[ad_1]

Trước khi mua lô cổ phần phổ thông 57,7% của SCIC tại Vinaconex, ít ai biết đến cái tên An Quý Hưng, một doanh nghiệp xây lắp và kinh doanh bất động sản có quy mô vốn vài trăm tỉ. Sau thương vụ này, cái tên đại gia Nguyễn Xuân Đông và An Quý Hưng thường xuyên được nhắc đến trong nhiều sự kiện liên quan đến ngành xây dựng và tài chính, với một câu hỏi “đại gia” mới nổi này là ai mà có thể mua được hơn một nửa doanh nghiệp lớn như Vinaconex, và sẽ quản lý tổng công ty này thế nào?

Tại thời điểm An Quý Hưng trúng đấu giá lô cổ phiếu của Vinaconex, đã có thông tin về việc doanh nghiệp này bán 20 lô đất tại khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn được gần 200 tỷ đồng để thanh toán tiền mua cổ phần.

Tuy nhiên, số tiền này quá nhỏ so với khoản tiền gần 7.500 tỉ đồng phải trả cho SCIC để sở hữu hơn 255 triệu cổ phần của Vinaconex. Khi nhìn vào bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng thì thấy, hầu hết số tiền mua cổ phần của Vinaconex không phải là tiền của doanh nghiệp này.

Cụ thể, tổng tài sản của doanh nghiệp này đầu năm 2018 có chưa đến 1.000 tỷ đồng nhưng tổng tài sản cuối năm đã tăng lên gần 12 nghìn 700 tỷ đồng. Số nợ cũng tăng phi mã với tài sản có, trong đó nợ đầu năm là hơn 534 tỷ đồng nhưng nợ cuối năm là hơn 12 nghìn tỷ đồng. Số liệu này cho thấy, hầu hết những tài sản mà An Quý Hưng có đều là tài sản vay, huy động vốn.

Giá trị làm tăng khối tài sản của An Quý Hưng đã được nêu rõ trong bản cân đối kế toán. Theo đó, tài sản cố định có giá trị hơn 39 tỷ, bất động sản đầu tư hơn 42 tỷ, tài sản dang dở dài hạn gần 80 tỷ đồng. Tài sản lớn nhất là nguồn đầu tư tài chính dài hạn, khoảng 7.600 tỷ đồng.

Tổng các khoản nợ phải trả dài hạn của An Quý Hưng là hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 200 tỷ, còn 7.800 tỷ đồng là khoản nợ phải trả khác. Đây chính là khoản nợ phát sinh khi An Quý Hưng mua cổ phần của Vinaconex.

Câu hỏi đặt ra là những tổ chức hay cá nhân nào đã đồng ý cho An Quý Hưng vay một khoản tiền lớn như vậy trong khi tổng tài sản của An Quý Hưng chỉ chưa đến 1.000 tỷ và tài sản có thể thế chấp để đảm bảo cho khoản vay lớn được còn ít hơn rất nhiều lần?

Từ vụ An Quý Hưng và Vinaconex: Cần hoàn thiện thể chế để đảm bảo sự minh bạch trong đầu tư của doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch Công ty An Quý Hưng nay đã trở thành Tổng giám đốc của Vinaconex

Theo một số luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, có những thủ thuật để vượt qua được tình huống này. Có thể, hồ sơ tài chính của An Quý Hưng chỉ để hợp thức hóa cho nguồn tiền dùng để mua cổ phần của Vinaconex và An Quý Hưng không phải là chủ thực sự của số cổ phần này nên không cần tài sản đảm bảo vẫn có thể “vay” được tiền để mua cổ phần. Đây chính là nguồn vốn mà những nhà đầu tư bí ẩn bỏ vào đứng sau “đại gia” mới nổi.

Dòng vốn thứ hai có thể huy động thêm từ nguồn vay ngân hàng và margin chính cổ phiếu VCG tại các công ty chứng khoán để “chuyển ngược” lại cho nhà đầu tư góp vốn. Những nhà đầu tư đứng sau lưng có thể ứng tiền cho An Quý Hưng vay và An Quý Hưng sẽ phải thế chấp toàn bộ số cổ phần đã mua để đảm bảo trả “khoản nợ dài hạn” như thể hiện trong bản cân đối kế toán năm 2018 của doanh nghiệp này. Sau khi là chủ của Vinaconex thì với tư cách là cổ đông lớn của doanh nghiệp, tiền của Vinaconex có thể được rút ra sử dụng để trả nợ. Đó là cách khôn ngoan của những người kinh doanh kiểu “tay không bắt giặc”.

Dù là khả năng nào thì đây cũng là thương vụ làm bộc lộ những bất cập trong quản lý nhà nước liên quan đến đấu giá cổ phần doanh nghiệp nhà nước khiến cho “cá bé” đã nuốt trọn “cá lớn”; công ty chưa đến 1 nghìn tỷ trở thành công ty mẹ của một doanh nghiệp có giá trị vốn hóa hơn chục nghìn tỷ đồng.

Bản cân đối kế toán của An Quý Hưng đã nói lên rất nhiều thông tin liên quan đến nguồn tiền bí ẩn mà An Quý Hưng đã sử dụng để mua cổ phần của Vinaconex. Dư luận đặt câu hỏi liệu có cần phải thanh tra, kiểm tra nguồn tiền “bí ẩn”để loại trừ những tình huống vi phạm luật có thể xảy ra trong thương vụ kỳ lạ này, câu hỏi này dành cho các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước.

Trước đây, khi Nhà nước thực hiện đấu giá lô cổ phần gần 1.000 tỷ đồng ở Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor), đã có quy chế lựa chọn nhà đầu tư để mua trọn gói, cả lô cổ phần này với điều kiện nhà đầu tư phải có vốn điều lệ lớn hơn giá trị lô cổ phần và chiến lược phát triển công ty, nhằm loại bớt các doanh nghiệp nhỏ thâu tóm Vinamotor để “xẻ thịt”.  Nhưng trong vụ Vinaconex, quy chế bán đấu giá cổ phần của SCIC đã không quy định điều này.

Do quy chế không quy định nhà đầu tư phải chứng minh nguồn vốn nên SCIC cũng chỉ quan tâm đến việc nhà đầu tư nộp đủ tiền mua cổ phần mà không quan tâm đến nguồn tiền nào chủ đầu tư sử dụng để mua lô cổ phiếu này.

Câu chuyện mua bán cổ phần tại Vinaconex đặt ra nhiều vấn đề về việc hoàn thiện thể chế pháp luật để đảm bảo việc mua bán cổ phần nói riêng và hoạt động của thị trường tài chính nói riêng phải được minh bạch. Nếu như dòng tiền rất lớn được sử dụng để mua lại tài sản nhà nước không được kiểm soát, sẽ khó tránh khỏi tình trạng sử dụng những nguồn tiền “không rõ nguồn gốc” để mua lại các công ty nhà nước .

Việc không xác định rõ được nguồn tiền mua cổ phần của SCIC tại Vinaconex cũng dẫn đến không xác định được ông chủ thật sự đang điều hành tổng công ty. Có thông tin cho rằng, 1 trong các ông chủ chính góp tiền cho An Quý Hưng đang điều hành doanh nghiệp xây dựng nằm trong “Top 4” vẫn hiện diện  ở trụ sở Công ty với một chức vụ nhỏ và mang tính hình thức để che dấu quyền lực thực sự cao hơn cả Chủ tịch HĐQT (?).

Chiều ngày 25/4/2019, TAND quận Đống Đa đã có quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Vinaconex ban hành trong phiên họp bất thường ngày 11/1/2019 và hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Như vậy, HĐQT và BKS được bầu trong phiên họp bất thường ngày 11/1/2019 sẽ hoạt động trở lại.

Các cổ đông khởi kiện cho biết, họ sẽ tiếp tục theo đuổi các biện pháp để các bên đạt được sự thống nhất, đảm bảo hoạt động của Vinaconex tuân thủ đúng các chuẩn mực quản trị của doanh nghiệp đại chúng niêm yết, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và của người lao động trong Công ty.



Theo Nhóm PV


Pháp luật VN

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *