[ad_1]

Xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc tiếp tục mạnh mẽ, Việt Nam với những tín hiệu tích cực từ động thái phòng chống dịch Covid-19 đến chủ trương tăng đầu tư công đang kỳ vọng là điểm đến mới, trong số các quốc gia Đông Nam Á.

Thực tế, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam từ năm ngoái, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao. Và, dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cũng cho thấy lượng hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đại diện JLL: Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn trước làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc

“Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai”, theo ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam chia sẻ.

Trong đó, ngành hậu cần Việt Nam vẫn tương đối năng động trong thời gian dịch bệnh nhờ nhu cầu thuê từ các công ty thương mại điện tử. Giao thông vận tải hàng hóa và kho bãi đã hoạt động trở lại. Xu hướng như giao hàng thực phẩm tươi đang tăng tốc và JLL dự kiến điều này sẽ sẽ đẩy mạnh nhu cầu về kho lạnh.

“Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn”, ông Stephen nhấn mạnh.

Bắt đầu mở cửa từ năm 1986 với chỉ khoảng 335ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp, đến năm 2020 đã có hơn 80.000 ha đất công nghiệp. Đi cùng với việc tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại, phát triển các khu kinh tế trọng điểm…. “Những yếu tố này đã góp phần giúp Việt Nam thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài”, đại diện JLL kết luận.

Dưới tác động của Covid-19, việc tạm hoãn các thỏa thuận thuê đất và các nhu cầu mới sẽ ngày càng rõ nét hơn nếu tình hình không sớm cải thiện. Tuy nhiên, thị trường sẽ phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch được kiểm soát. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

Trên thị trường, nhóm doanh nghiệp khu công nghiệp tại Việt Nam đang tích cực đón nhận tín hiệu mới từ dòng vốn dịch chuyển. Cổ phiếu cũng tăng mạnh về vùng hấp dẫn. Mặc dù vậy, theo quan điểm người trong cuộc mọi việc trước mắt chỉ mang tính xu hướng, và cần nhiều thời gian để hấp thụ.

 Đại diện JLL: Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn trước làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc, nhưng cần thay đổi sản xuất để chuỗi cung ứng được liên tục  - Ảnh 1.

Về lâu dài phải thay đổi sản xuất để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng

Theo JLL, phía Trung Quốc đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp giá trị gia tăng. Đây là nơi tụ hội các công ty hàng đầu thế giới về pin mặt trời, mạng 5G, trí tuệ nhân tạo và sản xuất pin. Lý do chính là vì các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao, tạo ra nguồn thu nhập thuế cao cho chính phủ. Thêm nữa, các ngành công nghiệp sản xuất giá trị thấp thường gây ô nhiễm nhiều hơn, trong khi Trung Quốc đang mong muốn cải thiện môi trường tại các khu đô thị. Do đó, xu hướng Trung Quốc sẽ chuyển sang sản xuất sạch hơn, ít không gian hơn cũng sẽ giải phóng đất để tái quy hoạch.

“Chưa kể, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn. Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc”, ông Stephen nói thêm.

JLL nhận định, về lâu dài, nhiều doanh nghiệp Việt sẽ phải thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai. Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường của các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa.



Bảo An

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *