[ad_1]


Ảnh minh họa.

Một tuần trước dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định cả nước cơ bản ngừng giãn cách xã hội. Ngành du lịch, vốn là ngành bị “đóng băng” trong đại dịch Covid-19 có dấu hiệu dần hồi phục.

29/4, nhiều chặng bay nội địa phục vụ dịp nghỉ lễ “cháy vé”. Tại các điểm du lịch như Đà Lạt, Đà Nẵng, nhiều khách sạn không còn phòng.

Đà Lạt “vỡ trận” vì không chuẩn bị sẵn sàng để đón khách“, Tổng Giám đốc Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ chia sẻ tại tọa đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM” mới đây. Lượng khách đến Đà Lạt không quá đông nhưng lực lượng phục vụ không nhiều như trước, dẫn đến nhiều cơ sở trở tay không kịp vì không có nhân viên phục vụ, dọn dẹp.

Ông Trần Hùng Việt, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM lấy dẫn chứng kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa rồi, các gia đình vẫn đi Nha Trang, Đà Lạt hay nghỉ dưỡng ở các resort vì khách tin rằng đã được an toàn. Ông Việt cho rằng đây chính là một trong những cơ sở để phục hồi du lịch.

Du lịch Việt sẽ hồi sinh thế nào?

Tại Hội thảo Hành động và tư duy lại ngành du lịch toàn cầu để phục hồi sau Covid-19 do Hiệp hội Lữ hành châu Á Thái Bình Dương (PATA) tổ chức, các chuyên gia Greg Klassen (từ Twenty31) và Damian Cook (từ E-tourism frontiers) đưa ra mô hình dự báo quá trình hồi phục ngành du lịch sau đại dịch theo các giai đoạn như sau:

(1) Nới lỏng hạn chế đi lại;

(2) Du lịch nội địa hồi phục;

(3) Các đường bay được khôi phục;

(4) Thị trường khách đi lẻ hồi phục;

(5) Thị trường khách đoàn đi số lượng lớn hồi phục.

Đà Lạt vỡ trận vì khách đông bất ngờ và triển vọng bất động sản nghỉ dưỡng từ chiếc lò xo du lịch bị nén hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Trung tâm Thông tin Du lịch (TITC) dẫn thực tế ở Việt Nam và một số nước khác, khi có dấu hiệu các giãn cách xã hội có thể được nới lỏng, các hãng hàng không đã mong muốn và có kế hoạch khôi phục đường bay và tăng tần suất các chuyến bay.

Trước đó, nhu cầu đi lại tại địa phương đã tăng cao nhưng cũng mới chỉ trong phạm vi từng địa phương. Việc đi du lịch theo đoàn với số lượng lớn sẽ chậm hơn, khi tình hình dịch bệnh đã được khống chế hoàn toàn.

Việc nhắm vào khách nội địa cũng là mục tiêu đặt ra của các hãng du lịch trong nước. Không chỉ là nguồn khách hồi phục sớm sau dịch, mà còn là nguồn khách chiếm tỷ trọng lớn, ổn định và bền vững hơn so với khách nước ngoài.

Năm 2019, du lịch Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế, và 85 triệu lượt khách nội địa trong đó có 43,5 triệu lượt khách lưu trú.

Việt Nam có 100 triệu dân, các doanh nghiệp trong nước cần ngồi lại bàn để làm sao phục vụ được họ, khuyến khích 100 triệu dân đi du lịch ngay trong chính Việt Nam“, ông Trần Hùng Việt nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ – Tổng Giám đốc Vietravel – cũng đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu thời gian học phù hợp để học sinh vẫn có quãng nghỉ hè khoảng 4 – 5 tuần, từ giữa tháng 8 để thúc đẩy cầu trong nước, đưa du lịch qua cơn khó trong quý 3.

Triển vọng bất động sản nghỉ dưỡng

Đà Lạt vỡ trận vì khách đông bất ngờ và triển vọng bất động sản nghỉ dưỡng từ chiếc lò xo du lịch bị nén hậu Covid-19 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Vinpearl Beachfront Condotel Nha Trang

Các chuyên gia trong ngành đều cho rằng Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch và bây giờ là lúc đất nước đi vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Chúng tôi tin rằng nhu cầu du lịch trong nước, sẽ là thị trường chính trong vài tháng tới. Tuy nhiên, các khách sạn và resort sẽ cần điều chỉnh lại chính sách giá cũng như các ưu đãi để đón đầu và đáp ứng nhu cầu của nhóm khách này“, ông Mauro Gasparotti, Giám Đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ.

“Chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ trải qua quá trình tương tự như Trung Quốc sau khi đại dịch được kìm hãm, theo đó thị trường Trung Quốc chỉ mất khoảng 6 tuần để công suất trở lại mức 30% sau khi công suất bị giảm mạnh vào giai đoạn trước đó và điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khách du lịch nội địa, đặc biệt là nhóm du khách trẻ”.

Trong số tất cả các phân khúc, khách sạn ngân sách thấp ghi nhận mức công suất tăng nhanh hơn so với những khách sạn có định vị cao hơn. Chủ sở hữu và các nhà điều hành khách sạn sẽ đối mặt với giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới, đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới để quản lý và tạo ra nguồn doanh thu mới. Các dịch vụ lưu trú và nhà hàng cần phát triển các chiến lược tiếp thị và quảng bá sáng tạo và ý nghĩa hơn trong khi các tổ chức tài chính và chủ sở hữu bất động sản cần tích cực làm việc với chủ đầu tư để tìm ra giải pháp cùng có lợi nhằm góp phần xây dựng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Bên cạnh đó, ngành bất động sản cũng được “trợ lực” bởi chính sách hoãn, giãn thuế, các gói tài khóa, tín dụng cho doanh nghiệp trong Covid-19 của Chính phủ, cũng như chính sách công nhận tính pháp lý của mô hình condotel.

Với công bố hướng dẫn mới về việc cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở của Bộ Tài nguyên Môi trường, các dự án Condotel có thể được gia hạn thời hạn cho thuê đến lên đến 50 năm. Chính sách này cũng rất hấp dẫn trong khu vực trong khi Condotel ở Thái Lan chỉ được sở hữu 30 năm.

Đây là một tín hiệu tốt đối với thị trường bất động sản của Việt Nam, đặc biệt là dành cho các đơn vị đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Nếu thông tư hướng dẫn này được chính thức triển khai, sẽ là một cú đỡ, một đòn bẩy rất lớn cho khu vực bất động sản nghỉ dưỡng, trong bối cảnh thị trường này đang bị ảnh hưởng sâu sắc từ dịch bệnh Corona đang hoành hành“, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao bộ phận Đầu tư, Savills Việt Nam, nhận định.

Theo ông Khương, về cơ bản, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hoạt động dựa trên 2 nguồn thu nhập chính, 1 là bán biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ nghỉ dưỡng, và thứ 2 là từ các hoạt động, dịch vụ giải trí ở các dự án này. Trong thời điểm này, khi doanh thu của dịch vụ nghỉ dưỡng đang sụt giảm mạnh mẽ, chủ đầu tư sẽ tranh thủ tận dụng lợi thế từ việc người mua được quyền sở hữu sổ đỏ, sổ hồng trên tài sản sở hữu, để kích thích nhu cầu của người mua, từ đó bảo toàn được số vốn đầu tư ban đầu.

Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đây cũng được coi là một động thái tích cực, trong bối cảnh thị trường bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh đang gặp nhiều vướng mắc về pháp lý hay hạn chế trong nguồn cung. Họ cũng sẽ yên tâm hơn trong việc chủ động gia tăng lợi nhuận bằng cách sở hữu một loại hình tài sản mới như biệt thư second home, condotel hay officetel.

Trong đại dịch, bất động sản là kênh đầu tư an toàn, lâu dài, đặc biệt nếu biết chọn các chủ đầu tư uy tín, có năng lực vận hành, có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Trước đó, các chủ đầu tư “buông” chủ yếu là những doanh nghiệp chỉ chuyên về bất động sản, không chuyên về du lịch. Với các chủ đầu tư uy tín đa ngành, đa nghề, họ vẫn trụ vững và phát triển khi một ngành nào đó bị ảnh hưởng.



Bình An

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *