[ad_1]
Theo Luật sư Trương Thị Hòa, khi mua các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng người mua cần tìm hiểu kỹ càng pháp lý và uy tín của CĐT, đồng thời nắm rõ tính chất pháp lý của từng loại hình BĐS theo quy định của pháp luật hiện hành. Ảnh: P.N
Nếu nói pháp lý BĐS nghỉ dưỡng chưa hoàn thiện là chưa trúng
Tại sự kiện, nhiều NĐT đặt câu hỏi, với pháp lý chưa hoàn thiện thì nếu mua BĐS nghỉ dưỡng ở thời điểm này có rủi ro gì và làm sao để tránh. Trả lời câu hỏi này, Luật sư Trương Thị Hòa nhấn mạnh: Nói pháp lý BĐS nghỉ dưỡng chưa hoàn thiện ý là chúng ta muốn sở hữu vĩnh viễn tài sản, được quyền sử dụng đất lâu dài. Còn hiện nay, chúng ta đang tính theo tính thấp nhất là sở hữu đất có thời hạn (50 năm). Nằm ở khoảng đó là gia hạn khi hết thời hạn.
“Hiện nay, nếu nói pháp lý BĐS nghỉ dưỡng chưa hoàn thiện là chưa trúng. Là bởi chúng ta đang mơ ước là được sở hữu vĩnh viễn, còn hiện tại đang tính thời hạn 50 năm nên thành ra chúng ta lấn cấn và luôn nghĩ rằng pháp lý của chúng chưa hoàn thiện nhưng thực tế tính pháp lý của BĐS nghỉ dưỡng đã rõ ràng”, bà Hòa nhấn mạnh.
Theo Luật Đất đai hiện hành, đất làm BĐS nghỉ dưỡng là đất thương mại – dịch vụ, có thời hạn sử dụng tối đa là 50 năm. Hết thời hạn này có thể gia hạn nếu có nhu cầu. 50 năm này không phải bắt đầu từ ngày chuyển nhượng mà bắt đầu từ khi nhà nước giao đất cho Công ty BĐS. Cho nên, người mua sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng phải chú ý là nhà nước giao đất cho công ty năm nào, đến lượt mình mua đã mất đi mấy năm thì phải trừ số năm đó đi. “Theo Luật đất đai quy định, khi nhận chuyển nhượng người mua có quyền sử dụng đất đối với thời hạn còn lại trừ đi thời hạn đã tính từ ngày giao đất”, Luật sư Hòa thông tin.
Cũng theo bà Hòa, đối với các doanh nghiệp BĐS thuê đất của nhà nước làm dự án nghỉ dưỡng, trả tiền thuê đất một lần thì theo Luật Đất đai, doanh nghiệp đó có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán tài sản xây dựng trên đất. Tức là doanh nghiệp đó có quyền sử dụng đất của mình và có quyền chuyển nhượng sở hữu với tài sản trên đất (bao gồm các loại hình như biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố nghỉ dưỡng….)
Khách mua cần làm gì để tránh rủi ro?
Theo Luật sư Trương Thị Hòa, khi mua sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng như biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố nghỉ dưỡng, condotel….thì khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ càng pháp lý dự án và uy tín của chủ đầu tư. Đặc biệt, bản thân người mua phải hiểu rõ tính chất của từng loại hình sản phẩm trên thị trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo khảo sát, đa số người mua BĐS nghỉ dưỡng hiện nay quan tâm đến phân khúc giá trên dưới 3 tỉ đồng/căn, nhưng những người mong muốn sở hữu lâu dài chỉ trên 30%. “Tiền nào của nấy. Với tính chất pháp lý sở hữu này thì người mua cần lưu ý đến giá tiền mà chủ đầu tư tính cho mình sao cho phù hợp với tính pháp lý của sản phẩm; cân đối được số tiền tích lũy với số vốn vay thêm ngân hàng sao cho phì hợp”, bà Hòa nhấn mạnh.
Theo bà Hòa, bản thân CĐT phải rõ ràng, minh bạch thông tin với khách hàng ngay từ ban đầu. Phải cho khách hàng biết rằng, khi mua sản phẩm của mình thì khách hàng được sở hữu đến thời hạn nào, tương ứng với mức giá như thế nào. Ảnh: P.N
Do đó, bản thân chủ đầu tư dự án BĐS nghỉ dưỡng phải rõ ràng, minh bạch thông tin với khách hàng ngay từ ban đầu. Phải cho khách hàng biết rằng, khi mua sản phẩm của mình thì khách hàng được sở hữu đến thời hạn nào, tương ứng với mức giá như thế nào. Đồng thời, tư vấn kỹ càng thông tin cho khách hàng về pháp lý dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thực tế, theo Luật sư Hòa, những người mua BĐS nghỉ dưỡng chỉ mong sản phẩm được ổn định, rõ ràng trong việc cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở/tài sản trên đất. Cho nên, liên quan đến tính chất pháp lý của sản phẩm bản thân các hiệp hội, luật sư sẽ tiếp tục ý kiến để hoàn chỉnh. Còn hiện tại, theo quy định của pháp luật hiện hành, sở hữu BĐS nghỉ dưỡng là có thời hạn và gia hạn nên việc rõ ràng, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho khách mua ngay từ ban đầu là rất cần thiết.
“Nếu khách mua tìm hiểu kỹ pháp lý của từng loại sản phẩm BĐS trên thị trường thì sẽ không ảnh hưởng gì và hạn chế được rủi ro khi đầu tư với điều kiện chủ đầu tư dự án phải rất minh bạch về tính pháp lý cho khách hàng”, Luật sư Hòa cho hay.
Theo Trí Thức Trẻ