[ad_1]
“Lâu đài Thành Thắng” của ông Đỗ Văn Tiến – một doanh nhân ở Ninh Bình trong lĩnh vực sản xuất xi măng – được khởi công xây dựng từ năm 2016. Tòa nhà nằm trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn, trước đây là một vùng trũng, được chủ nhân mua lại.
Lâu đài có tên là Thành Thắng vì chủ nhân vốn có hai người con trai tên là Thành và Thắng.
Lâu đài được khởi công xây dựng từ năm 2016
Lâu đài Thành Thắng nổi tiếng ở Ninh Bình
Công trình được lấy ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy) kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ. Mái vòm với nhiều chi tiết phức tạp là điểm nhấn nổi bật khi nhìn vào ngôi nhà, các chi tiết chạm nổi trên trần đều được mạ vàng.
Lâu đài có tên là Thành Thắng vì chủ nhân vốn có hai người con trai tên là Thành và Thắng.
Khuôn viên công trình rộng khoảng 10.000 m2 với hệ thống cổng và rào chắn kiên cố bao quanh. Mặt sàn xây dựng của tòa lâu đài chính 6 tầng này khoảng 2.000 m2.
Video: Lâu đài Thanh Thắng của đại gia Ninh Bình
Bao quanh gia trang là những khoảnh vườn với trên 20 cây cổ thụ như thông, lộc vừng, tùng La Hán…, mỗi cây có giá không dưới một tỷ đồng. Nhiều cây trong đó được ông Tiến đích thân đi khắp các tỉnh thành như Đắk Lắk, Kon Tum mang về.
Lâu đài có nhiều cây cổ thụ không dưới tiền tỷ
Lần đầu bước vào bên trong “cung điện”, nhiều người không khỏi choáng ngợp trước kiến trúc với 3 màu chủ đạo dễ nhận thấy gồm trắng – vàng – đỏ đặc trưng của hoàng gia.
Trên cùng là mái vòm, dưới cùng là tầng âm. Tầng âm được chia thành ba khu chính, một ga ra chính rộng 700 m2 đủ sức chứa khoảng 30 xe, một gara phụ rộng 500m2 đủ sức chứa khoảng 20 xe, một phòng nghe nhạc rộng khoảng 600 – 700m2 với đủ bộ sân khấu.
Được biết riêng phần xây thô trị giá khoảng 300 – 400 tỷ đồng nhưng chưa là gì so với phần nội thất sang trọng. Khác với hầu hết lâu đài chỉ có sơn, bả, công trình này có nhiều phần được ốp đá Tây Ba Nha.
Chiều cao không gian nội thất vòm tum trong nhà thông tầng tương đương nhà 11 tầng.
Kiến trúc mái vòm chắc chắn khiến ai bước vào cũng phải trầm trồ ngạc nhiên
Toàn bộ vỉa hè được chủ nhân lát đá. Hệ thống cửa và một số chi tiết trong nhà như trần, cột, kèo, gian thờ… được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Đây là loại gỗ quý hiếm, thể hiện sự quyền lực trong trang trí nội thất.
Các chi tiết trong nhà được tạo nên từ nhiều chất liệu khác nhau, như: Vàng, Bạc, Đồng, Gỗ, đá sapphire…Trong tòa nhà có nhiều phòng như: Thư viện, phòng hát, phòng ngủ theo phong cách hoàng gia, phòng nghe nhạc…Phòng nghe nhạc rộng khoảng 700m2 với đủ bộ sân khấu, chứa được hơn 300 khán giả.
Chiều cao không gian nội thất vòm tum trong nhà thông tầng tương đương nhà 11 tầng, đường kính 18m không có cột ở giữa. Chiều cao kiến trúc ngoài nhà tương đương nhà 18 tầng.
Trần, cột, kèo, gian thờ… được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng
5 tầng của lâu đài có hàng trăm cái cột, mỗi cột ốp đá trị giá 450 triệu đồng, chưa kể đến những ban công, tượng đá khác. Lượng vật liệu xây dựng đổ vào tòa lâu đài này ước khoảng 1.000 tấn sắt, 4.000 – 5.000 tấn xi măng, hàng chục nghìn tấn cát, gạch.
Tổng công trình được gia chủ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Công trình được chia thành khối. Trong đó, 2 khối gần mặt đường được dành cho con trai. Ngoài để ở, khu nhà chính còn được sử dụng làm văn phòng công ty.
Tòa lâu đài rực rỡ về đêm
Tổng công trình được gia chủ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Riêng bộ cổng có giá khoảng 40 tỷ đồng. Hàng ngày có hàng trăm người đến chụp ảnh, gia chủ phải thuê một nhóm bảo vệ 5 người túc trực từ sáng đến đêm. Hiện tại, công trình vẫn trong quá trình hoàn thiện.
“Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, chứ không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái, luôn rộng mở tâm trí để có thể làm việc hiệu quả”, ông Tiến chia sẻ.
Rất nhiều người đi đường qua đây muốn chụp lại một tấm ảnh làm kỷ niệm