[ad_1]
Chưa có lối đi riêng
“Parkson đã từng thất bại trong một thời gian vì nhiều yếu tố, kể đến ở đây không chỉ vì sự thay đổi thị hiếu của người mua mà còn các yếu tố khác như cạnh tranh thị trường khi rất nhiều trung tâm mua sắm đã được xây dựng thành công với mô hình mới, hợp thời, bắt kịp xu thế cùng với các khách thuê/thương hiệu hấp dẫn, đã khiến cho Parkson không còn là những điểm đến độc quyền nữa”, bà Hà nhấn mạnh.
Ngoài ra, sự cứng nhắc trong chiến lược phát triển đã làm Parkson bị đứng lại phía sau, giảm lợi thế cạnh tranh của họ với các đối thủ khác. Cũng như, Parkson là một nhà vận hành tiếp quản toàn bộ khối đế thương mại nhưng không phải là chủ sở hữu của tòa nhà; dẫn đến một số trở ngại và hạn chế cho họ đầu tư để cải tạo tài sản.
Theo vị chuyên gia bán lẻ này, hầu hết các ngành hàng trong ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung theo một lẽ tự nhiên luôn cần sự đổi mới và sáng tạo để thích ứng với thị hiếu thường xuyên biến đổi của người tiêu dùng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều sự cải tiến và phát triển của nhiều nhà bán lẻ và Chủ đầu tư phát triển BĐS trong sản phẩm của mình để thu hút khách hàng.
Theo bà Hà, DS vẫn có thể thành công tại thị trường nếu họ thực hiện một chiến lược phát triển đúng đắn. Trên thị trường còn có nhiều DS khác đang hoạt động tốt như Takashimaya hoặc Robins, các công ty này đang có các bước cải tiến về hình thức, mô hình và cách thức hợp tác với các khách thuê khác nhau để phù hợp với thị trường.
Đối với bản thân Parkson, họ cũng có chiến lược riêng như tập trung cải tạo/phát triển những điểm tiềm năng, những điểm đang hoạt động thành công tại thị trường Việt Nam.
Riêng ở Parkson Lê Thánh Tôn với vị trí độc tôn và đông đúc cùng với kế hoạch cải tạo xây dựng và trang trí, vẫn đang thu hút nhiều khách thuê, đặc biệt trong đó là Uniqlo đã mở cửa hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam tại đây.
Bà Hà cho rằng, Covid -19 tác động diện rộng đến toàn bộ nền kinh tế, chỉ một số ít ngành nghề nắm được thời cơ để tăng tiến, còn lại hầu như là tác động xấu, trong đó bao gồm cả thị trường bán lẻ, trung tâm mua sắm và DS. Tất cả các mô hình này, liệu họ có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn hay sẽ mắc kẹt rồi lụi tàn vì đại dịch, thì tùy thuộc vào chiến lược riêng của mỗi công ty.
Chiến lược đa kênh
Hiện nay các thương hiệu như H & M, Zara và Uniqlo – mà các cửa hàng bán lẻ cao cấp đã chọn đầu tư vào loại hình đa kênh – các cửa hàng và trang web của riêng họ để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Khi được hỏi, chiến lược đa kênh của các thương hiệu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của các cửa hàng bán lẻ cao cấp như thế nào?, bà Hà cho rằng, các thương hiệu thời trang lớn trước giờ vẫn tập trung vào cả bán hàng trực tuyến và ngoại tuyến, nhưng có một kết quả không thể phủ định rằng, đối với ngành thời trang (cao cấp, trung cấp, thương hiệu lớn) doanh số tại các cửa hàng vẫn chiếm ưu thế so với bán hàng trực tuyến, với 70-80% tổng doanh thu.
Khách hàng ngày nay không chỉ chọn sản phẩm vì các đặc điểm nội tại của sản phẩm như chất lượng hay là thiết kế, mà còn nghĩ đến những cảm nhận và giá trị họ có thể nhận được từ sản phẩm hoặc thương hiệu, đó là lý do tại sao mà các thương hiệu lớn đã thay đổi mô hình của họ để đáp ứng với nhu cầu này, ngày trở nên hấp dẫn hơn và có nhiều sự tương tác hơn với khách hàng.
Chẳng hạn như, việc thiết kế, trang trí các mô hình đặc sắc tại cửa hàng, cung cấp trải nghiệm độc quyền cho khách hàng của họ khi họ mua sắm tại cửa hàng, đào tạo nhân viên, tăng cường khuyến mãi, mời KOLs đến cửa hàng ,… những trải nghiệm này khách hàng khó có thể tìm thấy được trên các kênh trực tuyến.
Bà Hà cho rằng, ngoại trừ một số ngành nghề khác đang vận dụng triệt để và tối ưu kênh trực tuyến như sử dụng ứng dụng và hệ thống giao đặt hàng trực tuyến , có xu hướng giảm tương tác dần tại các cửa hang kinh doanh thì các thương hiệu thời trang vẫn đang phải cân bằng giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tối đa hóa lợi nhuận khi kênh bán hàng tại cửa hàng vẫn đang chiếm ưu thế. Và đây chính là cơ hội dành cho các TTTM và DS có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt ở dòng sản phẩm cao cấp và trung cấp.
“Dù ảnh hưởng nặng nề của dịch nhưng DS sẽ không phá sản nhưng lợi nhuận của họ giảm đáng kể”, bà Hà nhấn mạnh.
Trong Covid 19, hầu hết các TTTM và cả DS đều có chính sách hỗ trợ khách thuê với việc giảm giá mặt bằng thuê từ 30% đến 100% để giữ chân khách thuê. Nếu covid 19 kéo dài lâu hơn, giả sử là 3 tháng nữa thì khả năng cao nhiều thương hiệu sẽ rơi vào tình trạng phá sản, dẫn tới việc bỏ mặt bằng kinh doanh, và rõ ràng trung tâm mua sắm/ DS sẽ mất doanh thu liên tục trong nhiều tháng. Hệ lụy này khiến cho các DS có thể phải đối mặt với việc phá sản nếu khả năng tài chính của công ty không vững vàng.
“Nếu mô hình DS có thể vạch ra một chiến lược đúng đắn, tôi tin chắc rằng họ có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng này sớm và suôn sẻ. Mặt khác, nếu họ sẽ không có đủ khả năng để cạnh tranh với các nhà phát triển BĐS khác , không có sự tiến hóa và đổi mới thì rồi mô hình DS này cũng sớm biến mất khỏi thị trường”, bà Hà khẳng định.