[ad_1]

Ông Phong dẫn chứng hiện có 363 dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào thành phố với tổng vốn 351,6 triệu USD, tính ra mỗi dự án chưa tới 1 triệu USD. Đặc biệt, đa số các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thành phố chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản (chiếm tới 46%).

Trước đó, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào TPHCM diễn ra ngày 8/5, Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng một môi trường đầu tư tốt đối với các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các chính sách ưu đãi, khuyến khích, mà quan trọng hơn đó là sự đồng hành và hỗ trợ kịp thời của chính quyền.

“Với mục tiêu kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp, thành phố thường xuyên tổ chức các hình thức đối thoại giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, với các nhà đầu tư nước ngoài và đại diện các cơ quan lãnh sự… nhằm huy động cao nhất các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội”, ông Phong phát biểu.

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019, TPHCM đã giới thiệu mời gọi đầu tư vào tổng cộng 210 dự án, với tổng nhu cầu vốn đầu tư hơn 1,18 triệu tỷ đồng, tương đương 53,8 tỷ USD, gồm các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, chỉnh trang đô thị, giáo dục, y tế, văn hóa – thể thao, du lịch – giải trí.

Tại đây, nhiều nhà đâu tư lớn trong nước và quốc tế bày tỏ sự quan đến những dự án TP.HCM mời gọi đầu tư. Theo đó, Tập đoàn Alpha King cho biết Công ty TNHH Build Your Dream (BYD) là đối tác của Tập đoàn Alpha King tại Việt Nam, đã đầu tư tổng cộng 800 triệu USD cho dự án R&D kéo dài 5 năm để tạo ra BYD Sky Rail.

Theo đó, đây là một hệ thống đường ray dầm ngang thích ứng tốt địa hình và hòa vào hệ giao thông thành phố dễ dàng, chiếm đất tối thiểu, có thể giải quyết các vấn đề tắc nghẽn giao thông đô thị với chi phí xây dựng thấp hơn, thời gian xây dựng ngắn hơn so với đường sắt trên cao và tàu điện ngầm.

Đại diện tập đoàn này bày tỏ mong muốn hợp tác góp phần xây dựng TPHCM trở thành cửa ngõ hiện đại của Đông Nam Á và hy vọng có được sự chấp thuận của lãnh đạo TPHCM cho phép Alpha King và BYD nghiên cứu đầu tư xây dựng đường trên cao tuyến số 1 và số 2.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG nhận thấy du lịch, khách sạn và vui chơi giải trí là các lĩnh vực mà TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và cần được khai thác đa dạng hơn nữa, đây cũng là các lĩnh vực Tập đoàn BRG có thế mạnh và kinh nghiệm.

Bà Nga cho biết có kế hoạch đầu tư và khởi công 3 khách sạn tại TP HCM vào năm nay, gồm Hilton Garden Inn, khách sạn Crowne Plaza (Intercontinental), khách sạn Diamond Complex.

Đồng thời doanh nghiệp này sẽ tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án công viên Hello Kitty trong nhà ở quận 6. Bên cạnh đó, Tập đoàn BRG cũng rất quan tâm đến các dự án có ý nghĩa cộng đồng của thành phố như dự án Quy hoạch Khu đô thị sáng tạo (tại ba quận 2, 9, Thủ Đức).

Bà Nga nói BRG có kinh nghiệm phát triển bất động sản, đặc biệt là phát triển tại dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội. Lãnh đạo BRG mong muốn có cơ hội cùng các doanh nghiệp TP HCM đầu tư phát triển Khu đô thị sáng tạo trong thời gian tới.

Một doanh nghiệp nước ngoài khác là Tập đoàn Keppel Land, cho biết cũng đang có kế hoạch đầu tư dự án Saigon Sport City tại quận 2, với tham vọng xây dựng một đô thị thông minh trên cơ sở ký kết hợp tác với Microsoft và nhiều đối tác liên quan để kết nối khoa học công nghệ, ứng dụng quản trị thông minh vào an ninh, công nghệ bán lẻ, các dịch vụ phục vụ đời sống người dân…

Tổng chi phí phát triển dự án Saigon Sports City khoảng 500 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án có tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 90.000 m2 với sản phẩm là trung tâm thương mại và 1.220 căn hộ, dự kiến được giới thiệu ra thị trường nửa cuối năm nay.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận thấy trong 10 năm gần đây, quy mô thị trường bất động sản đã tăng trưởng gấp đôi, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bất cập chủ yếu là tình trạng quá tải hệ thống hạ tầng đô thị, ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường sống.

Trong danh mục 210 dự án mời gọi đầu tư lần này, Hiệp hội và các doanh nghiệp bất động sản quan tâm và mong muốn được tham gia đầu tư vào nhiều dự án trong số 85 dự án hạ tầng giao thông, 36 dự án cơ sở hạ tầng đô thị, 29 dự án chỉnh trang đô thị, 9 dự án thương mại dịch vụ.

Cũng theo ông Châu, hơn 2 năm qua thành phố có 150 dự án bị yêu cầu ngưng triển khai để Thanh tra Chính phủ và các ngành chức năng rà soát, thanh tra các thủ tục pháp lý. Đến nay, 124 dự án (chiếm 78% số dự án bị rà soát) đã được thành phố cho phép tiếp tục triển khai thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

“Đây sẽ là một cơ hội lớn cho thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay. Thời gian qua nhiều tập đoàn đa quốc gia thể hiện sự quan tâm cao và mong muốn được hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, mọi việc có được đẩy nhanh hay không còn phải chờ vào việc TPHCM thực hiện các biện pháp tháo gỡ các khó khăn liên quan đến thủ tục pháp lý, chuyển nhượng…”, ông Châu nói.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP. HCM thì 4 hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đang được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy theo pháp lý sử dụng đất của từng khu đất và mục tiêu đầu tư của dự án.

Các hình thức bao gồm: Lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư; Giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; Lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo hình thức đấu thầu; Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).



Theo Nam Phong


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *