[ad_1]

So găng các kênh đầu tư

Vàng từ xa xưa là một kênh “cất giữ tài sản” quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát và lan nhanh ra toàn cầu, diễn biến của giá vàng như thách thức với những ai dám liều. Cụ thể, vào thời điểm 2, 3 tháng đầu năm, nhìn chung giá vàng luôn trong xu hướng tăng, thậm chí có những thời điểm giá vàng tiến sát ngưỡng 50 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, có lúc vàng rơi xuống dưới 45 triệu đồng/lượng. Những ngày gần đây, giá vàng dao động xung quanh mốc 47 – 48 triệu đồng/lượng, chênh từ 2-4 triệu đồng/lượng so với thế giới.

Với kênh đầu tư chứng khoán, câu chuyện trên thị trường cuối tháng 3 đầu tháng 4/2020 đang là 1 ví dụ về cơ hội bắt đáy tài sản. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn sau Tết Nguyên đán, chỉ số VN-Index tụt giảm từ gần 995 điểm xuống còn mức 650 điểm vào ngày 24/3. Tuy nhiên, sau đó thị trường đã lấy lại phong độ, thanh khoản sôi động khi các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng thị trường. Sự đảo ngược nhanh chóng của chứng khoán đã mang lại thành công cho nhiều nhà đầu tư kịp thời mua tài sản ở mức giá rẻ.

Với kênh gửi tiết kiệm, do có lợi thế an toàn nên tỷ lệ sinh lời so với các kênh đầu tư khác không cao, nhất là lúc này mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh.

Giả sử có 3 tỷ đồng, nếu gửi vào ngân hàng với lãi suất trung bình ở mức 7%/năm, kỳ hạn 1 năm. Sau 1 năm, chúng ta có lãi: 7% x 3.000.000.000 = 210.000.000.

Cùng số tiền ấy, nếu chúng ta mua vàng từ tháng 5/2019, thì đến giờ chúng ta sẽ lời ra khoảng hơn 800.000.000 đồng, khi giá vàng tăng từ 36,6 triệu đồng/lượng lên tới 46,7 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên cần lưu ý, quãng thời gian nửa cuối năm 2019 đầu năm 2020 là quãng thời gian vàng tăng phi mã do nỗi lo về Covid-19. Hiện vàng đang neo ở mức giá cao, việc kim loại quý này lặp lại mức tăng khủng như trước đó thì chưa chắc. Chuyên gia cũng nhắc nhở thị trường vàng có thể lên xuống bất thường

Với 3 tỷ đồng, đầu tư BĐS nào sinh lợi mà an toàn nhất? - Ảnh 1.

Biểu giá vàng biến động cực mạnh trong 10 năm qua. Nguồn: Gold Price.

Trong khi đó, ở kênh đầu tư bất động sản, nếu bỏ 3 tỷ để mua condotel, chẳng hạn như Vinpearl đang cam kết lợi nhuận ở mức 10%/năm, lợi nhuận nhà đầu tư có thể lĩnh sau 1 năm mua condotel sẽ là: 10% x 3.000.000.000 = 300.000.000, chưa kể các lợi ích khác mà chủ sở hữu biệt thự nghỉ dưỡng nhận được.

Phân khúc bất động sản nào sẽ vượt bão Covid-19 thành công?

Đem câu hỏi phân khúc bất động sản nào sẽ sinh lời nhiều nhất, dù trước, trong, hay sau Covid-19, câu trả lời vẫn sẽ là đất nền. Nhưng phàm những thứ sinh lời nhiều đều đi kèm với rủi ro lớn. Phân khúc này tiềm ẩn nhiều rủi ro về quy hoạch, tính pháp lý lẫn thị trường, kéo theo hệ lụy mất trắng hoặc khó “thoát hàng”.

Một xu hướng đang lên là mua hoặc thuê nhà làm AirBnB. Nhưng mô hình kinh doanh này không dành cho kẻ “tay mơ”, đòi hỏi nhà đầu tư phải có gu thiết kế ổn, năng lực marketing, quản lý, dọn dẹp phòng… Rất nhiều bạn trẻ kinh doanh mô hình này chỉ thu về lợi nhuận 2 – 5%/năm, mà như một vài tay chuyên trong ngành, nếu chỉ lãi ở mức này thì thà đừng mất công, để tiền đó gửi ngân hàng.

Võ Hoàng Hải, một chuyên gia về homestay, đồng thời là CEO chuỗi Bare Boutique Stays, chia sẻ trên The Quoc Khanh Show: “Mô hình tôi đang vận hành được thiết kế bởi các bạn kiến trúc sư rất giỏi ở TPHCM. Các bạn ấy làm ra một sản phẩm hoàn hảo nhưng về mặt tài chính, thì không hiệu quả.”

Hải cho rằng đã kinh doanh homestay thì lợi nhuận phải hơn gửi ngân hàng. Nếu mất công tạo ra một mô hình mà chỉ mang lại lợi suất 3% – 4%, trong khi lãi suất gửi ngân hàng không rủi ro là 7%, vậy thì kinh doanh làm gì? Thậm chí, với các bạn đi vay để kinh doanh homestay thì lợi suất phải cao hơn lãi suất vay ngân hàng từ 10% – 12%.

Một xu hướng nữa là đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, được coi như một kênh đầu tư đang dần hồi phục cùng với ngành du lịch Việt Nam. Một điểm sáng trong Covid-19 là sự sàng lọc những chủ đầu tư tiềm lực tài chính yếu.

Trong sự sàng lọc ấy, ngành bất động sản cũng được “trợ lực” bởi chính sách hoãn, giãn thuế, các gói tài khóa, tín dụng cho doanh nghiệp trong Covid-19 của Chính phủ, cũng như chính sách công nhận tính pháp lý của mô hình condotel.

Thực tế ngay trong đại dịch Covid-19, vẫn có chủ đầu tư “chạy” hàng tốt và lời lớn, trong khi vẫn giữ nguyên cam kết tỷ suất sinh lời 10%/năm.

Chẳng hạn, chị Mỹ Hạnh, một nhà đầu tư tại Hà Nội, chia sẻ trên mạng xã hội, chị vừa nhận được hóa đơn chi trả lợi nhuận từ công ty Vinpearl cho một căn hộ khách sạn chị đầu tư tại Nha Trang. Theo chị Hạnh, việc chủ đầu tư trả đúng cam kết đã quý, trong thời điểm dịch bệnh, du lịch đóng băng vì giãn cách xã hội mà chủ đầu tư vẫn trả lợi nhuận đúng và đủ cho nhà đầu tư là chuyện “không thể tin được”.

Theo ý kiến của các chuyên gia, người mua nên cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền. Bên cạnh uy tín của chủ đầu tư, các yếu tố khác người mua nên cân nhắc là tiềm lực tài chính, kinh nghiệm vận hành… Ví như chủ đầu tư Condotel cam kết lợi nhuận 10%/năm, thì họ phải có cơ sở, có năng lực để hiện thực hóa cam kết đó.

Một yếu tố nữa các chuyên gia khuyến nghị cần cân nhắc là lựa chọn các chủ đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, có nguồn khách ổn định, khi muốn đầu tư Condotel.



PV

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *