[ad_1]
Chính thức thông xe cây cầu 5.700 tỷ đồng nối thông suốt hai bờ sông Hậu
Cầu Vàm Cống dài 2,97 km, được thiết kế dây văng, nhịp chính dài 450 m, tĩnh không thông thuyền 37,5 m, hai trụ tháp cao 143,9 m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5 m bao gồm 4 làn ôtô và hai làn xe máy tách biệt.
Đường dẫn vào cầu rộng 20,6 m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế 80 km/h. Cầu Vàm Cống khởi công ngày 10/9/2013, hợp long 29/9/2017, dự kiến thông xe vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, ngày 4/11/2017, trong quá trình thi công khe co giãn tại trụ P29, các đơn vị tư vấn và nhà thầu phát hiện dầm ngang trên đỉnh trụ P29 bị nứt. Quá trình khắc phục vết nứt đến nay mới hoàn tất.
Sau khi cầu thông xe, chủ đầu tư tiếp tục triển khai tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dài trên 50 km, quy mô 4 làn xe, dự kiến hoàn thành năm 2020. Tuyến đường này, cùng với cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh, sẽ từng bước hình thành trục dọc phía Tây của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – tuyến kết nối giao thương với Đông Nam Bộ.
Ngay sau khi cầu Vàm Cống vượt sông Hậu được khánh thành, TP.HCM đã có kiến nghị “xin” 2 phà 200 tấn của bến phà Vàm Cống.
Cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách tại các bến phà của TPHCM, UBND TP vừa kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải điều chuyển 2 phà 200 tấn từ bến phà Vàm Cống về hoạt động tại bến phà Cát Lái và bến phà Bình Khánh.
Động thái này của TP.HCM diễn ra ngay sau khi cầu Vàm Cống, cầu dây văng thứ hai vượt sông Hậu và là cây cầu dây văng thứ năm ở Miền Tây thông xe sáng 19/5.
Bến phà Vàm Cống có từ thời Pháp thuộc, sau năm 1975, bến được địa phương quản lý, đến năm 1997 thì giao về Khu quản lý đường bộ VII.
Hiện bình quân mỗi ngày bến phà Vàm Cống vận chuyển khoảng 5.500 ô tô và 12.000 xe máy qua sông Hậu. Do lượng phương tiện ngày càng tăng, nhất là cuối tuần, dịp lễ nên bến phà thường xuyên xảy ra ùn ứ do quá tải…
Trí thức trẻ