Kiểm tra việc môi giới mua bán nhà ở xã hội thu tiền chênh lệch

[ad_1]

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới, mua bán nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn.

Theo Bộ Xây dựng, căn cứ theo phản ánh, tại một số dự án NƠXH trên địa bàn thành phố Hà Nội (như dự án NƠXH Ecohome 3 phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm; dự án NƠXH tại địa chỉ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân…) có hiện tượng các cá nhân môi giới, sàn giao dịch bất động sản thực hiện môi giới mua bán NƠXH và thu tiền chênh lệch trái quy định.

Cụ thể, chi phí hướng dẫn, hỗ trợ làm hồ sơ và cam kết sẽ được mua NƠXH là hàng chục triệu đồng; chi phí để khách hàng mua được căn góc, vị trí đẹp chênh so với giá bán gốc hàng trăm triệu đồng. Đối với trường hợp mua lại NƠXH thì phải trả tiền chênh khoảng 4 – 6 triệu/m2, tương đương mỗi căn hộ chênh lệch so với giá gốc khoảng 400 triệu đồng.

Các hành vi nêu trên là trái với các quy định hiện hành về đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục mua bán NƠXH, đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động giao dịch, mua bán NƠXH tại các dự án trên địa bàn để chấn chỉnh các hiện tượng, hoạt động nêu trên đồng thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật (nếu có) theo thẩm quyền./.

Công nhân Hà Nội mong muốn mua, thuê nhà ở xã hội, chặn tín dụng đen VOV.VN -Đại diện công nhân Hà Nội đề nghị Chủ tịch Thành phố quan tâm để công được mua, thuê nhà ở xã hội; ngăn chặn tín dụng đen cho vay cho vay nặng lãi

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm VOV.VN – Mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay dư nợ trong năm 2019 để mua nhà ở xã hội là 4,8%/năm.



Theo Phương Hoài


VOV

[ad_2]

“Ngôi nhà gạch” ở Long An đẹp khó tin, nổi bật trên báo ngoại

[ad_1]


Thói đời thường “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”, nhưng với startup lại có vẻ ngược lại. Khi không tiền, startup chỉ có vài người co-founders đồng cam cộng khổ gắn bó, nhưng khi có tiền lại khó có thể đi cùng. Giám đốc IDG Capital (trước là IDG Ventures) Đức Trần chiêm nghiệm: 80% startup khi nhận khoản vốn vòng series B sẽ xung đột bởi câu chuyện “mày oai hơn tao”…

[ad_2]

Đầu tư 720 tỷ đồng xây dựng nút giao thông 3 tầng Trần Thị Lý

[ad_1]

Tổng mức đầu dự án nút giao thông 3 tầng sau điều chỉnh tăng thêm 173,17. Trong đó, chi phí xây dựng tăng 152 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án giảm 1,65 tỷ đồng và chi phí dự phòng tăng thêm 22,73 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đầu tư nút giao thông này là hơn 720 tỷ đồng so với phê duyệt trước đó là hơn 550 tỷ đồng.

Dự án nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý được thiết kế khác mức dạng 3 tầng. Tầng trên bố trí cầu vượt thép trên đường 2/9, tầng mặt đất bố trí đảo hình trọn tự điều chỉnh và tầng dưới cùng bố trí hầm chui trên đường Duy Tân kéo dài qua hầm qua nút giao thông Duy Tân – Núi Thành và Duy Tân – Bạch Đằng nối dài.

Cụ thể, điều chỉnh chiều dài hầm kín và hầm hở trên đường Duy Tân đoạn từ đường Núi Thành đến đường Lê Đình Thám (thay vì đến đường Hoàng Diệu như phê duyệt trước đây) được thực hiện trên cơ sở ý kiến của Quân khu 5 để phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh.

Bổ sung thêm đoạn hầm hở từ đường Hoàng Diệu đến đường Lê Đình Thám với chiều dài 121,7m. Bổ sung đoạn hầm kín từ cổng chính Quân khu 5 đến đường Hoàng Diệu với chiều dài 160m. Rút ngắn chiều dài hầm hở từ đường Núi Thành đến cổng chính của Quân khu 5 từ 136,8m xuống còn 102,47m.

Được biết, UBND TP Đà Nẵng trước đó đã có các tờ trình HĐND thành phố về chủ trương đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm như: cải tạo cụm nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý; đầu tư sửa chữa và nâng cấp đập dâng An Trạch, Hà Thanh; các tuyến đường ngang nối quốc lộ 14B và các xã của huyện Hòa Vang…

Theo đó, UBND TP Đà Nẵng đề nghị thống nhất chủ trương điều chỉnh đầu tư dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý theo hướng tăng chiều dài tuyến hầm giao thông trên đường Duy Tân. Việc điều chỉnh chiều dài hầm kín và hầm hở trên đường Duy Tân đoạn từ đường Núi Thành đến đường Lê Đình Thám (thay vì đến đường Hoàng Diệu như phê duyệt trước đây) được thực hiện trên cơ sở ý kiến của Quân khu 5 để phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh.

UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp đập dâng An Trạch và Hà Thanh với tổng kinh phí đầu tư 96,67 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, thực hiện từ năm 2019-2022. UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị HĐND thành phố thống nhất chủ trương đầu tư dự án các tuyến đường ngang nối quốc lộ 14B và các xã thuộc huyện Hòa Vang, gồm 12 tuyến đường với tổng chiều dài 13,56km và kinh phí đầu 135,93 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.

UBND TP Đà Nẵng cũng trình HĐND thành phố về chủ trương điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (giai đoạn 2); điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư An Cư 4; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Vệt thương mại – dịch vụ – du lịch dọc tuyến đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc (đoạn từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Lê Văn Thứ); điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu số 1 – Trung tâm đô thị mới Tây Bắc; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu số 6 – Trung tâm đô thị mới Tây Bắc giai đoạn 2…



Theo Nam Phong


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5

[ad_1]

Dự án gồm cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu dài 2,97km, đường dẫn dài 5,88km nằm trên địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ). Cầu Vàm Cống được thiết kế với quy mô cầu dây văng hai mặt phẳng dây, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Trụ tháp cao 143,9 m.

Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5m bao gồm 4 làn xe ôtô và hai làn xe thô sơ. Đường dẫn vào cầu được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang 20,6m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế 80Km/h.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 1.
Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 2.

Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh vượt qua sông Tiền, sông Hậu giúp giao thông ĐBSCL kết nối liên hoàn, là điểm nhấn quan trọng trong việc chuyển mình của vùng đất này trong tương lai.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 3.
Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 4.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long phối hợp chặt chẽ Văn phòng Bộ, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông để tổ chức lễ khánh thành cầu Vàm Cống vào ngày 19/5/2019.

Dự án cầu Vàm Cống (thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Vàm Cống và các tuyến nối) cũng được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3058/QĐ-BGTVT ngày 25/10/2010. Dự án nhằm kết nối mạng lưới giao thông khu vực ĐBSCL, đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt liên tục và phát triển hạ tầng giao thông tại khu vực; từng bước hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới đường bộ, đường cao tốc quốc gia và quy hoạch giao thông khu vực ĐBSCL.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, Dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL được các nhà tài trợ quốc tế và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam thống nhất đầu tư. Trong đó, cầu Vàm Cống thuộc hợp phần 3 của dự án, được đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ. Đây là dự án hết sức quan trọng, góp phần thực hiện theo Nghị quyết số 38 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài đất nước từ điểm đầu Pắc Bó, Cao Bằng đến điểm cuối là Mũi Cà Mau.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 5.

Công trình do các nhà thầu Hàn Quốc thực hiện. Cầu được thiết kế là cầu dây văng bắc qua sông Hậu, nối liền quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp).

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 6.

Cầu Vàm Cống được khởi công ngày 10/9/2013, quy mô 6 làn xe (4 làn ôtô và 2 làn xe máy), lưu thông với vận tốc thiết kế 80 km/h. Cầu có chiều dài 2,97km, phần cầu vượt sông dài 870m và đường dẫn dài 2km.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 7.

Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 8.

Theo thiết kế, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh khi đưa vào khai thác sẽ cùng với tuyến N2, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi hình thành một trục dọc thứ 2 bên cạnh quốc lộ 1 từ TP.HCM đi các tỉnh Tây Nam Bộ.

Vùng ĐBSCL có kết cấu hạ tầng còn yếu so với các vùng khác. Do đó, thời gian qua, Trung ương đã quan tâm đầu tư, triển khai xây dựng nhiều công trình giao thông đường bộ, hàng không, hệ thống cảng… quy mô lớn cho ĐBSCL phát triển.

Trong đó, đã có nhiều công trình hoàn thành như: mở rộng Quốc lộ 1 từ TP.HCM đến Cần Thơ, hoàn thành cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, nâng cấp quốc lộ 1 từ Cần Thơ đến Cà Mau.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 9.
Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 10.

Sau gần 6 năm xây dựng, trải qua một lần lỡ hẹn khánh thành vì nứt dầm, cầu dây văng nối liền Đồng Tháp và Cần Thơ đã hoàn thành.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 11.

Đường dẫn lên xuống cầu kết nối với các tuyến quốc lộ trong vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, đã và đang xây dựng cầu Năm Căn và chuẩn bị nối đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi; xây dựng cầu Cổ Chiên đã đi vào vận hành để nối Bến Tre và Trà Vinh… Song song đó, đã hoàn thành đường cao tốc TP.HCM đi Trung Lương, đang đầu tư đoạn Trung Lương đến Mỹ Thuận và Mỹ Thuận đến Cần Thơ.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 12.

Hai cây cầu này sẽ giúp người dân từ các tỉnh thành An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp không còn phải “lụy” phà Vàm Cống, Cao Lãnh về TP.HCM. Bắc qua sông Tiền, cầu Cao Lãnh rộng 26,5m cho 6 làn xe, lớn hơn so với cầu Mỹ Thuận chỉ có 4 làn xe.

Toàn cảnh cây cầu dây văng dài nhất Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 5.700 tỷ đồng sẽ được thông xe ngày 19/5 - Ảnh 13.

Cầu Cao Lãnh, Đồng Tháp. Cầu Cao Lãnh, Vàm Cống hình thành giúp việc kết nối các tỉnh vùng “đất lõi” ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Long An với TP.HCM không còn phụ thuộc vào quốc lộ 1.

Ngoài ra, ĐBSCL đã có 2 cảng hàng không quốc tế (Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc) và cảng 2 hàng không nội địa là Rạch Giá và Cà Mau… Với những dự án giao thông kết nối quan trọng, hy vọng ĐBSCL sẽ có nhiều bứt phá trong phát triển để theo kịp các vùng, miền khác trong cả nước.



Theo Nguyên Minh


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Bắc Ninh “lên đời” thành trung tâm kinh tế quan trọng của Miền Bắc, thị trường BĐS dự báo sẽ sôi động hơn nữa

[ad_1]

Bắc Ninh trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của Miền Bắc

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm các đơn vị hành chính: thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ và huyện Yên Phong với tổng diện tích khoảng 491,37 km2.

Mục tiêu quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc trung ương, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2022; xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị văn hóa – sinh thái – tri thức, theo mô hình đô thị thông minh.

Tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội với trọng tâm là dịch vụ thương mại, đào tạo – nghiên cứu khoa học, du lịch văn hoá, y tế – nghỉ dưỡng, công nghiệp và logistic chất lượng cao; trở thành một đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá, đào tạo – nghiên cứu khoa học của vùng Thủ đô, vùng kinh tế Bắc Bộ và cả nước, có ý nghĩa quốc tế; trở thành đô thị thông minh, đô thị lớn trong vùng Thủ đô Hà Nội, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các đô thị khác trong nước và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Một trong những yêu cầu trọng tâm nghiên cứu trong nội dung điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh là đề xuất các giải pháp kiểm soát phát triển không gian đô thị, công trình cao tầng, bố trí các không gian công cộng, không gian ngầm cho dân cư đô thị, đầu tư hệ thống hạ tầng xã hội theo hướng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1; đấu nối hệ thống cơ sở hạ tầng khung, đặc biệt là hệ thống giao thông. Phát triển hệ thống hạ tầng đầu mối liên khu vực như: Cấp nước sạch, cấp điện, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu khả năng phát triển giao thông ngầm.

Thị trường BĐS nhiều tiềm năng phát triển

Được biết, thời gian qua, cả nước đã chứng kiến sự phát triển thần tốc của Bắc Ninh với tăng trưởng công nghiệp gấp 1.200 lần trong 20 năm. Bắc Ninh hiện đứng hàng đầu toàn quốc về thu hút vốn đầu tư và lực lượng lao động trong và ngoài nước đến sinh sống và làm việc.

Hiện đại Bắc Ninh được xem là địa điểm đầu tư tiềm năng hàng đầu Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài như Samsung, Canon, Foxconn… đều đặt trụ sở sản xuất và không ngừng gia tăng vốn đầu tư tại đây. Năm 2017, Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tiếp tục “rót” thêm 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh, nâng tổng đầu tư của doanh nghiệp lên đến 4 tỷ USD.

Cùng với sự phát triển về kinh tế Bắc Ninh cũng dần trở thành “điểm nóng” bất động sản miền Bắc. Cụ thể, hai năm qua, bất động sản Bắc Ninh thực sự “bùng nổ” khi hàng loạt dự án lớn ồ ạt đổ bộ vào đây.

Có thể kể đến như Tập đoàn FLC công bố sẽ xây dựng khu đô thị nghỉ dưỡng FLC Bắc Ninh tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du. Tập đoàn Vingroup cũng ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp Vinhomes Bắc Ninh với 2 tòa căn hộ cao 27 và 31 tầng, trung tâm thương mại tại 4 tầng khối đế. Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng đang sở hữu dự án khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ, TP Bắc Ninh.

Công ty cổ phần Him Lam cũng đang lên kế hoạch Bắc tiến với dự án khu đô thị tại Bắc Ninh. Theo thông tin ghi nhận được, đây là dự án có quy mô xấp xỉ 27 ha với tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, gồm các sản phẩm nhà biệt thự, nhà phố thương mại, nhà liền kề và căn hộ; kèm theo chuỗi tiện ích hoàn chỉnh ngay nội khu: trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học…

Lý giải cho sức nóng của thị trường này, giới đầu tư cho hay do Bắc Ninh quy hoạch thành TP trực thuộc Trung ương vào năm 2022, có sự kết nối về mặt hạ tầng và phát triển mạnh về khu công nghiệp, chính vì vậy thị trường đang hút một lượng lớn nhà đầu tư.

Bắc Ninh cũng là địa phương thu hút lượng lớn các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản về làm việc tại các khu công nghiệp, kéo theo nhu cầu về các dịch vụ chuẩn quốc tế với tiện ích cao cấp, nhất là dịch vụ lưu trú. Điều này gián tiếp khiến thị trường bất động sản tại đây sôi động trở nên sôi động hơn.



Theo Lan Nhi


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

“Cuộc chơi” mới của ông chủ Cocobay Đà Nẵng

[ad_1]

Vì sao Cocobay Đà Nẵng lại “lặng sóng” trong 2 năm qua?

Trong khoảng 2 năm vừa qua, dự án condotel hơn 11.000 tỷ đồng Cocobay Đà Nẵng bỗng dưng “lặng sóng” trên thị trường, khác hẳn với thông tin xuất hiện rầm rộ của dự án đình đám này trước đây, trong khi đó thị trường BĐS Đà Nẵng vẫn chứng kiến sự sôi động, thậm chí là “sốt” cục bộ ở một số khu vực khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc nhằm ổn định thị trường.

Còn với Cocobay, giới đầu tư cảm thấy khó hiểu khi không có một động thái nào về sản phẩm mới, họ chờ đợi suốt một thời gian dài vừa qua khi mà bất cứ đợt mở bán nào của Cocobay những năm trước đây đều sôi động.

Tuy nhiên, khoảng thời gian dài đó đủ để chủ đầu tư Empire Group nhìn lại, định vị lại cho “đứa con cưng” của mình những sản phẩm phù hợp với xu thế của thị trường.

Ở một diễn biến khác, trong hai năm qua nhiều dự án BĐS tại Đà Nẵng cũng đã gặp không ít khó khăn. Nhưng một tín hiệu tích cực, đó là kết quả hoạt động rà soát pháp lý của chính quyền địa phương, quá trình thẩm định pháp lý dự án dự kiến sẽ diễn ra bình thường kể từ quý 2/2019. Các dự án BĐS tại Đà Nẵng có pháp lý rõ ràng, được quy hoạch tổng thể bài bản sẽ “trỗi dậy” trở lại, thu hút được các nhà đầu tư, trong đó sự chuẩn bị kỹ càng về mặt pháp lý trong suốt thời gian dài vừa qua của Empire Group đã đem lại một tín hiệu rất tích cực cho Cocobay trong thời gian tới. Và đây chính là thời điểm tốt để “siêu” dự án này trở lại với thị trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 01/02/2019 UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 593/QĐ-UBND ký ngày 01/02/2019 về việc quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1:500 dự án Khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire (tên thương mại là Tổ hợp Du lịch & Giải trí Cocobay) tại phân khu quy hoạch số 1, phía Tây đường Trường Sa, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng .

Sau bản quy hoạch 1/500 được duyệt thì những văn bản pháp lý khác của Cocobay vì thế cũng đã được sở, ngành địa phương cấp phép. Là cơ sở để ban hành Giấy phép số 2328/SXD-QHKT ký ngày 02/4/2019 mới đây về việc có ý kiến thống nhất phương án kiến trúc công trình chung cư cao cấp HH7 của dự án này, và những văn bản cấp phép xây dựng chi tiết cho từng hạng mục công trình trong dự án.

 “Cuộc chơi” mới của ông chủ Cocobay Đà Nẵng - Ảnh 1.

Phối cảnh quy hoạch mới của siêu dự án Cocobay Đà Nẵng, trong đó chủ đầu tư này thay đổi nhiều hạng mục condotel thành nhà ở thấp tầng.

“Cuộc chơi” mới của ông chủ Coccobay ở phân khúc nhà ở

Chia sẻ về định hướng mới của Cocobay, ông Nguyễn Đức Thành, chủ tịch HĐQT Empire Group, tiết lộ về kế hoạch dài hơi của tập đoàn đối với dự án sau khi điều chỉnh quy hoạch. Đó không chỉ là việc thích ứng với sự biến động của thị trường mà còn là chiến lược hướng đến những sản phẩm kiểu mẫu, hình mẫu có chất lượng tốt nhất với tính pháp lý đầu đủ. Đồng thời, gia tăng giá trị bằng dịch vụ và tối ưu hóa lợi ích cho các khách hàng và nhà đầu tư đã, đang và sẽ đồng hành cùng Cocobay.

Việc ổn định và hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý Cocobay là một tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư, là cơ sở để chủ đầu tư hướng đến một Tổ hợp nghỉ dưỡng, giải trí và nhà ở tầm cỡ tại TP biển sôi động Đà Nẵng. Theo hé lộ từ vị chủ tịch Empire Group, với việc điều chỉnh quy hoạch, Cocobay đã sẵn sàng trở lại với các sản phẩm BĐS chất lượng không chỉ là condotel mà còn là các khu biệt thự, nhà phố và chung cư cao cấp…

Theo nội dung của quyết định này, diện tích đất của Cocobay được giữ nguyên về quy mô nhưng mật độ xây dựng lại giảm đáng kể.

Điều đáng chú ý nhất của sự thay đổi ở Cocobay lần điều chỉnh quy hoạch này, đó là sự xuất hiện của nhiều khối nhà thấp tầng thay cho nhà cao tầng. Vì thế, môi trường sống và vui chơi giải trí ở Cocobay không chỉ sống động bậc nhất Đà Nẵng mà còn thoáng đãng hơn.

Theo đó, các tòa căn hộ khách sạn (condotel) đang xây dựng tại cụm HH2, HH3, HH5 sẽ được điều chỉnh thành căn hộ chung cư (hình thành đơn vị ở). Các lô đất xây condotel cụm HH4, HH6, HH7 cũng sẽ điều chỉnh là căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề và nhà phố. Riêng HH1 cao 50 tầng được điều chỉnh giảm xuống còn 40 tầng.

Theo quy hoạch mới được duyệt, tới đây Cocobay sẽ ra mắt thị trường: 55 lô nhà ở liền kề kết hợp kinh doanh, 57 lô biệt thự riêng lẻ, 120 lô biệt thự song lập, 218 căn nhà ở liền kề, 2.270 căn hộ chung cư và 1.370 căn hộ khách sạn.

Do có sự điều chỉnh chức năng đơn vị ở, tức là hình thành các cụm nhà ở cho cư dân sinh sống tại Cocobay, nên một số khu đất sẽ dùng để xây các công trình tiện ích công cộng như trường học, văn phòng, y tế…

Cụ thể, bản quy hoạch mới sẽ bố trí 3 khu đất có ký hiệu TH1, TH2 và DV3 liền kề nhau có tổng diện tích 23.940m2 làm tổ hợp các công trình trường học liên cấp từ mẫu giáo tới THCS; Bổ sung các khối nhà 3 tầng tại các cụm HH3, HH5 làm khối văn phòng quản lý và phụ trợ cho các toà Cổ Cò 1 và Cổ Cò 2; Công trình trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, trung tâm thương mại được bố trí xen kẽ vào khối đế thương mại của các công trình cao tầng, các khối nhà 03 tầng của khu HH3, HH5.

Các bãi đỗ xe được bố trí tại các tầng hầm cụm công trình: HH1, HH2, HH7, nhà xe 07 tầng tại cụm HH1 và sân bãi ngoài nhà tổng diện tích 75.296m2.

Có thể thấy, với sự điều chỉnh lần này, chủ đầu tư Empire Group đang hướng đến việc phát triển Cocobay trở thành một Tổ hợp đô thị năng động kết hợp với các khu vui chơi, giải trí, thương mại sầm uất cho Đà Nẵng. Với sự kết hợp trên, các sản phẩm nhà ở tại khu đô thị biển như Cocobay Đà Nẵng chắc chắn sẽ tạo nên sức hút với người dân Đà Nẵng cũng như giới đầu tư địa ốc, tạo nên “sức nóng” cho thị trường BĐS nơi đây.



Theo Bình An


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

150 doanh nghiệp cùng nhòm ngó “miếng bánh” cao tốc Bắc Nam 118.000 tỷ đồng

[ad_1]

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, Bộ sẽ kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư 11 dự án thuộc đường cao tốc Bắc – Nam với tổng chiều dài 654km, đi qua 13 tỉnh, thành phố.

Tổng mức đầu tư 11 dự án là 118.000 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước tham gia là 55.000 tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án đầu tư công, hỗ trợ toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và góp một phần vốn xây dựng công trình để bảo đảm tính khả thi của các dự án.

“Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư toàn bộ 11 dự án và đang gấp rút triển khai thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng. Điều này thể hiện tinh thần làm việc tập trung, quyết liệt của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cùng các bộ, ngành Trung ương, địa phương có tuyến đi qua”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, theo quy định của pháp luật Việt Nam, 8 dự án đầu tư hợp tác công – tư sẽ được thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư. Bất kỳ nhà đầu tư nào đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm, cung cấp được dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý sẽ được lựa chọn để thực hiện dự án. Để triển khai thành công dự án, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án được hoàn thành theo tiến độ.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, 11 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông sắp đầu tư gồm: 3 đoạn đầu tư công Cao Bồ – Mai Sơn, dài 15 km, tổng vốn đầu tư 1.607 tỷ đồng; Cam Lộ – La Sơn, dài 98 km, tổng vốn đầu tư hơn 7.669 tỷ đồng; cầu Mỹ Thuận 2 dài 7 km, tổng vốn đầu tư hơn 5.003 tỷ đồng.

8 đoạn kêu gọi đầu tư hợp tác công – tư, gồm: Mai Sơn – Quốc lộ 45, dài 63 km, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 3.169 tỷ đồng); Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, dài 43km, tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 2.003 tỷ đồng); Nghi Sơn – Diễn Châu, dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 8.381 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 2.550 tỷ đồng); Diễn Châu – Bãi Vọt, dài 49km, tổng vốn đầu tư hơn 13.338 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ hơn 8.077 tỷ đồng). Đoạn Nha Trang – Cam Lâm, dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 5.058 tỷ đồng); Cam Lâm – Vĩnh Hảo, dài 79km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 9.311 tỷ đồng); Vĩnh Hảo – Phan Thiết, dài 101km, tổng vốn đầu tư hơn 11.603 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 3.884 tỷ đồng); Phan Thiết – Dầu Giây, dài 99km, tổng vốn đầu tư hơn 14.359 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ 2.480 tỷ đồng)./.



Theo Lan Nhi


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường

[ad_1]

Tất cả đồ đạc đều được giấu phía sau tủ âm tường bằng gỗ trong phòng khách, căn phòng chỉ còn lại những đồ vật cần thiết cho nhu cầu sử dụng hàng ngày.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 1.

Một chiếc gối màu cam tạo sự kết nối giữa tủ gỗ với khu vực tiếp khách.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 2.

Tivi gắn trực tiếp vào tủ gỗ tiết kiệm diện tích.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 3.

Bên cạnh hệ thống tủ âm tường bằng gỗ là chiếc tủ âm tường phủ bóng gương tạo cảm giác phòng trông rộng và thoáng hơn.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

Bàn trà đôi, có thể xếp chồng lên nhau khi không sử dụng.

Đèn mặt dây chuyền bằng đồng chạy dọc theo chiều dài bàn ăn.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 4.

Một phần căn hộ được bảo vệ bằng kính cho phép ánh sáng xuyên qua vào buổi sáng và chiều tối.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 5.

Bàn làm việc nằm phía sau khu vực ăn uống, được đánh dấu bằng thảm màu xám.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 6.

Tủ lưu trữ có cả ngăn đóng và mở sử dụng cho những mục đích lưu trữ và bày trí khác nhau.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 7.

Tủ âm tường tiếp tục được tìm thấy trong phòng ngủ.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 8.

Tủ quần áo ngăn cách với giường ngủ thông qua cánh cửa trượt.

 Căn hộ rộng và thoáng đến bất ngờ khi dùng tủ âm tường - Ảnh 9.

Đằng sau cánh cửa đó cũng là phòng thay đồ và phòng tắm.



Theo CTV Ngọc Thúy


VOV/Home-designing

[ad_2]

“Soi” khối 46.000 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn ở các ngân hàng

[ad_1]

Thống kê của chúng tôi từ nguồn dữ liệu về báo cáo tài chính của CafeF cho thấy, cuối quý 1/2019, 22 ngân hàng còn ôm hơn 84.200 tỷ đồng nợ xấu, tăng 5,6% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 cũng tăng theo với mức tăng của chung 23 ngân hàng là 4% lên con số hơn 46.400 tỷ đồng.

Nợ nhóm 5 là các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Chủ yếu là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu,…nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được,…

VietinBank đang là ngân hàng có con số nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 10.488 tỷ đồng, tăng gần 11% so với thời điểm đầu năm. Trước đó, nợ nhóm 5 tại nhà băng này cũng đã tăng mạnh trong năm 2018, từ mức 5.217 tỷ đồng lên 9.470 tỷ, tức tăng tới 45%.

Sau VietinBank là BIDV, trong số hơn 17.800 tỷ đồng nợ xấu của ngân hàng này thì có 7.231 tỷ đồng là nợ nhóm 5, tăng nhẹ 1% so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, so với cùng kỳ, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng cũng đã tăng khá mạnh (22,6%).

Tại Sacombank, mặc dù còn hơn 5.000 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn nhưng con số này đã giảm rất nhiều so với cách đây 1 năm, giảm tới 37%. 2 ngân hàng khác có trên 4.000 tỷ nợ có khả năng mất vốn còn có Vietcombank (4.926 tỷ đồng) và SHB (4.008 tỷ đồng).

 Soi khối 46.000 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn ở các ngân hàng - Ảnh 1.

Đơn vị: Tỷ đồng

Đáng lưu ý, nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ các ngân hàng phải trích lập dự phòng cụ thể tỷ lệ 100%) có xu hướng tiếp tục tăng trong 3 tháng đầu năm 2019, mặc dù trước đó trong năm 2018 cũng đã tăng rất mạnh.

17/22 ngân hàng được khảo sát có nợ nhóm 5 tăng trong 3 tháng đầu năm. Trong đó, một số tăng mạnh như Techcombank tăng 36%, VPBank tăng 15%, VietinBank tăng 11%, ACB tăng 11%.

Ngoài ra, nợ nhóm 5 vẫn có tỷ trọng lớn nhất  trong cơ cấu nợ xấu với 55%, trong khi đó, nợ nhóm 4 là 20%, nợ nhóm 3 là 25%.

Tại nhiều nhà băng, nợ có khả năng mất vốn chiếm tới hơn 70% như Vietcombank (71%), Sacombank (87%), SHB (74%), Techcombank (79%), VIB (76%), ACB (79%),..

 Soi khối 46.000 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn ở các ngân hàng - Ảnh 2.

Đơn vị: Tỷ đồng

Mặc dù Nghị quyết 42 được ban hành đã giúp các ngân hàng được chủ động hơn trong việc phát mãi, thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên, quá trình xử lý tài sản đảm bảo của các ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc và mất nhiều thời gian. Nợ xấu chưa xử lý xong, nguy cơ phát sinh các khoản nợ mới chuyển thành nợ xấu vẫn luôn rình rập sau thời gian tăng trưởng tín dụng khá cao.

Đó là những lý do khiến nợ có khả năng mất vốn khó giảm và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu.

Tuy nhiên, theo nhiều ngân hàng cho biết, việc nợ nhóm 5 tăng mạnh trong thời gian qua một phần đến từ việc nợ xấu bán cho VAMC quay trở lại ngân hàng do hết hạn trái phiếu đặc biệt, hoặc chính ngân hàng chủ động nhận lại nợ xấu từ VAMC để tự xử lý. Nhìn theo hướng này, việc nợ nhóm 5 tăng mạnh lại có ý nghĩa tích cực, thể hiện nợ xấu đã thực chất hơn và các nhà băng cũng chủ động hơn trong việc xử lý nợ thay vì giấu diếm.



Theo Diệp Trần


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt

[ad_1]

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 1.

H-Eva cabin chúng tôi nhắc đến trong bài viết này nằm tại Ustaritz, Pháp.

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 2.

Cabin có diện tích 22m2 và có 2 phòng ngủ tiện nghi.

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 3.

Đây là một trải nghiệm không gian, mở ra cảnh quan và nhận thức với nhu cầu hàng ngày của chúng ta.

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 4.

Cabin là sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và tiện nghi hiện đại.

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 5.

Thiết kế của H-Eva là sự cân bằng của tỷ lệ, khối lượng và năng lượng. Các vật liệu được sử dụng là vật liệu thô, đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, bên trong và bên ngoài.

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 6.

H-eva là kết quả nghiên cứu về việc xây dựng ngoài công trường, việc lắp ráp được thực hiện hoàn toàn trong xưởng, hạn chế sự dịch chuyển.

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 7.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và lĩnh vực sử dụng, các cabin này có thể có ba chiều rộng là 2,50m, 3 m và 3,50m.

 Độc đáo với cabin 22m2 có 2 phòng ngủ riêng biệt - Ảnh 8.

Các mô-đun có thể thay đổi chiều dài từ 8 đến 9 hoặc 12 m. Chiều cao tối đa là 3,40m. Không gian bên trong có diện tích từ 16 đến 38 m2.



Theo Pha Lê


Nhịp sống kinh tế

[ad_2]