Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đón cú hích mới hậu Covid-19

[ad_1]

Trong bối cảnh dịch Covid-19 làm lộ rõ rủi ro của việc tập trung sản xuất ở Trung Quốc, thị trường bất động sản Việt Nam có thể hưởng lợi lần hai từ làn sóng dịch chuyển cơ sở sản xuất của các công ty toàn cầu. Trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã trở thành điểm đến thay thế hấp dẫn của các doanh nghiệp đang tháo chạy khỏi công xưởng của thế giới, Trung Quốc, vì lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Theo giới phân tích, thị trường bất động sản khu công nghiệp và nhà ở tại Hà Nội, TP HCM sẽ có thêm động lực tăng trưởng trong thời kỳ hậu Covid-19.

“Sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến nhiều công ty phải đánh giá lại chiến lược chuỗi cung ứng. Và Việt Nam có khả năng được hưởng lợi”, theo Sunny Hoang Ha, Giám đốc bán hàng tại SPG Land Việt Nam, một chi nhánh của tập đoàn điều hành Greenland Hong Kong Holdings.

Tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp tại Hà Nội và Hải Phòng tăng 2% so với cuối năm 2019 lên trung bình 72% trong quý I năm nay, theo JLL. Còn theo PropertyGuru, làn sóng “di cư” dự kiến của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản nhà ở tại đây.

SCMP: Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đón cú hích mới hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp tại Hà Nội và Hải Phòng tăng 2% so với cuối năm 2019 lên trung bình 72% trong quý I năm nay. Ảnh: SCMP.

“Khi tới Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ cần chỗ ăn ở cho cả chuyên gia nước ngoài và công nhân. Khi đó, nhu cầu sẽ tăng ở phân khúc bất động sản nhà ở. Giá nhà ở sẽ tăng lên”, ông Jeremy Williams, Giám đốc kinh doanh tại PropertyGuru, đơn vị vận hành trang Batdongsan.com.vn, cho hay.

Tháng 4, chính phủ Nhật Bản công bố quỹ 2,2 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất rời Trung Quốc sau khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì lệnh phong tỏa của Bắc Kinh. Không chỉ Nhật Bản, giới chức Mỹ và Liên minh châu Âu cũng cho biết họ sẵn sàng giảm phụ thuộc sản xuất vào các quốc gia khác.

Giới chuyên gia đang theo dõi xem liệu động thái mới nhất của các chính phủ này có “châm ngòi” cho một đợt di chuyển ồ ạt của các nhà sản xuất tới Việt Nam và khu vực khác hay không. Hiện Apple, Nintendo, Samsung và nhiều nhà cung cấp tại châu Á của các doanh nghiệp này đã chuyển một phần dây chuyển sản xuất hoặc lắp ráp về Việt Nam.

“Tư duy về chuỗi cung ứng khoanh vùng nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào một cơ sở sản xuất duy nhất sẽ thúc đẩy làn sóng dịch chuyển này. Việt Nam hưởng lợi nhờ sự tương đồng với Trung Quốc cũng như sở hữu nguồn lao động lành nghề và có kỷ luật nhưng với chi phí chỉ bằng một phần của Trung Quốc”, ông Williams nêu. Ngoài ra, những phản ứng của Việt Nam với đại dịch Covid-19 cũng được thế giới ca ngợi như là một mô hình hiệu quả và tốn ít chi phí.

Với EXS Capital, một quỹ đầu tư tư nhân ở Hong Kong, Việt Nam vẫn là lựa chọn ưu tiên. Quỹ này đang đầu tư vào SonKim Land, một nhà phát triển bất động sản hạng sang với 5 dự án nhà ở tại TP HCM. Hệ thống đường sắt mới ở Hà Nội và TP HCM, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong năm nay và 2021, sẽ khiến hai thành phố càng thêm hấp dẫn với nhà đầu tư.

“Nhiều dự án nhà ở gần tuyến Metro đang được bán khá tốt. Khi tuyến đường sắt này đi vào vận hành, giá nhà ở được dự báo lên cao hơn”, theo Andy Han Suk Jung, CEO của SonKim Land. Trong khi đó, Kenny Law, giám đốc kinh doanh bất động sản nhà ở quốc tế tại Savills, cho rằng đầu tư vào quận trung tâm sẽ là một lựa chọn tốt và ổn định trong thời gian tới.



Thanh Long

[ad_2]

Vingroup sẽ “thắt lưng buộc bụng” năm 2020, đặt kế hoạch lợi nhuận 5.000 tỷ đồng

[ad_1]

Tập đoàn Vingroup vừa công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông năm 2020, năm mà Vingroup nhận định thế giới và Việt Nam phải đối mặt những thách thức chưa từng có về kinh tế, xã hội do dịch Covid-19 gây ra.

Vingroup đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới còn chưa được kiểm soát triệt để và nhiều ngành nghề như du lịch, sản xuất có sự phụ thuộc lớn vào thị trường quốc tế, năm 2020 sẽ tiếp tục là năm thách thức, trước khi đưa tốc độ tăng trưởng trở lại quỹ đạo vốn có.

Nhằm chủ động nguồn lực để ứng phó với những bất ổn do Covid-19, Vingroup sẽ thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, quản lý chặt chẽ việc chi tiêu và đầu tư mở rộng, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực hiện có. Kế hoạch doanh thu cho năm 2020 của Vingroup là 145.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 5.000 tỷ đồng. So với kết quả đạt được năm 2019, doanh thu Vingroup tăng 11% nhưng lợi nhuận giảm 35%.

Vingroup sẽ thắt lưng buộc bụng năm 2020, đặt kế hoạch lợi nhuận 5.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Trong lĩnh vực bất động sản, Vinhomes sẽ tiếp tục mở bán các phân khu mới thuộc ba Đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park và mở bán phân khu thấp tầng tại dự án Vinhomes Wonder Park tại Đan Phượng, Hà Nội. Vinhomes cũng sẽ bắt đầu hiện thực hóa chiến lược phát triển các mảng kinh doanh nhằm tạo dòng tiền đều cho công ty, bao gồm phát triển hệ thống văn phòng cho thuê và bất động sản khu công nghiệp.

Ở lĩnh vực cho thuê trung tâm thương mại (“TTTM”), Vincom Retail sẽ đẩy mạnh số hóa và hiện thực hóa mô hình mua sắm – giải trí với các hình thức mới lạ, nhằm mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Mảng du lịch, Vinpearl sẽ tập trung thúc đẩy kinh doanh với số cơ sở đã đi vào hoạt động và ưu tiên các dự án tối ưu chi phí vận hành.

Trong lĩnh vực công nghiệp, VinFast và Vinsmart sẽ tập trung làm tốt tại thị trường trong nước thông qua chiến lược bán hàng đặc sắc, cũng như những chương trình tận dụng tối đa hệ sinh thái Vingroup để tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho sản phẩm, và đồng thời tiếp tục xúc tiến việc xuất khẩu.

Về nguồn vốn và đầu tư, Vingroup sẽ triển khai nhiều hình thức huy động vốn trong và ngoài nước, kiểm soát hiệu quả việc đầu tư mở mới và tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nguồn vốn để phục vụ chiến lược kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của Tập đoàn.

Trước đó, Vingroup đạt doanh thu thuần hơn 130.000 tỷ đồng năm 2019. Tập đoàn đã bàn giao 28.900 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại và biển thự biển, qua đó tiếp tục củng cố vị trí số một trên thị trường.



Hà My

[ad_2]

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình

[ad_1]

“Lâu đài Thành Thắng” của ông Đỗ Văn Tiến – một doanh nhân ở Ninh Bình trong lĩnh vực sản xuất xi măng – được khởi công xây dựng từ năm 2016. Tòa nhà nằm trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn, trước đây là một vùng trũng, được chủ nhân mua lại.

Lâu đài có tên là Thành Thắng vì chủ nhân vốn có hai người con trai tên là Thành và Thắng.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 1.

Lâu đài được khởi công xây dựng từ năm 2016

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 2.

Lâu đài Thành Thắng nổi tiếng ở Ninh Bình

Công trình được lấy ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy) kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ. Mái vòm với nhiều chi tiết phức tạp là điểm nhấn nổi bật khi nhìn vào ngôi nhà, các chi tiết chạm nổi trên trần đều được mạ vàng.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 3.

Lâu đài có tên là Thành Thắng vì chủ nhân vốn có hai người con trai tên là Thành và Thắng.

Khuôn viên công trình rộng khoảng 10.000 m2 với hệ thống cổng và rào chắn kiên cố bao quanh. Mặt sàn xây dựng của tòa lâu đài chính 6 tầng này khoảng 2.000 m2.

Video: Lâu đài Thanh Thắng của đại gia Ninh Bình

Bao quanh gia trang là những khoảnh vườn với trên 20 cây cổ thụ như thông, lộc vừng, tùng La Hán…, mỗi cây có giá không dưới một tỷ đồng. Nhiều cây trong đó được ông Tiến đích thân đi khắp các tỉnh thành như Đắk Lắk, Kon Tum mang về.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 4.

Lâu đài có nhiều cây cổ thụ không dưới tiền tỷ

Lần đầu bước vào bên trong “cung điện”, nhiều người không khỏi choáng ngợp trước kiến trúc với 3 màu chủ đạo dễ nhận thấy gồm trắng – vàng – đỏ đặc trưng của hoàng gia.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 5.

Trên cùng là mái vòm, dưới cùng là tầng âm. Tầng âm được chia thành ba khu chính, một ga ra chính rộng 700 m2 đủ sức chứa khoảng 30 xe, một gara phụ rộng 500m2 đủ sức chứa khoảng 20 xe, một phòng nghe nhạc rộng khoảng 600 – 700m2 với đủ bộ sân khấu.

Được biết riêng phần xây thô trị giá khoảng 300 – 400 tỷ đồng nhưng chưa là gì so với phần nội thất sang trọng. Khác với hầu hết lâu đài chỉ có sơn, bả, công trình này có nhiều phần được ốp đá Tây Ba Nha.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 6.

Chiều cao không gian nội thất vòm tum trong nhà thông tầng tương đương nhà 11 tầng.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 7.

Kiến trúc mái vòm chắc chắn khiến ai bước vào cũng phải trầm trồ ngạc nhiên

Toàn bộ vỉa hè được chủ nhân lát đá. Hệ thống cửa và một số chi tiết trong nhà như trần, cột, kèo, gian thờ… được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Đây là loại gỗ quý hiếm, thể hiện sự quyền lực trong trang trí nội thất.

Các chi tiết trong nhà được tạo nên từ nhiều chất liệu khác nhau, như: Vàng, Bạc, Đồng, Gỗ, đá sapphire…Trong tòa nhà có nhiều phòng như: Thư viện, phòng hát, phòng ngủ theo phong cách hoàng gia, phòng nghe nhạc…Phòng nghe nhạc rộng khoảng 700m2 với đủ bộ sân khấu, chứa được hơn 300 khán giả.

Chiều cao không gian nội thất vòm tum trong nhà thông tầng tương đương nhà 11 tầng, đường kính 18m không có cột ở giữa. Chiều cao kiến trúc ngoài nhà tương đương nhà 18 tầng.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 8.

Trần, cột, kèo, gian thờ… được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng

5 tầng của lâu đài có hàng trăm cái cột, mỗi cột ốp đá trị giá 450 triệu đồng, chưa kể đến những ban công, tượng đá khác. Lượng vật liệu xây dựng đổ vào tòa lâu đài này ước khoảng 1.000 tấn sắt, 4.000 – 5.000 tấn xi măng, hàng chục nghìn tấn cát, gạch.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 9.

Tổng công trình được gia chủ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Công trình được chia thành khối. Trong đó, 2 khối gần mặt đường được dành cho con trai. Ngoài để ở, khu nhà chính còn được sử dụng làm văn phòng công ty.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 10.

Tòa lâu đài rực rỡ về đêm

Tổng công trình được gia chủ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Riêng bộ cổng có giá khoảng 40 tỷ đồng. Hàng ngày có hàng trăm người đến chụp ảnh, gia chủ phải thuê một nhóm bảo vệ 5 người túc trực từ sáng đến đêm. Hiện tại, công trình vẫn trong quá trình hoàn thiện.

“Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, chứ không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái, luôn rộng mở tâm trí để có thể làm việc hiệu quả”, ông Tiến chia sẻ.

Chiêm ngưỡng lâu đài mạ vàng gây choáng của đại gia Ninh Bình - Ảnh 11.

Rất nhiều người đi đường qua đây muốn chụp lại một tấm ảnh làm kỷ niệm



Minh Lan

[ad_2]

Vinhomes muốn phát hành 12.000 tỷ đồng trái phiếu, lập công ty con kinh doanh BĐS vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng

[ad_1]

Ngày 15/5, Hội đồng quản trị CTCP VinHomes vừa ra quyết định góp vốn thành lập CTCP Kinh doanh bất động sản S-VIN Việt Nam.

Theo đó, S-VIN có vốn điều lệ 1.032 tỷ đồng, trong đó Vinhomes góp 1.012 tỷ đồng, chiếm 98,06% vốn điều lệ của S-VIN. Trụ sở chính của công ty được đặt tại tòa văn phòng Symphony, đường Chu Huy Mân, Phường Phúc Lợi, quận Long Biên Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh của S-VIN là kinh doanh bất động sản.

Bên cạnh việc thành lập công ty con, Hội đồng quản trị Vinhomes còn quyết định phát hành 12.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của công ty.

Theo kết quả kinh doanh quý 1/2020, Vinhomes đạt doanh thu thuần 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế quý 1/2020 đạt 10.124 tỷ đồng và lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty mẹ đạt 6.844 tỷ đồng, tăng lần lượt 201% và 169% so với cùng kỳ năm 2019.

Phần lợi nhuận đột biến trong kỳ đến từ việc chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con đang sở hữu một dự án bất động sản, đạt 7.508 tỷ đồng.

Vinhomes muốn phát hành 12.000 tỷ đồng trái phiếu, lập công ty con kinh doanh BĐS vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Tại ngày 31/3/2020, tổng tài sản Vinhomes đạt hơn 203.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 72.300 tỷ đồng, tăng lần lượt là 5.766 tỷ đồng và 7.624 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2019.

Tính đến cuối quý 1/2020, Vinhomes có hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn vào tháng 9 và tháng 12 năm nay và gần 2.800 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn cuối năm 2021.

Vinhomes muốn phát hành 12.000 tỷ đồng trái phiếu, lập công ty con kinh doanh BĐS vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng - Ảnh 2.

Hồi đầu tháng 4 vừa qua, Vinhomes đã cho ra mắt sàn bất động sản trực tuyến Vinhomes Online, giúp khách hàng mua nhà từ xa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Trong ngày đầu tiên ra mắt, đã có hơn 32 nghìn lượt truy cập và 200 căn hộ được giao dịch thành công. Sau Vinhomes Online, Vinhomes đang xây dựng tiếp Vinhomes TV với mục đích sản xuất nội dung quảng bá thông tin, hình ảnh về các dự án Vinhomes.



Hà My

[ad_2]

Tôi cay đắng khi tin tưởng vào Thành Đô và SHB, bỏ 600 tỷ đồng vào ‘một giỏ’

[ad_1]

Trong buổi gặp mặt truyền thông mới đây, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch CTCP Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô, cho hay ông Mai Huy Tân, nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất của dự án Cocobay Đà Nẵng với giá trị đầu tư gần 600 tỷ đồng, là “một trong những người dẫn đầu trong việc nhận lại tài sản để kinh doanh”. Ông Thành nói ông Tân là “người anh em thân thiết, yêu quý” của mình.

Tuy nhiên, ông Mai Huy Tân đã lên tiếng về một số thông tin ông Thành chia sẻ. Người Đồng Hành dẫn lại cuộc trò chuyện với người sáng lập thương hiệu Xúc xích Đức Việt và cũng là ông chủ của Công ty Nhịp Cầu Việt Đức – nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

– Trong buổi gặp truyền thông mới đây, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch CTCP đầu tư xây dựng và phát triển Thành Đô, chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng, cho biết ông là người đi đầu trong nhóm nhận lại tài sản ở dự án này để tự khai thác kinh doanh?

– Nói theo kiểu Nam Bộ thì thông tin ông Thành đưa ra “vậy mà không phải vậy”, nghĩa là đúng mà cũng không hẳn đúng như vậy.

Trong văn bản gửi nhà đầu tư về việc hủy bỏ cam kết trả thu nhập 12%/năm tại dự án Cocobay Đà Nẵng kể từ ngày 1/1/2020,  Thành Đô cam kết sẽ thanh toán đầy đủ lợi nhuận cho các chủ sở hữu đến hết ngày 31/12/2019.

Ngay sau đó, ông Nguyễn Đức Thành đã mời tôi đến trụ sở của Thành Đô tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trong buổi gặp gỡ này, ông Thành đưa ra giải pháp đề nghị thanh lý 42 hợp đồng mua bán 42 bất động sản tại dự án Cocobay Đà Nẵng, đính kèm là 42 hợp đồng cho thuê mà Thành Đô đã ký và sẽ trả lại toàn bộ số tiền gốc khoảng 600 tỷ đồng mà tôi đã đầu tư từ năm 2016.

Khi đó, tôi hỏi ông Thành: “Khoản tiền thu nhập cam kết năm 2019, Thành Đô mới chỉ tạm ứng một phần nhỏ và đã thanh toán chậm 100 ngày. Số tiền Thành Đô còn nợ thu nhập cam kết còn lại của năm 2019 là 54 tỷ đồng, Thành Đô sẽ thanh toán như thế nào và vào trong thời gian bao lâu? 54 tỷ đồng còn chưa trả được thì Thành Đô lấy ở đâu ra 600 tỷ đồng nhằm thanh lý 42 hợp đồng?”. Ông Thành đã không trả lời được câu hỏi của tôi mà chỉ hứa rằng công ty đã cam kết thì sẽ trả đủ. Do đó, tôi đã quyết định lựa chọn phương án nhận lại các bất động sản đã mua tại dự án Cocobay thay vì nhận lại tiền.

Dù vậy đến nay, tôi vẫn chưa được nhận lại tài sản của mình.

 Ông chủ Xúc xích Đức Việt: Tôi cay đắng khi tin tưởng vào Thành Đô và SHB, bỏ 600 tỷ đồng vào một giỏ  - Ảnh 1.

Ông Mai Huy Tân vẫn chưa được nhận lại tài sản của mình. Ảnh: L.Q.

– Đối với thu nhập cam kết năm 2019, Thành Đô mới tạm ứng đợt 1 vào tháng 10/2019 khoảng hơn 20% (thời điểm tạm ứng đã trả chậm 100 ngày). Số tiền 54 tỷ đồng thu nhập cam kết còn lại đúng ra Thành Đô phải trả vào ngày 26/12/2019 nhưng đến nay vẫn chưa trả một đồng nào. Việc trả chậm này đẩy Nhịp Cầu Việt Đức và nhiều khách hàng khác vào tình trạng nợ xấu với SHB.– Ông chia sẻ Thành Đô vẫn đang nợ Nhịp Cầu Việt Đức 54 tỷ đồng tiền thu nhập cam kết năm 2019. Hiện tại Thành Đô đã xử lý khoản nợ này chưa và họ đưa ra cam kết như thế nào?  

Thoạt đầu họ có đưa ra lời hứa sẽ ưu tiên trả sớm cho Nhịp Cầu Việt Đức nhưng họ không thực hiện. Sau đó họ lại đưa ra thời gian trả chậm nhất là 30/9/2020. Theo nguồn tin nội bộ có thể tin cậy, thời hạn trả thu nhập cam kết còn nợ của 2019 sẽ lui tới cuối 2020 và nguồn để trả nợ không phải từ hoạt động kinh doanh khai thác dự án khách sạn và biệt thự mà là từ 2 nguồn khác: hoặc là Thành Đô được SHB tiếp tục hỗ trợ hạn mức tín dụng mới, hoặc là Thành Đô bán được các biệt thự shop house, shop villa cũng như villa Riverside (chưa xây) để lấy tiền trả thu nhập cam kết.

Cả 2 phương án về nguồn tiền trả nợ này đều không có gì đảm bảo. Vì thế, những cam kết như vậy của Thành Đô không đáng tin, vì chúng không dựa vào nội lực của doanh nghiệp.

– Nhận lại toàn bộ 42 bất động sản mà Nhịp Cầu Đức Việt từng đầu tư ở dự án Cocobay Đà Nẵng để tự kinh doanh, ông có phải đóng thêm khoản phí nào không? Nếu có, con số cụ thể là bao nhiêu?

– Về nguyên tắc của 42 hợp đồng mua bán 42 bất động sản mà Nhịp Cầu Việt Đức đã ký với Thành Đô thì chúng tôi đã trả đầy đủ 100% giá trị. Vì thế, Thành Đô không có quyền đòi trả thêm khoản phí nào khi bàn giao lại tài sản đã bán cho Nhịp Cầu Việt Đức. Thậm chí, Nhịp Cầu Việt Đức đã trả phí bảo trì 1- 2% cho Thành Đô. Khoản phí bảo trì này dành cho việc chi phí bảo trì bất động sản của bên khai thác (tức Thành Đô), nay Thành Đô bàn giao lại thì về mặt đạo đức kinh doanh, Thành Đô phải hoàn trả lại phí bảo trì cho chủ sở hữu tự khai thác, kinh doanh.

Tuy nhiên, quá trình bàn giao 42 bất động sản mà Thành Đô đã hứa (biên bản ngày 8/1/2020) diễn biến rất chậm chạp. Phía Thành Đô chưa thực hiện được các vấn đề sổ đỏ, quy chế vận hành, dồn ghép các căn hộ để tạo thành liền khối cho chủ sở hữu và đối tác tiếp nhận để tự kinh doanh và nhiều vấn đề khác mà công ty đã biết và đã cam kết.

Do đó, những tài sản này vẫn hoàn toàn nằm trong tay Thành Đô. Điều đó gây nên bức xúc và lo lắng ngày đêm cho Nhịp Cầu Việt Đức và hàng trăm chủ sở hữu khác mà Thành Đô đã cam kết bàn giao tài sản (khoảng 200 chủ sở hữu, theo con số của Thành Đô).

– Còn việc cấp sổ đỏ cho các bất động sản của ông ở dự án Cocobay Đà Nẵng được thực hiện như thế nào? Cam kết từ chủ đầu tư ra sao?

– Theo Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, các Nghị định của Chính phủ cũng như các cam kết trong hợp đồng mua bán thì Thành Đô phải giao sổ đỏ cho người mua trong vòng 50 ngày sau khi bàn giao bất động sản. Con số 50 ngày đến nay đã thành trên 1.000 ngày nhưng Thành Đô chưa bàn giao một sổ đỏ nào cho Nhịp Cầu Việt Đức. Theo Thành Đô nói thì khó khăn nằm ở phía chính quyền Đà Nẵng, vì Thành Đô đã có đủ cơ sở pháp lý để làm sổ đỏ.

 Ông chủ Xúc xích Đức Việt: Tôi cay đắng khi tin tưởng vào Thành Đô và SHB, bỏ 600 tỷ đồng vào một giỏ  - Ảnh 2.

Trong buổi gặp mặt truyền thông chiều 8/5, ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch CTCP đầu tư xây dựng và phát triển Thành Đô cho biết ông Mai Huy Tân là người dẫn đầu nhận lại tài sản để tự kinh doanh. Ảnh: Thủy Tiên

Nhịp Cầu Việt Đức đã làm đơn tới chính quyền Đà Nẵng và đang chờ đợi trả lời. Vì thế, chúng tôi chưa có cơ sở chắc chắn về việc Thành Đô đã hoàn thành đầy đủ cơ sở làm sổ đỏ ngay khi bán nhà cho người mua năm 2017 hay chưa. Nếu công ty đã hoàn thành thì lỗi chậm trễ sẽ thuộc về chính quyền. Còn nếu Thành Đô chưa đủ thủ tục và điều kiện làm sổ đỏ mà vẫn cam kết và bán nhà cho khách hàng thì vi phạm pháp luật này chắc chắn thuộc về Thành Đô. Cam kết cuối cùng hiện nay của Thành Đô là trong tháng 6/2020 sẽ bàn giao sổ đỏ Cho Nhịp Cầu Việt Đức. Chúng tôi đang chờ xem phía công ty có thể thực hiện cam kết như vậy hay không.

– Khoản nợ còn lại của Nhịp Cầu Việt Đức ở SHB là bao nhiêu và mức lãi suất đang được áp dụng ra sao? 

– Nhịp Cầu Việt Đức ban đầu đã vay của SHB hơn 400 tỷ đồng vào cuối năm 2016, đầu năm 2017. Chúng tôi đã sử dụng thu nhập cam kết từ công ty Thành Đô để trả gốc và lãi khoảng 150 tỷ đồng. Hiện nay, dư nợ gốc và lãi phát sinh còn lại khoảng 350 tỷ. Mức lãi suất đang được áp dụng (từ 2018) là 10,4%/năm. Do Thành Đô còn nợ thu nhập cam kết 54 tỷ đồng chưa trả của năm 2019 và cắt hoàn toàn thu nhập cam kết từ 1/1/2020 nên công ty Nhịp Cầu Việt Đức bị đẩy vào tình trạng nợ xấu, hoàn toàn mất nguồn dòng tiền để trả nợ. Chúng tôi đã chủ động làm công văn đề nghị SHB giảm lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ, đặc biệt trong tình trạng còn tồi tệ hơn nữa bởi đại dịch virus Covid-19 nhưng chưa thấy ngân hàng phản hồi.

Chúng tôi cũng chủ động phối hợp với các chủ sở hữu khác và Thành Đô để thúc đẩy quá trình bàn giao bất động sản khi các điều kiện bàn giao được các bên đồng thuận. Trên cơ sở đó, có nhà đầu tư mới sẽ tiếp nhận và đưa vào kinh doanh khai thác bất động sản này để tạo ra dòng tiền và tiếp tục trả nợ ngân hàng SHB.

– Sau khi nhận lại số bất động sản tại dự án Cocobay Đà Nẵng, ông có kế hoạch kinh doanh khai thác như thế nào?

– 24 căn boutique hotel mà Nhịp Cầu Việt Đức sở hữu tại dự án Cocobay, mỗi căn lại nằm ở một khối khác nhau. Mỗi khối boutique hotel này được thiết kế gồm 10 căn liền kề, sử dụng chung một hệ thống thang máy, thang bộ, điều hòa nhiệt độ trung tâm và dùng chung lễ tân. Vì thế, nếu tách biệt từng căn Boutique 7 tầng riêng lẻ thì chúng tôi không thể tự kinh doanh được.

Về vấn đề này, Thành Đô phải cùng các khách hàng thống nhất dồn các căn của cùng một chủ sở hữu thành một khối, để khi nhận lại tài sản về, khách hàng có thể tự quản lý vận hành được. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc này vẫn chưa được thực hiện.

Đó là chưa kể đến các căn condotel riêng lẻ, hàng trăm khách hàng cùng sở hữu các căn hộ khác nhau tại cùng một toà nhà, việc quản lý vận hành chắc chắn sẽ rất phức tạp.

Còn về việc khai thác vận hành dự án sau này, hiện Nhịp Cầu Việt Đức đã có thỏa thuận với một nhà đầu tư lớn, có uy tín và kinh nghiệm khai thác kinh doanh các tòa khách sạn trong tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng

– Sau gần 4 năm tham gia đầu tư vào dự án Cocobay Đà Nẵng, ông thấy mình nhận được những gì?

– Đây là một câu hỏi đầy chua chát đối với tôi và tôi cay đắng nhận thấy rằng tôi đã tin tưởng vào công ty Thành Đô và SHB khi bỏ trứng vào một giỏ với khoản đầu tư 600 tỷ đồng, trong đó hơn 400 tỷ đồng là tiền vay.

Giờ đây, mặc dù đã trả 150 tỷ đồng, tôi vẫn ôm một đống nợ khoảng 350 tỷ đồng. Điều tôi nhận được là một cay đắng: khi mình thiện tâm muốn đóng góp vào bất động sản du lịch, mình đã tin vào chủ đầu tư Thành Đô mà thiếu phân tích vào nguồn lực tài chính của chủ đầu tư, đã bị hào nhoáng bên ngoài của việc quảng cáo và những cam kết về lợi nhuận, tin tưởng vào tài năng quản lý, khai thác kinh doanh của Thành Đô, tin tưởng vào kinh nghiệm và kỹ năng của SHB trong việc thẩm định dự án, quản lý dòng tiền, bảo lãnh tiến độ…

Giờ đây tôi nhận thấy rằng Thành Đô, với vốn chủ sở hữu dưới 300 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính cuối 2015) là một nhà đầu tư chưa đủ năng lực khi thực hiện một dự án tới 8.000 tỷ đồng như Cocobay Đà Nẵng. Số tiền đó thực chất là tiền đi vay và tiền của khách hàng mua nhà.

Tôi cũng nhận thấy trách nhiệm của SHB không trọn vẹn như SHB đã cam kết. Tôi muốn nói những bài học cay đắng của tôi để các chủ đầu tư thứ cấp khác và những công dân Việt Nam lương thiện hãy cảnh giác để không rơi vào “bẫy” nợ như Nhịp Cầu Việt Đức và hàng nghìn chủ sở hữu khác của dự án Cocobay.

Năm 2016, sau khi bán CTCP Xúc xích Đức Việt cho doanh nghiệp Hàn Quốc, ông Mai Huy Tân thành lập Công ty Nhịp cầu Việt Đức và trở thành nhà đầu tư thứ cấp lớn nhất của dự án Cocobay Đà Nẵng. Ông Tân đầu tư 42 sản phẩm ở dự án, trong đó có 10 căn hộ condotel – nhóm nhỏ nhất trong các nhóm sản phẩm của Nhịp Cầu Việt Đức ở Cocobay Đà Nẵng, lợi nhuận cam kết 12%/năm. 2 nhóm còn lại có giá trị lớn hơn rất nhiều, gồm 8 biệt thự Naman Retreat với mức cam kết chi trả lợi nhuận 10%/năm, 24 toà khách sạn boutique hotel 7 tầng với mức chi trả lợi nhuận cam kết là 12,5%/năm.

Sau khi Thành Đô tuyên bố chấm dứt chi trả thu nhập cam kết hồi cuối năm 2019, ông Mai Huy Tân xác nhận “mắc kẹt” 600 tỷ đồng tại Cocobay Đà Nẵng. Trong 3 hướng giải quyết mà Thành Đô đưa ra nhằm giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư, ông Mai Huy Tân chọn giải pháp lấy lại tài sản để tự khai thác kinh doanh.



Thủy Tiên

[ad_2]

‘Ngủ đông đến bao giờ?

[ad_1]

Khó khăn nối tiếp khó khăn

Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Khánh Hòa cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, các khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng từ các nhóm khách đoàn, khách lẻ, khách doanh nghiệp. Giám đốc một sàn giao dịch BĐS tại Nha Trang cho biết, BĐS Nha Trang – Khánh Hòa gắn với du lịch, vì thế khi du lịch bị ảnh hưởng thì thị trường BĐS chịu tác động mạnh nhất. Hàng chục nghìn căn hộ nghỉ dưỡng gắn với khách du lịch (condotel) không có khách hoặc ít khách dẫn tới lợi nhuận cho thuê bị ảnh hưởng, gây tâm lý hoang mang.

Theo Công ty nghiên cứu thị trường DKRA Việt Nam, thị trường biệt thự biển trong quý I chỉ có nguồn cung mới khoảng 16 căn, bằng 3% so với quý trước và bằng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 4 căn, chỉ bằng 1,6% lượng tiêu thụ so với quý trước. Quý I chỉ ghi nhận một dự án mới được mở bán trước Tết Nguyên đán (tháng 1/2020), cung ứng ra thị trường 82 căn Condotel, bằng 3,9% so với quý trước và bằng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Mức tiêu thụ đạt 25 căn, giảm hơn 95% so với quý trước, thậm chí giảm đến 98% so với cùng kỳ năm ngoái!

Đứng đầu bảng về tỉ lệ tồn kho là TP Đà Nẵng chỉ có 9% nguồn cung được giao dịch thành công. Thị trường condotel Bình Định, Khánh Hòa cũng rơi vào tình cảnh “chợ chiều” khi tỉ lệ hấp thụ căn hộ condotel chỉ dao động từ khoảng 22 – 26%. Tương tự, tại Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa-Vũng Tàu thanh khoản khả quan nhất nhưng mức hấp thụ cũng chỉ dừng ở ngưỡng 39 – 40%.

Điều đáng lo ngại hơn là nguồn cung căn hộ condotel có thể tăng mạnh trong thời gian tới, điển hình, tại thị trường Khánh Hòa, dự kiến từ 3 đến 5 năm nữa, sẽ đưa ra thị trường khoảng 17.000 sản phẩm nghỉ dưỡng (trong đó có khoảng 15.500 căn hộ condotel). Với tình trạng sức cầu của thị trường không có dấu hiệu tăng, nguy cơ dư thừa nguồn cung có thể xảy ra, gây nên những rủi ro thách thức rất lớn đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới.

Phân tích về nguyên nhân “ngủ đông” của condotel, Sở Xây dựng Khánh Hòa cho hay, trong năm 2019 tỉnh này gần như không có dự án condotel mới. Một số dự án có thể mở bán nhưng lại vướng thủ tục pháp lý nên làm thị trường chững lại. Từ đầu năm 2019, giá BĐS thuộc các dự án đã giảm 10%, đến nửa cuối năm 2019 giảm tiếp từ 20 đến 30%.

Theo các chuyên gia bất động sản, hầu hết các dự án condotel hiện nay đều được chủ đầu tư đưa ra chương trình cam kết lợi nhuận từ 8 – 12%/năm, thời gian từ 5 – 10 năm và chia sẻ kỳ nghỉ 15 – 20 ngày/năm nhưng không có quy định nào đảm bảo ràng buộc chủ đầu tư thực hiện việc này. Việc các chủ đầu tư không thực hiện cam kết, cộng với sự thả nổi cho condotel phát triển vô tội vạ, bất chấp loại hình căn hộ này chưa có hành lang pháp lý là nguyên nhân giết chết thị trường condotel và nạn nhân chính là khách hàng.

Kỳ vọng khi du lịch hồi phục

Theo ông Lê Hoàng Châu, condotel là cơ sở lưu trú phục vụ cho hoạt động du lịch do vậy phụ thuộc chủ yếu vào khả năng phục hồi của ngành du lịch. Tuy nhiên, du lịch quốc tế không thể nối lại ngay và đạt sự tăng trưởng như trước đây mà phải đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch COVID -19, đảm bảo nguyên tắc phát triển kinh tế đi liền với phòng chống dịch.

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay: Đối với thị trường condotel sơ cấp, các khu khách sạn, nghỉ dưỡng không hoạt động dẫn tới việc không có nguồn thu, gây ra những khó khăn lớn cho các chủ đầu tư. Hệ quả là những cam kết của chủ đầu tư với khách hàng được coi như là việc bất khả kháng. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: Condotel hiện nay là mảng tối nhất trên thị trường bất động sản. Sau cú sốc “cam kết trả lãi suất cao” không thành hiện thực tại Cocobay Đà Nẵng và nhiều dự án khác, condotel tiếp tục khó khăn vì những vấn đề pháp lý chậm được tháo gỡ.

Phân tích về thực trạng này, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: Giải pháp cho thị trường condotel về lâu dài phải khắc phục được các vướng mắc pháp lý. Thị trường BĐS đang nạp thêm nhiều loại hàng hóa được sử dụng đa công năng như Condotel, Officetel, Shophouse… trong khi Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định cụ thể về chế độ sử dụng đất đối với các BĐS đa công năng như vậy.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hội BĐS TPHCM cho rằng, việc Chính phủ xin lùi dự án sửa đổi Luật Đất đai khiến mô hình condotel và officetel tiếp tục thiếu hành lang pháp lý an toàn để có thể phát huy được tiềm năng vốn có bởi Luật đất đai 2013 chưa có cơ chế quản lý về quyền sử dụng đất đối với các loại hình BĐS mới này.Trong lúc chưa sửa đổi Luật Đất đai 2013, thì rất cần sửa đổi, bổ sung một số Nghị định thi hành Luật Đất đai, để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn đang làm ách tắc các dự án sản xuất kinh doanh và các dự án nhà ở.

Hiệp hội BĐS TPHCM đề nghị Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chính phủ quy định cách tính phần diện tích “căn hộ du lịch (condotel)” thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở hữu chung, tương tự như cách tính đối với căn hộ chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở, để làm cơ sở cấp “sổ đỏ” cho người mua “căn hộ du lịch (condotel)”.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho hay: Khủng hoảng nghiêm trọng trên thị trường condotel khiến các cơ quan quản lý nhà nước cần phải nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong định hướng thị trường, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và tạo hành lang pháp lý.



MINH TUẤN, NGỌC MAI, CÔNG HOAN

[ad_2]

Lần đầu tiên, có một quy phạm pháp luật xác định “chủ đầu tư là nhà đầu tư”

[ad_1]

Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. Theo đó, về điều 4 Luật Xây dựng về “Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng”, Hiệp hội nhất trí với “Dự thảo Luật Xây dựng” sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 6, Khoản 8 và bổ sung Khoản 9 Điều 4 Luật Xây dựng.

Hiệp hội đề nghị bổ sung thêm cụm từ “phát triển dự án xanh, công trình xanh” vào Khoản 9 Điều 4 Luật Xây dựng, nhằm định hướng đầu tư xây dựng các dự án, công trình đạt chuẩn xanh, thân thiện môi trường để phát triển bền vững, như sau:

Hiệp hội cho rằng khi lập và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, phát triển vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công trình xây dựng cần có các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm đảm bảo tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển dự án xanh, công trình xanh”.

Đối với quy định “Chủ đầu tư” dự án đầu tư xây dựng, Hiệp hội rất hoan nghênh nội dung Khoản 4 Điều 1 “Dự thảo Luật Xây dựng” sửa đổi, bổ sung Điều 7 Luật Xây dựng. Lần đầu tiên, có một quy phạm pháp luật xác định “chủ đầu tư là nhà đầu tư” dự án sử dụng vốn khác, tại Khoản (1.c) Điều 7 Luật Xây dựng, quy định: “c) Đối với dự án sử dụng vốn khác mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định lựa chọn.

Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan”.

Hiệp hội nhận thấy, nội dung quy định về “lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư”, cần được đưa vào Dự thảo Luật Đầu tư trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tháng 5-6/2020 vì rất phù hợp với Luật Đầu tư để điều chỉnh tất cả các hoạt động đầu tư. Như vậy, sẽ góp phần giải quyết ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng hiện nay, đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất, trong đó có hàng trăm dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, do “Quyết định chủ trương đầu tư” theo Luật Đầu tư chỉ ghi tên “nhà đầu tư”, trong lúc Luật Quy hoạch đô thị lại quy định chỉ có “chủ đầu tư” mới được đề xuất quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực được giao đầu tư.

Về khoản 5 Điều 56, quy định: “5. Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án; dự án, công trình có quy mô lớn, dự án có ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích cộng đồng”. Khoản (1.c) Điều 58 Luật Xây dựng, quy định: “c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác có quy mô lớn, dự án có ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích cộng đồng”.

Điều 83a (mới) Luật Xây dựng, tại Khoản (1.c), quy định: “c) Công trình xây dựng sử dụng vốn khác có quy mô lớn, dự án có ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích cộng đồng được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn”.

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xây dựng (sửa đổi), trong đó có định lượng thế nào là “dự án, công trình có quy mô lớn, dự án có ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích cộng đồng”, để trình Quốc hội xem xét đồng thời với “Dự thảo Luật Xây dựng” (Ghi chú: “Phụ lục II Danh mục công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng (ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP)”, chỉ đề cập các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng).



Lan Nhi

[ad_2]

Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM

[ad_1]

 Empire City nằm trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TP HCM do liên danh chủ đầu tư Keppel Land – Trần Thái – Tiến Phước – quỹ Gaw Capital Partners thực hiện.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 1.

Dự án nằm dọc theo trục đường Mai Chí Thọ, kề bên hầm Thủ Thiêm và ven sông Sài Gòn.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 2.

Khu phức hợp có tổng diện tích 14,5 ha, vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD, được quy hoạch gồm 3.000 căn hộ cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao, khu bán lẻ. Điểm nhấn của dự án là tòa tháp phức hợp 88 tầng cao 333 m, vẫn thấp hơn Landmark 81 tầng cao 461 m.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 3.

Trong tương lai, cầu Thủ Thiêm 3 được xây dựng trực tiếp nối vị trí dự án với quận 4. Ngoài ra, ngay gần dự án còn có cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1, cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7. Dự án vì thế còn có lợi thế đặc biệt về giao thông, kết nối với các khu vực khác.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 4.

Theo thông tin từ website chủ đầu tư, dự án được khởi công từ tháng 10/2015 và triển khai làm 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 và 2 đã bán hết 982 căn hộ; giai đoạn 3 đang chào bán 136 căn hộ. Giai đoạn cuối cùng gồm 278 căn hộ sắp ra mắt.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 5.

Hiện tại, 2 cụm tháp MU4 và MU7 đều đã cất nóc và trong giai đoạn hoàn thiện. Công trình đang được lắp kính bên ngoài.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 6.

Công nhân vẫn hối hả làm việc, thực hiện các công trình phụ trợ trước cổng dự án.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 7.

Bãi đất trống là những phần công trình chưa được xây dựng hiện trở thành điểm tập kết, bãi đỗ xe chở vật liệu. Một số khu vực khác trong dự án đã bắt đầu được san lấp.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 8.

Theo thông tin từ nhiều trang môi giới, các căn hộ cao cấp trong dự án có mức giá khá cao, cả trăm triệu đồng/m2. Empire City là một trong 3 dự án căn hộ cao cấp đang được xây dựng ở khu vực Thủ Thiêm, bên cạnh Metropole Thủ Thiêm và The River Thủ Thiêm.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 9.

Mới đây, chủ đầu tư dự án còn có văn bản đề nghị TP HCM giải quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc pháp lý liên quan tới điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; chấp thuận đầu tư giai đoạn 2; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai…

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 10.

Chủ đầu tư còn cho biết dự án đã và đang triển khai giải ngân khoảng 10.000 tỷ đồng. Sau khi được tháo gỡ các vướng mắc, công ty dự kiến khởi công xây dựng phần ngầm cho khu tòa tháp 88 tầng vào cuối năm nay.

 Hiện trạng dự án tỷ USD có tòa tháp 88 tầng ở TP HCM  - Ảnh 11.

Phối cảnh dự án với tòa tháp 88 tầng là điểm nhấn. Ảnh: Chủ đầu tư.



Lê Xuân

[ad_2]

Khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp trong vài ngày, trong đó có một KCN lớn bậc nhất nước rộng 1.800ha

[ad_1]

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến quan hệ thương mại toàn cầu xấu đi, buộc công ty và chính phủ các nước phải di dời nguồn lực khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ngoài ra, những thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 đã củng cố thêm niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần định vị Việt Nam trở thành điểm đến an toàn cho hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất quốc tế.

Trước thời cơ đó, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương có các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, các doanh nghiệp cần có kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế, tận dụng tốt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, tìm biện pháp đón nhận các dòng đầu tư nước ngoài.

Long An khởi công xây dựng KCN Việt Phát lớn nhất tỉnh và là một trong những KCN lớn nhất nước

Trong tất cả, Long An là một trong những địa phương sốt sắng trước cơ hội này nhất, khi vài ngày gần đây, họ liên tiếp khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp lớn. Ngày 15/5, Đức Hòa III – SLICO – khu công nghiệp (KCN) lớn thứ 3 trong các cụm KCN lúc đó (rộng 195,79 ha) của tỉnh Long An đã được khởi công xây dựng; ngày 17/5, đến lượt khu công nghiệp Việt Phát của chủ đầu tư Tân Thành Long An cũng được chính thức khởi công.

KCN và đô thị Việt Phát nằm tại xã Tân Long, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Dự án được quy hoạch hiện đại theo mô hình mới kết hợp giữa KCN và khu đô thị, trong đó diện tích đất dành cho khu công nghiệp là hơn 1.200ha và đất dành cho khu đô thị là hơn 625ha. Với diện tích lên đến 1.800 ha, Việt Phát trở thành một trong những KCN có diện tích lớn nhất nước hiện nay.

Tỉnh Long An sốt sắng trước cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc: Khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp trong vài ngày, có một trong những KCN lớn nhất nước rộng 1.800ha - Ảnh 1.

Lễ khởi công xây dựng khu công nghiệp Việt Phát – Long An.

Toàn bộ diện tích của dự án đã được hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng đáp ứng đa dạng và hiệu quả mọi nhu cầu của nhà đầu tư. Hệ thống điện của dự án với được lấy từ trạm biến áp Thủ Thừa 110/22 KV – 2 x 40 MVA qua đường dây 22KV hiện có, dọc theo quốc lộ N2 vào dự án. Mạng lưới cung cấp nước đầy đủ, ổn định với giấy phép thăm dò nước ngầm với công suất 7500 m3/ngày. Về lâu dài, dự án sẽ sử dụng mạng lưới cấp nước từ Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Long An (chiều dài của trạm cấp nước đến dự án vào khoảng 18km).

Với mục tiêu xây dựng KCN Việt Phát trở thành khu công nghiệp kiểu mới, theo hướng phát triển xanh – bền vững, chủ đầu tư – Công ty CP Đầu tư Tân Thành Long An và đối tác phát triển dự án – Công ty Cổ phần Quản lý Khu công nghiệp Sáng Tạo Việt Nam (VNIP) đã lựa chọn đồng hành cùng những đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực quy hoạch phát triển và khai thác KCN như Surbana Jurong, JLL …

Trong đó, Surbana Jurong – tập đoàn tư vấn thiết kế lớn và lâu đời nhất của Singapore – top 100 công ty thiết kế lớn nhất của thế giới, sẽ là đơn vị thiết kế ý tưởng quy hoạch chi tiết dự án với đầy đủ các dịch vụ, tiện ích như: khu trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, khu công viên sinh thái, bệnh viện, trường học, khu nhà biệt thự sinh thái..; nhằm giảm áp lực tăng dân số cơ học, trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhà đầu tư chưa chịu tiết lộ số vốn đầu tư vào KCN Việt Phát

Khi đại dịch Covid 19 bùng nổ, đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) rồi lan ra khắp toàn cầu đã trở thành cơn ác mộng, đủ sức chao đảo thế giới. Ở góc độ kinh tế, đại dịch Covid-19 là chất xúc tác mới thúc đẩy làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn.

Nhất là khi mới đây, tổng thống Donald Trump vừa có tuyên bố cho rằng đất nước tỉ dân này cần chịu trách nhiệm về đại dịch. Hàng loạt cường quốc muốn rút nhà máy ‘tháo chạy’ khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Việc Nhật công bố chương trình hỗ trợ trị giá 2,2 tỉ USD khuyến khích các doanh nghiệp Nhật chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, hoặc Ấn Độ liên hệ với hơn 1.000 doanh nghiệp để đề nghị các gói hỗ trợ hấp dẫn nếu rời khỏi Trung Quốc… đã cho thấy sự quyết tâm ‘dứt áo’ khỏi sự lệ thuộc vào nguồn cung từ quốc gia này sau dịch bệnh trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trước làn sóng chuyển dịch đầu tư đó, các chuyên gia và giới phân tích đã nhận định Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn, có nhiều cơ hội đón nhận vốn đầu tư dồi dào từ các quốc gia phát triển có trình độ công nghệ cao“, ông Lê Thành – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty Tân Thành Long An, giải thích nguyên do vì sao mình nhảy vào lĩnh vực đầu tư KCN.

Tỉnh Long An sốt sắng trước cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc: Khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp trong vài ngày, có một trong những KCN lớn nhất nước rộng 1.800ha - Ảnh 2.

Ông Lê Thành – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của chủ đầu tư Tân Thành Long An đang trả lời phỏng vấn báo giới.

Cũng theo ông Lê Thành, với những lợi thế về vị trí địa lý đang có, một trong những điểm mạnh của Việt Phát so với các KCN tiền bối trước đó chính là nó rất thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến nông sản đặt đại bản doanh. Nên chắc chắn, mảng chế biến nông sản sẽ là một trong những ưu tiên đầu tiên của Việt Phát trong quá trình thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước về đây.

Còn khi được hỏi về số vốn đầu tư của KCN Việt Phát, ông Lê Thành nói rằng mình sẽ chia sẻ thông tin đó vào một dịp khác. Ngoài ra, ông còn nói thêm, dù chưa thể tiết lộ con số cụ thể, nhưng do nền đất của KCN này tương đối yếu, nên chắc chắn số tiền đổ vào đầu tư hạ tầng ở KCN Việt Phát – Long An sẽ nhiều hơn so với Đồng Nai hoặc TP. HCM.

JLL đánh giá rất cao tiềm năng thu hút vốn đầu tư của KCN Hiệp Phát và Long An

Còn bà Trang Bùi – Giám đốc thị trường của JLL cũng đánh giá rất cao tiềm năng của KCN Việt Phát nói riêng và Long An nói chung trong việc thu hút vốn đầu tư trong lẫn ngoài nước.

Với tổng dân số hơn 2 triệu người, Tỉnh Long An có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và lực lượng lao động có trình độ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2019, tỉnh Long An nằm trong top 10 cả nước và xếp ở vị trí thứ 4 trong 13 tỉnh miền Tây và luôn đạt tốc độ tăng điểm số PCI gốc trung bình hàng năm cao.

Nhờ vào lợi thế vị trí địa lý là cửa ngõ nối liền miền Đông Nam Bộ với đồng bằng Sông Cửu Long, cơ sở hạ tầng cũng như môi trường đầu tư ngày một cải thiện và lực lượng lao động đông đúc, chúng tôi tin rằng Tỉnh Long An sẽ trở thành một điểm đến công nghiệp thu hút nhà đầu tư trong tương lai gần.

Trong bối cảnh thuận lợi đó, khu công nghiệp Việt Phát hình thành đã tạo nên một sân chơi hấp dẫn thu hút đầu tư cho tỉnh nhà. Với diện tích lên đến 1.800 ha, Việt Phát trở thành một trong những khu công nghiệp có diện tích lớn nhất nước hiện nay. Quan trọng nhất, toàn bộ diện tích của dự án đã được hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, xem như đã giải quyết bài toán nan giải nhất trong việc phát triển quỹ đất tại Việt Nam. Hệ thống điện – nước cũng đã sẵn sàng đáp ứng đa dạng và hiệu quả mọi nhu cầu của nhà đầu tư“, bà Trang Bùi khẳng định.

Bà còn bình luận thêm: Là người đã từng có dịp tham quan nhiều khu đô thị công nghiệp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bà đánh giá Việt Phát là một mô hình phát triển bền vững hiếm hoi tại Việt Nam.

Đầu tiên, KCN sẽ tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương, góp phần vực dậy kinh tế địa phương, từ đó tạo ra nhu cầu sinh sống trong khu vực từ công nhân, chuyên gia, quản lý xí nghiệp… Lúc này, khu đô thị sẽ cung cấp nhiều giải pháp nhà ở, tiện ích đa dạng, thu hút dân cư đến lập nghiệp và tạo thành một cộng đồng bền vững cộng hưởng cho khu công nghiệp.

Tỉnh Long An sốt sắng trước cơ hội đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc: Khởi công xây dựng 2 khu công nghiệp trong vài ngày, có một trong những KCN lớn nhất nước rộng 1.800ha - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Út – Phó Chủ tịch Long An

Lễ khởi công hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của các nhà đầu tư và tỉnh Long An, có ý nghĩa vô cùng quan trọng với tỉnh. Đây là sự kiện kinh tế lớn và là dự án KCN thứ hai được khởi công sau đại dịch Covid-19, đánh dấu sự hoạt động trở lại của hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh kể sau ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định nới lỏng giãn cách toàn xã hội, để tập trung phát triển kinh tế.

Việc khởi công khu công nghiệp Việt Phát ngày hôm nay là thành quả của sự nhanh nhạy từ các nhà đầu tư và chính quyền tỉnh Long An, để chủ động đón đầu thu hút vốn FDI chất lượng cao trước làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid- 19“, ông Nguyễn Văn Út – Phó Chủ tịch Long An hồ hởi phát biểu.

Tỉnh Long An hiện có 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam với tổng diện tích là 11.524,14 ha; trong đó, tỷ lệ lấp đầy của 16 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích trên 2.000ha đạt 86,78%. Đến cuối tháng 4/2020 trên địa bàn tỉnh có 11.796 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký 308.000 tỷ đồng; cụ thể: toàn tỉnh có 1.953 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 230.300 tỷ đồng và 1.053 dự án FDI với số vốn đăng ký là 6.449 triệu USD.



Quỳnh Như

[ad_2]

Hà Nội xuất hiện cao ốc ‘dát vàng’ gây chói lóa trong ngày hè oi bức

[ad_1]

Theo ghi nhận của PV, tòa nhà cao 20 tầng ở phố Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội) được “phủ” hầu hết bằng kính vàng, các tấm kính được đặt sát nhau trước mặt tiền và hai mặt bên của tòa nhà. Khi trời nắng, đặc biệt nắng gắt trong những ngày đầu hè, các tấm kính phản chiếu xuống đường, phố.

Anh Hoài Nam (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Công trình nổi bật đẹp, độc đáo nhưng mỗi khi trời nắng là nhìn thấy rõ mặt trời trên tấm kính đó và độ chói không khác gì nhìn thẳng vào mặt trời, rất là nhức mắt. Đặc biệt đi từ Giảng Võ về Láng Hạ vào buổi chiều thì càng khó ngẩng mặt vì chói”.

Được biết, mới đây hai cao ốc “dát vàng” gây chói lóa tại Đà Nẵng đã thi công không đúng với thiết kế được duyệt và bị xử phạt, tự khắc phục. Chủ đầu tư hai công trình này đã sử dụng vật liệu kính cho mặt tiền công trình là kính màu vàng, có tác dụng phản quang không phù hợp với phương án kiến trúc là kính màu xanh được duyệt và quy định quản lý kiến trúc.

 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 1.

Công trình cao ốc 11 Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) “phủ” kính vàng hầu hết tòa.

 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 2.

Kính vàng hấp thụ, phản chiếu ánh sáng mặt trời gây chói lóa.

 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 3.
 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 4.
 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 5.

Ánh nắng phản chiếu gây lóa trong những ngày nắng nóng đầu hè.

 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 6.
 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 7.
 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 8.
 Hà Nội xuất hiện cao ốc dát vàng gây chói lóa trong ngày hè oi bức  - Ảnh 9.

Được biết, công trình tại 11 Láng Hạ khởi công xây dựng vào giữa năm 2017 trên diện tích đất 1.166m2, cao 20 tầng với 7 tầng khối đế, 13 tầng phần thân và 3 tầng hầm hiện đang là trụ sở giao dịch của một ngân hàng thương mại.



Duy Phạm

[ad_2]