.

Chủ tịch Bamboo Capital – Nguyễn Hồ Nam

Theo chia sẻ của Chủ tịch Bamboo Capital – Nguyễn Hồ Nam, thì đến bản thân ông cũng không nghĩ là giai đoạn 1 dự án King Crown Village – vừa khởi công xây dựng đầu năm nay, có thể thành công đến thế.

“Việc mua lại dự án King Crown Village là một quyết định táo bạo của Bamboo Capital. Lúc đó, nếu nhìn vào giá thị trường, mọi người đều cho rằng, khi xây dựng lên bán sẽ không thể có lời. Chúng tôi dự định sẽ bán các biệt thự 1 trệt – 1 lửng và 2 lầu trong dự án với giá 40 tỷ/căn, nhưng giá thị trường lúc đó chỉ hơn 30 tỷ/1 căn.

Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, sau khi con đường vành đai bờ sông ở quận 2 hoàn tất, giá của đất của King Crown Village sẽ lên. Sự thật đã diễn ra còn hơn mong đợi, sau khi mở bán vào đầu năm, chỉ trong 2 ngày, chúng tôi đã bán hết 17 villa với giá từ 60 tỷ đến 70 tỷ, giúp Bamboo Capital thu hồi cả vốn lẫn lãi.

Sắp tới, có thể chúng tôi sẽ chuyển trụ sở công ty về tòa nhà 25 tầng ở đây. Ngoài ra, cũng có rất nhiều ‘ông lớn’ trong ngành khách sạn đánh tiếng mua lại 20 tầng khách sạn 5 sao phía trên”.

Dự án thứ tư của họ chính là Pegas ở Nha Trang, tọa lạc ở phường Vĩnh Hòa – Nha Trang, vốn đầu tư 1.316 tỷ đồng, có độ cao 38 tầng và 2 tầng hầm, chủ yếu là căn hộ studio. Tuy nhiên, Bamboo Capital chỉ đóng vai trò nhà phát triển dự án, còn chủ đầu tư là công ty TNHH Pegas Nha Trang. Dự án đang trong giai đoạn hoàn thành các thủ tục giấy tờ để nhanh chóng được cấp phép xây dựng, có thể được bán ra vào cuối năm nay.

Ngoài ra, họ còn 2 dự án khác trong vài năm tới là dự án Cầu Rồng với tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng ở trung tâm thành phố Đà Nẵng cùng dự án có diện tích 390 hecta ở Bến Lức – Long An.

Theo ông Phạm Minh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Bamboo Capital, thì 2 dự án Malibu Hội An và King Crown Thảo Điền không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn mà còn khiến danh tiếng của họ được nâng lên đáng kể. Còn sở dĩ biên lợi nhuận các dự án bất động sản của Bamboo Capital luôn rất cao (có dự án trên 20%) là nhờ họ biết tận dụng triệt để không gian xây dựng bằng cách thuê các công ty thiết kế giỏi nước ngoài, ví dụ như dự án King Crown.

Ngoài ra, có một yếu tố mà Ban lãnh đạo Bamboo Capital không nhắc, nhưng mà nó góp phần lớn giúp mảng bất động sản của họ đột biến về lợi nhuận: khó khăn khách quan của nhiều đại gia bất động sản tại thị trường TP. HCM.

Trong năm 2018, gần 100 dự án bất động sản của nhiều “ông lớn” bất động sản ở thị trường TP. HCM bị ‘đóng băng’ chờ Thành phố rà soát và thanh tra. Thế nên, nguồn cung ra thị trường rất ít – nhất là ở phân khúc cao cấp, nên các dự án hạng sang tại khu vực TP. HCM lẫn các thành phố lớn khác – như Đà Nẵng đều được hưởng lợi.

Nếu không có yếu tố khách quan kể trên, hẳn Malibu Hội An lẫn King Crown không bán nhanh và được giá như thế. Bamboo Capital thắng lớn trong mảng bất động sản ít nhiều cũng nhờ “may mắn”.

Với sự sáng sủa của mảng kinh doanh bất động sản, Bamboo Capital đã mạnh dạng đề ra kế hoạch kinh doanh táo bạo trong năm 2019 tại Đại hội cổ đông vừa qua: doanh thu 2.962 tỷ đồng, tăng 166% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế 311 tỷ đồng, tăng 265% so với năm 2018.

Tuy nhiên, phải nói lại rằng, doanh thu và lợi nhuận của năm 2018 không như kế hoạch đề ra, ví dụ như lợi nhuận sau thuế chỉ 11,32 tỷ đồng, do đặc thù của lĩnh vực bất động sản. Có thể xem, doanh thu và lợi nhuận trong năm 2019 có đóng góp rất nhiều của 2018.

Tuy nhiên, từ cột mốc doanh thu gần 2.000 trong năm 2017 lên 3.000 trong năm 2019, lợi nhuận sau thuế từ 59,67 tỷ đồng trong 2017 lên 311 tỷ đồng năm 2019 của Bamboo Capital là rất đáng ghi nhận! Theo kế hoạch dài hạn của tập đoàn này, năm 2020, doanh thu sẽ lên hơn 5,6 nghìn tỷ đồng.



Quỳnh Như


Theo Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Đây là Krzywy Domek – Toà nhà tại Ba Lan có thiết kế xiêu vẹo, nhìn vào như đang bị ảo giác

[ad_1]

Vào năm 2004, công ty kiến trúc Ba Lan Szotynski & Zaleski đã xây dựng một tòa nhà ảo giác tuyệt vời ở đường Monte Cassimo ở thành phối Sopot (Ba Lan), trông toà nhà như một thứ tồn tại trong giấc mơ nhưng nó hoàn toàn có thật.

Thiết kế của toà nhà dựa trên những phác họa kỳ lạ trong truyện cổ tích của hoạ sĩ Jan Marcin Szancer và được đặt tên là “Krzywy Domek” hay “ngôi nhà nhỏ méo mó”. Bên ngoài tòa nhà được tạo thành từ những đường xiêu vẹo và hình dạng méo mó, tạo cho người xem cảm giác chóng mặt khi nhìn vào. Tuy nhiên, mặt sau của tòa nhà là một thiết kế khá chuẩn dẫn đến khu vực mua sắm chính nên trong.

Krzywy Domek căn nhà kỳ dị tại Ba Lan.  

Thực ra, toà nhà này chỉ có phần bên ngoài được thiết kế kỳ lạ để thu hút khách, bên trong là một vài nhà hàng và quán bar. Với tổng diện tích 4.000m2 và có 3 tầng, hiện nay ngôi nhà thuộc sở hữu của trung tâm thương mại Sopot. Nó là một trong những ngôi nhà được các du khách đứng cạnh để “tạo dáng chụp hình” nhiều nhất ở Ba Lan.

Đây là Krzywy Domek - Toà nhà tại Ba Lan có thiết kế xiêu vẹo, nhìn vào như đang bị ảo giác - Ảnh 3.
Đây là Krzywy Domek - Toà nhà tại Ba Lan có thiết kế xiêu vẹo, nhìn vào như đang bị ảo giác - Ảnh 4.
Đây là Krzywy Domek - Toà nhà tại Ba Lan có thiết kế xiêu vẹo, nhìn vào như đang bị ảo giác - Ảnh 5.



Theo RyanKog


Trí Thức Trẻ

[ad_2]