[ad_1]
Bến xe Miền Đông mới được khởi công xây dựng vào tháng 4/2017, với diện tích hơn 16ha, vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, nằm tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An (Bình Dương) và phường Long Bình, Q.9, (TP.HCM). Cuối năm 2018 chủ đầu tư dự án cho biết sẽ đưa vào khai thác từ quý 1/2019 nhưng tới nay dự án vẫn còn nhiều phần đang thi công. Dự kiến sẽ không thể khai thác đúng hẹn.
Dự án do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch chi tiết, Bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích 122.480m2 (chiếm 76,37%,); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Tuy nhiên, vì vướng đền bù giải tỏa và chưa có kinh phí nên đến năm 2017, TP.HCM mới triển khai xây dựng Bến xe miền Đông mới. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông; chống bến cóc, xe dù của thành phố.
Nhà ga bến xe Miền Đông mới được xây dựng với kết cấu gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi. Toàn bộ công trình bến xe được thiết kế theo kiến trúc hiện đại, trở thành bến xe lớn nhất nước và là một trong những bến xe hiện đại của khu vực Đông Nam Á.
Đơn vị thi công dự án Bến xe Miền Đông (BXMĐ) mới cho biết tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thiện khoảng 90%. Chỉ còn bổ sung một số hạng mục quản lý các thiết bị phục vụ hành khách như máy vi tính, các phần mềm quản lý hành khách, camera, trụ ATM, các hoạt động ăn uống khác. Phía tổng công ty cũng đang lựa chọn đơn vị để xây dựng, quản lý theo chỉ đạo của TPHCM.
Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, vấn đề khó khăn chính là giao thông kết nối xung quanh với dự án bến xe này. Điển hình là đường kết nối giao thông xung quanh bến xe và tuyến metro vẫn chưa hoàn thành.
Cụ thể, đại diện Samco cho hay các đường kết nối giao thông xung quanh đã được TPHCM chỉ đạo cho nhiều chủ đầu tư, các nhà thầu đã và đang làm thủ tục triển khai làm đường. Con đường đầy sỏi đá và ổ gà phía trước không thuộc trách nhiệm của Samco mà thuộc về Khu quản lý giao thông đô thị số 2 (Khu 2) do Sở GTVT đầu tư.
Tại công trường xây dựng BXMĐ mới, khu vực nhà ga chính và bãi xe cơ bản đã hoàn thiện phần thô. Nhưng nhiều hạng mục bên trong như các tiện ích để phục vụ nhu cầu hành khách thì chưa được đầu tư, lắp đặt.
Nhiều hạng mục chính xung quanh nhà ga vẫn còn khá ngổn ngang. Đặc biệt là vắng bóng các nhà thầu lẩn đội ngũ công nhân thi công.
Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động Quý I/2019, nhưng tới nay tiến độ dự án mới được khoảng 90%.
Theo đó, tiến độ đưa bến xe vào khai thác với tiến độ khai thác giao thông bên ngoài chưa có sự đồng bộ. Như vậy, dự án bến xe mới dù có hoàn thành cũng khó đưa vào hoạt động khi đường ra vào bến chưa được mở rộng và kết nối với xa lộ Hà Nội.
Xung quanh dự án bến xe vẫn còn nhiều công trình giao thông có tiến độ thi công khá chậm, điều này dẫn đến việc kết nối các công trình với nhau chưa hiệu quả.
Theo UBND TPHCM, Bến xe miền Đông hiện hữu sẽ được chia làm hai phân khu: Khu A được sử dụng làm bãi đậu xe buýt, xe du lịch lữ hành; khu B làm khu phức hợp có chức năng thương mại – dịch vụ, văn phòng cho thuê và khách sạn lưu trú. Diện tích hai phân khu A, B sẽ được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 và lộ giới các tuyến đường giao thông có liên quan. Trong đó có khu phức hợp thương mại cao 20-25 tầng, TPHCM sẽ tổ chức bán đấu giá tạo nguồn vốn để đầu tư dự án bến xe miền Đông mới.
Theo kế hoạch, quý 1/2019 Bến xe miền Đông mới sẽ đi vào hoạt động, khai thác. Tuy nhiên, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở GTVT TPHCM mới đây cho biết theo đề xuất của Samco thì ngày 2/9 tới sẽ vận hành giai đoạn 1 của dự án. Khi đó Sở GTVT có kế hoạch phân luồng giao thông để đảm bảo sự hoạt động của bến xe. Về vấn đề giao thông kết nối, kế hoạch đầu tư đường kết nối phải đến đầu năm 2020 mới hoàn thiện.
Nhịp sống kinh tế