[ad_1]
Theo JLL Việt Nam, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đã công bố tham vọng đối với ngành năng lượng. Đây là động thái tích cực cho sự phát triển của lĩnh vực đầu tư thay thế trên thị trường. Đồng thời cũng phương án cho các tập đoàn mong muốn phân bổ nguồn vốn vào những phân khúc đầu tư bền vững và chiếm ưu thế trong cuộc chiến đa dạng hóa các danh mục đầu tư của họ. Nhờ đó mà năng lượng tái tạo lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư.
Theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc của JLL Việt Nam, Việt Nam là quốc gia hội tụ những đặc điểm địa lý lý tưởng cho việc sản xuất các loại năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Theo ông Stephen Wyatt, Việt Nam có lợi thế là sở hữu đường bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới, nền kinh tế nông nghiệp mạnh mẽ, do đó tạo ra các điều kiện đa dạng và phong phú để khai thác và sản xuất năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học.
Bên cạnh đó, các sáng kiến của chính phủ đang khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Bộ Công Thương đã tổ chức soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam để xem xét áp dụng sau tháng 6 năm 2019. Đây là bước tiến mới nhất cho sự nỗ lực không ngừng của chính phủ nhằm hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo.
“Việt Nam là quốc gia hội tụ những đặc điểm địa lý lý tưởng cho việc sản xuất các loại năng lượng tái tạo. Một khi các nhà đầu tư nhìn thấy những động thái tích cực từ phía chính phủ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án, khi đó các lĩnh vực thay thế bền vững sẽ trở thành một thỏi nam châm thu hút dòng vốn đầu tư”, ông Stephen Wyatt nhấn mạnh.
Trên thế giới, đang chuẩn bị cho sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Tại Mỹ, Chicago có kế hoạch cung cấp điện cho toàn thành phố bằng năng lượng gió và mặt trời vào năm 2025, tương đương với hơn 900 tòa nhà. Tất cả các tòa nhà trong thành phố Atlanta cũng đã cam kết sẽ đạt được 100% năng lượng tái tạo vào năm 2035, riêng các tòa nhà chính phủ phải thực hiện trước năm 2025.
Tại châu Á, các nhà phát triển và chính phủ đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm những phương pháp xây dựng bền vững và năng lượng tái tạo để làm giảm mức tiêu thụ năng lượng khổng lồ của khu vực. Trung Quốc đang có những bước tiến lớn để đuổi kịp quốc gia hàng đầu về năng lượng là Singapore.
Tại Singapore, đây là một quốc đảo với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, công trình xanh từ lâu đã là ưu tiên hàng đầu. Trong hơn một thập kỷ qua, tất cả các tòa nhà mới phải tuân theo quy chuẩn công trình xanh của quốc gia này (tương tự như chứng nhận LEED), kết quả là phần lớn các tòa nhà thải ra lượng carbon rất thấp và có nơi bằng không. Nhờ cam kết này, các tòa nhà được xây dựng ở Singapore thường có chất lượng tốt hơn các nước châu Á khác, với mức tiêu thụ nước và năng lượng thấp hơn và tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra một thành phố thích ứng với khí hậu.
Việt Nam, theo Tổng giám đốc JLL, Việt Nam đang phải đối mặt với những áp lực lên mạng lưới điện và giá điện dự kiến sẽ tăng do sự gia tăng trong các hoạt động phát triển và nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là tại các đô thị lớn và khu công nghiệp. Chính vì vậy mà việc đầu tư vào các lĩnh vực thay thế như năng lượng tái tạo sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế