[ad_1]
Trong dó, thiết kế lại khách sạn để đón khách trở lại là một cách mà các khách sạn hiện nay đang làm. Mục đích của việc thiết kế lại khách sạn là để tăng cường mức độ tự tin cho khách và đảm bảo an toàn sức khỏe cho các tín đồ “cuồng” du lịch sau nhiều tháng bị khóa chân do Covid-19.
Theo JLL, tấm chắn thủy tinh tại quầy thủ tục và khu ăn sáng hay ghế ngồi quầy bar được đặt cách nhau ít nhất một mét: Chào mừng bạn đến với trải nghiệm khách sạn mới. Đây chỉ là một số trong những nỗ lực mà các nhóm khách sạn đang áp dụng để đảm báo sức khỏe cho khách hàng trong đại dịch Covid-19.
Tập đoàn khách sạn Onyx có trụ sở tại Bangkok, chuỗi khách sạn cao cấp Anantara Resort và Tập đoàn khách sạn Ovolo của Hồng Kông đã công bố các biện pháp phòng vệ cho khách. Các tập đoàn khách sạn toàn cầu như Hyatt, Marriott, Four Seasons và Hilton cũng đã công bố các biện pháp an toàn tương tự như lắp đặt máy phun tĩnh điện để vệ sinh bề mặt, hợp tác với các công ty khử trùng và đồng hành cùng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để thiết kế các hướng dẫn và quy trình mới.
Giám đốc bộ phận Khách sạn của JLL cho biết, thị trường khách sạn đang trải qua một sự thay đổi đáng kể do đại dịch toàn cầu. Chủ sở hữu và các đối tác vận hành khách sạn liên tục đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu, và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt.
Theo JLL, Châu Á Thái Bình Dương là khu vực đầu tiên hứng chịu ảnh hưởng của Covid-19, JLL ghi nhận có những dấu hiệu cho thấy khu vực đã có những tái xuất du lịch đầu tiên.
Cụ thể, du lịch nội địa Trung Quốc đã tăng tốc, với dịp nghỉ Lễ Lao Động được kéo dài năm ngày trong tháng Năm vừa qua ghi nhận được 115 triệu chuyến đi trong nước. Hãng hàng không Asiana Air và Korean Air có trụ sở tại Hàn Quốc cũng đã gia tăng tần suất các chuyến bay nội địa. Việt Nam vừa qua cũng đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và khuyến khích du lịch nội địa. Thái Lan đang dần nới lỏng các hạn chế đóng cửa quốc gia.
Đối với khách sạn, việc du lịch trong nước trở lại khiến nhà điều hành phải gấp rút thiết kế lại nhiều khâu, chẳng hạn như quầy ăn sáng, quy trình nhận phòng và trả phòng, khu vực đón khách và hành lang, phòng giải trí và phòng chờ. Thiết kế lại thực đơn, sắp xếp khoảng các chỗ ngồi và hàng đợi và tập trung gia tăng vào việc khử trùng và ngăn ngừa ô nhiễm. Các gói hội nghị và chương trình sự kiện cũng phải thay đổi để đáp ứng các yêu cầu an toàn giãn cách xã hội, trong khi vẫn tiếp tục khuyến khích các cuộc họp trực tuyến.
Bên cạnh đó, nhiều không gian được áp dụng thiết kế thông minh để ngăn chặn sự đông đúc và giải quyết các vấn đề xã hội, số lượng thang máy được gia tăng để tránh quá tải.
Ngoài việc tập trung cải tạo không gian và chức năng của phần cứng, nội thất và vật liệu bề mặt được sử dụng trong khách sạn và nhà hàng cũng đang được xem xét lại, đặc biệt là các loại chất liệu có khả năng chống vi khuẩn, dễ dàng để làm sạch và vệ sinh.
Nhiều khách sạn cũng đang tăng đầu tư vào công nghệ để tạo ra một kỳ nghỉ ‘không tiếp xúc’ cho du khách. Trong khi việc nhận và trả phòng qua điện thoại và chìa khóa kỹ thuật số đã phổ biến ở nhiều quốc gia, đại dịch đã thúc đẩy sự quan trọng của công nghệ trong khách sạn lên một bậc cao hơn hẳn.
Robot của Softbank Robotics cũng đã được áp dụng tại các khách sạn đang hỗ trợ bệnh nhân Covie-19 tại Tokyo vào đầu tháng 5/2020. Bên cạnh việc cung cấp các nhu yếu phẩm chính và chọn bữa ăn cho những người bị cách ly, robot cũng được lập trình để tương tác và cổ vũ cho bệnh nhân.
Ngoài việc tăng cường robot, các khách sạn có thể xem xét các công nghệ từ tủ khử trùng thông minh đến việc quét tia cực tím để vệ sinh phòng khách kiểm tra theo dõi. Nhận dạng khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tương tự khác cũng phát huy tác dụng để giúp cho một kỳ nghỉ suôn sẻ hơn trong khách sạn.
Lĩnh vực khách sạn đang bị đình trệ tại thời điểm này, nhưng theo JLL, một khi bệnh dịch được kiểm soát, khách du lịch sẽ quay trở lại. Khi đó, trải nghiệm của khách hàng sẽ hướng theo mô hình bình thường mới.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế