Sau “bóng ma” Covid-19 là cơ hội cực lớn cho thị trường BĐS Việt Nam

[ad_1]

“Trước khi “bóng ma” Covid xuất hiện, Thị trường BĐS Việt Nam được đánh giá là gặp nhiều khó khăn bởi nguồn cung hạn hẹp, giá một số nơi tăng cao, đổ vỡ cam kết của dòng BĐS nghỉ dưỡng. Khi Covid xuất hiện  thì thực sự làm cho những người lạc quan nhất cũng đã tưởng tượng đến một cơn đại hồng thủy cuốn trôi mọi thành tựu kinh tế và một sự đổ vỡ trên diện rộng của thị trường BĐS.

Nhưng thật kỳ lạ, từ sau khi lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ thì thị trường như bừng tỉnh, mọi hoạt động mua bán diễn ra sôi động như chưa có chuyện gì xảy ra. Có thể đơn cử như một số dự án: Vinhomes Ocean Park (trung bình bán 150căn/tuần), Windham Lyntime Thanh Thuỷ (50 căn/tuần), Sky Oasis – Ecopark (bán 800 căn xuyên dịch), Legacy Hill Hoà Bình (trên 100 căn booking trong 1 tuần), Citadines Marina Hạ Long (250 căn trong 15 ngày mở bán),…Thị trường Miền Nam có sự chuẩn bị quy mô của các Chủ đầu tư như Novaland với Aqua City, Nam Long với Waterpoint, Đất Xanh với GEM Sky World Long Thành… và được các nhà đầu tư đón nhận thông tin khá tích cực.

Vậy thì đâu là nguyên do cho sự hứng khởi này? Ta có thể có vài suy luận cơ bản sau:

Thứ nhất, sự khác nhau giữa khủng hoảng kinh tế năm 2011 và nguy cơ 2020. Năm 2011 khi kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng thì Việt Nam lại chìm trong lạm phát và thất nghiệp. Lãi suất ngân hàng cho vay trung dài hạn lên tới 18% đến 20%, điều này khiến tiền trong dân khan hiếm, nhu cầu đầu tư đặc biệt là đầu tư BĐS bằng không. Còn chưa kể đến đó là hệ lụy của việc phát triển tràn lan các dự án phân lô bán nền không đủ điều kiện, sự quản lý lỏng lẻo của các doanh nghiệp Nhà nước và đặc biệt là “không có các Chủ đầu tư lớn đủ tầm” dẫn dắt thị trường theo hướng minh bạch và chất lượng. Cung thì thừa và cầu thì yếu dẫn đến kịch bản thị trường đóng băng vài năm sau đó.

Trong khi đó, bối cảnh hậu Covid -19, kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu rất lớn. GDP các năm từ 2013-2019 tăng từ 6.8%- 7% mỗi năm, chỉ số lạm phát thường chỉ từ 3.5%-4.5%, hệ thống ngân hàng hoạt động rất hiệu quả. Đặc biệt, trong ngành BĐS thì tạo lập một thế hệ vàng các chủ đầu tư uy tín, đủ tài, đủ tâm và tầm dẫn dắt thị trường.

Có thể kể tới Vingroup, Sungroup, FLC Group, BIMGROUP, Novaland, Himlamland, MIK, TNR,…các sản phẩm từ tay các chủ đầu tư này vừa đạt chất lượng cao về quy hoạch, vừa đạt đẳng cấp về cảnh quan và tiện ích. Vì vậy, nguồn cung được chuẩn hoá và cạnh tranh nhau, đó là thành tựu của 7 năm thay đổi. Tuy vậy, cũng tại thời điểm này, những khó khăn về thủ tục pháp lý khiến các chủ đầu tư không thể cho ra thật nhanh các sản phẩm của mình. Điều đó dẫn đến một bối cảnh thị trường “cung yếu – cầu cao – giá khó giảm”.

Thứ hai, một loạt các thông tin tốt cho thị trường liên quan đến tháo gỡ pháp lý như: Cấp sổ cho Condotel, Nghị định 25/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Đấu thầu, Bộ Xây dựng cho phép chia căn hộ 25m2,… và đặc biệt gần đây, Bộ Tài nguyên Môi trường rút lệnh cấm phân lô bán nền ở ngoại thành Hà Nội và TP HCM. Đó thực sự là những điểm mấu chốt vô cùng tích cực để tháo gỡ cho các chủ đầu tư.

Thứ ba, Việt Nam như đang sống khép kín trong một quả bóng nhiều ôxy. Ta có thể thấy rằng, hiện tại tình hình kinh tế, chính trị thế giới rất phức tạp và nhiều điều kiện bất lợi. Tuy nhiên, Việt Nam hay nói chính xác là tâm lý người Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng gì nhiều. Bên cạnh đó, Chính phủ lại tìm nhiều giải pháp để bơm tiền ra thị trường (dự kiến tổng lượng tiền bơm ra qua các kênh lên tới 900 ngàn tỷ). Khiến 100 triệu dân Việt Nam như sống trong một thế giới thu nhỏ chỉ tiêu tiền Việt và dùng hàng Việt. Không biết điều tích cực này có thể kéo dài bao lâu nhưng trong ngắn hạn điều đó tác động tốt đến tâm lý nhà đầu tư. Đặc biệt là nhà đầu tư chứng khoán và BĐS.

Thứ tư, sự bảo toàn lực lượng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chúng ta thấy rằng, trong thời gian vừa qua các nhà đầu tư tham gia thị trường chia ra làm 2 loại chính, chuyên nghiệp và bán chuyên. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn nhắm tới những thị trường/ sản phẩm có tiềm năng lâu dài, có pháp lý minh bạch, và đặc biệt, họ biết rút tiền ra khi thị trường đã lên giá quá cao. Còn các nhà đầu tư bán chuyên thì thường chỉ nhìn vào lợi nhuận, họ không có kinh nghiệm để biết đâu là sản phẩm tốt và không biết đâu là điểm dừng. Kết quả là, những nhà đầu tư bán chuyên hiện vẫn sở hữu những sản phẩm ít tiềm năng hoặc giá rất cao. Còn các nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn đang rất đủng đỉnh tiền và sẵn sàng cho các “cuộc săn bắt” mới.

Thứ năm, sự nhạy bén của các chủ đầu tư khi ra các dòng sản phẩm mới:

BĐS công nghiệp: Ai cũng biết Việt Nam hiện tại là nước có nguồn nhân công giá rẻ, cầu cảng kho vận thuận lợi. Đặc biệt, Việt Nam được các nước lớn ưu tiên dịch chuyển nhà máy, xí nghiệp đến. Kèm theo đó là cơ hội phát triển BĐS công nghiệp (nhà xưởng, kho bãi,…) và BĐS phụ trợ khu công nghiệp (nhà ở, khách sạn, trường học, dịch vụ,…).

Đô thị nghỉ dưỡng ven đô: Hiện tại, do yếu tố pháp lý và sự đổ vỡ cam kết của sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng, rồi sự thay đổi hành vi đi du lịch (thay từ việc phải bay và nghỉ dài ngày thì khách hàng đang lựa chọn cách tự lái xe và nghỉ ngắn ngày hơn). Những thay đổi đó là cơ hội cho dòng sản phẩm “Đô thị nghỉ dưỡng ven đô”. Đó như là một ngôi nhà thứ hai vừa có thể nghỉ ngơi hoặc cho thuê theo nhu cầu.

Nhà ở xã hội: với thu nhập bình quân đầu người 3000 USD/năm thì nhu cầu nhà ở thu nhập thấp tại Việt Nam là vô cùng lớn. Tuy nhiên, loại hình này bị hạn chế về lợi nhuận của các chủ đầu tư nên đang không được họ chú tâm xây dựng.

Tóm lại, thị trường BĐS Việt Nam trong vài năm sắp tới dự kiến sẽ không bị sụp đổ như nhiều người nghĩ. Thậm chí có những điểm sáng và những thay đổi bản lề để có một giai đoạn 2020-2030 phát triển mạnh mẽ hơn. Trong dài hạn thì cần sự tài tình của các cơ quan nhà nước điều tiết để quả bóng ôxy không bị xẹp đi khi thu hồi dòng tiền (do lạm phát) hoặc không bị nổ tung khi thị trường quá hưng phấn khó kiểm soát. Còn về các chủ đầu tư, phần thắng sẽ thuộc về các chủ đầu tư có sẵn quỹ đất và đưa ra được các dòng sản phẩm có giá trị thực, đáp ứng nhu cầu dài hạn của người mua. Hy vọng, hậu Covid 19 sẽ là cơ hội để BĐS Việt Nam điều tiết, phát triển và thịnh vượng”.



Thanh Ngà

[ad_2]

Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9

[ad_1]

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 1.

Dự án xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường vành đai III TP.Hà Nội được khởi công tháng 1/2018, có chiều dài cầu và đường dẫn là hơn 5km, riêng cầu cạn dài gần 4,6km. Tổng mức đầu tư là hơn 5.300 tỷ đồng.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 2.
 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 3.

Dự án có vị trí, phạm vi xây dựng cầu cạn cao tốc từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng mở rộng. Điểm đầu tại Km0+130, phía Bắc cầu Mai Dịch; điểm cuối tại Km5+497,72, phía Nam cầu Thăng Long.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 4.

Quy mô xây dựng đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h theo tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 5.
 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 6.

Cầu được xây dựng vĩnh cửu bằng thép, bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực, thiết kế cầu có thể chịu tác động của động đất cấp 7.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 7.

Công nhân đang khẩn trương thi công để kịp tiến độ và dự kiến thông xe vào dịp 30/9 năm nay.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 8.
 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 9.

Công trình cầu cạn được đầu tư chạy dọc theo đường Phạm Văn Đồng thuộc đường vành đai III TP Hà Nội

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 10.
 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 11.
 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 12.

Quy mô đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h, đoạn cuối tuyến châm chước 80 km/h, theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 13.

Dự án sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng trong nước. Hiệp định vay số VN13-P2 ngày 24/12/2013 giá trị 20.591 triệu Yên Nhật.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 14.

Ông Dương Viết Roãn – Giám đốc Ban Quản lý Dự án Thăng Long, Bộ Giao thông vận tải cho biết: “Toàn bộ hạng mục công trình sẽ được nhà thầu hoàn trả vào tháng 8/2020. Chúng tôi quyết tâm thông xe dự án này vào ngày 30/9 theo đúng cam kết. Hiện các đơn vị đang rất nỗ lực, tập trung thực hiện dự án”.

 Con đường nghìn tỉ tại Hà Nội dự kiến thông xe vào 30/9  - Ảnh 15.



Hoàng Mạnh Thắng

[ad_2]

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn

[ad_1]

Flycam: Toàn cảnh tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang gấp rút hoàn thiện.

Được khởi công từ năm 2016, nhà ga Bến Thành (quận 1, TP. HCM) giống như một khu phố ngầm, trải dài đến ga Nhà hát Thành phố theo trục đường Lê Lợi xuống mặt đất.

Đây là công trình phức tạp nhất vì ngoài phục vụ hành khách tuyến Metro số 1, Ga ngầm Bến Thành còn là điểm trung chuyển, kết nối các tuyến Metro khác như tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), tuyến Metro số 3A (Bến Thành – Tân Kiên) và tuyến Metro số 4 (Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước).

Ga ngầm Bến Thành thuộc gói thầu CP1a – Đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát Thành phố (bao gồm nhà ga ngầm Bến Thành và đoạn hầm đào hở bên dưới đường Lê Lợi dài 515m) do Liên danh Sumitomo Mitsui – Cienco 4 (SMC4) thực hiện.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 2.

Nhà ga ngầm Bến Thành nhìn từ trên cao.

Mới đây vào đầu tháng 6/2020, đội ngũ công nhân kỹ sư Nhà thầu đã làm việc xuyên đêm để thi công đổ bê tông sàn B1A thuộc Tầng hầm B1F Ga ngầm Bến Thành với tổng khối lượng bê tông 882m3.

Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành việc đổ bê tông sàn của tất cả 4 tầng trong năm 2020. Hiện nay ga ngầm Bến Thành đã hoàn thiện 100% việc đổ bê tông sàn tầng B3F và B4F, thực hiện 91% việc đổ bê tông sàn tầng B2, và 93% việc đổ bê tông sàn tầng B1. Tổng diện tích sàn nhà ga Bến Thành đã thực hiện đến nay đạt 94,9%.

Ga ngầm Bến Thành còn được gọi là Nhà ga trung tâm Bến Thành vì nằm tại khu vực trung tâm thành phố và có vị trí quan trọng, kết nối Chợ Bến Thành. Nhà ga trung tâm Bến Thành được thiết kế phù hợp với cảnh quan kiến trúc xung quanh và được kỳ vọng là 1 trong những biểu tượng mới của TP. HCM. Qua đó cũng là nơi sẽ tạo ra diện mạo mới cho khu vực trung tâm TP sau này.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Tầng 1 là khu phố ngầm dẫn đến ga Nhà hát Thành phố và được chia làm 4 khu vực: khu thương mại, khu bán hàng, khu bộ phận kỹ thuật, khu cổng ra vào và cổng kiểm soát.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Tầng 2 là khu đón tàu Metro 1, được chia ra 2 khu vực: khu đón tàu và khu bộ phận kỹ thuật. Hiện tại nơi này vẫn đang trong quá trình thi công, bên trong là một khối lượng sắt thép đồ sộ.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Lối cầu thang bộ đi lại giữa các tầng hầm của ga Bến Thành.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Công trường dưới lòng rất rộng, ngổn ngang sắt thép rất dễ nhầm lẫn nên biển báo chú ý cũng được lắp đặt cho công nhân biết để cẩn thận trong lúc đi lại.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Tầng 3 của ga ngầm Bến Thành là khu vực chuyển tàu gồm: khu vực chuyển tàu từ Metro 1 xuống Metro 2 với khu bộ phận kỹ thuật.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 8.

Còn tầng 4 là khu đón tàu Metro 2.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 9.

Hàng nghìn giàn giáo bằng sắt thép đã lắp đặt để thi công. Đây là công trình phức tạp nhất nên thời gian hoàn thành lâu hơn các nhà ga ngầm khác.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 10.

Công nhân móc dây bảo hộ vào giàn giáo để đảm bảo an toàn trong lúc lao tại công trình.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 11.

Đảm bảo an toàn lao động luôn đặt lên hàng đầu nên mỗi lần xuống công trình, các công nhân đều trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, giày, dây bảo hộ,,…

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 12.

Tổng diện tích sàn nhà ga Bến Thành đã thực hiện đến nay đạt 94,9%.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Phần tường vây giữa hầm và bề mặt đất đã hoàn thành.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 14.

Khu vực tiếp giáp giữa mặt đất và tầng 1 của nhà ga Bến Thành.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 15.

Để đảm bảo đúng tiến độ, có những ngày công nhân và các kỹ sư phải làm việc xuyên đêm. Đây là hình ảnh đổ bê tông tại sàn tầng.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 16.

Công trình thi công khá nhộn nhịp vào ban đêm.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 17.

Cận cảnh công nhân làm việc tại thời điểm đổ bê tông xuyên đêm.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 18.

Được biết, bê tông sử dụng là loại MAC bê tông C24 đáp ứng nghiêm tiêu chuẩn Nhật Bản về nguồn gốc và chất lượng cốt liệu thô, nhiệt độ bê tông trước khi đổ phải luôn đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 28 độ.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 19.

Toàn cảnh nhà ga trung tâm Bến Thành, kết nối với 4 tuyến metro ở Sài Gòn. Nhà ga trung tâm Bến Thành được kỳ vọng là được kỳ vọng là 1 trong những biểu tượng mới của TP. HCM trong tương lai.

Flycam cận cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành, công trình phức tạp nhất vì kết nối 4 tuyến Metro ở Sài Gòn - Ảnh 20.

Phối cảnh nhà ga trung tâm Bến Thành.



Tứ Quý

[ad_2]

Giật mình biệt thự mini di động giá nửa tỷ xịn sò, sang chảnh như khách sạn 5 sao

[ad_1]

Thời gian gần đây, những căn biệt thự mini di động thông minh xuất hiện khá nhiều tại các khu du lịch sinh thái trên khắp miền đất nước. Với đặc điểm nhỏ gọn, dễ lắp đặt, thi công nên nhiều khu du lịch cũng chọn hình thức này thay vì xây dựng bê tông cốt thép.

Trên thị trường, những mẫu biệt thự mini được chào bán giá từ 470 triệu đồng đến 620 triệu đồng với diện tích 40m2 hoặc 60m2. Mức giá này chưa có chi phí lắp đặt, nhưng đã đầy đủ nội thất và người mua chỉ việc xách va li đến ở.

Chia sẻ với PV, ông Huỳnh Bảo Toàn – Tổng giám đốc Công ty CP Zentado – một đơn vị đang sản xuất và bán những loại biệt thự mini di động này cho biết, mẫu biệt thự mini có diện tích 60 m2 đang là sản phẩm “hot” được nhiều chủ nhà vườn, homestay và resort quan tâm và sử dụng.

“Chúng tôi sản xuất từ đầu đến cuối, từ khâu ra khung đến lắp đặt nội thất tất cả của căn biệt thự đều được làm và lắp đặt tại nhà máy. Sau khi vận chuyển đến các khu cần lắp đặt thì chỉ cần đấu nối điện, nước là có thể sử dụng ngay”, ông Toàn cho hay.

Ông Toàn cũng cho biết, bên trong căn nhà được ốp toàn bộ bằng gỗ thông Chi Lê nhập khẩu, mái tôn, bao quanh nhà là hệ thống foam PU để cách nhiệt, cách âm cho căn biệt thự nên dù trời nắng thì bên trong căn biệt thự này vẫn mát mẻ.

Cũng theo ông Toàn, mỗi tháng nhà máy của ông sản xuất hết công suất được 30-40 căn biệt thự. Cho đến nay, công ty đã cung cấp tới khách hàng trên thị trường khoảng hơn 1.000 căn với đủ loại diện tích.

“Các căn biệt thự mini di động này tiện dụng, lắp đặt nhanh gọn, suất đầu tư thấp nhưng đạt hiệu quả cao. Thay vì một khu resort phải đầu tư khoảng 2 năm mới xong nhưng nhờ có căn biệt thự này thì chỉ khoảng vài tháng là xong.

Như vậy là vừa tiết kiệm được chi phí, lại tiết kiệm được 80% thời gian và đặc biệt các thiết kế biệt thự kiểu này rất đẹp nên được nhiều khách hàng lựa chọn. Chúng tôi đã cung cấp cho nhiều khu nghỉ dưỡng ở SaPa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt, Phan Thiết… ”, ông Toàn cho biết thêm.

Các căn biệt thự mini di động này không chỉ được sử dụng trong các homestay, khu du lịch mà nhiều đại gia cũng xuống tiền mua để đặt trong các khu sinh thái, nhà vườn làm nơi nghỉ ngơi cho cả gia đình mỗi dịp cuối tuần. Mỗi căn biệt thự mini di dộng này có tuổi thọ 20-25 năm.

Dưới đây là một số hình ảnh của căn biệt thự mini di động có diện tích 60m2 Công ty CP Zentado thi công lắp ghép:

 Giật mình biệt thự mini di động giá nửa tỷ xịn sò, sang chảnh như khách sạn 5 sao - Ảnh 1.

Biệt thự mini di động có diện tích 60m2, giá 620 triệu đồng đang được nhiều người chọn dùng.

 Giật mình biệt thự mini di động giá nửa tỷ xịn sò, sang chảnh như khách sạn 5 sao - Ảnh 2.

Bên trong căn biệt thự được trang bị đầy đủ nội thất

 Giật mình biệt thự mini di động giá nửa tỷ xịn sò, sang chảnh như khách sạn 5 sao - Ảnh 3.

Bên trong căn biệt thự mini di động được trang bị đầy đủ nội thất

 Giật mình biệt thự mini di động giá nửa tỷ xịn sò, sang chảnh như khách sạn 5 sao - Ảnh 4.

Phòng ngủ tinh tế, sang trọng.

 Giật mình biệt thự mini di động giá nửa tỷ xịn sò, sang chảnh như khách sạn 5 sao - Ảnh 5.

Biệt thự mini di động có đầy đủ nội thất, người mua chỉ việc xách vali về ở.



PV

[ad_2]

FDI vào bất động sản giảm mạnh, tồn kho chủ yếu ở căn hộ cao cấp, condotel

[ad_1]

Tại hội thảo Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu Covid-19 diễn ra sáng nay, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Xây dựng, cho biết đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến một vài yếu tố riêng lẻ của thị trường cũng như hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ, có tiềm lực yếu về tài chính. 

Cụ thể, tính riêng nhà ở thương mại thì lượng tiêu thụ sản phấm chỉ đạt khoảng 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉ bằng 14% của năm 2019.

Đối với văn phòng cho thuê, tỷ lệ văn phòng trống trong quý I tăng so với cùng kỳ năm 2019. Các khu du lịch, nghỉ dưỡng đều tạm dừng hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu.

FDI vào bất động sản giảm mạnh, tồn kho chủ yếu ở căn hộ cao cấp, condotel - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Xây dựng. Ảnh: Báo Xây Dựng.

Nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản sản sụt giảm mạnh. Trong quý I, chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI, đưa bất động sản từ vị trí thứ 2 về thu hút FDI xuống vị trí thứ 4.

Số lượng doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019, tăng cao nhất trong tất cả ngành nghề. 80% sàn giao dịch đóng cửa. Số còn lại khoảng 200 sàn thì đang hoạt động cầm chừng. Do đại dịch, một số doanh nghiệp yếu về tài chính không có nguồn thu để trả lương cho người lao động và thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn…

Theo Thứ trưởng Sinh, báo cáo tài chính của 178 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bất động sản (kể cả doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề) niêm yết trên HNX và HoSE cho thấy tổng giá trị hàng tồn kho tính đến hết năm 2019 là 209.100 tỷ đồng. Trong đó giá trị tồn kho sản phẩm bất động sản chiếm khoảng 50%, tương đương khoảng 104.550 tỷ đồng, chưa kể lượng bất động sản tồn kho của các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Tổng lượng hàng tồn kho tính theo giá trị chỉ chiếm dưới 5% tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai, tuy nhiên giá trị tồn kho lại tăng khoảng 20-30% so với kỳ trước. Hàng tồn kho chủ yếu là căn hộ cao cấp, căn hộ du lịch, nhà tái định cư được xây dựng tại các vị trí xa trung tâm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ. Qua tính toán, nếu không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì trong quý I, các chủ đầu tư có thể sẽ giải phóng được khoảng từ 15 – 20% lượng hàng tồn kho, từ đó giúp có thêm nguồn vốn phục vụ cho đầu tư bất động sản.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, nhìn chung, các chỉ số quan trọng của thị trường cho cho thấy tổng thể thị trường bất động sản không chịu tác động mạnh của dịch bệnh. Cụ thể, nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở trung, cao cấp vẫn tăng do số lượng các dự án đã hoàn thành xây dựng tăng. Theo thống kê, trong quý I, cả nước có 71 dự án với 25.734 căn hộ căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết nếu so với năm 2018 thì tổng nguồn cung có giảm nhưng không phải do đại dịch mà do các dự án bị tạm dừng, đình hoãn từ các năm trước, đến nay vẫn chưa hoàn tất việc rà soát các thủ tục pháp lý hoặc do các chủ đầu tư thiếu vốn để đầu tư.

FDI vào bất động sản giảm mạnh, tồn kho chủ yếu ở căn hộ cao cấp, condotel - Ảnh 2.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở trung, cao cấp vẫn tăng do số lượng các dự án đã hoàn thành xây dựng tăng. Ảnh: Thủy Tiên.

Nguồn cầu bất động sản vẫn cao, nhất là cầu về nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp. Cũng theo đại diện Bộ Xây dựng, với các sản phẩm khác, nguồn cầu không thấp, nhưng hiện do yếu tố tâm lý nên các khách hàng chưa quan tâm đầu tư.

Về chỉ số giá giao dịch, ông Sinh cho biết giá bán nhà ở trên thị trường vần tăng so với cuối năm 2019. Trong đó, tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư tăng 1,02%, nhà ở riêng lẻ tăng 3,82%. Còn tại TP HCM,  giá bán căn hộ chung cư tăng 3,5%, nhà ở riêng lẻ tăng 8,36%.

Giá bất động sản công nghiệp vẫn tăng trung bình 6,2%, giá bất động sản du lịch vẫn giữ nguyên như năm 2019; giá văn phòng cho thuê trong 3 tháng đầu năm 2020 chưa ghi nhận có điều chỉnh giảm nhiều.

Báo cáo cũng cho thấy hầu hết các chủ đầu tư lớn, có tiềm lực về tài chính vẫn tiếp tục triển khai thực hiện dự án, bằng chứng là trong quý I, cả nước có 56 dự án với 20.536 căn hộ được cấp phép; 997 dự án với 233.313 căn hộ đang triển khai xây dựng; 55 dự án với 18.061 căn đà hoàn thành xây dựng.



Lâm Tùng

[ad_2]

Thị trường khởi sắc, chủ đầu tư ồ ạt bung hàng

[ad_1]

Có lẽ những tín hiệu tích cực về nguồn cung ngay sau khi dịch được kiểm soát càng khẳng định cho niềm tin phục hồi của thị trường BĐS. Bên cạnh các doanh nghiệp đã chính thức mở bán sản phẩm thì không ít đơn vị đã làm công tác “thăm dò” thị trường bằng các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ ngay ở thời điểm này để chuẩn bị bung sản phẩm ra thị trường.

Chẳng hạn, chủ đầu tư dự án Picity High Park tại Q.12 đang tích cực làm công tác truyền thông trước khi chính thức mở bán. Được biết giá rumo mà đơn vị này đưa ra thị trường vẫn có giá dưới 2 tỉ đồng/căn.

Tại khu vực Bình Dương, Phú Đông Group cũng đang “manh nha” thông tin dự án Phú Đông 3 ra thị trường. Được biết, khoảng thời điểm gần cuối năm, dự án này mới chính thức mở bán.

Cùng khu vực, dự án The Emerald Golf View cũng đang làm động thái “nhá” thông tin để thăm dò thị trường trước khi chính thức mở bán. Được biết, dự án này có giá dự kiến khoảng trên dưới 38 triệu đồng/m2 với quy mô hơn 1.000 căn hộ.

 Thị trường khởi sắc, chủ đầu tư ồ ạt bung hàng  - Ảnh 1.

Một số doanh nghiệp đã “manh nha” thông tin ra thị trường nhằm thăm dò người mua trước khi chính thức mở bán

Tương tự, tại khu vực Đồng Nai, dự án Gem Sky World cũng đang rục rịch thông tin ra ngoài thị trường, ăn theo làn song đầu tư sân bay Long Thành. Được biết, dự án này đang được các sàn chào mức giá khá cao so với cả Tp.HCM.

Ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, một số đơn vị như Phú Long, Novaland cũng đang rục rịch các thông tin ra thị trường ngay sau thời điểm dịch bệnh được kiểm soát tốt. Theo các đơn vị này, niềm tin về sự phục hồi của thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ rõ nét hơn khi dịch được kiểm soát hẳn, lượng khách quốc tế quay trở lại thị trường.

Theo đánh giá của chuyên gia trong ngành, sức cầu của thị trường vẫn khá dồi dào, nhất là nhu cầu ở thực của người dân đô thị, chỉ vì ảnh hưởng của dịch và tính pháp lý dự án nên sức cầu này tạm thời đang bị nén, nhiều khả năng sẽ bật lên khi nền kinh tế vào giai đoạn tăng trưởng cao trong những năm tới. Với phân khúc BĐS vừa túi tiền được dự báo sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn sau thời điểm dịch.

Mặc dù nguồn cung BĐS Tp.HCM vẫn chưa được dự báo sáng sủa trong năm 2020-2021, nhưng thời gian vừa qua, một số dự án mới có dấu hiệu bung thị trường được xem là tín hiệu lạc quan cho thị trường BĐS TP, giải tỏa phần nào tâm lý mong đợi sản phẩm mới của người mua cũng như giải quyết phần nào những khó khăn về nguồn cung kéo dài suốt thời gian qua trên thị trường. Bản thân người mua vẫn trông ngóng những dự án mới ra thị trường, có thêm sự lựa chọn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho hay, trong thời điểm tháng 5/2020 thị trường BĐS đã bật dậy mạnh mẽ. Tỉ lệ dự án đưa ra thị trường tăng lên, khoảng gần 6 lần, tỉ lệ tiêu thụ cũng tăng lên 15% so với tháng 4/2020. Dù mới được tháo gỡ về giãn cách ly xã hội mà thị trường BĐS đã quay trở lại tốt như vậy thì nếu được tháo gỡ về chính sách, thủ tục BĐS sẽ còn bật dậy mạnh mẽ hơn.

“Dù trải qua những khó khăn về nguồn cung, dịch bệnh, nhưng BĐS có niềm tin rất lớn sẽ phục hồi trở lại nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu nhà ở còn rất lớn trên thị trường”, ông Châu nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, tại hội thảo trực tuyến mới đây, TS Trần Kim Chung cho rằng, từ thời điểm đầu tháng 4 đến nay tình hình BĐS có sự sáng sủa trở lại. Sự quan tâm của người mua đến các phân khúc trên thị trường đã rục rịch trở lại mặc dù còn thận trọng hơn trước. Tuy nhiên, nếu dự án nào phù hợp với nhu cầu ở thực vẫn luôn được người mua quan tâm, sẵn sàng xuống tiền khi thấy hợp lý.



Hạ Vy

[ad_2]

Doanh nghiệp bất động sản ngừng kinh doanh tăng 94% trong quý 1

[ad_1]

Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản. Tồn kho bất động sản vẫn nhiều đặc biệt là bất động sản cao cấp.

Văn phòng cho thuê còn lượng khách tụt giảm trong nửa đầu của năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, với  văn phòng hạng A tỷ lệ trống tăng 10,8%, đối với hạng B tỷ lệ trống tăng 5,6%.

Các khu du lịch, nghỉ dưỡng tạm dừng hoạt động một thời gian dài, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu. Các dự án condotel, du lịch nghỉ dưỡng… đã hoàn thiện nhưng chưa thể khai thác do không có khách.

Về giao dịch nhà ở trên thị trường trong những tháng đầu năm, riêng nhà ở thương mại tiêu thụ chỉ đạt 14%, lượng giao dịch thành công giảm mạnh nhưng giá bán nhà lại tăng so với năm 2019.

Doanh nghiệp bất động sản ngừng kinh doanh tăng 94% trong quý 1 - Ảnh 1.
Bộ Xây dựng đề xuất các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp.

Về hoạt động các doanh nghiệp bất động sản, có 11,9% thành lập; tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với năm 2019; 200 sàn hoạt động cầm chừng; gần 80% sàn tạm ngừng giao dịch.

Trên thị trường cũng ghi nhận điểm sáng duy nhất là bất động sản công nghiệp tăng 6,2%.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng: Có 3 phân khúc khó khăn hơn cả trên thị trường bất động sản đó là, mặt bằng bán lẻ, văn phòng cho thuê, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự liền kề tiêu thụ khó khăn. 3 lĩnh vực sáng sủa hơn như bất động sản logistic; bất động sản nhà ở cấp trung và thấp hơn… bất động sản công nghiệp khả quan với yêu cầu đất sạch và kèm môi trường đảm bảo.

“Các nhà đầu tư mới có chiến lược bảo thủ hơn, tâm lý phòng thủ rủi ro, các khoản đầu tư lớn bị tạm dừng; lối sống, phương thức làm việc thay đổi và dịch chuyển chuỗi sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu minh bạch trong quỹ đất phát triển dự án, nguồn vốn, rà soát pháp lý vẫn là rào cản lớn” – ông Cấn Văn Lực nói.

Tâm lý co về “cố thủ” chờ đợi của nhà đầu tư khiến tính tính thanh khoản của thị trường bất động sản giảm. Bên cạnh đó, hướng đầu tư cũng được điều chỉnh khi phân khúc bất động sản cho thuê, văn phòng không còn “hot” thay vào đó là sự vươn lên của bất động sản công nghiệp.

Nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội là “cứu cánh” cho thị trường

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn như giảm 15% tiền thuê đất do Nhà nước cho thuê đất; Giảm lãi suất cho doanh nghiệp, đất đai, thuế… Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản như sau:

“Nhóm giải pháp cấp bách cho thị trường bất động sản là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, Chính phủ có Nghị quyết 41 cấp thêm vốn cho phát triển nhà ở xã hội… Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp các địa phương rà soát các danh mục nhà ở xã hội trên cả nước, nhà ở công nhân các khu công nghiệp để ngân hàng cho vay trong năm 2020.

Đồng thời nghiên cứu sửa đổi Nghị định 100. Bộ Xây dựng đang tiến hành làm rõ nội dung quy định, cải cách thủ tục để người dân và doanh nghiệp dễ thực hiện từ xác định quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết.

Việc khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp cũng được Bộ Xây dựng đề xuất. Đó là các chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 20 triệu/m2. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ để ban hành Nghị quyết từ chính sách xác định quỹ đất, chủ đầu tư, nguồn vốn hỗ trợ.

Cụ thể, sẽ quy định khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phải bố trí tỷ lệ quỹ đất ở để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp (dự kiến tối thiểu 30% tổng diện tích đất ở trong dự án).

Dự án nhà ở thương mại giá thấp được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án; trường hợp chủ đầu tư dự án đã có quyền sử dụng đất (đã trả tiền sử dụng đất theo quy định) thì sẽ được hoàn trả 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại địa phương sau khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, thẩm định. Được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Về thủ tục đầu tư xây dựng, được miễn thủ tục thẩm định bước thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn khác ngoài ngân sách). Các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các dự án nhà ở thương mại giá thấp được kỳ vọng là cú hích cho thị trường bất động sản thời hậu Covid-19./.



Phương Hoài

[ad_2]

Sau BIDV, TPBank phát mãi 18 căn hộ ở chung cư The Era Town để thu hồi nợ

[ad_1]

TPBank vừa ra thông báo phát mãi 18 căn hộ ở block A3, A4 chung cư The Era Town ở đường 15B, phường Phú Mỹ, quận 7, TPHCM do Công ty CP Đức Khải làm chủ đầu tư. Thời gian tổ chức cuộc đấu giá vào lúc 7h30 ngày 30/6/2020, tại số 151 Trần Huy Liệu, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Những căn hộ thuộc quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán căn hộ giữa Công ty CP Đức Khải và Công ty TNHH Dịch vụ Đầu tư Thịnh Phát hồi 2015.

Nhà đầu tư quan tâm có thể đăng ký tham gia đấu giá từ này đến hết ngày 27/6/2020 tại địa chỉ số 151 Trần Huy Liệu, phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM. Với mỗi căn hộ, TPBank yêu cầu nhà đầu tư đặt trước gần 500 triệu đồng.

 Sau BIDV, TPBank phát mãi 18 căn hộ ở chung cư The Era Town để thu hồi nợ  - Ảnh 1.

Chung cư The Era Town, nơi liên tục bị 2 ngân hàng phát mãi căn hộ.

Điều kiện đăng ký tham gia là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, khả năng tài chính được tham gia đăng ký ngoại trừ những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ban hành ngày 17/11/2016.

Trước đó, BIDV cũng đã 3 lần rao bán 65 căn hộ The Era Town với giá bán khởi điểm dao động từ 2,2-5,5 tỷ đồng. Mức giá này bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) nhưng chưa gồm 2% phí bảo trì.

Được biết, Công ty CP Đức Khải hiện đang thế chấp tại BIDV Gia Định xác nhận quyền đòi nợ, quyền phải thu, lợi tức phát sinh từ việc bán sản phẩm của block A2, A3, A4, A5, B1, B2 và B3 của dự án The Era Town.

The Era Town là dự án do Công ty CP Đức Khải làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 4.800 tỷ đồng. Era Town có diện tích hơn 10 ha, 9 tháp với hơn 3.000 căn hộ bắt đầu bàn giao vào năm 2013.

BIDV Gia Định cũng có thông báo phát mại tài sản khác của Đức Khải là 2 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ số 271/5A và 271/5B An Dương Vương, quận 5, TPHCM. Theo mô tả, lô đất này đang có công trình nhà ở cho nhân viên, giá đấu tối thiểu là 7,878 tỷ đồng.

Hai khu đất này nằm trong số nhiều khu đất (số 271/7B, 271/12, 271/14, 271/16, 253/209, 271/5B, 271/5A, 253/11 An Dương Vương và 207 Nguyễn Văn Cừ, Phường 3, quận 5) là nơi xây dựng dự án chung cư cao tầng kết hợp văn phòng thương mại và dịch vụ. Trong đó, khu đất số 271/7B An Dương Vương cũng là nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính của Đức Khải.



Duy Quang

[ad_2]

TPHCM lập tổ công tác rà soát quỹ đất dọc các tuyến metro

[ad_1]

UBND TP đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành lập Tổ công tác xác định ranh các quỹ đất xung quanh các nhà ga dọc tuyến, trong phạm vi bán kính từ 500 – 800m; khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình thực hiện các dự án đầu tư hiện nay; lập danh mục quỹ đất, xác định diện tích, pháp lý từng khu đất để đề xuất giải pháp quy hoạch, chức năng sử dụng đất; xác định chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc cho từng khu đất, đề xuất điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại khu vực có liên quan; đề xuất kế hoạch, lộ trình thực hiện trong thời gian tới.

Tổ Công tác do Giám đốc Sở QH-KT làm tổ trưởng. Thành viên Tổ Công tác gồm lãnh đạo Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, UBND quận 2, UBND quận 9, UBND quận Bình Thạnh và UBND quận Thủ Đức.

Nhiệm vụ của Tổ Công tác là rà soát, xác định ranh các quỹ đất xung quanh các nhà ga dọc tuyến metro số 1, trong phạm vi bán kính từ 500 m – 800 m. Tổ Công tác cũng có nhiệm vụ khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình thực hiện các dự án đầu tư hiện nay. Đồng thời, Tổ Công tác lập danh mục quỹ đất, trong đó xác định cụ thể diện tích, pháp lý từng khu đất (hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất từng khu đất…).

Từ đó, Tổ Công tác đề xuất giải pháp quy hoạch, chức năng sử dụng đất, xác định chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc cho từng khu đất, đề xuất điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại khu vực có liên quan, đề xuất kế hoạch, lộ trình thực hiện trong thời gian tới.

UBND TP.HCM cũng lưu ý, việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch phải gắn kết với định hướng quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông thành phố và hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại khu vực.

UBND TP.HCM cũng giao Sở KH&ĐT nghiên cứu đề xuất chính sách đầu tư đối với các quỹ đất nêu trên (kể cả phương án xã hội hóa), nhằm khai thác hiệu quả tối đa quỹ đất dọc tuyến metro số 1, tăng nguồn vốn ngân sách cho thành phố, báo cáo cho Tổ Công tác. Giao Giám đốc Sở QH-KT chủ động làm việc với lãnh đạo Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, UBND quận 2, quận 9, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, để trao đổi, phổ biến các nội dung cần thực hiện nêu trên. Trường hợp có khó khăn vướng mắc, báo cáo UBND TP.HCM xem xét chỉ đạo.

Theo quy hoạch, TP HCM có 8 tuyến đường sắt đô thị (metro) với tổng chiều dài khoảng 220 km. Trong đó, hiện tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), số 2 (giai đoạn 1, Bến Thành – Tham Lương) và số 5 (giai đoạn 1, ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn) đang được triển khai. Những tuyến chuẩn bị đầu tư gồm: 3a, 3b, 4, 4b và 6; hai tuyến tàu điện một ray (monorail) số 2 và 3, tuyến tramway số 1 và Nhà ga Trung tâm Bến Thành.

Để hình thành hoàn chỉnh các tuyến metro, bắt buộc phải có quỹ đất cho xây dựng công trình phụ trợ, kết nối để người dân tiếp cận. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất cho các công trình liên phương thức kết nối những khu vực liền kề với nhà ga như đường tiếp cận, quảng trường ga, các bãi đậu xe trung chuyển… chưa được quy hoạch hay có kế hoạch đầu tư xây dựng cụ thể. Chưa kể, giá trị bất động sản xung quanh các công trình metro cũng tăng lên rất lớn mặc dù chưa được tận dụng một cách hiệu quả.

Hiện Sở Giao thông vận tải đang phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố rà soát lại quỹ “đất vàng” xung quanh nhà ga trong bán kính 1 km và dọc tuyến metro.



Nam Phong

[ad_2]

Ngộp thở những khối bê tông ‘khổng lồ’ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng

[ad_1]

Một đoạn đường Phạm Hùng trong ngày nắng nóng oi ả.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 1.

Trục đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Tuân… là những địa điểm khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến hàng loạt chung cư cao ngất được xây dựng san sát.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 2.

Hiệu ứng nhà kính ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống đô thị khi tốc độ xây dựng chóng mặt đang diễn ra.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 3.

Mật độ chung cư cao tầng quá lớn cộng với thời tiết nắng nóng càng khiến cho không khí ở những khu vực này trong ngày nắng nóng càng thêm ngột ngạt.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 4.
Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 5.

Không gian hạn chế đi kèm với mật độ cây xanh ít ỏi khiến cho mức độ ngột ngạt, bí bách tăng cao vào những ngày Hà Nội nắng nóng.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 6.

PĐường phố trở nên vắng vẻ hẳn do nhiệt độ tăng cao như những ngày qua.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 7.

Trong một vài năm trở lại đây; trục đường này đang phát triển quá nhanh với việc hàng chục tòa nhà chung cư đua nhau mọc lên; thậm chí nhiều tòa chung cư văn phòng xây sát ra gần mép đường; không còn vỉa hè cho người đi bộ góp phần làm thời tiết nắng nóng hơn.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 8.
Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 9.

Khu vực quận Cầu Giấy, Thanh Xuân là nơi đang có tốc độ xây dựng nhà cao tầng nhanh nhất Hà Nội trong thời gian qua.

Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 10.
Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 11.
Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 12.
Ngộp thở những khối bê tông khổng lồ vươn trên bầu trời ngày nắng nóng - Ảnh 13.

Hoàng Mạnh Thắng



HOÀNG MẠNH THẮNG

[ad_2]