Rất nhiều người cho rằng, chỉ dựa vào việc tiết kiệm thì không thể giàu có, càng khó có cơ hội mua nhà khi thị trường bất động sản ngày nay tại các thành phố lớn không khác gì “tấc đất tấc vàng”. Nhưng chỉ cần làm đúng cách, không ít người vẫn đạt được mục tiêu mình đã đề ra.
Tại Trung Quốc, thời gian gần đây đang rộ lên trào lưu “tiết kiệm 365”. Phương pháp này được phỏng theo kế hoạch tiết kiệm tiền trong một năm của một người đàn ông được chia sẻ trên diễn đàn chung. Dựa vào phương pháp này, sau 1 năm, anh ta đã tiết kiệm được một con số lớn gấp nhiều lần so với dự tính ban đầu của mình. Chưa kể, nó hoàn toàn không hề ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống thường ngày, lại giúp người đàn ông xây dựng được các thói quen sống tiết kiệm một cách dần dần.
Phương pháp “tiết kiệm 365” rất dễ để đơn giản. Có thể hiểu là, nếu bạn tiết kiệm 1 ngàn đồng cho ngày đầu tiên, thì ngày thứ 2 hãy tiết kiệm 2 ngàn đồng, ngày thứ 3 là 3 ngàn đồng… Tương tự như vậy, đến ngày thứ 365 cuối cùng của năm, số tiền tiết kiệm sẽ là 365 ngàn đồng. Vậy là chỉ trong một năm, người đàn ông này đã tiết kiệm được gần 70 triệu đồng. Điều quan trọng nhất là, số tiền mỗi ngày chỉ tăng lên 1 ngàn, nên cực kỳ dễ điều chỉnh mức sống của bản thân. Mỗi ngày, anh ta chỉ cần tiêu ít hơn hôm trước duy nhất 1 ngàn đồng, một đồng lẻ trong mọi khoản chi tiêu.
Phương pháp này lập tức trở thành trào lưu phổ biến trong cộng đồng. Những người có thu nhập trung bình, mức lương không thấp hơn 500 ngàn đồng mỗi ngày đều có thể làm được khi đã hình thành thói quen với mức độ cơ bản giống như người đàn ông. Với những ngày đầu khởi động, số tiền còn thấp, mọi người hoàn toàn có thể tiết kiệm dư ra rất nhiều so với dự định ban đầu. Còn với những người có thu nhập cao hơn, họ hoàn toàn có thể tự nâng mức tiết kiệm của mình lên con số hàng chục, ví dụ như khởi đầu bằng 10 ngàn đồng.
Sau đó, có những phương pháp tiết kiệm “đại đồng tiểu dị” khó khăn một chút so với “tiết kiệm 365” được đề ra, ví dụ như “tiết kiệm 52”. Với cách này, mọi người có thể thay đổi việc “góp lợn” từ theo ngày sang theo từng tuần. Ví dụ như tuần đầu tiên chúng ta khởi động với 100 ngàn, tuần thứ hai để ra 200 ngàn, tuần thứ 3 là 300 ngàn… Và với tuần 52 cuối cùng của năm là 5 triệu 200 ngàn đồng. Nếu tuân thủ đầy đủ cách tính này thì mỗi năm trôi qua, chúng ta có thể tiết kiệm gần 140 triệu đồng.
Rất nhiều người đã thử nghiệm và làm được đúng với những gì mình kỳ vọng. Tùy vào thu nhập khác biệt của mỗi một cá nhân, các khoản tiền được “bỏ lợn” lại có sự điều chỉnh sao cho hợp lý hơn. Do đó, chỉ cần tuân thủ đúng quy tắc ban đầu đề ra, chúng ta hoàn thành có thể đạt được mục tiêu mình mong muốn. Đây không chỉ là một cách thử thách bản thân, mà còn giúp chúng ta phát triển thói quen tiết kiệm tiền mỗi ngày chứ không chỉ hứng lên mới làm. Đó chính là bí quyết đem tới hiệu quả mạnh mẽ nhất.
Tuy vậy, phương pháp này thường khiến người ta phải bỏ thời gian ra để kiểm soát theo từng ngày. Với những người quá sức bận rộn, họ cảm thấy khá lãng phí thời gian, hoặc nhiều khi vô tình quên mất trong nhiều ngày liền, dẫn đến phải bỏ thêm công sức để tính toán lại số tiền phải tích lũy. Từ đó, kỳ hạn và số tiền cũng phải thay đổi không ngừng, cuối cùng chẳng đạt được hiệu quả đề ra.
Một chuyên gia đầu tư tài chính của Trung Quốc, tác giả của một trong những cuốn sách được người đọc xếp vào danh mục đề cử: “Phương pháp đầu tư hiểm độc trong giới bất động sản: 17 chìa khóa cần có để tránh xa cạm bẫy” (Tiêu đề tạm dịch), đã từng chia sẻ rằng, khi còn trẻ anh ta thường tiêu tiền một cách vô thức. Tuy không có thói quen mua sắm những mặt hàng xa xỉ, đắt đỏ gì nhưng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì cần chi tiêu nhiều vô kể. Ví dụ như hôm nay sofa bị bẩn cần đem đi vệ sinh, ngày mai thì máy tính, ti vi bị hỏng cần sửa chữa, khi thì thú nuôi bị đau ốm cần cho đi khám thú ý… Một loạt chi phí chồng chất vào nhau cứ liên tục phát sinh khiến anh đi làm suốt ngày mà không tích cóp được đồng nào trong tay.
Cuốn sách “Phương pháp đầu tư hiểm độc trong giới bất động sản: 17 chìa khóa cần có để tránh xa cạm bẫy”.
Sau đó, vị tác giả này mới học được một phương thức tích lũy vô cùng phù hợp với mình. Cố gắng tuân theo quy tắc ấy, anh đã có được một khoản tiền rảnh rỗi lên tới hàng trăm triệu đồng chỉ một năm, và sau 3 năm, anh kiếm đủ tiền để chi trả được kỳ hạn thanh toán lần đầu của một ngôi nhà. Với đà này, chỉ thêm 6 năm nữa thì anh hoàn toàn có thể tích lũy được số tiền kết toán để sở hữu một căn hộ của riêng mình.
Cách thức của nhà chuyên gia đầu tư tài chính này còn đơn giản hơn tất cả, đó chính là xác lập tất cả kỳ hạn thanh toán của những dịch vụ cố định vào chính ngày nhận lương. Ngay khi vừa nhận được thu nhập của tháng đó, anh sẽ thanh toán hàng loạt các khoản phí khác nhau như tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà, tiền Internet, tiền bảo hiểm, tiền thuê người dọn vệ sinh hàng tháng… Sau đó, anh lại chia nhỏ các khoản ra thành tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền chăm sóc sức khỏe, tiền dự trù cho các khoản phát sinh bất ngờ… Số tiền còn lại anh lập tức chuyển vào tài khoản tiết kiệm online.
Từ những khoản mục đó, mọi chi tiêu của anh đều được liệt kê đàng hoàng, và anh luôn nắm được thu – chi mỗi ngày của mình để kịp thời điều chỉnh lối sống sao cho tiết kiệm mà không hề vất vả. Chính những khoản dự trù được góp lại sau một thời gian dài như 6 tháng hoặc 1 năm mà không dùng tới thì cũng được chuyển sang tài khoản tiết kiệm. Nhờ vậy, rất nhiều chi phí vô hình không cần thiết đã được cắt giảm một cách đáng kể và tích lũy được một khoản tiết kiệm lớn.
Bên cạnh đó, tác giả này cũng chia sẻ rằng, nếu muốn thúc đẩy nhanh quá trình tích lũy của mình, điều quan trọng nhất là gia tăng thu nhập cá nhân. Nếu đồng lương cố định của bạn không quá cao thì hãy dành thời gian rảnh để thử nghiên cứu các phương pháp làm việc part time, nhận dự án bên ngoài, hoặc đầu tư cổ phiếu, chứng khoán… Với những hạng mục nhỏ lẻ, chúng ta không cần mất quá nhiều công sức và tâm huyết nghiên cứu hay mạo hiểm mà vẫn có thể thu được một khoản lời lãi ổn định.
Có thể thấy rằng, khi bạn tin là bạn có thể làm được, bạn sẽ tìm cách và nắm bắt cơ hội để thành công. Nhưng nếu bạn không tin là bạn làm được, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn.
Sống ở đời, năm 30 tuổi nhận ra không có tiền đã tệ lắm rồi, nhưng 50 tuổi mới biết, thiếu một thứ khác còn tồi tệ gấp đôi
Theo Dương Mộc