[ad_1]
Theo Bộ trưởng Xây dựng, hiện cả nước có hơn 4.400 chung cư và pháp luật quy định đầy đủ nhưng vẫn còn xảy ra tranh chấp ở một số chung cư. Theo thông tin thì òn 458 nhà chung cư còn tranh chấp trên khoảng hơn 4.400 chung cư.
Các tranh chấp chủ yếu xuất phát từ việc chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, bất đồng về đóng góp, kinh phí quản lý vận hành, xác định quản lý chung riêng, thu chi tài chính của ban quản lý, không thống nhất lựa chọn đơn vị quản lý vận hành, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chất lượng công trình, chủ đầu tư không xây dựng công trình hạ tầng trong khu vực dự án trong quyết định được duyệt…
Ông Hà cũng nhìn nhận một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính thực hiện dự án, chỉ chú trọng đến lợi nhuận bán căn hộ mà chưa quan tâm thích đáng đến nghĩa vụ sau bán hàng, rồi trì hoãn bàn giao kinh phí này cho BQT. Hoặc người dân khi mua nhà không xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng, vì chủ đầu tư thường đưa ra điều khoản có lợi cho bản thân họ.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, việc quản lý sử dụng nhà chung cư còn chưa tốt, gây tranh chấp, một phần do chủ đầu tư chỉ chú trọng bán căn hộ mà quên mất nghĩa vụ sau bán hàng
Ngoài ra, một vấn đề nữa là trường hợp thành viên BQT thiếu kinh nghiệm trong quản lý nhà chung cư, hay cơ quan quản lý ở địa phương chưa thực hiện đầy đủ việc tuyên truyền, kiểm soát vi phạm ở chung cư. “Bộ Xây dựng sẽ khẩn trương sửa đổi thu kinh phí bảo trì, tổ chức hội nghị nhà chung cư và phương thức quản lý sử dụng nhà chung cư và tư cách pháp nhân của ban quản trị”, ông Hà thông tin.
Cho rằng một số tranh chấp liên quan đến mô hình quản lý, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đề xuất bổ sung thêm 2 mô hình. Thứ nhất, chủ đầu tư tự quản lý vận hành nhà chung cư và tự sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư. Hai là giao cho các đơn vị quản lý vận hành chuyên biệt. Mô hình này sẽ đảm bảo độ đa dạng và linh hoạt dưới sự giám sát của cộng đồng chung cư đó.
Theo Trí Thức Trẻ