điểm đến đầu tư hấp dẫn, thu hút hàng tỷ đô

[ad_1]

Quảng Bình đang là một địa phương thu hút nguồn vốn lớn bậc nhất cả nước về đầu tư phát triển kinh tế và xã hội. Thời gian vừa qua có tới 66 dự án trọng điểm phát triển vệ hạ tầng, giao thông, du lịch và công nghiệp năng lượng với tổng số vốn lên đến hơn 7,05 tỷ USD tương đương 162.250 tỷ đồng được thực hiện triển khai chính thức trong giai đoạn 2019-2021 với trung bình năm giải ngân lên đến gần 2,5 tỷ USD; chắc chắn đây sẽ là một thị trường tiềm năng trong nhiều lĩnh vực của khu vực miền trung cũng như cả nước.

Nằm ở trung tâm của đất nước, cách Đà Nẵng 200 km về phía Bắc, Quảng Bình có các trục giao thông huyết mạch gồm Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, gần kề với đường xuyên Á qua Quốc lộ 12A và cửa khẩu quốc tế Cha Lo (thông thương với Lào) là điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế – xã hội với các nước trong khu vực.

Tới đây, khi sân bay Đồng Hới được điều chỉnh nâng cấp và mở rộng lên cấp 4C (chuẩn tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) với công suất đạt 3 triệu hành khách/năm sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy các cơ hội giao thương, thu hút đầu tư vào khu vực này.

Bên cạnh lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông, Quảng Bình còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Lý Hòa, nhiều bờ biển đẹp, đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng chứa đựng trong lòng trên 350 hang động lớn nhỏ, trong đó, hang Sơn Đoòng được tổ chức kỷ lục xác nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới và động Thiên Đường xác lập kỷ lục là Hang động có hệ thống thạch nhũ, măng đá độc đáo và tráng lệ nhất Châu Á.

Với những tiềm năng vô cùng to lớn cùng chính sách rộng cửa chào đón các nhà đầu tư, Quảng Bình đã và đang trở thành điểm dừng chân lý tưởng của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Đặc biệt, với định hướng phát triển dọc trục kinh tế hướng Nam định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn về du lịch ven biển được sự định hướng của chính phủ – cũng như thông qua các hoạt động thu hút đầu về hạ tầng cơ sở giao thông đồng bộ tập trung tại những vị trí trọng điểm kết nối giao thương giữa TP Đồng Hới và các tỉnh, huyện lân cận trong trục kinh tế du lịch hướng Nam – trong đó địa phận Phường Phú Hải là một trong những điểm sáng nhất để thu hút đầu tư hạ tầng nằm phát triển du lịch, cũng như là điểm kết nối liên tuyến kinh tế trọng điểm.

Việc mở rộng phát triển kinh tế về hướng nam; không chỉ là định hướng của lãnh đạo các sở ban ngành mà cũng là sự đồng lòng của hàng loạt nhà đầu tư lớn nằm phát triển hạ tầng kết nối du lịch, công nghiệp đồng bộ trên toàn tuyến. Việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông thể hiện qua hàng loạt dự án lớn đã và đang triển khai thành công tại TP Đồng Hới như: Cầu Nhật Lệ 2 – khánh thành đưa vào hoạt động năm 2018; cầu Nhật Lệ 3 chính thức triển khai đầu năm 2020 – cùng tuyến đường đại lộ ven biển đường Võ Nguyên Giáp; tuyến đường Quang Trung kéo dài được mở rộng liên tuyến kết nối giữa Trung tâm TP Đồng Hới qua địa phận Phường Phú Hải kết nối với huyện Lệ Thủy – trung tâm phát triển công nghiệp năng lượng gió và năng lượng mặt trời với số vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD AC Energy, Inc; Công ty B&T Windfarm sẽ được mở rộng trong thời gian sắp tới – sẽ làm phát triển mạnh hơn không chỉ về giao thương mà kèm theo đó là hệ thống tiện ích đồng bộ cao cấp.

Đi theo định hướng của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình – phường Phường Phú Hải vừa là điểm nhấn về du lịch – cũng như kết nối giao thông – đi kèm với xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ y tế cao cấp quốc tế, đi kèm với việc xây dựng và di dời một số dịch vụ đã xuống cấp tại trung tâm TP Đồng Hới như thành lập bến xe mới phía nam TP Đồng Hới theo tiêu chuẩn 5 sao; chợ Đồng Hới mới – cùng với một số hạ tầng sẽ xây dựng mới như Công viên biển tưởng niệm Đại Tưỡng Võ Nguyên Giáp rộng 20ha ngay chân cầu Nhật Lệ 2; công viên thành phố Đồng Hới – nằm tại Phường Phú Hải – đường kết nối Quang Trung mở rộng đến Lệ Thủy v.v… đi kèm với một số danh mục đầu tư về hạ tầng du lịch ven biển mà từ phường Phú Hải di chuyển qua 2 cây cầu Nhật Lệ 2 (đã hoàn thành) và cầu Nhật Lệ 3 (triển khai trong năm 2020) chỉ di chuyển chưa đầy 3 phút như hệ thống Sân Golf và khu nghỉ dưỡng ven biển với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 4 tỷ USD. Đây sẽ là những trọng điểm phát triển TP Đồng Hới dọc trục hướng Nam tốt nhất trong thời gian tới.

Việc phát triển này sẽ góp phần thay đổi hoàn toàn bộ mặt không chỉ về du lịch mà còn là hệ thống an sinh, giáo dục, hạ tầng giao thông; đặc biệt là sẽ thu hút hàng loạt các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ sống và làm việc tại khu công nghiệp công nghệ xanh của tỉnh – cũng như làm gia tăng giá trị của bất động sản tại TP Đồng Hới trong thời gian tới theo tình hình của thị trường cũng như việc đưa vào chính thức quyết định tăng khung giá đất tại các thành phố lớn năm 2020. Đồng thời, thị trường bất động sản Quảng Bình nhờ đó càng trở nên sôi động với sự phong phú của nhiều sản phẩm với các dự án khác nhau, đặc biệt là các dự án du lịch lớn nằm sát biển. Sự xuất hiện này khiến cho thị trường Quảng Bình mở rộng sức hấp dẫn, không còn gói gọn trong phạm vi địa phương mà ngày càng thu hút nhà đầu tư từ khắp cả nước, kéo theo giá đất nền tại đây tăng lên nhanh chóng.



AD


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

[ad_2]

Sau vụ “vỡ trận” Cocobay Đà Nẵng, chuyên gia nói gì về cam kết lợi nhuận trong bất động sản nghỉ dưỡng?

[ad_1]

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề pháp lý cho các dự án condotel vẫn chưa rõ ràng, cộng với việc chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng vừa phá vỡ cam kết chi trả lợi nhuận đầu tư đang làm khách hàng lo ngại. Bởi bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đã phát triển bùng nổ trong những năm qua. 5 năm trở lại đây số lượng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng hàng năm được tiêu thụ rất mạnh, các dự án được phát triển bắt đầu có sự bùng nổ đặc biệt là tại các vùng có lợi thế cảnh quan, ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Cách đây 5 năm giá BĐS nghỉ dưỡng còn thấp, khi ấy các nhà đầu tư tham gia thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tạo mức sinh lợi ở giá bán. Cách đây 5 – 7 năm giá chỉ khoảng 20 triệu đồng/m2. Thời điểm này mua đi bán lại đã lên đến khoảng 50 – 70 triệu đồng/m2. Nay đã tăng gấp nhiều lần.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, mặc dù giai đoạn này, thị trường bất động sản du lịch có một chút khó khăn nhưng nhu cầu thực tế đầu tư vẫn còn nhiều. Có thể trước đây, làn sóng đầu tư ồ ạt vì các nhà đầu tư bỏ vốn theo phong trào, nhưng còn hiện tại có nhịp chững lại để nhìn lại các yếu tố pháp lý, tăng tính bền vững.

Ông Đính đặt vấn đề: Giờ đây, chúng ta phải quan tâm đầu tư làm gì? Câu trả lời là để sinh lời. Nhưng sinh lời bền vững hay không bền vững? Các nhà phát triển bất động sản giờ đây quan tâm đến khả năng vận hành dự án sau khi đi vào hoạt động.

Bởi, theo vị chuyên gia này, mục tiêu sinh lợi vào các sản phẩm bất động sản du lịch chủ yếu là mức giá bán. Sau đó, dần dần giá bán được đẩy lên, các nhà đầu tư lúc này mới xem xét lại các vấn đề: Tính pháp lý, tính sở hữu. Họ bắt đầu thấy rằng, bất động sản du lịch phát sinh nhiều vấn đề bắt buộc phải tháo gỡ.

TS. Nguyễn Minh Phong thì cho rằng hiện nay, kinh tế chia sẻ gắn liền với lợi ích, tiện lợi, có triển vọng. Chúng ta có trước đó có homestay. Tiếp đó trong tương lai chúng ta có thêm nhiều mô hình bất động sản chia sẻ khác. Mô hình kinh tế chia sẻ giúp tiết kiệm vốn đầu tư. Chủ dự án tiết kiệm được vốn vì mời gọi được người mua. Và nhà đầu tư cũng bớt đi phần tiền vì được bảo vệ tài chính, hơn nữa còn được cam kết về lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định. Với mức độ 5 – 7% thì sau 10 năm là hoàn vốn. Nhà đầu tư cũng được giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, vận hành, khấu hao do dự án được vận hành bởi đội ngũ chuyên nghiệp. Đây là điều rất có lợi về mặt đầu tư.

Trong khi đó, ông Ngô Hữu Trường, Phó Tổng giám đốc Crystal Bay lý giải đầu tư vào bất động sản các nhà đầu tư luôn quan tâm vào các yếu tố lợi nhuận và tính ổn định của dòng tiền. Nếu có loại hình tốt thì đương nhiên khai thác dòng tiền sẽ tốt hơn.

Về cam kết lợi nhuận, ông Trường cho rằng chủ đầu tư nếu có năng lực khai thác dòng khách, tăng công suất lấp đầy buồng phòng, thì nhà đầu tư đương nhiên yên tâm rót vốn.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trường cho biết thêm cam kết 12 – 14% ảo hay không ảo thì phải đảm bảo cam kết với yếu tố cốt lõi là quản lý và khai thác bền vững lâu dài, không phải xây xong rồi bán luôn trong ngắn hạn. Điều này cực kỳ quan trọng, không phải cứ xây lên bán, hứa lợi nhuận đầu vào, trả cho khách xong xuôi là xong. Đó là chỉ nhìn về lợi ích ngắn hạn. Còn bản chất của bất động sản du lịch là phải khai thác lâu dài và bền vững. Dự án nào không đảm bảo được yếu tố lâu dài, bền vững thì dù cam kết lợi nhuận bao nhiêu anh cũng không có đủ khả năng để trả.

Để thành công và nhất là bảo đảm tốt phần cam kết lợi nhuận cho khách hàng, bất động sản du lịch cần có một số yếu tố cần thiết để khai thác lâu dài, bền vững. Đầu tiên là yếu tố thiết kế. Thiết kế sản phẩm có phù hợp với việc khai thác du lịch hay không? Nhu cầu du lịch dẫn đến thiết kế sản phẩm thế nào? Thiết kế các chuỗi tiện ích phong phú trong tổ hợp nhằm mục đích khai thác lâu dài, bền vững ra sao?

Thứ hai là khả năng vận hành. Nhiều đơn vị không có kinh nghiệm vận hành khách sạn resort sẽ phải thuê đơn vị nước ngoài vận hành làm chi phí bị đẩy lên. Như vậy dẫn tới hiệu quả không cao, thời gian chi trả lợi nhuận sẽ bị kéo dài thêm.

“Việc quản lý, vận hành kinh doanh một dự án bất động sản du lịch không đơn thuần là xây để bán. Nhà đầu tư cũng như chủ đầu tư phải cùng nhau đi một con đường rất dài. Chủ đầu tư có nghề, có dòng khách ổn định, am hiểu thị trường mới thuyết phục được nhà đầu tư đi theo cùng”, ông Trường nói.

Trao đổi về vấn đề này, TS. Huỳnh Thế Du mới đây cho rằng dòng tiền có được từ mô hình condotel để chủ đầu tư trang trải chi phí vận hành, trả lãi cho khách hàng và lợi nhuận cho mình chính là tiền cho thuê căn hộ. Để có thể trả được lợi suất 12%/năm thì số tiền thu được phải cao hơn rất nhiều

Ví dụ, để có thể trả lãi 120 triệu đồng cho căn hộ có giá 1 tỷ đồng (tính đơn giản) thì mỗi tháng tiền cho thuê dành để trả lãi là 10 triệu đồng. Cộng với chi phí vận hành, lãi của chủ đầu tư thì hàng tháng số tiền thuê phải lớn hơn rất nhiều. Trong thực tế, thị trường căn hộ cho thuê ở TPHCM, nơi được xem là sôi động nhất cũng rất khó để có được tỷ suất 12% của số tiền cho thuê chia cho giá trị căn hộ.

“Chủ đầu tư chỉ có thể trả được suất sinh lợi 12% khi giá các căn hộ liên tục tăng và chủ đầu tư liên tục có các căn hộ bán ra thị trường và có nhiều người mua. Chu kỳ này sẽ sụp đổ khi nhu cầu mua không còn nữa. Phải chăng thị trường ở Việt Nam đã đến ngưỡng này?”, TS. Du đặt vấn đề.

Trên thực tế, theo một số chuyên gia, cho dù ngành du lịch có sự bùng phát trong mấy năm gần đây, nhưng kết quả kinh doanh ngành này rất thấp. Sự kiện Cocobay là rất đáng quan ngại. Do vậy, Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan cần phải tính toán những giải pháp cần thiết để lường đoán và ứng phó với các tình huống không mong đợi có thể xảy ra.khi đầu tư vào bất động sản du lịch. Thứ nhất phải xem xét tính hợp lý của dự án bất động sản, có khai thác tốt hay không, đặc biệt là vị trí.

Thứ hai là tính bền vững, phải xác định mục tiêu của nhà phát triển bất động sản du lịch là gì? Bán để thu lợi hay đầu tư để kinh doanh dài hạn, phát triển bền vững. Thứ ba là khả năng vận hành của chủ đầu tư hay đối tác của chủ đầu tư. Nhiều nhà phát triển bất động sản trong nước thiếu, yếu kinh nghiệm nên phải hợp tác với thương hiệu quốc tế, nên nếu phải hợp tác thì sẽ mất chi phí, như vậy rõ ràng lợi nhuận sẽ giảm đi. Thế nhưng, nếu là doanh nghiệp nội địa có thể tự quản lý thì sẽ tiết kiệm được khoản chi phí đó. Đó là cơ hội cho nhà đầu tư khi tham gia vào dự án.

Chẳng hạn như khi đầu tư vào Vingroup, Sun Group… là các chủ đầu tư có kinh nghiệm, không mất chi phí thuê doanh nghiệp nước ngoài quản lý. Yếu tố cam kết về chính sách, lợi nhuận của chủ đầu tư cũng là một lợi thế. Nhưng quan trọng vẫn là hiệu quả kinh doanh. Cuối cùng là giá bán, nếu có giá bán hợp lý thì nhà đầu tư sẽ tạo ra sản phẩm có tính thanh khoản tốt hơn trên thị trường”.

Liên quan đến thị trường bất động sản du lịch, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết: “Liên quan đến thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, hiện nay, Bộ Xây dựng đang cùng với các cơ quan chuẩn bị các báo cáo và dự thảo về tiêu chuẩn xây dựng, chỉ tiêu dân số, vấn đề kinh doanh của các nhà đầu tư để sớm cho ra những quy định hết sức cụ thể…



Theo Đình Tú

[ad_2]

Tất cả miếng ngon đều có nguy cơ mắc nghẹn! Muốn “chắc ăn” cứ tầm 19-21h ngồi trước công trình đếm đèn!

[ad_1]


Shark Phạm Thanh Hưng. Ảnh: Zing.

Cách đây chừng 3 năm, Condotel là loại hình bất động sản sốt nóng trên thị trường, với mức cam kết lợi nhuận cố định.

Tuy nhiên mới đây, CTCP Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Tập đoàn Empire) vừa gửi thư tới khách hàng cho biết sẽ không thực hiện được việc chi trả nhuận cam kết lên tới 12%/năm như đã ký với khách hàng tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Với thông báo này, Cocobay Đà Nẵng chính thức là dự án Condotel đầu tiên mà chủ đầu tư thất hứa với khách hàng về “cam kết lợi nhuận” khi hai bên ký hợp đồng mua bán.

Trước sự kiện này, “ông trùm bất động sản” của chương trình Shark Tank Việt Nam – Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Cengroup đã đăng tải đôi dòng tâm sự nhan đề: Làm sao để Condotel không teo!

Từ vụ Cocobay Đà Nẵng, Shark Hưng chỉ cách đầu tư Condotel không teo: Tất cả miếng ngon đều có nguy cơ mắc nghẹn! Muốn chắc ăn cứ tầm 19-21h ngồi trước công trình đếm đèn! - Ảnh 1.

Theo Shark Hưng, có 3 lưu ý khi “chơi” Condotel.

Thứ nhất, là “đầu tư” thì phải dùng đầu để tư duy, chứ đừng nghe ai đó “họ hứa”. Theo thống kê, họ Hứa đứng thứ 20 về số lượng ở Trung Quốc, và sang Triều tiên thì gọi là họ Heo, còn ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng gần đây thấy hay được nhắc đến.

Thứ hai, tất cả những miếng ngon thì đều có nguy cơ mắc nghẹn. Vậy nên cân nhắc khả năng nuốt trôi.

Thứ ba, chơi món lưỡng tính (Condo-Hotel) thì phải double hiểu biết về cả Condo – là nhà ở, và Hotel – bất động sản thuộc nhóm Thương mại – Dịch vụ. Và tốt nhất là nên biết tự tính toán để kiểm toán lời cam kết.

Shark Hưng cũng đưa ra một số thông số cần thiết khi cân nhắc đầu tư loại hình bất động sản lưỡng tính này, gồm:

Từ vụ Cocobay Đà Nẵng, Shark Hưng chỉ cách đầu tư Condotel không teo: Tất cả miếng ngon đều có nguy cơ mắc nghẹn! Muốn chắc ăn cứ tầm 19-21h ngồi trước công trình đếm đèn! - Ảnh 2.

Suất đầu tư thực tế (nếu tự đầu tư) và giá chào bán cho nhà đầu tư (giá trị trường).

“Cái này phải có hiểu biết về đất đai và xây dựng, cụ thể là phải có kinh nghiệm bóc tách”, Shark Hưng nói.

Hạng/ sao của Teo (Condotel) dựa vào Vị trí, Hạ tầng, tiện ích, môi trường và Dịch vụ. Về cơ bản, cần nghiên cứu về tiêu chí xếp hạng của Tổng cục Du lịch.

Giá bán lẻ khả dĩ đối với hạng sao đã xác định. Yếu tố này cần tham vấn từ các đại lý du lịch sẽ là chuẩn, Shark Hưng cho biết.

Hiệu suất khai thác, hay còn gọi là Hệ số điền đầy.

“Hệ số này thì có thống kê theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ và có thể chi tiết từng địa phương. Nếu không có, thì cứ tầm 19-21h chịu khó ngồi đếm đèn. Lưu ý, tương quan giữa giá bán lẻ và hệ số điền đầy là tỷ lệ nghịch“, Shark Hưng cho biết.

– Nhà quản lý/ vận hành: “Cái này khá quan trọng. Tôi làm việc với rất nhiều thương hiệu quản lý lớn trên thế giới, và yêu cầu họ Hứa, nhưng không tìm được ai mang họ này cả. Tất cả chỉ Dự báo/Dự phóng – Prediction/ Projection mà thôi. Ý là “Tôi có thương hiệu, lời nói đọi máu, tin hay không thì tùy”“, Shark Hưng thẳng thắn…

“Sau khi có được các thông tin cơ bản trên, thì việc chạy toán là chuyện đơn giản, công thức thì có sẵn (nhưng đừng ai hỏi, vì hỏi không biết, và biết cũng không nói, thế nó mới hiểm). Túm lại là, sự thành công của nhà đầu tư, hay trở thành môi giới giỏi, thì có công thức cả, chứ đâu phải cứ đông tây y kết hợp khấn bái mà thành đâu!”



Bình An

[ad_2]

TPHCM “thúc” tiến độ một loạt dự án quy mô lớn

[ad_1]

Trong khi đó, Sở Xây dựng được giao rà soát tổng thể trên địa bàn TPHCM tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công viên và các công trình công cộng sau khi được chủ đầu tư các dự án nhà ở bàn giao lại cho nhà nước.

Đối với các dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Sở Xây dựng được giao hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất chấp thuận đầu tư hoặc công nhận chủ đầu tư tại các lô đất ký hiệu số 3-3, 3-7, 3-11. Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm phối hợp với Công ty GS Engineering & Construction về bàn giao phần diện tích theo Hợp đồng BT dự án đầu tư xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài.

Ngoài ra, Sở Công Thương được giao thông tin tiến độ thực hiện dự án tại Khu đô thị mới Nhơn Đức – Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công ty GS Engineering & Construction; hoàn tất di dời lưới điện dự án tại khu đô thị này trong quý 1/2020.

Sở Xây dựng hướng dẫn công ty thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư dự án Nhà Bè Metrocity tại khu đô thị. Ban Quản lý Khu Nam thì được giao xem xét cấp giấy phép xây dựng dự án Nhà bè Metrocity tại Khu đô thị.

UBND TPHCM cũng giao Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền (đơn vị quản lý vận hành giai đoạn 1) quản lý vận hành các hạng mục công trình gói thầu I và gói thầu J thuộc dự án Cải thiện môi trường nước TPHCM giai đoạn 2 cho đến khi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông bàn giao đồng bộ các gói thầu của giai đoạn 2 cho Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TPHCM để tổ chức đấu thầu toàn bộ Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng và Trạm bơm Đồng Diều.



Theo Đình Tú

[ad_2]

Empire Group – tập đoàn vừa thông báo “vỡ trận” tại siêu dự án Cocobay đang kinh doanh những gì?

[ad_1]

Các dự án lớn của Empire Group

Empire Group được thành lập năm 1992, với tên gọi Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô, hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí. Thời điểm bấy giờ, Thành Đô đã có nhiều công trình trải dài từ Bắc vào Nam, một trong số đó là khách sạn Cây Thông trên Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 1.

Khách sạn Cây Thông – Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Năm 1998, Thành Đô triển khai đầu tư Công viên nước Hồ Tây và năm 2000 khai trương khu công viên này. Đây là khu công viên nước đầu tiên của Hà Nội và ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của người dân thủ đô. Công viên Nước Hồ Tây có diện tích hơn 3ha, gồm 14 khu trò chơi dưới nước hiện đại, nhập khẩu hoàn toàn từ Tây Ban Nha, Công viên nước Hồ Tây đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn mà hiệp hội Công viên Nước thế giới quy định.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 2.

Năm 2011, Thành Đô chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần. Đến năm 2015, công ty khai trương Khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao Naman Retreat tại Đà Nẵng.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 3.

Khu B Lounge tại Naman Retreat

Naman Retreat có khu nghỉ dưỡng quy mô 120 phòng, cùng với khu nhà hội nghị sức chứa hơn 300 người với kết cấu hoàn toàn bằng tre từ cột chống đến xà đỡ. Bên cạnh đó là nhà hàng diện tích 1.200m2 và một khu spa.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 4.

Khu Pool Villa của Naman Retreat

Giai đoạn 2 của dự án là Naman Residences, gồm 40 căn biệt thự được thiết kế trên diện tích mỗi căn từ 360 m2 đến 1000 m2 với 3 phòng ngủ, hồ bơi riêng và trang thiết bị nội thất tiện nghi, hiện đại. Ngoài quyền sở hữu biệt thự, chủ nhân của các căn Naman Residences còn có cơ hội được tham gia các chương trình vận hành và khai thác, phân chia lợi nhuận ngoài thời gian sử dụng của Naman Retreat.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 5.

Một căn villa của Naman Residences

Năm 2016, Thành Đô sáp nhập các công ty thành viên, tái cấu trúc thành mô hình Tập Đoàn Empire. Đây cũng là năm Empire Group khởi công Cocobay Đà Nẵng: Tổ hợp du lịch và giải trí được quảng bá là đẳng cấp bậc nhất Đông Nam Á.

Cocobay được giới thiệu là sẽ có rất nhiều các loại hình giải trí trên thế giới bao gồm các dịch vụ về ẩm thực (nhà hàng trên cây, đại nhà hàng và nhà hàng câu cá…), giải trí (biểu diễn võ thuật, nghệ thuật đường phố, nghệ thuật đương đại…), các hoạt động vui chơi xuyên suốt ngày và đêm (khiêu vũ, âm nhạc, xiếc, bar, karaoke…), các hoạt động trong nhà và ngoài trời (cụm nhà hát, sân khấu lớn, biểu diễn nhạc nước, tuyến phố đi bộ dài nhất cả nước…) cùng với lễ hội quốc tế thường niên – Cocofest.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 6.

Với hình thức kinh doanh condotel, dự án Cocobay đưa ra cam kết lợi nhuận lên tới 12% với các nhà đầu tư. Để gây ấn tượng, Empire Group còn mời siêu sao Cristiano Ronaldo quảng cáo cho dự án.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 7.

Empire Group từng mời Cristiano Ronaldo quảng bá cho dự án

Tuy nhiên, mới đây Thành Đô đã bất ngờ phát đi thông báo “vỡ trận”. Theo đó, do khó khăn về dòng tiền, Empire Group quyết định chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng từ ngày 1/1/2020. Nguyên nhân được Empire Group đưa ra là do việc kinh doanh loại hình condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, thủ tục tại địa phương có nhiều vướng mắc đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác vận hành của dự án.

Đươc biết, Cocobay Đà Nẵng không phải là dự án Condotel đầu tiên mà chủ đầu tư thất hứa với khách hàng về cái gọi là “cam kết lợi nhuận” khi hai bên ký hợp đồng mua bán. Trước đó, một trong những dự án Condotel đình đám từng khiến khách hàng bị hấp dẫn bởi mức cam kết lợi nhuận lên đến 15%/năm là dự án khách sạn Bavico Nha Trang (số 2 Phan Bội Châu, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Tuy nhiên, dự án này đã mau chóng khiến khách hàng vỡ mộng khi chủ đầu tư chỉ chi trả số tiền lợi nhuận đúng cam kết trong vài tháng đầu, rồi sau đó giảm từ 15%/năm xuống 8%/năm.

Toàn cảnh Empire Group - Công ty vừa thông báo vỡ trận tại siêu dự án Cocobay - Ảnh 8.

Dự án Bavico Nha Trang

Empire Group do ai làm chủ?

2 cổ đông lớn nhất của Empire Group là ông Nguyễn Đức Thành và ông Nguyễn Thành Nam, với tỷ lệ sở hữu của mỗi người cùng xấp xỉ 50%. Trong đó, ông Thành là Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nam là Tổng giám đốc. Tháng 8/2018, Empire Group từng chuyển người đại diện pháp luật từ ông Nam sang ông Thành.

Chỉ trong hơn 2 năm qua, vốn điều lệ Empire Group đã được điều chỉnh tăng tới 5 lần, từ 300 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.

Cụ thể, tháng 8/2017, Empire Group tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 630 tỷ đồng. Chỉ 4 tháng sau, vào tháng 1/2018, vốn điều lệ công ty này tăng tiếp lên 930 tỷ đồng.

Đến tháng 9/2018, vốn điều lệ tăng thêm 100 tỷ đồng, lên 1.030 tỷ đồng và ngày 25/9/2018 vừa qua, Empire Group tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng.



PV (Tổng hợp)

[ad_2]

Cam kết lợi nhuận condotel 8-12%/năm là không tưởng, trên thế giới không ai dám đưa ra cam kết cao như vậy!

[ad_1]

Còn nhớ, tại Diễn đàn Bất động sản Du lịch biển Việt Nam 2018 nhiều chuyên gia đã từng cảnh báo rất mạnh về thực trạng phát triển căn hộ condotel tại Việt Nam. Trong đó, ý kiến của ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital Corporation được quan tâm đặc biệt khi ông bàn về vấn đề lợi nhuận cho Condotel.

Ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital Corporation cho rằng, cam kết lợi nhuận đầu tư condotel lên tới 8-12% là không tưởng, không ai trên thế giới dám đưa ra cam kết như vậy.

“Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đạt được mức lợi nhuận như vậy là vô cùng khó. Các nhà đầu tư và người mua nước ngoài đã bắt đầu cảm nhận được rõ những rủi ro của việc cam kết lợi nhuận cao và bắt đầu từ chối các giao dịch trên cơ sở này”, ông Michael Piro nói.

Thay vì đưa ra các mức lợi nhuận cam kết, vị này cho rằng các nhà phát triển bất động sản du lịch cần quan tâm nhiều hơn đến uy tín như việc tham gia của các đơn vị quản lý tầm quốc tế. Ngoài ra, cần đảm bảo tính minh bạch khi làm việc với người mua…

Cùng quan điểm “condotel là hình thức kinh doanh lấy mỡ nó rán nó”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA  từng cho biết mục đích của các chủ đầu tư muốn bán nhanh, chốt lời nhanh dự án condotel nên các chủ đầu tư thường thực hiện phương thức bán căn hộ condotel với cam kết lợi nhuận phổ biến từ 8-12%/năm trong 8-12 năm với thủ thuật tăng giá bán cao hơn rất nhiều so với giá gốc.

“Nhiều dự án giá bị đẩy lên mức cao 70 – 80 triệu đồng/m2. Đây chính là kiểu “lấy mỡ nó rán nó”. Nói cách khác, chủ đầu tư lấy tiền trước của khách hàng rồi trả lại dần cho khách hàng theo cam kết lợi nhuận”, ông Châu khẳng định.

Cũng theo ông Châu, để tăng thêm tính hấp dẫn khi bán hàng, chủ đầu tư dự án condotel cam kết người mua condotel sẽ được cấp “sổ đỏ ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở”. Trong khi đó, Luật Đất đai hiện hành không có quy định cấp “sổ đỏ” ổn định lâu dài mà chỉ quy định cấp “sổ đỏ” có thời hạn cho người mua condotel.

Savills cũng từng có nhiều cảnh báo liên quan đến lợi nhuận căn hộ condotel. Theo công ty này, lợi nhuận căn hộ condotel đi theo hình SIN, không phải theo đường THẲNG tăng tốc mà chủ đầu tư vẽ ra cho khách hàng. Nguyên nhân bởi dự án căn hộ condotel cũng như một khách sạn, 3 năm đầu thường chịu lỗ bởi chi phí tìm kiếm khách, chi phí marketing, đến năm thứ 4 về điểm hòa vốn và từ năm thứ 5 mới bắt đầu có lãi.

Savills từng phân tích: “Chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều dự án được công bố, cố gắng vượt qua các dự án đã ra mắt trước đó về quy mô và mức độ cam kết lợi nhuận. Các sản phẩm cam kết lợi nhuận này trở nên đặc biệt rủi ro cho người mua nếu các Chủ đầu tư ít kinh nghiệm phát triển những dự án quy mô lớn mà không có đủ năng lực về nguồn vốn hoặc không được ngân hàng hỗ trợ. Chủ đầu tư nhanh chóng đặt tên cho các sản phẩm của họ tại các địa điểm du lịch là condotel mà chưa hiểu rõ được phần “tel” (khách sạn) trong mô hình condotel”.

“Trong hầu hết các trường hợp, chúng tôi nhận thấy các chủ đầu tư chỉ chú trọng vào việc bán hàng mà ít quan tâm đến việc quản lý vận hành khi dự án đi vào hoạt động. Thông thường, những sản phẩm Condotel và Ngôi Nhà Thứ Hai sẽ khó có khả năng tạo ra được tỷ suất sinh lợi hấp dẫn bởi đặc tính của sản phẩm này đòi hỏi các dự án Condotel và Ngôi Nhà Thứ Hai phải có các tiện ích và khả năng vận hành như một dự án khách sạn & resort thông thường để có thể cạnh tranh với các khách sạn và resort khác trên thị trường. Chi phí hoạt động điển hình cho một dự án khách sạn/resort hoặc Căn Hộ Khách Sạn với đầy đủ dịch vụ thường dao động trong khoảng 45% đến 65% trên tổng doanh thu, tùy vào tiện ích và định vị”, báo cáo của Savills khẳng định..

Cũng theo Savills, tỷ suất sinh lời còn phụ thuộc khá nhiều vào giá bán. Đối với các căn diện tích nhỏ và mức giá phải chăng, lợi nhuận hoạt động hàng năm có thể đạt mức 8% trên giá bán, còn đối với các căn diện tích lớn và mức giá cao hơn thường chỉ đạt được mức lợi nhuận vào khoảng 4% – 5% trên giá bán. Tỷ suất sinh lợi này còn tùy thuộc vào điều kiện thị trường, việc sử dụng căn hộ khách sạn của Chủ sở hữu và năng lực của công ty quản lý để có thể vận hành dự án đạt được mức lợi nhuận mong đợi. Trong một số trường hợp, cam kết lợi nhuận được hỗ trợ bởi ngân hàng nhưng phần lớn các dự án hiện nay được cam kết bởi các công ty dự án (SPV – Công ty phục vụ mục đích đặc biệt).

Rủi ro của mô hình condotel này chủ yếu nằm ở giai đoạn vận hành sau khi việc xây dựng đã được hoàn thiện. Nếu mức cam kết lợi nhuận cho người mua cao hơn dòng tiền thu về từ việc vận hành dự án, khi đó chủ đầu tư cần phải bổ sung thêm nguồn vốn để đảm bảo thực hiện đúng cam kết. Trong nhiều trường hợp, ngay từ giai đoạn hoạch định, chủ đầu tư đã phân bổ chi phí cam kết lợi nhuận sang người mua bằng cách tăng giá bán để đảm bảo việc chi trả trong dài hạn cho khách hàng.



Theo Thanh Ngà

[ad_2]

“Vỡ trận” Cocobay Đà Nẵng không trả được lợi nhuận cam kết 12%/năm

[ad_1]

Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Công ty Thành Đô) vừa phát đi thông báo số 233/CV-TĐ về việc liên quan đến việc thực hiện cam kết lợi nhuận condotel với khách hàng tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

Theo đó, Công ty Thành Đô cho biết, việc kinh doanh loại hình condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, thủ tục tại địa phương có nhiều vướng mắc đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác vận hành của dự án.

Mặc dù đã nỗ lực rất lớn nhằm thực hiện cam kết về lợi nhuận với khách hàng đã mua sản phẩm condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng, tuy nhiên, công ty vẫn đành phải xin lỗi vì đã không thể thực hiện được chi trả lợi nhuận cam kết như đã hứa trong hợp đồng.

 Vỡ trận Cocobay Đà Nẵng không trả được lợi nhuận cam kết 12%/năm - lời cảnh tỉnh cho hàng trăm nghìn nhà đầu tư đang ảo tưởng với lợi nhuận condotel - Ảnh 1.

Vì vậy, từ 1/1/2020, do những khó khăn về dòng tiền, Công ty Thành Đô chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Công ty chỉ chịu trách nhiệm với các khoản lợi nhuận như đã cam kết đến hết ngày 31/12/2019 cho các chủ sở hữu condotel.

Cùng với đó, Công ty Thành Đô cũng đưa ra một số hướng giải quyết đối với các khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại Cocobay Đà Nẵng, gồm:

Giải pháp thứ nhất là khách hàng tiếp tục hợp tác với chủ đầu tư. Theo đó khách hàng có 3 lựa chọn tiến hành chuyển đổi các Condotel thành căn hộ chung cư với chi phí chuyển đổi dự kiến 15% giá trị căn hộ và được toàn quyền sử dụng như một căn hộ chung cư bình thường. Chủ sở hữu cũng có thể giao lại cho chủ đầu tư căn hộ đó để tiếp tục kinh doanh với những cam kết về thu nhập cố định hàng năm.

Hoặc vẫn giữ lại các condotel và tiếp tục để chủ đầu tư kinh doanh với bản hợp đồng mới 10 năm, trong đó lợi nhuận trong 3 năm đầu theo thị trường. Sau 3 năm thì lợi nhuận cố định hoặc 80% lãi từ kinh doanh sản phẩm này.

Công ty Thành Đô cũng đưa ra hướng nếu khách hàng không sử dụng hai phương án nêu trên thì có thể nhận ưu đãi khi mua các sản phẩm bất động sản mới của Cocobay.

Hướng thứ hai mà Công Thành Đô gợi ý là khách hàng thanh lý hợp đồng mua bán và giao lại các sản phẩm Condotel cho khách hàng để tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không có bất kỳ một khoản lợi nhuận cam kết nào như đã ký trước đây. Đồng thời khách hàng nếu tự kinh doanh thì phải đóng một khoản phí vận hành, sử dụng nhất định.

Giải pháp tiếp theo là hai bên tiến hành thanh lý các Condotel đã ký hợp đồng, chủ đầu tư hoàn lai tiền cho khách hàng theo nguyên giá trong hợp đồng đã ký, nhưng Công ty Thành Đô sẽ khấu một số khoản như: chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, chi phí hoa hồng, phí phát hành bảo lãnh…và khách hàng bàn giao lại sản phẩm cho Công Thành Đô. Thời hạn chi trả chậm nhất đến 30/9/2020. Trong thời gian chưa chi trả, chủ đầu tư sẽ thanh toán lãi suất 10%/năm đối với số tiền đó.

 Vỡ trận Cocobay Đà Nẵng không trả được lợi nhuận cam kết 12%/năm - lời cảnh tỉnh cho hàng trăm nghìn nhà đầu tư đang ảo tưởng với lợi nhuận condotel - Ảnh 2.

Cocobay Đà Nẵng từng gây choáng tại Việt Nam khi chủ đầu tư thông tin Ronaldo sẽ mua nhà tại dự án này.

Đươc biết, Cocobay Đà Nẵng không phải là dự án Condotel đầu tiên mà chủ đầu tư thất hứa với khách hàng về cái gọi là “cam kết lợi nhuận” khi hai bên ký hợp đồng mua bán. Trước đó, một trong những dự án Condotel đình đám từng khiến khách hàng bị hấp dẫn bởi mức cam kết lợi nhuận lên đến 15%/năm là dự án khách sạn Bavico Nha Trang (số 2 Phan Bội Châu, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Tuy nhiên, dự án này đã mau chóng khiến khách hàng vỡ mộng khi chủ đầu tư chỉ chi trả số tiền lợi nhuận đúng cam kết trong vài tháng đầu, còn sau đó đã lật kèo và xin giảm từ 15%/năm xuống 8%/năm.

Theo các chuyên gia bất động sản, mức cam kết lợi nhuận 8 – 12%/năm là con số khó có thể thực hiện được. Ông Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital Corporation cho rằng, cam kết lợi nhuận đầu tư condotel lên tới 8-12% là không tưởng, không ai trên thế giới dám đưa ra cam kết như vậy.

“Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đạt được mức lợi nhuận như vậy là vô cùng khó. Các nhà đầu tư và người mua nước ngoài đã bắt đầu cảm nhận được rõ những rủi ro của việc cam kết lợi nhuận cao và bắt đầu từ chối các giao dịch trên cơ sở này”, ông Michael Piro nói.



Theo Thanh Ngà

[ad_2]

Nhà trong hẻm ở Sài Gòn tuyệt đẹp, ngập tràn ánh sáng

[ad_1]

Ngôi nhà nhìn từ trên cao ở khu vực đông dân cư nằm ở trung tâm của TP HCM. KTS dự định thiết kế một ngôi nhà liên kết với môi trường ồn ào bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo được sự riêng tư.

 Nhà trong hẻm ở Sài Gòn tuyệt đẹp, ngập tràn ánh sáng - Ảnh 1.

“Tấm màn xanh” này chính là những cây leo mọc đan vào những tấm lưới thép.

 Nhà trong hẻm ở Sài Gòn tuyệt đẹp, ngập tràn ánh sáng - Ảnh 2.

Cấu trúc bao gồm những hộp cây, đặt trên một tấm sàn, và những tấm lưới thép được mô-đun hoá để gắn liền với nó.

 Nhà trong hẻm ở Sài Gòn tuyệt đẹp, ngập tràn ánh sáng - Ảnh 3.

Cấu trúc này cũng góp phần làm cho ngôi nhà nhìn “xanh” hơn rất nhiều, đồng thời cũng  bảo vệ gia chủ khỏi kẻ xấu.

 Nhà trong hẻm ở Sài Gòn tuyệt đẹp, ngập tràn ánh sáng - Ảnh 4.

Với “tấm màn xanh” bọc ở bên ngoài, ngôi nhà còn có 5 khối chính giống như 5 cái tháp đặt so le và nối kết với nhau, và được giới hạn bởi 2 bức tường hai bên.

 Nhà trong hẻm ở Sài Gòn tuyệt đẹp, ngập tràn ánh sáng - Ảnh 5.

Phòng ngủ thư thái gẫn gũi thiên nhiên

 Nhà trong hẻm ở Sài Gòn tuyệt đẹp, ngập tràn ánh sáng - Ảnh 6.

Ánh sáng lan tỏa khắp ngôi nhà.



Theo Lâm Vỹ

[ad_2]

Thanh Hoá cho ý kiến về siêu dự án BĐS giải trí, safari 1.350 ha tại biển Hải Tiến do Tập đoàn Flamigo đề xuất

[ad_1]

Công ty CP Tập đoàn Flamingo vừa trình bày báo cáo ý tưởng quy hoạch khu vực các xã: Hoằng Trường, Hoằng Phụ, Hoằng Châu, Hoằng Phong (H. Hoằng Hóa) hình thành quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hải Tiến.

Theo báo cáo ý tưởng của đơn vị tư vấn là Công ty CP Tập đoàn Flamingo, sẽ hình thành quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hải Tiến với diện tích là 1.350 ha, trên vùng hiện trạng khu vực các xã: Hoằng Trường, Hoằng Phụ, Hoằng Châu, Hoằng Phong (H. Hoằng Hóa).

Ý tưởng quy hoạch phân khu 1/2000 của nhà đầu tư sẽ tạo lập nên một quần thể đô thị đa dạng, hấp dẫn. Mục đích nhằm khơi dậy bản sắc văn hóa Việt qua các làng nghề truyền thống hiện có tại địa phương. Đồng thời, hình thành nên tổ hợp công viên chuyên đề Safari và công viên vui chơi giải trí sôi động hiện đại. Trong quần thể khu đô thị nghỉ dưỡng này sẽ có những phân khu chức năng riêng biệt, khu thương mại, khu dân cư ở tiện nghi, độc đáo…

Về phía địa phương, UBND tỉnh và các sở ngành đánh giá cao ý tưởng quy hoạch đã đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng vùng đất và hướng tới xây dựng nên một khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng cao cấp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa; qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội khu vực phía Bắc của tỉnh.

UBND tỉnh Thanh Hoá tán thành việc hình thành ý tưởng xây dựng quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hải Tiến tại huyện Hoằng Hóa. Tuy nhiên, UBND tỉnh Thanh Hoá đề nghị nhà đầu tư cần giữ nguyên hiện trạng hệ thống đê và dòng chảy của con sông Cùng. Tránh việc tác động tiêu cực đến dòng chảy, gây tác động xấu đến hệ thống tiêu thoát lũ của con sông vào mùa mưa.

Về hệ thống rừng phòng hộ tại đây, đơn vị tư vấn cần hạn chế tối đa việc xâm lấn; UBND tỉnh Thanh Hoá giao UBND huyện Hoằng Hóa rà soát lại diện tích khu vực rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại đây, cung cấp cho đơn vị tư vấn cập nhật vào bản đồ quy hoạch dự án.

Về việc xử lý vấn đề nước biển xâm thực, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu mô hình chống xâm thực từ một số địa phương có tính chất tương đồng, lên phương án xử lí dứt điểm tình trạng trên; báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Về khu vực hoạt động nghề cá, bến thuyền của ngư dân địa phương; UBND tỉnh lưu ý đơn vị tư vấn phải giữ nguyên hiện trạng khu vực hoạt động nghề cá, bến thuyền của ngư dân và có lộ trình thay thế lâu dài. Tránh sự xung đột về lợi ích mưu sinh của ngư dân với dự án, đồng thời việc bảo tồn khu vực nghề cá, bến thuyền còn tạo nên nét đặc trưng của dự án trong công tác khơi dậy bản sắc văn hóa Việt qua các làng nghề truyền thống hiện có tại địa phương.

Ngoài ra, đơn vị tư vấn cần tính toán cụ thể việc hình thành các quỹ đất dành cho việc tái định cư trong quy hoạch và các vấn đề liên quan. Nhanh chóng hoàn chỉnh lại bản quy hoạch để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét trong tuần này. UBND tỉnh cũng giao các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa hoàn tất các thủ tục cần thiết liên quan, để chuẩn bị báo cáo HĐND tỉnh vào kỳ họp tháng 12 tới, xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu vực này.

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai đề nghị lập quy hoạch khu đô thị mới tại xã Nguyên Bình và xã Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thống nhất với đề xuất của Sở Xây dựng giao UBND huyện Tĩnh Gia tổ chức rà soát nhu cầu thực tế về phát triển đô thị, tái định cư tại khu vực xã Nguyên Bình và xã Xuân Lâm với diện tích khoảng 300 ha. Sau khi quy hoạch chi tiết được duyệt, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án , các vấn đề về đầu tư, đất đai, tài chính khác có liên quan được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.



Theo Nam Phong

[ad_2]

Cocobay Đà Nẵng – dự án Condotel đầu tiên “vỡ trận” về lợi nhuận cam kết

[ad_1]

Theo đó, trong thư gửi khách hàng, Công ty Thành Đô cho hay, việc kinh doanh loại hình Condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, gặp nhiều vướng mắc. Do đó, dù đã nỗ lực rất lớn nhằm thực hiện cam kết về lợi nhuận với khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng, song tập đoàn này vẫn đành phải xin lỗi vì đã không thể thực hiện được chi trả lợi nhuận cam kết như đã hứa trong hợp đồng.

Vì vậy, từ 1/1/2020, do những khó khăn về dòng tiền, Công ty Thành Đô chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng.

Công ty chỉ chịu trách nhiệm với các khoản lợi nhuận như đã cam kết đến hết ngày 31/12/2019 cho các chủ sở hữu condotel.

Cùng với đó, Công ty Thành Đô cũng đưa ra một số hướng giải quyết đối với các khách hàng đã mua sản phẩm Condotel tại Cocobay Đà Nẵng, gồm:

Giải pháp thứ nhất là khách hàng tiếp tục hợp tác với chủ đầu tư và tiến hành chuyển đổi các Condotel thành căn hộ chung cư với chi phí chuyển đổi dự kiến 15% giá trị căn hộ và được toàn quyền sử dụng như một căn hộ chung cư bình thường. Chủ sở hữu cũng có thể giao lại cho chủ đầu tư căn hộ đó để tiếp tục kinh doanh với những cam kết về thu nhập cố định hàng năm.

Hoặc vẫn giữ lại các condotel và tiếp tục để chủ đầu tư kinh doanh với bản hợp đồng mới 10 năm, trong đó lợi nhuận trong 3 năm đầu theo thị trường. Sau 3 năm thì lợi nhuận cố định hoặc 80% lãi từ kinh doanh sản phẩm này.

Hướng thứ hai mà Công Thành Đô gợi ý là khách hàng thanh lý hợp đồng mua bán và giao lại các sản phẩm Condotel cho khách hàng để tự kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng mà không có bất kỳ một khoản lợi nhuận cam kết nào như đã ký trước đây. Đồng thời khách hàng nếu tự kinh doanh thì phải đóng một khoản phí vận hành, sử dụng nhất định.

Giải pháp tiếp theo là hai bên tiến hành thanh lý các Condotel đã ký hợp đồng, chủ đầu tư hoàn lai tiền cho khách hàng theo nguyên giá trong hợp đồng đã ký, nhưng Công ty Thành Đô sẽ khấu một số khoản như: chi phí hỗ trợ lãi vay ngân hàng, chi phí hoa hồng, phí phát hành bảo lãnh…và khách hàng bàn giao lại sản phẩm cho Công Thành Đô. Thời hạn chi trả chậm nhất đến 30/9/2020. Trong thời gian chưa chi trả, chủ đầu tư sẽ thanh toán lãi suất 10%/năm đối với số tiền đó.

Như vậy, Cocobay Đà Nẵng là dự án Condotel đầu tiên mà chủ đầu tư thất hứa với khách hàng về cái gọi là “cam kết lợi nhuận” khi hai bên ký hợp đồng mua bán. Vài ba năm trước, loại hình bất động sản này trở nên “sốt nóng” trên thị trường cũng chính nhờ những điều khoản “cam kết lợi nhuận” khá cao này.

Theo đó, hàng loạt chủ đầu tư khi chào bán các dự án Condotel đều đưa ra điều khoản cam kết lợi nhuận phổ biến từ 8 -10%/năm (riêng Công ty Thành Đô đưa ra mức 12%) nếu khách hàng giao lại Condotel cho chủ đầu tư kinh doanh.

Thậm chí, tại thời điểm đó, Tổng giám đốc của một tập đoàn bất động sản lớn có dự án Condotel ở khá nhiều tỉnh, thành hiện nay khi trao đổi với VnEconomy đã khẳng định: “lợi nhuận cam kết 10% với Condotel là không khó. Chỉ cần tỷ lệ cho thuê lấp đầy lên tới 40% là đủ để trả cho khách hàng khoản cam kết này”.

Thế nhưng, sau quãng thời gian phát triển rầm rộ khắp cả nước, các dự án condotel đang dần bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc. Cụ thể là đến loại hình bất động sản này vẫn chưa được cơ quan quản lý cấp chứng nhận rõ ràng, tính pháp lý vẫn để ngỏ.

Đặc biệt, nếu như hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có căn cứ rất rõ ràng về các điều khoản được quy định trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản thì trong hợp đồng mua bán Condotel lại chỉ có thể dựa vào Luật Dân sự trên cơ sở những thoả thuận của hai bên chủ đầu tư và khách hàng nên việc xảy ra “thất hứa” hoặc tranh chấp là khó tránh khỏi.

Trong quá khứ, không ít chuyên gia bất động sản đã đưa ra khuyến cáo về tính rủi ro khi đầu tư vào loại hình Condotel nhưng dường như nhà đầu tư vẫn “bỏ ngoài tai” vì điều khoản “lợi nhuận cam kết” lên tới 12% như dự án Cocobay Đà Nẵng nói trên.



Theo Bảo Anh

[ad_2]