[ad_1]
Tại Hội nghị “gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền thành phố với doanh nghiệp kinh doanh BĐS” diễn ra sáng 22/2 tại Tp.HCM đã có một số giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS được nêu ra.
Một số giải pháp trước mắt
Tại hội nghị, ông Lê Hòa Bình, giám đốc Sở xây dựng Tp.HCM đã trìng bày dự thảo hướng xử lý những nhóm vấn đề khó khăn của doanh nghiệp BĐS đang gặp phải. Cụ thể:
Về cách hiểu và vận dung quy đinh quyền sử dụng đất ở hợp pháp khi thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở. UBND TP sẽ thống nhất tiếp tục kiến nghị Thủ tướng chính phủ xem xét và chấp thuận phương án “Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp” theo nội dung văn bản 5837/UBND- ĐT ngày 17/10/2016, cụ thể như sau: Đối với với diện tích đất thuộc diện có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng, nếu đã xác đình là đất ở trong đồ án quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã có văn bản của cơ quan thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai xây dựng nhà ở hoặc đã được ghi trong quyết định thu hồi đất khi thực hiện giải phóng mặt bằng là để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì diện tích đất đó được coi là đất ở.
Một số giải pháp đã được nêu ra tại cuộc họp giữa lãnh đạo TP với doanh nghiệp BĐS. Ảnh: Hạ Vy
Về xử lý phần đất do nhà nước trực tiếp quản lý trong các dự án nhà ở (đất xen cài giữa các thửa đất, đất mương, rạch…) UBND TP sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho áp dụng chung trên địa bàn thành phố thực hiện các nội dung.
Thứ nhất, đối với tổng diện tích dưới 1.000m2 do nhà nước trực tiếp quản lý trong các dự án nhà ở (đất xen cài giữa các thửa, đất mương, rạch…) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND TP giao cho chủ đầu tư để chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.
Thứ hai, đối với quỹ đất có tổng diện tích từ 1.000m2 trở lên, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho UBND TP thực hiện hoán đổi với chủ đầu tư để có quỹ đất với diện tích tương đương, tập trung ngay tại dự án với chủ đầu tư có quỹ đất với diện tích tương đương, tập trung ngay tại dự án để chủ đầu tư bàn giao cho nhà nước quản lý sử dụng.
Chủ tịch UBND Tp.HCM cũng cho biết, dự kiến trong quý 1 này, TP sẽ ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng, đồng thời cam kết là sẽ làm mọi cách để đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện để doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn.
Chủ tịch TP Nguyễn Thành Phong nói gì?
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp.HCM yêu cầu các cơ sở ban ngành lắng nghe ý kiến bức xúc của doanh nghiệp BĐS trong quá trình triển khai quy trình để tháo gỡ dần.
Trong đó, các cơ quan ban ngành phải đặt trách nhiệm cao trong quá trình đồng hành với doanh nghiệp. Đồng thời có những giải pháp quyết liệt hơn, từ tổ chức đến công việc, thực hiện quy trình đảm bảo để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Cụ thể, Chủ tịch TP nêu rõ, sau cuộc họp tổng hợp xin ý kiến của Chính phủ, các bộ ngành trung ương. Nội dung cần đề xuất tháo gỡ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của trung ương, đề nghị Phó Chủ tịch TP gửi thủ tướng chính phủ, phân công người để phối hợp bộ, ngành báo cáo các vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh BĐS.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp.HCM. Ảnh: Hạ Vy
Bởi theo ông Phong, Tp.HCM có đội ngũ doanh nghiệp làm BĐS chiếm tỉ lệ rất lớn, đóng vai trò quan trọng trên thị trường BĐS Việt Nam. Cho nên, lắng nghe và tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ trong quá trình tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp nói chung, BĐS nói riêng.
“Tôi đề nghị làm ngay, phối hợp với Hiệp hội BĐS Tp.HCM để hệ thống hóa lại các vướng mắc của doanh nghiệp, đề xuất giải pháp tháo gỡ”, ông Phong nhấn mạnh.
Trong đó, đề xuất của 19 doanh nghiệp có dự án kéo dài, ông Phong đề nghị các ban ngành liên quan trực tiếp hình thành tổ công tác, đến ngày 30/4/2020 báo cáo xong. Mỗi tuần ngồi lại họp, giải quyết dứt khoát các dự án này cho xong. Cái nào, nút nào cần tháo gỡ cho doanh nghiệp người đứng đầu phân công cho tổ họp từng tuần, thậm chí họp ngoài giờ để giải quyết cho xong.
Chủ tịch TP cho hay, những vướng mắc thuộc quy trình thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND TP nếu chưa triển khai được thì các ban ngành tham mưu báo cáo lại cho người đứng đầu. Tránh trường hợp cán bộ thiếu trách nhiệm với lĩnh vực mình phụ trách, gây mất thời gian công sức của doanh nghiệp.
Thời gian qua đã có những việc nhỏ trong quy trình giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp nhưng để kéo dài thời gian đến 11 tháng theo ông Phong là không chấp nhận được, được hay không được phải trả lời doanh nghiệp sớm cho doanh nghiệp. Chính sự thiếu trách nhiệm, thiếu hợp tác đã để xảy ra rất nhiều chuyện khiến trì hoãn hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Ông Phong đề nghị các lãnh đạo sở ngành hết sức quan tâm.
Cũng theo ông Phong, trách nhiệm của TP đối với các dự án BĐS là rất quan tâm nhưng có những dự án nằm trong kết luận của thanh tra thì phải chờ ý kiến, TP không thể tự tiện làm được. Vì thế, thời gian qua cũng có một số doanh nghiệp bày tỏ bức xúc nhưng bản thân TP cũng phải đợi kết quả thanh tra.
Còn về độ vênh trong các Luật hiện hành hiện nay, TP ý thức được được này là rất khó khăn trong vấn đề giải quyết. Nếu tách bạch ra từng đơn vị (từng luật) thì không bao giờ giải quyết được vì sẽ sai. Có những vấn đề cần phải họp lại với nhau, tốn thời gian một chút nhưng trong điều kiện hiện nay vẫn tốt hơn nếu không sẽ vướng hoài không mở được. Có những dự án vướng không phải do lỗi của doanh nghiệp mà do sự phối hợp của từng sở ban ngành. Vấn đề này thì tích cực xử lý, phối hợp đồng bộ là có thể giải quyết được.
“Nếu chúng ta tích cực thì rất tốt cho doanh nghiệp, bản thân các sở ban ngành phải luôn trong tư thế chủ động để giải quyết vấn đề”, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.