Dinh thự đắt nhất Paris được rao bán 280 triệu USD

[ad_1]

Một dinh thự rộng hơn 10.000 m2 nằm ngay cạnh Tháp Eiffel ở Paris đang được rao bán với giá 250 triệu Euro (tương đương 280 triệu USD), là căn nhà đắt nhất tại thủ đô nước Pháp, theo hãng môi giới bất động sản Kalinka Realty.

Dinh thự này nằm cạnh Tháp Eiffel biểu tượng của thành phố Paris, được rao bán với giá 250 triệu Euro (280 triệu USD). Mức giá này mới tăng từ 220 triệu Euro (khoảng 246 triệu USD) vì căn nhà nhận được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các khách hàng người Nga, Kalinka Realty chia sẻ với Business Insider.

 Dinh thự đắt nhất Paris được rao bán 280 triệu USD - Ảnh 1.

Căn nhà 6 tầng nằm bên bờ sông Seine và khu vườn Champs de Mars với nhiều cây xanh bao quanh. Dinh thự này nằm ở ngay ngã tư đại lộ Avenue de Suffren và Quai Branly thuộc Quận 7, một trong những khu vực “đất vàng” của Paris.

 Dinh thự đắt nhất Paris được rao bán 280 triệu USD - Ảnh 2.

Khu vực này là nơi đặt toà nhà của các bộ, đại sứ quán cũng như những bảo tàng và tổ chức văn hoá nổi tiếng thế giới. Mức giá nhà trung bình tại đây là khoảng 13.400 USD/m2, nhưng các căn nhà xa xỉ có giá tới gần 30.300 USD/m2.

 Dinh thự đắt nhất Paris được rao bán 280 triệu USD - Ảnh 3.

Theo Paris Property Group, hướng nhìn ra Tháp Eiffel có thể giúp giá một căn nhà ở đây tăng gấp 2 – 3 lần.

 Dinh thự đắt nhất Paris được rao bán 280 triệu USD - Ảnh 4.

Ngoại trừ những giới giàu có tiềm năng trở thành người mua dinh thự xa xỉ này, không mấy người biết được thông tin chi tiết về nó. Các chủ nhân của dinh thự này, được cho là 2 chị em lớn tuổi thuộc “một gia đình giàu có của Pháp”, đã yêu cầu Kalinka Realty không tiết lộ hình ảnh nội thất cũng như các thông tin khác về căn nhà này.

 Dinh thự đắt nhất Paris được rao bán 280 triệu USD - Ảnh 5.

Nếu được bán với giá 280 triệu USD, đây sẽ là một trong những căn nhà đắt nhất thế giới.



Theo Phương Linh


VnEconomy

[ad_2]

Cạm bẫy mua bán nhà qua vi bằng

[ad_1]

UBND quận 12, TP HCM gần đây phát hành thông báo để người dân cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo mua bán, chuyển nhượng nhà, đất thông qua hình thức lập vi bằng trên địa bàn quận. Thông báo nêu rõ trên địa bàn quận thời gian qua xuất hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà, đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng thừa phát lại.

Mua bán bất chấp cảnh báo

Việc này nhằm mua, bán những căn nhà “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà). Đồng thời, việc mua bán này được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

 Cạm bẫy mua bán nhà qua vi bằng - Ảnh 1.

Nhà liền kề được chào bán thông qua vi bằng tại ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP HCM

Trước đó, UBND huyện Hóc Môn, TP HCM cũng khuyến cáo người dân khi mua nhà, đất phải tìm hiểu kỹ tính pháp lý của nhà, đất dự kiến giao dịch. Người dân cần liên hệ với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương (phòng quản lý đô thị, tài nguyên và môi trường, UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà, đất…) để tìm hiểu thông tin chính xác về nhà, đất trước khi thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm này, trên địa bàn TP HCM có rất nhiều lô đất, căn nhà không đủ điều kiện pháp lý để giao dịch… vẫn được chào bán thông qua vi bằng. Đây là miếng mồi mà các đối tượng môi giới đưa ra để chiêu dụ người mua đi bán lại hoặc người có nhu cầu cấp thiết về chỗ ở. Thực tế đã có không ít người mua tin lời của “cò” rằng mua nhà đất qua vi bằng do thừa phát lại lập là bằng chứng pháp lý cho giao dịch.

Cuối tuần qua, tại địa bàn huyện Hóc Môn (TP HCM), từ chợ Ngã Ba Bầu di chuyển lòng vòng trên các con đường nhỏ thuộc ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, chúng tôi ghi nhận 2 dãy nhà, mỗi dãy gồm 6 căn được xây dựng liền kề có diện tích, thiết kế giống nhau và đã có khoảng 5 hộ gia đình sinh sống.

Chỉ tay vào căn nhà 1 trệt, 1 lầu, anh Hưng (người đang sinh sống tại đây) cho biết anh mua căn nhà này vào giữa năm 2018 với giá 1,2 tỉ đồng, diện tích đất 40 m2. Hồ sơ mua bán là bản photocopy chủ quyền nhà (sổ hồng) của dãy nhà 6 căn (có thị thực) và vi bằng do thừa phát lại lập.

Theo anh Hưng, chủ đầu tư của 2 dãy nhà này trước đây mua cả ngàn mét vuông đất rồi mở đường, xây dựng hệ thống cống thoát nước, phân lô xây từng căn nhà chung vách để bán. Từ đó, nhiều người đã mua của chủ đầu tư để bán lại kiếm lời. Cứ thế, người mua trước chi trả cho chủ đầu tư vài triệu đồng để mượn sổ hồng, rồi “thuê” thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận hai bên mua bán.

Khi chúng tôi thắc mắc sau khi mua xong 6 căn nhà, ai là người giữ sổ hồng, anh Hưng nói: “Chủ đầu tư sẽ sang tên cho 6 người chủ của 6 căn nhà cùng đứng tên trong sổ hồng và mỗi người sẽ được cơ quan quản lý nhà đất cấp một sổ đứng tên cả 6 người. Ai muốn bán nhà phải có sự đồng ý của 5 người còn lại”.

Tại xã Xuân Thới Sơn và xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), nơi có nhiều căn nhà liền kề, diện tích đất khoảng 30-35 m2 được chào bán thông qua vi bằng, chúng tôi hỏi chị Thư – người đang chào bán 4 căn nhà liền kề – vì sao không ra sổ hồng cho từng căn rồi bán? Người này cho biết nếu để nguyên mảnh đất hơn 100 m2 rồi xây nhà sẽ khó bán vì giá sẽ rất cao. Còn nếu chia làm 2 lô đất, mỗi lô có 50 m2 lại không được chính quyền địa phương cho phép tách thửa đất. “Cực chẳng đã chúng tôi mới chia lô đất lớn thành nhiều lô nhỏ, rồi xin phép xây dựng nhiều căn nhà liền kề để bán cho những người có nhu cầu thông qua vi bằng” – chị Thư lý giải.

Chúng tôi tiếp tục tìm đến phường Tân Chánh Hiệp (quận 12) và gặp anh Thiên – người đang rao bán căn nhà cấp 4 (loại nhà độc lập), diện tích đất 60 m2 với giá 1,6 tỉ đồng. Theo hồ sơ anh Thiên cung cấp, nguồn gốc của căn nhà nằm trên lô đất mà người chủ ban đầu tự ý phân lô để bán nhưng không xin phép tách thửa, hoàn tất số đỏ. Nhiều người đã mua giấy tay từng lô đất nhỏ rồi xây nhà, bán lại cho người khác, trong đó có anh Thiên.

Thấy chúng tôi băn khoăn về chủ quyền nhà đất, anh Thiên giải thích do không có 200 triệu đồng để làm sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nên phải bán thông qua vi bằng. Nếu người mua đồng ý, anh sẽ mượn sổ đỏ của chủ lô đất lớn, kèm theo các giấy tờ chuyển nhượng đất có xác nhận của UBND phường từ năm 2001 để yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng mua bán. “Họ sẽ xem xét nguồn gốc, giấy tờ nhà đất có hợp pháp hay không mới lập vi bằng. Toàn bộ quá trình giao dịch đều được thừa phát lại quay phim, chụp hình nên anh cứ yên tâm” – anh Thiên cố trấn an chúng tôi.

Tuy nhiên, sau đó, khi chúng tôi tìm hiểu kỹ mới biết diện tích đất căn nhà anh Thiên không đủ điều kiện để tách thửa, làm sổ đỏ. Nếu mua căn nhà để ở, chắc chắn chúng tôi sẽ lãnh đủ, dù có vi bằng cũng không ai thừa nhận.

Không đủ cơ sở để làm sổ đỏ…

Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành, việc mua nhà đất thông qua vi bằng là không hợp pháp, bởi nguyên tắc của việc mua bán nhà đất là phải qua công chứng, còn vi bằng chỉ một hình thức mua bán giấy tay có người làm chứng chứ không phải công chứng. Tuy nhiên, thời gian qua, do người có nhu cầu nhà ở không đủ khả năng mua những căn nhà hoàn chỉnh giấy tờ vì giá quá cao nên họ chấp nhận mua các căn nhà liền kề thông qua vi bằng cho rẻ, chỉ khoảng vài trăm triệu đồng dù biết mua bằng hình thức này rất rủi ro.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam, cảnh báo việc người dân mua nhà liền kề hay nhà đất thông qua vi bằng sẽ phát sinh nhiều hệ lụy khó lường. Bởi Luật Công chứng quy định mọi giao dịch về nhà đất phải qua công chứng mới có giá trị pháp lý. Chưa kể, sau khi bán hết dãy nhà liền kề rồi chủ đầu tư viện lý do nào đó không làm sổ hồng. “Để an toàn khi mua nhà đất, người dân cần đến các trung tâm tư vấn pháp lý để được hướng dẫn, tìm hiểu về các quy định liên quan đến giao dịch nhà đất” – luật sư Hậu khuyến nghị.

Ông Nguyễn Tiến Pháp, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Thủ Đức (TP HCM), thừa nhận có tình trạng thừa phát lại chưa giải thích rõ giá trị pháp lý của vi bằng nên một số đối tượng lợi dụng việc này để lừa gạt người dân về giá trị pháp lý của vi bằng. Việc giải thích giá trị của vi bằng là yêu cầu bắt buộc đối với thừa phát lại trước khi lập văn bản.

Ông Pháp khuyến cáo người dân không nên mua bán nhà, đất thông qua vi bằng, bởi văn bản này chỉ có giá trị chứng cứ chứng minh các bên có thực hiện giao dịch, không phải là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp số đỏ hay sổ hồng cho người mua.

Thực tế từ năm 2017, Bộ Tư pháp đã có văn bản yêu cầu thừa phát lại không được cố tình lập vi bằng việc mua bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận tiền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.

Giữa tháng 5-2019, Sở Tư pháp TP HCM cũng đã có Thông báo số 2634 nhắc lại nội dung văn bản của Bộ Tư pháp, đồng thời yêu cầu các văn phòng thừa phát lại phải rà soát kỹ về hình thức và nội dung của vi bằng để bảo đảm tính chặt chẽ, hợp pháp của vi bằng và hạn chế đến mức thấp nhất việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng.

Nhiều người đã bị lừa

Theo tìm hiểu của phóng viên, địa bàn xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn, TP HCM) cũng từng diễn ra tình trạng cò đất giả dạng người mua đất nông nghiệp với diện tích lớn, sau đó mượn giấy tờ đất của các hộ gia đình rồi tự phân lô rao bán đất nền có “công chứng vi bằng” dấu đỏ. Khi UBND xã Đông Thạnh kiểm tra thực địa các khu đất mà “cò” rao bán thì “lòi” ra đều là đất nông nghiệp và không có dự án đất ở nào cả.

Trong khi đó, anh H.B – chủ tiệm phở trên đường Tô Ký (quận 12) – phản ánh đầu năm 2019, do nhầm lẫn người môi giới là chủ nhà nên anh đã bị người này lừa đến văn phòng thừa phát lại đặt cọc 500 triệu đồng để mua căn nhà trị giá 3,2 tỉ đồng. “Qua tìm hiểu, tôi biết được chủ nhà đã bán nhà thông qua vi bằng cho 2-3 người khác và đến nay đi đâu không rõ. Còn người môi giới nhận tiền cọc cũng cao chạy xa bay” – anh H.B kể lại.



Theo Thy Thơ


NLĐ

[ad_2]

TP HCM sắp đấu giá 9 lô đất ‘vàng’ ở Thủ Thiêm

[ad_1]

Đây là dự án nằm trong danh mục 210 dự án được TP HCM kêu gọi, tìm kiếm nhà đầu tư năm 2019. Dự án này là khu thương mại đa chức năng, dân cư hỗn hợp tại các lô đất thuộc khu chức năng số 1, khu đô thị mới Thủ Thiêm do Ban Quản lý khu Thủ Thiêm làm đầu mối. Khu chức năng số 1 nằm ở nửa phía Bắc khu lõi trung tâm của khu đô thị Thủ Thiêm, được quy hoạch là trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng mật độ cao.

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, 9 lô đất này có tổng diện tích hơn 77.606 m2, diện tích sàn xây dựng 632.500 m2, hiện đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong đó, 6 lô được quy hoạch là khu dân cư đa chức năng cao từ 10-15 tầng; 3 lô làm khu thương mại đa chức năng cao từ 30-50 tầng. Tổng mức đầu tư 9 lô đất này khoảng 27.000 tỉ đồng bao gồm chi phí đầu tư, tiền sử dụng đất, chi phí hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông kết nối…

Đến nay, UBND TP đã có công văn chấp thuận sử dụng ngân sách TP tạm ứng trước để đầu tư hạ tầng kỹ thuật liên quan đến 9 lô đất này nhằm nâng cao giá trị sử dụng từng lô khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật này sẽ được phân bổ vào giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá đất để tổ chức đấu giá.

Sau đó, Sở Giao thông Vận tải TP cũng đã có quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất và giao Khu Quản lý Giao thông đô thị số 2 làm chủ đầu tư. Hiện đang chờ bố trí kế hoạch vốn trong năm 2019 để tổ chức đấu thầu triển khai thực hiện dự án. Dự kiến trong quý III năm nay, TP sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất của 9 lô đất.



Theo T.Phương


NLĐ

[ad_2]

Quốc hội sẽ lấy ý kiến các đại biểu việc trích 4.069 tỷ đồng để trả nợ tiền GPMB dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

[ad_1]

Ngày 3/6, Quốc hội thảo luận về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó có việc xem xét đề xuất của Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết ngày 6/6 tới, Quốc hội sẽ xin ý kiến các đại biểu về nội dung này.

Trước đó, giải trình, làm rõ một số vấn đề về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, khoản tiền 4.000 tỷ của VIDIFI là khoản cam kết của Chính phủ, đã được xác định là nợ của Trung ương thuộc ngân sách phải trả và chậm trả ngày nào sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ngày đó.

Quốc hội sẽ lấy ý kiến các đại biểu việc trích 4.069 tỷ đồng để trả nợ tiền GPMB dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng - Ảnh 1.

Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khởi công ngày 19/5/2008 và hoàn thành, đưa vào khai thác toàn bộ vào ngày 5/12/2015. Đây là dự án được Thường trực Chính phủ quyết định giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chủ trì huy động vốn và thành lập Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) để thực hiện đầu tư hợp đồng BOT theo cơ chế thí điểm quy định tại Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo thỏa thuận, Nhà nước sẽ bố trí hoàn trả dần khoản tiền trên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Vậy nhưng, từ lúc triển khai dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến nay đã được 10 năm, khoản tiền bồi thường GPMB vẫn chưa được Nhà nước bố trí, dẫn đến chi phí lãi vay phát sinh cho dự án khoảng trên 800 tỷ đồng.

Theo Chính phủ, việc dành một phần vốn ngân sách trung ương từ nguồn 10.000 tỷ đồng để thanh toán nợ hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ là khả thi, thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và nhằm triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam.



Theo Thành Trung (t/h)


Tổ quốc

[ad_2]

Kiến nghị trả condotel về đúng bản chất

[ad_1]

Luật sư (LS) Trương Anh Tú (Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú) vừa gửi văn bản (hơn 150 trang) tới Quốc hội (QH) và Ủy ban Pháp luật của QH nêu thực trạng và kiến nghị những giải pháp trong quản lý condotel (căn hộ khách sạn) tại Việt Nam.

 Kiến nghị trả condotel về đúng bản chất - Ảnh 1.

Một dự án condotel tại Đà Nẵng Ảnh: PHẠM ĐÌNH

Tại văn bản này, LS Tú cho rằng sự phát triển nóng của loại hình bất động sản condotel thời gian qua đã dẫn đến việc xây dựng tràn lan, khó kiểm soát cùng với hàng loạt vụ tranh chấp, điển hình như tranh chấp tại condotel Bavico (Khánh Hòa) và đến nay, có rất ít condotel được cấp sổ hồng (giấy chủ quyền nhà) như cam kết của các chủ đầu tư.

Điểm đầu tiên mà LS có nhiều năm nghiên cứu về loại hình này lưu ý là phải thống nhất khái niệm condotel. Theo đó, condotel là phòng khách sạn được xây dựng theo kết cấu của căn hộ chung cư, phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch.

“Khi khái niệm này được thống nhất và thừa nhận chung thì mọi hành vi, quan điểm, luật pháp sẽ được xây dựng trong khuôn khổ của nó. Sẽ không phát sinh rủi ro cho xã hội và người dân nếu chủ sở hữu khách sạn hay một doanh nghiệp thuê lại condotel để kinh doanh theo quy định. Chỉ khi chủ đầu tư của dự án mở bán condotel cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng, đầu tư mới phát sinh vấn đề từ việc công nhận quyền sở hữu của người mua đối với condotel đến việc quản lý cư trú, quy hoạch đô thị, quyền nghĩa vụ các bên trong giao dịch…” – LS Trương Anh Tú nêu rõ.

Nhấn mạnh từ “mua”, vị luật sư chỉ rõ thực chất đây không phải là hoạt động mua bán quyền sở hữu đối với tài sản mà bản chất là quan hệ thuê tài sản, giữa bên thuê với chủ đầu tư condotel với thời hạn theo thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn giao đất để thực hiện dự án. Người mua condotel là để đến nghỉ dưỡng hoặc cho người khác thuê lại. Trong thời gian nghỉ dưỡng, người mua và người thuê lại có toàn quyền sử dụng căn hộ nhưng phải tuân thủ sự vận hành, quản lý của chủ đầu tư condotel, cũng như phải đăng ký lưu trú như ở khách sạn. Việc cho thuê lại căn hộ condotel cũng phải được sự đồng ý và kiểm soát của chủ đầu tư.

Vì thế, cần thiết phải ban hành các quy định để quản lý giao dịch đối với condotel theo hợp đồng thuê căn hộ khách sạn. Trong trường hợp này, không cần thiết phải cấp sổ hồng cho condotel. Chủ đầu tư và người thuê để nghỉ dưỡng hoặc cho thuê lại hoàn toàn có thể tự thỏa thuận ký hợp đồng thuê được công chứng trên cơ sở hợp đồng mẫu do nhà nước quy định. Chính phủ nên giao Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng hợp đồng mẫu và quy chế quản lý, sử dụng condotel chứ không nên giao cho Bộ Xây dựng như hiện nay.

Trong văn bản này, LS Trương Anh Tú cũng chỉ ra những hệ lụy khi xây dựng quy phạm pháp luật theo hướng thừa nhận condotel là một tài sản, một sản phẩm bất động sản.

Khi đó, phải cấp sổ hồng cho các căn hộ condotel và việc này sẽ phá hỏng tổng thể quy hoạch của địa phương, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hạ tầng và dân cư sau này. LS Trương Anh Tú đặt ra hàng loạt câu hỏi mà ông thừa nhận là rất khó giải quyết nếu sửa luật để xem giao dịch condotel là mua bán căn hộ và được cấp sổ hồng. Cụ thể, ai sẽ có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng căn hộ khi xuống cấp? Ai sẽ có nghĩa vụ đóng phí quản lý, dịch vụ? Sẽ ra sao nếu chủ sở hữu mong muốn ở lâu dài tại condotel và biến nó thành khu dân cư?

LS Tú cho rằng không phải vì khung pháp lý điều chỉnh loại hình này chưa đầy đủ mà một số ban, ngành và địa phương đang cố tình lái vấn đề đi lệch bản chất nhằm tạo ra lợi ích cho một nhóm chủ đầu tư.

Theo ông, bản chất của đầu tư condotel là kinh doanh dịch vụ du lịch, do đó phải khẳng định loại đất sử dụng để xây condotel là đất dịch vụ, thương mại và không thể biến nó thành đất ở. Nếu để kích cầu cho sự phát triển của condotel, tạo tâm lý ổn định cho người mua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xây dựng khung pháp lý đối với hợp đồng thuê căn hộ – khách sạn nhằm bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thuê như quyền chuyển nhượng, quyền tặng cho, thế chấp hoặc thừa kế tương tự trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước trước đây.

Không cần sửa luật (?!)

LS Trương Anh Tú nhấn mạnh không cần thiết phải sửa đổi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và một số luật khác để mở đường cho việc cấp sổ hồng với condotel cũng như xem đây là giao dịch một sản phẩm bất động sản. Thay vào đó, Quốc hội có thể thực hiện quyền giám sát để yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn về hợp đồng thuê condotel. Trong quá trình xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn về hợp đồng thuê, quy chế giao dịch và sử dụng condotel…, cần để Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng ngành.



Theo Sơn Nhung


NLĐ

[ad_2]

Dự án “ma” xuất hiện tràn lan, khách hàng làm sao để thoát khỏi “bẫy” giăng sẵn?

[ad_1]

Mới đây, UBND Q.12, TP.HCM cho biết, vừa ra quyết định xử phạt hành chính và buộc tháo dỡ chín dự án phân lô bán nền trái phép ở P.Thạnh Xuân, Q.12.

Theo UBND Q.12, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chín khu vực bị các đối tượng tự ý san lấp mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phân lô, bán nền. Trong khi đó, các khu vực này đều không đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất ở, cấp giấy phép xây dựng và tách thửa. Nhiều khu vực đang là đất quy hoạch công trình công cộng, y tế, giáo dục, công viên cây xanh nhưng các đối tượng vẫn ngang nhiên vẽ dự án phân lô bán nền ra thị trường.

Theo UBND Q.12, hoạt động xây dựng, san lấp, đầu tư hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp… tại quận này đang rất phức tạp, nhất là ở P.Thạnh Xuân. Các hoạt động vi phạm này thường diễn ra vào các ngày nghỉ lễ và ban đêm, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong kiểm tra và xử lý.

Trước đó không lâu, ông Trần Nguyễn Hoàng – Chủ tịch UBND P.Phú Thuận Quận 7, khẳng định: “Trên địa bàn P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM không có bất kỳ dự án nào mang tên Dự án khu dân cư Venica Garden”.

Theo UBND P.Phú Thuận, hiện nay trên mạng xã hội có nhiều thông đến việc phân lô bán nền thuộc dự án Khu dân cư Venica Graden tại khu phố 3, đường Đào Trí, P.Phú Thuận, Q.7, TP.HCM. Tuy nhiên, qua rà soát UBND P.Phú Thuận khẳng định, hiện nay trên địa bàn phường không có dự án Khu dân cư Venica Graden.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện trên mạng đang có rất nhiều thông tin quảng cáo Dự án Venica Garden có tổng diện tích khoảng 10.000 m2 với khoảng 118 nền, giá chỉ 2,8 tỷ đồng/nền. Diện tích các lô đất từ 50 – 75m2. Khách hàng mua đặt cọc ngay 100 triệu đồng, 7 ngày sau thanh toán tiếp 30%, sau đó tiếp tục thanh toán số tiền còn lại.

Dự án đưa ra nhiều chương trình khuyến mại và quảng cáo có “cánh”: quà tặng lên đến 10 chỉ vàng cho mỗi khách chỉ trong 1 đợt; cam kết mua lại lợi nhuận 10% trong 6 tháng; dự án nằm cạnh sông và các dự án tỉ đô… Theo các thông tin giới thiệu trên mạng, dự án do Công ty Kim Tây Nam làm chủ đầu tư.

Một dự án khác có tên An Lạc Riverside trên đường Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh, cũng đang rao bán rầm rộ trên mạng. Dự án có quy mô hơn 15,3ha với khoảng 650 nền, do Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ phát triển bất động sản An Lạc Tân làm chủ đầu tư. Toàn bộ dự án hiện nay chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, xung quanh được rào lại, dựng cổng hoành tráng như sắp xây dựng. Thế nhưng, đến nay, dự án vẫn chưa có bất kỳ giấy tờ pháp lý nào để có thể khởi công xây dựng.

Qua tìm hiểu được biết, hiện dự án đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục pháp lý, đang điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 do công tác giải phóng mặt bằng không đạt được. Dự án hiện giờ chưa được chấp thuận đầu tư, chưa công nhận chủ đầu tư nên chưa có giấy phép xây dựng và giấy cho phép huy động vốn của Sở Xây dựng TPHCM.

Trong khi đó, theo đại diện UBND phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thời gian qua trên địa bàn phường xuất hiện thông tin một số đối tượng tự ý vẽ phân lô tại bãi đất trống thuộc tổ 5, khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức để bán. Qua xác minh, cán bộ phường phát hiện Công ty cổ phần đầu tư Angle Lina (trụ sở tại 92/B20 Tôn Thất Thuyết, quận 4) và Công ty Bất động sản Hoàng Ân Gruop (trụ sở 254 Linh Trung, khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức) tham gia phân phối, mua bán tại khu đất này.

Tuy nhiên vị trí bãi đất trống trên là khu đất nằm trong quy hoạch Đại học quốc gia TPHCM, đang đợi thực hiện các chính sách giải tỏa đền bù. Nhận thấy sự việc có dấu hiệu lừa đảo, nay UBND phường thông báo đến nhân dân sống trên địa bàn phường và các khu vực lân cận được biết để tránh bị lừa đảo, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. UBND phường Linh Trung cũng khẳng định không có dự án nhà ở nào tại khu vực trên.

Với những trường hợp trên, các chuyên gia cho rằng khi thị trường bất động sản tăng trưởng nóng, người dân thường có tâm lý đua nhau mua đất nền và nhà ở trong các dự án, các khu dân cư theo lời chào mời của môi giới và bỏ qua bước kiểm tra tính pháp lý của dự án. Có tình trạng một số dự án chưa đầy đủ thủ tục pháp lý nhưng đã tự ý rao bán sản phẩm qua các tổ chức, cá nhân chuyên môi giới bất động sản, các trang mạng xã hội, trên internet…

Do thiếu thủ tục pháp lý, chủ đầu tư thường liên kết với các sàn giao dịch bất động sản lách luật bằng hình thức ký kết với khách hàng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng đặt giữ chỗ. Trên thực tế, theo Điều 17, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 chỉ có 2 loại hợp đồng thể hiện quan hệ mua bán đất nền và nhà ở là Hợp đồng mua bán nhà và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chỉ khi các bên đã ký các loại hợp đồng này mới thực sự là mua bán đất nền hoặc nhà ở trong các dự án nhà ở.

Còn hình thức ký hợp đồng đặt giữ chỗ chỉ là hợp đồng dân sự giữa 2 bên nên nếu xảy ra rủi ro, bản thân người mua khó tránh khỏi những thiệt hại về tài chính. Những rủi ro người mua thường gặp phải như: chủ đầu tư không hoàn thiện và bàn giao dự án theo đúng thời gian cam kết; chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án nên bị Nhà nước ra quyết định thu hồi; cùng một sản phẩm bất động sản nhưng đơn vị môi giới hay chủ đầu tư ký hợp đồng đặt giữ chỗ với nhiều khách hàng khác nhau; vị trí đất mua theo hợp đồng đặt chỗ thực chất không phải là đất ở mà là đất dịch vụ thương mại và có thời hạn thuê…

Theo luật sư Nguyễn Trường (Đoàn Luật sư TPHCM), việc các “cò” đất, công ty bất động sản ngang nhiên vẽ dự án “ma”, rao bán là trái pháp luật. Cách xử lý của các cơ quan chức năng hiện nay chủ yếu mang tính chất tuyên truyền, giải quyết hậu quả trong khi lẽ ra phải có giải pháp ngăn chặn ngay từ đầu. Nếu cơ quan quản lý nhà nước muốn, hoàn toàn có thể xử lý một cách nhanh chóng.

Chẳng hạn, hiện nay, các cá nhân, tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để đưa hợp đồng qua thừa phát lại thay vì thực hiện ở văn phòng công chứng nhưng theo quy định, thừa phát lại không có chức năng công chứng hồ sơ nhà đất. Sở Tư pháp TPHCM cần yêu cầu các văn phòng thừa phát lại chấm dứt chứng nhận cho hồ sơ mua bán đất trái pháp luật.

Bên cạnh đó, để lừa đảo được người mua, các đối tượng phải đưa thông tin lên mạng rao bán. Việc rao bán này là trái quy định pháp luật nên chắc chắn các đối tượng đều rao trên các trang web lậu, cơ quan chức năng chỉ cần nghiêm khắc đóng các website này là ngăn chặn được hậu quả.

“Luật cũng quy định rất rõ, các sàn giao dịch bất động sản chỉ được bán dự án bất động sản có đầy đủ tính pháp lý, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ dự án cho khách hàng khi có yêu cầu… Chỉ cần căn cứ vào các quy định trên, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử lý các sàn giao dịch bất động sản hành vi kinh doanh trái quy định pháp luật”, Luật sự Trường phân tích thêm.

Do vậy, trước khi muốn không bị rơi vào cảnh “tiền mất đất cũng không có”, khách hàng nên chú ý đến yếu tố quan trọng này là các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; đất còn trong thời hạn sử dụng đất.

Đối với nhà ở hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện sau: Đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giấy phép xây dựng; giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

“Đặc biệt, dự án đó đã có thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng TPHCM hoặc các địa phương khác. Đã được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”, ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group cho biết thêm.

Trên thực tế, các chuyên gia đều cho rằng trách nhiệm của chủ đầu tư là phải công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở Ban quản lý dự án của mình các thông tin về tên dự án, địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô, quy hoạch chi tiết của dự án, tiến độ thực hiện, mục tiêu đầu tư, số lượng nhà ở, tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở, hình thức kinh doanh nhà ở…

Song song đó, các chủ đầu tư phải báo cáo định kỳ bằng văn bản tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án và khi kết thúc dự án đến Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan. Chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dự án, bàn giao nhà ở và các giấy tờ liên quan đến giao dịch nhà ở cho khách hàng; thực hiện giao dịch mua bán nhà ở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

“Điều này đồng nghĩa với việc người mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các giấy tờ liên quan tính pháp lý của dự án. Người mua cũng có thể chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng, nhất là Sở Xây dựng để được cung cấp những thông tin chính xác nhất về dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư về dự án”, một chuyên gia BĐS cho biết.



Theo Nam Phong


Infonet

[ad_2]

Khánh Hòa siết chặt thị trường BĐS, ngăn chặn nguy cơ bong bóng

[ad_1]

UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Xây dựng theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến của thị trường BĐS và tham mưu UBND tỉnh các biện pháp để kịp thời ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng BĐS trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, Sở Xây dựng phải rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, đảm bảo dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội; khi tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các khu đô thị phải có nội dung quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân và các khu chức năng giáo dục, y tế…

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu Sở Xây dựng phải tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh BĐS; thường xuyên kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về pháp lý, các dự án không thực hiện bảo lãnh…

Đối với các dự án BĐS không triển khai, để hoang hóa hoặc triển khai chậm thì kiên quyết thu hồi để tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

 Khánh Hòa siết chặt thị trường BĐS, ngăn chặn nguy cơ bong bóng - Ảnh 1.

Hiện nay, trên địa bàn TP. Nha Trang đang có dấu hiệu bội cung chung cư thương mại cao cấp và căn hộ du lịch, trong khi nhà ở xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Chính vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các sở, ngành ưu tiên giải quyết thủ tục đối với dự án nhà ở xã hội, thậm chí khuyến khích chủ đầu tư các dự án nhà ở cao cấp chuyển mục đích đầu tư sang nhà ở xã hội hoặc nhà ở bình dân.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Nha Trang giai đoạn 2016 – 2020 hơn 14.000 căn hộ. Những năm gần đây, chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng là chung cư An Bình, chung cư An Thịnh và chung cư Đường sắt Nha Trang với tổng số 537 căn hộ.

Hiện nay, trên địa bàn Nha Trang triển khai xây dựng và mở bán các dự án nhà ở xã hội như: chung cư HQC Nha Trang, nhà ở xã hội Bình Phú, nhà ở xã hội Khu đô thị mới Phước Long, nhà ở xã hội PH với tổng số gần 3.000 căn hộ. Như vậy, số lượng nhà ở xã hội vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong giai đoạn hiện nay.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, đối với các dự án BĐS trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân, hoặc sang nhà ở xã hội thì Sở Xây dựng phải giải quyết ngay thủ tục, cho phép chuyển đổi trong quý III/2019.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng phải tham mưu UBND tỉnh giải quyết vướng mắc, khó khăn đối với các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở phân khúc bình dân. Đặc biệt, Sở Kế hoạch – Đầu tư cần sớm tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu trong và ngoài dự án nhà ở xã hội, nhất là tại khu vực có đông công nhân và người lao động; tham mưu UBND tỉnh sử dụng nguồn tiền thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10% để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.



Theo Nam Phong


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng

[ad_1]

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 1.

Đại công trường đường vành đai 3 trên cao (trên trục đường Phạm Văn Đồng) nhìn từ flycam.

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 2.

Dự án kéo dài từ đoạn nút giao cầu vượt Mai Dịch đến đường dẫn lên cầu Thăng Long đang được triển khai toàn diện.

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 3.

 Đặc biệt đoạn nút giao Xuân Đỉnh – Phạm Văn Đồng đang được các đơn vị liên quan thực hiện xây lắp hệ thống cống ngầm thoát nước khiến cho nơi đây đang ngổn ngang vật liệu. Do cao độ của mặt đường và nên nhà quá lớn, nhiều hộ dân phải làm cầu để lên nhà.

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 4.

“Đến hơn nửa năm nay, chúng tôi làm việc ở đây đều phải mang xe máy đi gửi vì đến lối đi bộ vào cửa hàng cũng không có huống hồ là xe cộ”. Chị Linh nhân viên một cửa hàng áo cưới trên đoạn đường này cho biết.

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 5.

 Ở pía bên kia đường, nhiều hộ dân phải khóa cửa lánh đi nơi khác sống trong thời gian tuyến đường thi công do vậy liệu chất cao ngang cửa và bụi bặm của công trường khiến cuộc sống bị đảo lộn. Photo: ..

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 6.

Nhiều công trình nhà ở cũng mọc lên nhanh chóng cùng với sự mở rộng của tuyến đường, tuy nhiên lối lên nhà gần như đnag bị… phong tỏa do công trường.

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 7.
 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 8.

Thời điểm này, tuyến đường đang được nhiều đơn vị thi công hoàn thành những hạng mục cuối cùng. Đặc biệt, đơn vị thi công hạng mục thoát nước xây lắp đường ống đã phải đào sát mép đường khiến nhiều hộ dân lâm vào tình trạng “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

 Mặt tiền chênh vênh, người dân chật vật bắc cầu lên nhà trên phố Phạm Văn Đồng - Ảnh 9.

Sau khi đưa vào khai thác, tuyến đường hứa hẹn sẽ nằm trong top những tuyến đường có mặt cắt ngang lớn nhất Thủ đô.



Theo Hoàng Mạnh Thắng


Tiền Phong

[ad_2]

Homestay tại các khu chung cư có phạm luật?

[ad_1]

Không có một con số thống kê chính thức, nhưng khi tìm kiếm homestay tại Hà Nội, chỉ trong 0,47 giây đã ra hơn 7 triệu kết quả. Riêng homestay phố cổ Hà Nội ra hơn 1,8 triệu kết quả trong vòng 0,60 giây; homestay chung cư Hà Nội cho gần 1 triệu kết quả trong vòng 0,51 giây…

Nở rộ homestay tại chung cư

Nhu cầu nghỉ dưỡng tại Hà Nội không chỉ dành cho khách du lịch mà đối với cả người dân Thủ đô. Do đó, nguồn cầu đã tăng lên một cách nhanh chóng thời gian gần đây.

Tại phố cổ, homestay đã phát triển “cực thịnh” do khu vực này có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước thuê để được hòa vào cuộc sống của người dân bản địa.

Tại các khu nghỉ dưỡng ven đô, homestay phát triển phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng chủ yếu cho người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận. Thế nhưng, các homestay đang phát triển tại các quận mới và các khu đô thị (KĐT) đang là một hướng đi mới cho người dân Thủ đô và du khách muốn khám phá văn hóa địa phương.

Không khó để có thể tìm được homestay tại các dự án đô thị, chỉ cần nhấp chuột là ra hàng ngàn căn hộ đang có nhu cầu cho thuê theo giờ, ngày. Các homestay này đa phần nằm tại các khu vực có hạ tầng giao thông đồng bộ, hạ tầng xã hội hoàn thiện.

Đặc biệt, mô hình này nở rộ tại KĐT Ecopark, do đây là một khu vực có môi trường sống trong lành, có nhiều cảnh quan để du khách có thể chụp ảnh, dạo chơi, ngắm cảnh.

Chị Nguyễn Ly (Ecopark) cho hay, do làm trong cơ quan nhà nước bó hẹp thời gian và thu nhập thấp, chị đã rời cơ quan về nhà, cùng anh chị em trong gia đình tích cóp mua được 5 căn hộ tại khu vực Ecopark, có diện tích 35 – 70 m2 để làm homestay.

Theo chị, từ khi đi vào vận hành chuỗi homestay này, chị vô cùng bận bịu vì tự mình điều hành, không thuê quản lý để giảm chi phí cho khách hàng. Các căn hộ của chị luôn được lấp đầy khách, thậm chí những ngày lễ như 30/4 – 1/5 vừa qua, khách không đặt phòng trước một tháng đều không có.

Nếu so với các khách sạn 3 – 4 sao, giá thuê phòng của chị khá mềm, trong khi tiện nghi đều được chị thiết kế sang trọng, thiết bị bếp, nhà tắm đầy đủ, khu vực đô thị có cả bể bơi.

Thời gian cho thuê được chị tính theo tiêu chuẩn của khách sạn. Trong tuần, giá từ 500.000 – 700.000 đồng/căn hộ 1 phòng ngủ/ngày, cuối tuần 1 – 1,1 triệu đồng/ căn hộ 1 phòng ngủ. Đối với căn hộ 2 phòng ngủ, giá chỉ nhích lên 250.000 – 300.000 đồng/căn.

Anh Trần Văn Hiền (quận Tây Hồ) cũng đầu tư 3 căn hộ chung cư tại 3 nơi: Goldmark City, Ciputra, Vinhome Mễ Trì để làm homestay. Các căn hộ của anh đều nằm tại những KĐT lớn, gần trung tâm nhưng giá thuê cũng không cao hơn các khách sạn 3 – 4 sao mà khách hàng vẫn tận hưởng được các dịch vụ cao cấp.

 Homestay tại các khu chung cư có phạm luật? - Ảnh 1.

Khó quản lý

Đánh giá về loại hình homestay này, Gs. Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật không cấm người dân cho thuê nhà, đặc biệt là không có quy định rõ thuê ngắn hạn hay dài hạn. Chỉ có điều, nếu sau này có vấn đề gì xảy ra thì không biết sẽ có cách quản lý ra sao.

Cùng góc nhìn trên, theo ông Trần Đình Quý – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa, pháp luật không cấm kinh doanh homestay. Tuy nhiên, người dân muốn khai thác cho thuê căn hộ thì phải tuân thủ đúng các thủ tục về kinh doanh căn hộ thương mại.

Theo đó, nếu muốn kinh doanh phải có chức năng công ty, phải được cấp phép kinh doanh và có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các yếu tố an toàn cho khách thuê như phòng cháy chữa cháy, vấn đề về an ninh. Mặt khác, khách du lịch đến ở tại căn hộ phải đăng ký tạm trú với cấp chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, không ít người lo ngại rằng việc kinh doanh homestay bên cạnh những mặt tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì cũng dễ dẫn đến nhiều lỗ hổng để các chủ kinh doanh lách luật, như cho thuê đơn thuần mà không đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hoặc doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú… dẫn đến không đảm bảo các điều kiện về lưu trú, hoặc xảy ra các sự cố không mong muốn.

Phân tích rõ hơn điều này, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch công ty Luật Basico, cho rằng về bản chất, mô hình kinh doanh cho khách du lịch thuê căn hộ giống với hình thức cho thuê nhà theo tháng hoặc theo năm tại các thành phố lớn. Đó là căn hộ của người dân, việc họ tự cho thuê là không sai.

Song nếu như những căn hộ cho thuê dài hạn thường có hợp đồng thuê thì mô hình này chỉ cho thuê ngắn hạn, không có hợp đồng, chủ nhà cũng không đăng ký kinh doanh nên Nhà nước không thu được thuế.

Bên cạnh đó, vị luật sư này cũng thừa nhận, việc có quá nhiều đối tượng khách hàng từ người mua để ở, khách du lịch thuê theo ngày, khách thuê lâu dài đến khách du lịch cùng sinh hoạt trong chung cư sẽ rất phức tạp.

Trước những bất cập này, không ít người băn khoăn về việc hình thức cho thuê homestay dễ dàng dẫn đến việc khó quản lý được mục đích sử dụng của khách thuê, dẫn đến những “lổ hổng” nếu như khách thuê sử dụng homestay vào mục đích không lành mạnh.



Theo Phạm Minh


Thời báo kinh doanh

[ad_2]

Bất động sản TPHCM có thể phát triển giống Thượng Hải, nhưng người Trung Quốc đầu tư nhiều cũng chưa hẳn tốt

[ad_1]

Về xu hướng ưa thích bất động sản Việt Nam của người Trung Quốc, cụ thể với Thành phố Hồ Chí Minh, Bloomberg đưa ra phân tích: “Đối với người Trung Quốc, Thành phố Hồ Chí Minh có sức hút rất lớn. Đầu năm 2016, nhiều chuyên gia đánh giá thành phố này có tiềm năng để phát triển mạnh như Thượng Hải với nhiều khu trung tâm thương mại sang trọng thay thế những vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang.

Người Trung Quốc cho rằng, Việt Nam bây giờ có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc giai đoạn một thập kỷ trước – một quốc gia ổn định về chính trị, có nhiều tiềm năng để trở nên phồn thịnh nhờ vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu nở rộ, cũng như mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia”.

Kể từ khi luật pháp Việt Nam cho phép người nước ngoài sở hữu căn hộ vào tháng 7/2015, nhà ở phân khúc cao cấp đã trở nên thu hút với người ngoại quốc. 3 năm trước, khi Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh ra mắt khu dân cư đầu tiên ở khu vực Thủ Thiêm – mức giá là 2.000 – 2.800 USD/ mét vuông. Dự án Metropole có thể sẽ có giá cao hơn gấp đôi, từ 4.500 – 6.500 USD/ mét vuông.

 Bloomberg: Bất động sản TPHCM có thể phát triển giống Thượng Hải, nhưng người Trung Quốc đầu tư nhiều cũng chưa hẳn tốt - Ảnh 1.

Đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, bất động sản ở thị trường quê nhà đã bị đẩy giá tăng vọt. Từ năm 2009 đến nay, giá nhà đất ở Thượng Hải tăng tới 270%, vì thế, thị trường căn hộ cao cấp của Việt Nam có vẻ sẽ là tiềm năng hơn cho họ. Đầu năm nay, China Vanke Co. – nhà phát triển bất động sản lớn thứ ba Trung Quốc, đã khởi công xây dựng một dự án ven sông ở Phố Đông Thượng Hải với giá hơn 15.000 USD mỗi mét vuông, đắt hơn gấp đôi so với dự án Metropole.

 Bloomberg: Bất động sản TPHCM có thể phát triển giống Thượng Hải, nhưng người Trung Quốc đầu tư nhiều cũng chưa hẳn tốt - Ảnh 2.

Người Trung Quốc đặc biệt hứng thú với bất động sản sang trọng ở Việt Nam. Năm 2018, chỉ có 23% số nhà ở sang trọng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh được bán cho người Việt Nam, trong khi đó 30% là bán cho người Trung Quốc đại lục. Người Hong Kong chiếm 11% và người Đài Loan chiếm 4%.

Cơn “sốt” đất ở Thành phố Hồ Chí Minh là không thể phủ nhận, nhưng Bloomberg cũng đặt dấu hỏi về việc tuy rằng bất động sản ở đây rẻ hơn nhiều so với Thượng Hải, nhưng rõ ràng về cơ sở hạ tầng, Việt Nam chưa thể bắt kịp Trung Quốc.

Hệ thống giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh theo Bloomberg đánh giá là tương đối cũ so với Thượng Hải. Hơn nữa, cách đây 10 năm, Thượng Hải đã là một đô thị lớn của thế giới, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì rõ ràng là chưa được như vậy.

80% những người Trung Quốc mua bất động sản tại đây đã trả lời rằng họ không mua để ở mà mua để đầu tư. Vậy thì khoản đầu tư này có thể mang lại điều gì? Bloomberg cảnh báo, việc bất động sản ở thành phố này trở nên quá “nóng” với người nước ngoài chưa hẳn đã là một điều tốt đối với Việt Nam.



Theo Hoàng An


Trí thức trẻ/Bloomberg

[ad_2]