[ad_1]

Chiều 18/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp Công an TP HCM tiến hành các thủ tục bắt ông Nguyễn Thái Luyện (SN1985, Chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba) và Giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Lĩnh (em trai ông Nguyễn Thái Luyện) để điều tra hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đế chế ảo của Nguyễn Thái Luyện

Được biết, Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba được thành lập hồi tháng 5/2016, ngành nghề kinh doanh chính là môi giới, kinh doanh bất động sản. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba là ông Nguyễn Thái Luyện. Hai cổ đông lớn là em ông Luyện gồm: Nguyễn Thái Lĩnh và bà Võ Thị Thanh Mai, đều góp vốn 10%.

Ngoài ra, Luyện còn thành lập khoảng 20 công ty con để thực hiện việc lập các dự án “ma”, phân lô bán nền trên giấy ở TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận… Hệ thống Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba rao bán hàng loạt “dự án ma” trên khắp cả nước, kêu gọi khách hàng đầu tư khi chưa được cấp phép. Đặc biệt là ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai với các dự án “khủng”.

Để lôi kéo nhân viên tham gia vào công ty, Luyện chủ trương hoạt động công ty theo hình thức đa cấp, cho nhân viên tham gia đóng góp cổ phần. Vì vậy, khi xảy ra cưỡng chế các dự án “ma” ở một số địa phương, những nhân viên này sẵn sàng bảo vệ Luyện và công ty vì đã` bỏ tiền vào cổ phần.

Ngoài bản thân mình, Luyện cũng đưa người thân vào làm những vị trí quan trọng trong công ty. Ngoài ông Nguyễn Thái Lĩnh, Luyện còn một người em trai là ông Nguyễn Thái Lực, được giao nhiệm vụ đi thu mua đất nông nghiệp, đứng tên rồi vẽ ra các dự án ma là dự án hoành tráng, nhằm lừa khách hàng.

 Những phi vụ ảo của anh em Chủ tịch công ty CP Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch công ty CP Địa ốc Alibaba.

Trên website của Địa ốc Alibaba, ông Nguyễn Thái Luyện được xem như “thuyền trưởng” đưa tập đoàn này phát triển nhanh cả về nhân sự lẫn vốn điều lệ. Website này đưa ra số liệu sau hơn 3 năm, Tập đoàn Địa ốc Alibaba từ 4 nhân sự ban đầu đã lên 2.600 người, vốn điều lệ từ khoảng 100 triệu đồng lên đến 5.600 tỷ đồng.

Hồi tháng 6, sau khi các cơ quan chức năng cưỡng chế khu đất trùng với vị trí một dự án “ma” của Alibaba tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, một đoạn video với nhiều từ ngữ miệt thị công an xã, chủ tịch xã của ông Luyện được chia sẻ trên mạng Internet.

Ngày 4/7, ông Luyện được Phòng Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mời lên làm việc. Đầu tháng 8, Sở Thông tin và Truyền thông Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã lập biên bản phạt hành chính 7,5 triệu đồng với ông Luyện khi có phát ngôn lăng mạ cán bộ chức năng trên mạng xã hội.

Điểm mặt những “dự án ma”

Ngày 15/9/2017, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định số 23 quy định về tách thửa đất nông nghiệp với diện tích tối thiểu là 500m2. Quyết định này cũng tạo điều kiện cho phân lô đất nông nghiệp phục vụ mục đích thương mại.

Sau đó, Công ty CP Địa ốc Alibaba hình thành nhiều dự án, cho cá nhân đứng tên tách thửa đất ở địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu rồi phân phối. Cụ thể, công ty này có 8 dự án với nhiều khu đất tách hàng trăm thửa.

Hai dự án lớn là “Alibaba Tân Thành Center City 1” (ở xã Châu Pha) và “Alibaba Tân Thành Center City 5” (xã Tóc Tiên) do ông Nguyễn Ngọc Sự (trú Hà Nội), Nguyễn Thái Lực (trú Gia Lai) đứng tên. Hồi tháng 6, tháng 7/2019, chính quyền đã cưỡng chế 2 dự án này do sử dụng đất sai mục đích.

Trong các dự án mà Alibaba phân phối, nhiều dự án được quy hoạch là đất nghĩa địa, khu công nghiệp, thậm chí là đường cao tốc. Nhiều dự án khác sử dụng đất ở để quy hoạch khi cá nhân sỡ hữu đất chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

 Những phi vụ ảo của anh em Chủ tịch công ty CP Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện - Ảnh 2.

Khách hàng lo lắng tìm đến trụ sở Công ty CP Địa ốc Alibaba sáng 19/9.

Tại Đồng Nai, Công ty CP Địa ốc Alibaba rao bán 29 dự án. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa hề tiếp nhận xử lý bất cứ hồ sơ nào liên quan chủ trương đầu tư, thẩm định đất hay giao đất cho công ty này đầu tư dự án. Cơ quan chức năng xác định các khu đất được Công ty CP Địa ốc Alibaba rao bán đều là dự án ma bởi đây hầu hết là đất nông nghiệp, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Điển hình là dự án “Alibaba Long Phước 6” được rao bán đất nền sổ đỏ nhưng thực chất là khu đất trống, chen vào đó là những cục bêtông, ống cống nằm lăn lóc. Chủ đất đã chuyển nhượng khu đất này cho ông Nguyễn Thái Lĩnh (giám đốc Công ty CP Địa ốc Alibaba). Khu đất này được xác định là đất trồng cây lâu năm nhưng lại được Alibaba rao bán, mở bản đồ phân lô trên giấy để ký hợp đồng mua bán, nhận cọc.

Tương tự, tại xã Long Phước, Alibaba cũng rao bán nhiều dự án như Long Phước 5, 11, 7 với hàng trăm nền và cam kết “sổ đỏ thổ cư từng nền”, hầu hết do ông Nguyễn Thái Lĩnh đứng tên, còn Alibaba cứ rao bán.

Tại Bình Thuận, Công ty CP Địa ốc Alibaba cũng rao bán những khu đất thuộc dự án “Alibaba Newtimes City Thắng Hải” và “Alibaba Venice City” với diện tích lên đến hàng chục hecta, chia thành hàng ngàn nền, có sổ hồng riêng…

Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận khẳng định chưa nhận bất cứ văn bản nào liên quan đến chủ trương chấp thuận đầu tư, xây dựng dự án của công ty. Alibaba rao phân lô bán nền là không đúng thực tế.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Tri Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, căn cứ vào kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được Cơ quan CSĐT điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với các đối tượng chủ mưu và đồng phạm liên quan Công ty CP Địa ốc Alibaba.

Theo đó, các đối tượng sẽ bị truy tố và xét xử với tội danh và hình phạt được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành với khung hình phạt tù cao nhất từ 12 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Theo luật sư Tri Đức, để đảm bảo quyền lợi của mình, khách hàng của Công ty Alibaba nên trình báo công an về tất cả các giao dịch đối với công ty địa này.

Đối với các khách hàng ký hợp đồng mua được các thửa đất do Công ty Alibaba bán có đầy đủ hồ sơ pháp lý rõ ràng phù hợp với luật định thì mặc nhiên quyền lợi khách hàng sẽ được bảo đảm.

Ngược lại, nếu khách ký hợp đồng mua các thửa đất không hồ sơ pháp lý do Công ty Alibaba làm giả để nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản các khách hàng thì các hợp đồng đó coi như bị vô hiệu.



Theo Quốc Chiến


Trí Thức Trẻ

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *