[ad_1]

Chiều 6/6, toạ đàm “Thăng trầm bất động sản 2010 – 2020 và những xu hướng sắp tới” đã diễn ra dưới sự phối hợp tổ chức của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và CLB Doanh nhân Sao Đỏ.

Toạ đàm có sự góp mặt của Chủ tịch FLC – ông Trịnh Văn Quyết, ông Nguyễn Cảnh Hồng – Tổng giám đốc Eurowindow kiêm Chủ tịch CLB Sao Đỏ, ông Đặng Hồng Anh – Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Hải – Chủ tịch Tập đoàn Alphanam cùng nhiều khách mời khác.

Các diễn giả đã cùng nhìn lại những giai đoạn thăng trầm và dấu mốc phát triển quan trọng của ngành bất động sản, đồng thời nhận định những xu hướng trong tương lai.

Một thập kỷ vượt khó

Để nói về một thập kỷ phát triển vừa qua của bất động sản, các diễn giả đều thống nhất chia thành 2 giai đoạn chính.

Giai đoạn đầu, từ giữa năm 2010 đến cuối 2013, đây là thời kỳ khó khăn của toàn ngành. Những năm hậu khủng hoảng tài chính 2008 ấy, các giao dịch mua bán gần như đều đóng băng, các dự án “đắp chiếu”, còn nhà đầu tư thì “ngủ đông say sưa”.

Từ 2014 đến nay mới thực sự là thời kỳ khởi sắc, nhờ sự ra đời của hàng loạt các luật và nghị định gỡ khó cho bất động sản. Có thể kể đến như Luật đất đai 2013, tiếp đó là Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, rồ Luật đầu tư 2014.

“Tôi nghĩ từ thời lập quốc, chưa bao giờ bất động sản phát triển rực rỡ như 6 năm vừa qua”, ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ.

Còn Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – Nguyễn Mạnh Hà gọi thời kỳ này là “thập kỷ vượt khó” xuất sắc của toàn ngành, những người lạc quan nhất cũng không thể tưởng tượng được sẽ thành công như ngày hôm nay.

Ông Hà cho biết, mỗi năm Việt Nam phát triển được 60 triệu m2 nhà, tăng 6,5 m2 trên đầu người trong một năm. Một trong những điểm sáng nhất là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Cụ thể, hiện có khoảng 230 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã và đang triển khai, khoảng 80.000 căn codotel, 19.000 biệt thự du lịch, 10.300 phòng khách sạn và hơn 14.000 shop house, chủ yếu phát triển trong 10 năm qua.

Bất động sản sau một thập kỷ: Xuất sắc vượt khó nhưng vẫn bị “pháp lý” đè nén, có dự án 14 năm chưa tính xong giá đất - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Mạnh Hà.

Các dự án bất động sản đã thay đổi bộ mặt của nhiều địa phương như Thanh Hoá, Quy Nhơn, Quảng Bình,… Đồng thời, ngành cũng đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế, hằng năm tổng thu liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 10 – 11% thu nhập quốc dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Bất động sản vẫn chịu lực cản từ “pháp lý”

Những năm trước 2010, bất động sản chỉ được coi là dịch vụ chứ không phải kinh doanh nên bị “thả trôi cho tự sinh tự diệt”. Từ sau 2013, các chính sách, nghị định ra đời đã mở đường cho toàn ngành phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại.

Thứ nhất là định kiến của xã hội.

Ông Trịnh Văn Quyết bày tỏ: “Tôi có cảm giác là từ cơ quan Nhà nước đến người làm chính sách, ngại đi dự chủ đề này, hoặc sợ bị mang tiếng là ủng hộ giới làm bất động sản.”

Ông cho rằng mọi người hay nghĩ đến bất động sản đi liền với lợi ích, lợi ích nhóm dù rằng không ai có thể giải thích rõ ràng những khái niệm này nghĩa là gì. Với bất cứ chương trình nào về bất động sản, rất khó để mời các nhà làm chính sách đến nghe chia sẻ.

Trong khi bất động sản là ngành nghề lan toả cho những lĩnh vực khác, cũng là nguồn thu của nhiều tỉnh – địa phương.

“Đơn cử như ở quê tôi, Vĩnh Phúc, đến tận xã tôi ở, chủ tịch xã bảo năm nay cũng phấn đấu đấu giá được mấy chục lô đất để thu ngân sách. Một người cán bộ cấp xã cũng chỉ chú ý vào bất động sản. Ở cấp độ lớn hơn, tất cả các doanh nghiêp làm bất động sản, như chúng tôi đóng hàng nghìn tỷ tiền thuế, từ thuế sử dụng đất đến thuế thu nhập doanh nghiệp,…“, chủ tịch FLC lấy ví dụ.

Còn ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh ví bất động sản như “con nuôi” của nền kinh tế. Trước thì bị coi là ngành phi hàng hoá, không được ưu tiên phát triển, nay thì chịu hàng trăm vướng mắc pháp lý, thủ tục hành chính khiến dự án “tắc nghẽn”, dù đất ở vị trí “vàng” cũng chưa thể triển khai.

Bất động sản sau một thập kỷ: Xuất sắc vượt khó nhưng vẫn bị “pháp lý” đè nén, có dự án 14 năm chưa tính xong giá đất - Ảnh 2.

Ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. (Ảnh: VnExpress)

Đơn cử như miếng đất tại Hàng Bài (Hà Nội), doanh nghiệp mua từ năm 2007 nhưng đến nay, sau 14 năm, thủ tục tính giá đất còn chưa được hoàn thiện. Ông Dũng cũng cho biết hiện mỗi dự án có khi phải mất 5 năm chỉ để hoàn thiện hồ sơ, xin giấy tờ cấp phép,… làm lãng phí nhiều nguồn lực của doanh nghiệp.

Pháp lý cũng chính là vấn đề nổi bật được đem ra bàn luận trong buổi toạ đàm. Các chính sách pháp lý, nghị định chồng chéo, có độ vênh với nhau đang tạo ra lực cản nhất định tới khả năng phát triển của ngành.

Một vấn đề gây khó khăn khác về mặt tài chính là Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước khi mà cơ chế siết chặt tín dụng đã khiến nhiều doanh nghiệp mất đi cơ hội tiếp cận nguồn vốn. Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam cho rằng dù cơ quan Nhà nước đang dần hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách, nhưng vẫn đi sau hơi thở và xu hướng phát triển của ngành.



T.D


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *