[ad_1]
Thực tế cho thấy, trong quý 3 vừa qua, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước giao dịch có dấu hiệu chững lại. Tại Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Nam, Quảng Ngãi tiếp tục trầm lắng, không có nhiều thay đổi bởi gần như chưa thấy có dấu hiệu về việc cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh phát triển dự án trở lại.
Tại Hà Nội nguồn cung/ lượng giao dịch, tỉ lệ hấp thụ giảm mạnh. Trong khi đó, tại TP.HCM tỉ lệ hấp thụ, giá tiếp tục tăng cao. Căn hộ chung cư trung cấp vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo. Tuy nhiên, lượng dự án có sản phẩm mới chào bán ra thị trường hạn chế. Giá bán căn hộ tại Hà Nội ổn định, tại TP.HCM tăng mạnh, báo cáo của VARs chỉ ra.
Thị trường BĐS phía Nam bị ảnh hưởng tâm lý sau vụ Alibaba
Tại 2 thị trường này, căn hộ chung cư tiếp tục cho thấy sự phát triển mất cân đối giữa các phân khúc, thiếu nhà giá rẻ, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
Tại Hà Nội, trong quý 3/2019 đánh dấu sự sụt giảm cả về lượng cung và giao dịch so với quý 2 và cùng kỳ năm 2018. Giao dịch thành công chủ yếu vẫn là khách hàng có nhu cầu sử dụng thực. Đầu tư lướt sóng lãi nhanh từ BĐS ở Hà Nội giảm mạnh. Đầu tư để kinh doanh BĐS nhỏ lẻ kém hiệu quả hơn so với TP.HCM. Tỉ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Giá bán căn hộ gần như không có biến động so với quý trước, tặng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi đó, tại Tp.HCM, với tình hình không có nhiều thay đổi từ cơ chế, chính sách, nguồn hàng mới từ các dự án sẽ tiếp tục khan hiếm và có chiều hướng sụt giảm. Đặc biệt là thiếu hẳn phân khúc nhà ở giá thấp.
Cũng theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, tại các tỉnh Đông Bắc Bộ như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên,… có thể khởi sắc hơn bởi nhu cầu đầu tư mạnh dịp cuối năm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Thị trường các tỉnh Tây Bắc Bộ trong Quý IV sẽ chưa có biến động gì vì mặc dù là thị trường tiềm năng nhưng hầu hết các dự án tại khu vực này đều ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa có sản phẩm đủ điều kiện bán hàng đưa ra thị trường.
Theo Trí Thức Trẻ