[ad_1]
Sài Gòn là một thành phố đô thị của Việt Nam với mật độ xây dựng, phương tiện và dân số rất cao. Cùng với đó là sự nở rộ của cơ sở hạ tầng đô thị và tắc nghẽn giao thông.
Mặt khác, nó gây ra thiếu không gian xanh cho mọi người thư giãn và tìm kiếm sự yên tĩnh để nghỉ ngơi.
Vì lý do đó, một dự án nhà ở với cái tên khá mĩ miều ” Ngôi nhà trên mây” đã được nhóm kiến trúc sư thiết kế nhằm phù hợp với bối cảnh không gian cũng như khát vọng, mong muốn của gia chủ muốn tận hưởng một không gian bình yên và tĩnh lặng.
Cái khó khăn cho nhóm thiết kế khi tạo dự dự án này chính là khu đất xây dựng nằm giữa không gian mà xung quanh là những khu nhà chọc trời, được xây dựng san sát nhau, trông rất thiếu không gian và bí, ngột ngạt.
Kế hoạch của nhóm kiến trúc là tạo ra sự kết nối ngang dọc giữa con người và con người cũng như…
…giữa con người và thiên nhiên trong ngôi nhà này.
Ngôi nhà không được xây dựng toàn bộ trên diện tích đất mà được chia làm 2 phần.
1 nửa diện tích được thiết kế để dành cho vườn cây, gió, nước, ánh mặt trời…
…còn 1 nửa dùng để xây dựng không gian phục vụ cho các hoạt động sống của gia chủ.
Thay vì lối thiết kế truyền thống mở 4 phía, các kiến trúc su đã tạo ra một kết nối dọc giữa ngôi nhà và bầu trời.
Với lối thiết kế này, ngôi nhà có thể tiếp nhận những quang cảnh thiên nhiên bên ngoài cũng như có thể nhận thấy những thay đổi của thời tiết và thời gian vào ban ngày.
Sự kết nối giữa con người và thiên nhiên đã được thể hiện bằng nhiều cách trong khi tăng kết nối dọc giữa các không gian thì còn có thể sử dụng thông qua các khoảng trống.
Những khoảng trống này giờ trở thành chủ đề chính của ngôi nhà, nơi cha mẹ và con cái có thể nhìn thấy nhau từ mọi góc.
Đây là cách kiến trúc có thể chữa lành tâm hồn con người bằng cách hòa hợp với thiên nhiên.