[ad_1]

Theo đó, phương án được chọn là cầu dây văng 1 trụ tháp với ý tưởng kiến trúc phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện Cần Giờ; sử dụng lan can hình tượng sóng biển, các trụ đèn chiếu sáng tạo nên hiệu ứng rừng đước khi đi qua cầu; đồng thời thiết kế chiếu sáng nghệ thuật cho cầu.

Dự kiến điểm đầu cầu là tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2 khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.

Dự án cầu Cần Giờ được UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng với tổng vốn dự kiến 5.300 tỉ đồng. Tháng 8/2016, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương này. Thông tin về thiết kế, kiến trúc dự án cầu Cần Giờ, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM xác nhận đã chọn được phương án thiết kế cầu, UBND TP.HCM cũng cơ bản chấp nhận phương án này.

Cầu Cần Giờ được xây dựng nhằm thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP và các khu vực lân cận, hình thành tuyến kết nối giao thông trực tiếp với khu vực biển phía Nam TP.

Việc xây dựng cầu Cần Giờ góp phần khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, phát triển giao thông vận tải thuận lợi và hiệu quả. Đồng thời, góp phần tác động tích cực đến các hoạt động du lịch, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ nói riêng và TP Hồ Chí Minh nói chung.

Cầu Cần Giờ thuộc loại công trình giao thông vĩnh cửu, có vận tốc thiết kế là 60km/giờ; bề rộng cầu chính là 24,5m, đáp ứng 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp; bề rộng đường đoạn thông thường rộng 40m, đáp ứng 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp; đoạn trong phạm vi tường chắn rộng 50,5m.

Cầu Cần Giờ được xây dựng tại khu vực hạ lưu phà Bình Khánh hiện hữu, vượt qua sông Soài Rạp, nối từ huyện Nhà Bè sang huyện Cần Giờ. Hướng tuyến trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình, huyện Nhà Bè, sau đó vượt sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ, sau khi vượt sông, hướng tuyến rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220KV, tiếp tục vượt sông Chà và kết nối với đường Rừng Sác.

Cầu Cần Giờ có điểm đầu tại nút giao giữa đường 15B với đường Đường số 2 – Khu Đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè; điểm cuối kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8km về phía Nam thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Tổng chiều dài tuyến đường nghiên cứu khoảng 7,41km.

Theo liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam-Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ, khối lượng giải phóng mặt bằng để xây cầu Cần Giờ ước tính 11.580m2 nhà ở, 31.900m2 đất thổ cư và gần 90.600m2 đất nông nghiệp trên địa bàn 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ.

Hai công ty này sẽ tự sắp xếp nguồn vốn xây cầu. Sau đó, TP. HCM hoàn vốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án Khu lấn biển Cần Giờ 60ha và dự án lấn biển Cần Giờ 480ha.



Theo Nam Phong


Nhịp sống kinh tế

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *