Hòa Bình chính thức giao dự án BĐS nghìn tỷ cho Công ty của đại gia Lê Văn Vọng

[ad_1]

Theo đó, nhà đầu tư được chỉ định thực hiện Dự án là Liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam – Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới với tổng chi phí thực hiện Dự án dự kiến là 1.126 tỷ đồng; thời gian thực hiện là 36 tháng. Liên danh nêu trên cũng là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển Dự án.

Mục tiêu của Dự án là xây dựng một khu dân cư đồng bộ, văn minh, hiện đại phù hợp với định hướng của TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; đồng thời đảm bảo sự phát triển đồng bộ cho khu dân cư với các dự án và khu đô thị xung quanh.

Theo tìm hiểu, cả 2 thành viên của Liên danh nhà đầu tư trúng thầu dự án trên đều có địa chỉ tại Hà Nội và có liên quan đến đại gia Lê Văn Vọng.

Cụ thể, Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam (V.F.I Group) được thành lập tháng 3/2018 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, ông Lê văn Vọng là người đại diện pháp luật cho công ty. Thời điểm này, doanh nhân Lê Văn Vọng đã rút tên của mình và những người liên quan khỏi Tập đoàn Lã Vọng.

V.F.I Group gồm 3 cổ đông sáng lập, trong đó ông lê Văn Vọng với vốn góp 199,98 tỷ chiếm 99,996% cổ phần, ông Vũ văn thái và Hà Chí Luyện (đều có địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hoằng Hóa – Thanh Hóa) với số vốn góp mỗi người là 10 triệu đồng, tương đương 0,002% cổ phần mỗi người.

Điều đáng chú ý, trong số 33 ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Tài chính Việt Nam có nét tương đồng với 36 ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Lã Vọng khi đều tập trung vào các lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ đồ uống, vận tải biển…Tuy nhiên đối với lĩnh vực bất động sản thì công ty mới của ông Vọng có thêm một số ngành như tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản…những ngành nghề mà trước kia Lã Vọng không có.

Cuối năm 2018, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cho biết, Liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam (VFI Group) – Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển tại Dự án Khu đô thị mới Trung Minh A, xã Trung Minh, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, theo thông tin từ Báo Đấu Thầu (Cơ quan của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư).

 Hòa Bình chính thức giao dự án BĐS nghìn tỷ cho Công ty của đại gia Lê Văn Vọng - Ảnh 1.

Vị trí xã Trung Minh (viền đỏ), nơi sẽ thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Minh A.

Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.126 tỷ đồng, Nhà nước không tham gia góp vốn đầu tư. Do có 1 nhà đầu tư trúng sơ tuyển nên sẽ thực hiện chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án này. Tuy nhiên, để được lựa chọn chính thức là nhà đầu tư thực hiện Dự án, Liên danh VFI Group -Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới phải làm hồ sơ đề xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu thực hiện Dự án.

Được biết, mục tiêu của Dự án là xây dựng khu đô thị hiện đại, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: san nền; hệ thống giao thông; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng một phần nhu cầu phát triển nhà ở của Thành phố cũng như tỉnh Hòa Bình, góp phần vào quá trình phát triển đô thị cho TP. Hòa Bình nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung, tăng khả năng hấp dẫn trong môi trường đầu tư và tạo nguồn thu cho ngân sách các cấp.



Theo Nam Anh

[ad_2]

Bất động sản vẫn tốt, tiền đổ vào đâu để sinh lời?

[ad_1]

Tại Diễn đàn Bất động sản do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 19/12, các chuyên gia trong ngành đã đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư khi bỏ tiền vào bất động sản trong thời gian tới.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Basisco, thị trường bất động sản vẫn sẽ tốt. “Lợi nhuận trên dưới 10% là không có gì xa lạ bởi lãi suát ngân hàng hay cổ phiếu cũng tương đương. Còn nói lợi nhuận đầu tư bất động sản mà chỉ 3-4% thì chẳng ai đầu tư làm gì”, ông nói.

Tuy nhiên, ông Đức cũng cho rằng, chuyện kinh doanh sẽ có thắng có thua, condotel nói riêng và thị trường bất động sản không nằm ngoại lệ. Điều bất thường ở đây chỉ là việc cam kết lợi nhuận quá cao.

“Sang năm hay sang năm tới thị trường bất động sản vẫn vậy, không có gì khác, càng mua nhà trên giấy thì càng lãi nhiều, còn nếu cam kết quá rõ ràng thì tất niên lợi nhuận cũng phải thấp đi. Tôi cho rằng, rủi ro luôn song hành với lợi nhuận”, ông Đức nhấn mạnh.

Tiếp lời, ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư trong năm 2020 bằng cách chỉ ra 4 chiến lược.

Thứ nhất là chiến lược nhà đầu tư tiềm năng. Trong đó, chủ đầu tư, tính pháp lý dự án, giá trị thực và tính chế tài của cam kết lợi nhuận sẽ là những tiêu chí. Đơn cử như tính pháp lý càng chắc chắn càng ít rủi ro và tuỳ vào bản ngã của mình mà nhà đầu tư sẽ chọn thích rủi ro hay ghét rủi ro.

Thứ hai là chiến lược nhà đầu tư phát triển. Có sản phẩm rồi nhưng bán hay không lại là một chiến lược sinh tử. Có tham gia vào hay không tham gia, tình huống ở giai đoạn này khó khăn hơn, tỷ suất lợi nhuận đạt được cũng khó khăn hơn.

Thứ ba, với các nhà đầu tư tài chính có nhiều lựa chọn hơn. Họ cần phải có kiến thức thông tuệ.

Thứ tư, với nhà đầu tư xây dựng, chiến lược này buộc phải chọn nơi có năng lực phát triển trong 1 – 2 năm tới.

Còn theo ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, với người dân, nhà đầu tư thứ cấp thì ai tận dụng được tiền trong dân thì sẽ thắng.

Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư thứ cấp mất tiền, thua thiệt không thiếu, đặc biệt là những người vay tiền để đầu tư. Do đó, ông đưa ra lời khuyên gắn với 2 kịch bản của việc sửa đổi pháp luật.

Trong đó, nếu sửa luật hiệu quả, nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào phân khúc nào cũng có thể đạt được lợi ích, chỉ còn một điều là nhà đầu tư dự án là ai, độ tin cậy đến đâu, dự án nằm ở vị trí nào.

Trường hợp sửa luật mà không xong, sửa nhưng không đúng quy luật thị trường thì nên đầu tư vào các dự án nhà ở, nhất nhiên vẫn phải nhìn xem chủ đầu tư là ai, độ tin cậy cũng như vị trí.

“Tôi có nhận định năm 2020, các nhà đầu tư vào bất động sản nhà ở có thể thu được lợi nhuận cao. Nhưng tại Hà Nội, tôi cho rằng, khu vực phía Tây có tiềm năng hơn cả vì hạ tầng đầy đủ, đang kéo cư dân lao động nước ngoài làm việc tụ ở khu này khá đông, tạo ra sự nhộn nhịp…

Khi Vingroup kéo được đua F1 vào đó là một trọng số rất cao. Chúng ta đừng nghĩ chỉ có ngày đua người ta mới kéo đến, bình thường người ta sẽ đến du lịch tham quan. Tính kỳ thú của đường đua F1 cũng hấp dẫn khách du lịch hơn”, ông Đặng Hùng Võ chia sẻ.



Theo Vũ Phong

[ad_2]

Thị trường BĐS sẽ lại phát triển trở lại bình thường từ quý 2 năm sau

[ad_1]

Chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề “Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020” do báo Vneconomy tổ chức sáng 19/12, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, kinh tế Việt Nam đang có hướng đi chiến lược chủ chốt là ngành dịch vụ chứ không phải công nghiệp. Lĩnh vực này đang tăng trưởng rất mạnh, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng rất mạnh. Khu vực dịch vụ lại cần rất nhiều bất động sản.

“Với độ mở của nền kinh tế Việt Nam là cao nhất thế giới, thì các ngành nghề sẽ có tính cạnh tranh rất khốc liệt, nhưng cũng là cơ hội cho nhiều ngành hội nhập. Trong đó, bất động sản là một cơ hội lớn, vẫn còn cơ hội phát triển rất lâu dài. Những ai đang vào lĩnh vực này là gặp may”, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết

Nhận định về những tác động đến thị trường bất động sản, TS Nghĩa cho biết, hiện tại kinh tế toàn cầu đang phục hồi, mặc dù thương mại toàn cầu đang suy giảm nhưng sẽ phục hồi trở lại vào năm sau, dòng vốn nước ngoài sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Theo TS Nghĩa dự báo dòng vốn này sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào BĐS Việt Nam năm 2020 như năm nay.

Thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển ổn định bởi nhu cầu nhà ở Việt Nam vẫn ở mức cao. TS Nghĩa cho rằng hiện 25% tiêu dùng của người Việt Nam là chảy vào nhà ở.

Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trong nước cũng đang chảy mạnh vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong đó, đầu tư của Chính phủ vẫn có xu hướng tăng lên. Năm 2020 tiếp tục khởi công nhiều công trình hạ tầng trọng điểm, lớn. Ngoài ra, dòng vốn tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh vào năm sau.

Điều này sẽ có tác động lớn đến bất động sản trong năm sau và những năm tới. Khi cơ sở hạ tầng được cải thiện, bất động sản sẽ phát triển mạnh.

Ngoài ra, một yếu tố khác cũng sẽ có tác động đến thị trường BĐS trong năm tới thậm chí là 10 năm sau sẽ tiếp tục xu hướng này, đó là dòng vốn đô thị hóa đang rất mạnh, tạo ra trào lưu đô thị hóa mới bắt đầu tư năm 2017 và còn kéo dài đến 2027, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp, dòng vốn này từ nông nghiệp ra công nghiệp, nhất là cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký.

Yếu tốc tiếp theo là dòng vốn tín dụng ngân hàng: Yếu tố này cũng rất quan trọng với thị trường BĐS phát triển ổn định, bởi hầu hết dòng vốn cung cấp cho BĐS ở Việt Nam hiện nay là từ các ngân hàng thương mại.

Trong năm qua hệ thống ngân hàng thương mại ổn định đã đóng góp lớn vào sự ổn định của thị trường bất động sản. TS Nghĩa cho biết đến nay không lo ngại sự tác động nào lớn từ khu vực ngân hàng sang bất động sản và ngược lại.

Theo TS Nghĩa chính sách tín dụng BĐS vừa qua có thắt chặt một chút nhưng còn khá lỏng. “Chúng tôi có tư vấn cho Chính phủ kiểm soát lại cho thị trường BĐS phát triển, không được để thị trường đóng băng mà phải phát triển ổn định. Chúng tôi đã có một số bài “test” thị trường để xem thị trường đã đóng băng chưa thì chúng tôi nhận thấy là chưa, thị trường có bong bóng chưa, chúng tôi thấy vẫn chưa. Mặc dù, đã có một số trục trặc trong loại hình BĐS condotel.” TS Nghĩa chia sẻ tại Diễn đàn.

Tuy nhiên, TS Nghĩa cho biết hiện thị trường đang có chút điều chỉnh và ảm đạm hơn so với năm ngoái, cũng giảm mạnh nhưng cầu chỉ giảm nhẹ và vẫn cao hơn cầu, giá BĐS không giảm. Với những điều chỉnh, thị trường BĐS sẽ quay trở lại phát triển bình thường như trước đây từ quý 2 năm sau.



Theo Bình An

[ad_2]

“Năm 2020, đầu tư vào nhà ở sẽ thu được lợi nhuận cao, khu vực phía Tây Hà Nội triển vọng lớn hơn cả”

[ad_1]

Bàn về sự ảnh hưởng của khung giá đất có thể tăng đến 30% trong năm 2020, giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết: “Theo tôi, khung giá đất về nguyên tắc phải bằng thị trường. Chúng ta hay nói khung giá đất tăng thì giá nhà sẽ tăng nhưng tôi cho rằng khung giá đất sẽ tác động rất ít đến thị trường. Hiện nay, tăng giá nhà nằm ở chỗ cung thiếu mà cầu vẫn rất cao đối với nhà ở, khi năm 2019 số lượng dự án đưa ra thị trường quá ít”.

Chia sẻ thêm về câu chuyện thiếu chung trên thị trường với chúng tôi, ông Võ cho biết cung nhà ở mới tại Hà Nội và TPHCM rất thấp. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì 2 năm nữa cung sẽ sụt giảm một cách đáng kể, lúc ấy sốt giá sẽ xảy ra. Nếu như không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước năm 2020 số lượng dự án tăng lên thì câu chuyện sốt giá đất trong 3 năm tới sẽ xảy ra.

“Giá nhà năm 2019 đã tăng đến gần 10%, năm 2020 nếu cứ tiếp diễn tình trạng thiếu cung có thể tăng đến 20%. Tôi có nhận định năm 2020, các nhà đầu tư vào bất động sản nhà ở có thể thu được lợi nhuận cao”, ông Võ cho biết.

Cũng theo giáo sư Võ, cùng với nhu cầu nhà ở gia tăng tại Việt Nam năm 2020 cũng sẽ chứng kiến nhu cầu mua nhà của người nước ngoài tại Hà Nội tăng cao, đặc biệt là khách mua đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.

 Năm 2020, đầu tư vào nhà ở sẽ thu được lợi nhuận cao, khu vực phía Tây Hà Nội triển vọng lớn hơn cả - Ảnh 1.

Giáo Sư Đặng Hùng Võ.

Đánh giá về khu vực tiềm năng trong năm nay ông Võ cho biết: “Tại Hà Nội, tôi cho rằng, khu vực phía Tây có tiềm năng hơn cả vì hạ tầng đầy đủ, kéo cư dân lao động nước ngoài làm việc tụ ở khu này khá đông, tạo ra sự nhộn nhịp hơn hẳn so với ba khu vực còn lại”.

“Khi Vingroup kéo được đua F1 vào đó là một trọng số rất cao. Chúng ta đừng nghĩ chỉ có ngày đua người ta mới kéo đến, bình thường người ta sẽ đến du lịch tham quan. Tính kỳ thú của đường đua F1 cũng hấp dẫn khách du lịch hơn”, ông Võ nhấn mạnh.

Quan sát trên thực tế thị trường những tháng cuối năm 2019 có thể thấy phía Tây vẫn đang là khu vực sôi động nhất trên thị trường hiện nay khi nguồn cung cũ và nguồn cung mới đều tập trung chủ yếu tại khu vực. Các dự án chủ yếui bám theo một loạt công trình hạ tầng đang được đẩy nhanh hoàn thiện như đường đua F1, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, trục đại lộ Tây Tăng Long…

Có thể kể đến hàng loạt ông lớn đang đẩy mạnh đầu tư tại khu vực này. Đầu tiên là MIK với chiến lược tấn công phía tây với hai dự án lớn The Matrix One Mễ Trì và Imperia Smart City tại đại đô thị Vinhomes Smart City hồi cuối năm 2019, Vingroup cũng đang đẩy mạnh bán hàng tại Vinhomes Smart City.

Sang năm 2020, rất có thể Vingroup sẽ tấn công thị trường khu vực phía Tây với hai đại dự án là Vinhomes Wonder Park Đan Phượng bám trục Tây Tăng Long và Vinhomes Green Bay giai đoạn 2 ngay dọc trục Đại Lộ Thăng Long. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án khu đô thị khu vực Nam An Khánh, Tân Tây Đô Hoài Đức cũng đang rục rịch tái khởi động.

Đánh giá về triển vọng khu vực phía Tây, đại diện MIK từng cho biết: “Nhiều dự án hạ tầng cùng đường đua F1 đang là lực đẩy cho toàn bộ thị trường phía Tây. Điển hình như tại dự án The Matrix One, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ trước sự quan tâm của khách hàng đối với dự án này. Dù chưa chính thức mở bán song lượng khách hàng quan tâm dự án này đang tăng mạnh vào cuối năm 2019”.

Cùng quan điểm với MIK, nhiều doanh nghiệp có quỹ đất sẵn khu vực phía Tây nếu vài năm trước nằm im bất động thì đến năm nay chứng kiến sự thiếu cung trên thị trường cùng sức đẩy từ hạ tầng cũng đang có kế hoạch tái khởi động trong năm 2020.



Theo Nam Anh

[ad_2]

Chung cư mua thì dễ… bán ra mới khó

[ad_1]

Rao bán giá thấp kèm khuyến mãi vẫn ế

Có lẽ chưa có năm nào thị trường căn hộ ở TP.HCM lại khó khăn như trong năm 2019. Từ việc chính quyền thắt chặt nguồn cung mới, nhiều cặp vợ chồng trẻ càng khó mua được nhà với giá vừa túi tiền. Đây là tình trạng chung đang bao trùm toàn thị trường bất động sản TP.HCM. Tuy nhiên, một điều đáng nói là khách hàng phần đa lại chỉ muốn mua những căn hộ đang hình thành chứ không mặn mà với chung cư đã xây sẵn.

Trên thực tế, mặc dù nhiều chủ căn hộ chấp nhận bán giá chênh chỉ vài chục triệu, kèm thêm khuyến mãi nội thất, tặng phí bảo trì… thậm chí bán bằng giá gốc nhưng vẫn không ai ngó ngàng.

Chị Nguyễn Thị Xuân, sống tại một chung cư ở quận 8 cho biết vào năm 2012, vợ chồng chị mua căn hộ 65m2 với giá 1,8 tỷ. Đến nay vợ chồng chị tích đủ tiền nên muốn bán lại căn chung cư này để mua nhà phố. Ban đầu, chị Xuân rao bán giá 2,2 tỷ (tức chênh 400 triệu sau 7 năm) nhưng rao bán nhiều tháng trời vẫn không có ai hỏi mua. Cực chẳng đã, chị Xuân phải giảm giá xuống 2 tỷ, tặng thêm nội thất và phí quản lý, tặng nhiều vật dụng khác như máy lạnh, tủ lạnh… nhưng đến nay đã 5 tháng trôi qua vẫn không bán được. Chị Xuân cho biết nhiều lần khách đến xem nhưng rồi “một đi không trở lại”.

 Chung cư mua thì dễ… bán ra mới khó - Ảnh 1.

Thị trường khan hiếm nguồn cung nhưng nhiều người muốn bán căn hộ đang ở vẫn ế hàng. Ảnh: Minh họa

Sau khi tìm hiểu, chị Xuân nhận ra hầu hết khách hàng đều chê mặt tiền của chung cư xuống cấp, bãi đỗ xe lởm chởm không được tu sửa. Nhiều hạng mục chung như sân thượng, đường ống nước đều đã xuống cấp sau nhiều năm đưa vào sử dụng. Thậm chí, một vài nơi sinh hoạt chung thì đầy rác không ai xử lý. Trong khi đó, đây đều là những phần thuộc diện tích sở hữu chung nên không có cư dân nào muốn bỏ tiền túi ra để làm, còn ban quản lý và chủ đầu tư chỉ nhiệt tình thời gian đầu rồi lơ là dần.

Tương tự với trường hợp của chị Xuân là vợ chồng anh Trần Văn S., sống tại một chung cư trên đường Âu Cơ, quận Tân Phú. Anh Sơn mua căn hộ tại đây năm 2016 với giá 3,5 tỷ. Tuy nhiên, do những lùm xùm về việc chủ đầu tư tại đây lấn chiếm diện tích chung nên căn hộ rất khó bán ra. Từ tháng 7/2019, anh S. đã rao bán căn hộ với giá chênh lệch chỉ 50 triệu nhưng không khả quan.

Nhiều tháng qua, vợ chồng anh S. đã đăng tin sang nhượng khắp các trang mạng xã hội, các website quảng cáo mua bán căn hộ nhưng không có kết quả. Phần đa khách đến đều hỏi thuê chứ không muốn bỏ ra số tiền lớn để mua lại căn hộ bởi những lùm xùm về diện tích chung và riêng ở chung cư này.

Không chỉ 2 trường hợp trên mà rất nhiều chung cư khác cũng rơi vào cảnh tương tự. Ghi nhận trên các trang mạng xã hội, website mua bán nhà đất… nhiều cặp vợ chồng lặp lại một bài đăng rao bán căn hộ nhiều tháng liền vẫn không tìm được chủ mới.

Người người tìm mua nhà, chung cư hiện hữu vẫn ế hàng

Theo phân tích của các chuyên gia thì trên thực tế, giá nhà và căn hộ vẫn tăng đều theo từng năm nhưng không phải cứ người dân muốn bán ra là có thể bán ngay được.

Nghịch lý trên đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do tình trạng chung cư xuống cấp sau nhiều năm bàn giao. Các hạng mục cũ kỹ, nhiều chung cư nhìn bên ngoài có vẻ khang trang, đẹp mắt nhưng khi bước vào trong thì thang máy lung lay, cửa gỗ nứt toác, các hạng mục đều bong tróc khiến người mua ngán ngẩm.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như tài chính hạn hẹp khiến khách hàng cũng băn khoăn khi lựa chọn phân khúc này. Trong khi đó, với những chung cư hình thành trong tương lai thì có thể đóng theo tiến độ để giảm bớt tài chính nên người mua thường ưu ái hơn.

Thêm một nguyên do khác đó là tình trạng tranh chấp ở các chung cư xảy ra thường xuyên trên địa bàn TP.HCM như tranh chấp phí bảo trì, phí đậu xe, chủ đầu tư lấn chiếm diện tích công, chậm cấp sổ hồng hoặc không đảm bảo về an toàn PCCC. Những rắc rối kéo đến liên tục khiến cho cư dân khổ sở khi muốn bán căn hộ để chuyển đến nơi ở mới.

Về phía khách hàng, chị Trần Thị Lan (quê Tiền Giang) cho biết 2 vợ chồng đã có sẵn trong tay tài chính 1,5 tỷ nhưng cũng tìm nhà nhiều tháng nay không có kết quả. Chị Lan muốn tìm mua một căn hộ ở quận 12. Qua tìm hiểu, chị Lan nhận thấy khu vực trên rất nhiều người muốn bán căn hộ. Nhắm 1 chung cư gần cầu Tham Lương có giá nhỉnh hơn 1 tỷ, sau nhiều lần cùng chồng đến tìm hiểu thì chị Lan ngao ngán vì phải chờ thang máy hơn 15 phút cho mỗi lần di chuyển. Chưa kể khi vào bên trong thang máy liên tục rung lắc, khi thì dừng lại đột ngột khiến chị Lan bất an.

“Tìm mãi không có chỗ để mua nên tôi quyết định chờ thêm, xem có dự án nào sắp ra giá ổn ổn thì mua. Chứ thấy tình trạng chung cư chỗ nào cũng lùm xùm. Chỗ tốt thì giá cao quá, chỗ ít tiền thì cọc cạch như nhà trọ. Thôi thì tôi lại gom thêm tiền rồi tính sau”, chị Lan phân vân.



Theo Khánh Hòa

[ad_2]

Vì sao kinh tế phát triển nhất khu vực mà doanh nghiệp bất động sản Việt vẫn kêu?

[ad_1]

Tại Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2019 diễn ra ngày 19/12, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV đặt vấn đề: Tại sao kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất khu vực nhưng doanh nghiệp bất động sản vẫn kêu?

Trả lời câu hỏi của ông Cấn Văn Lực, GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng vướng mắc lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là yếu tố pháp luật.

Ông Võ đánh giá kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đều đang phát triển tốt, các dự án có tính thanh khoản cao, giao dịch thành công đến 90% tuy nhiên trong năm 2019, những vướng mắc về mặt pháp luật đã khiến nhiều dự án không được phê duyệt, gây khó cho doanh nghiệp.

Loại hình condotel “giữa đường đứt gánh” với khởi nguồn là sự cố vỡ trận ở dự án Cocobay Đà Nẵng. Ông Võ cũng cho rằng thị trường có thể sẽ chứng kiến nhiều trường hợp condotel khác đổ vỡ. Nguyên nhân, cũng bởi pháp luật hiện hành chưa theo kịp sự phát triển của thị trường.

Để thị trường phát triển, GS Đặng Hùng Võ cho rằng Nhà nước phải có biện pháp để kiểm soát những điểm bất thường trong bất động sản; để nhà ở phát triển tốt với mức giá có thấp hơn nhằm tiếp cận tốt hơn với nhu cầu của người dân; để mở đường cho condotel phát triển trở lại.

Đồng quan điểm với GS Đặng Hùng Võ, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng cản trở của thị trường hiện nay là chủ trương phát triển thị trường của cơ quan quản lý. Ông Đính lập luận thị trường bất động sản 2019 ghi nhận tỷ lệ hấp thụ rất cao, chẳng hạn các dự án ở TP HCM ra hàng đến đâu bán hết đến đó tuy nhiên các dự án mới lại bị siết. Sở dĩ thị trường vẫn còn hàng mới bán ra do các dự án được phê duyệt ở giai đoạn trước.

“Nguồn cầu mạnh mà nguồn cung không theo kịp là một sự cảnh báo”, ông Đính nói. Ông cũng nhận định nếu Chính phủ không có chủ trương phát triển thì 2 năm nữa, thị trường sẽ có vấn đề nghiêm trọng. 

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Basisco cho rằng có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường bất động sản là kinh tế, pháp lý và chính trị. Về kinh tế, luật sư Đức đánh giá thuận lợi, có chiều hướng đi lên. Song về pháp lý, vị này nói: “Đến lúc tưởng như pháp lý là đã hoàn thiện rồi thì mới giật mình thấy các luật chồng chéo, lằng nhằng và dự báo sự chồng chéo, lằng nhằng này còn lâu mới gỡ được”.

Vì sao kinh tế phát triển nhất khu vực mà doanh nghiệp bất động sản Việt vẫn kêu? - Ảnh 1.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, pháp lý đang cảnh trở sự phát triển của thị trường bất động sản. Ảnh: Quang Phúc

2020, thị trường bất động sản sẽ phát triển ổn định

Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng năm 2020, thị trường bất động sản vẫn giữ nhịp thở như năm 2019, tuy nhiên sẽ có những thách thức nằm ở chính sách phát triển dự án, thủ tục pháp lý và giá đất ở các tỉnh bắt đầu tăng theo bảng giá đất giai đoạn mới.

“Chính sách làm hạn chế nguồn cung và làm tăng giá bất động sản, từ đó khiến thị trường không bình thường, hạn chế cơ hội của người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở”, ông Đính dự báo.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận tốc độ tăng giá của bất động sản ven đô sẽ nhanh hơn ở nội đô, nên đầu tư vào khu vực ven đô có thể sẽ có triển vọng tăng giá nhanh hơn. Ông cho rằng ở các đô thị lớn như TP HCM và Hà Nội, triển vọng để phát triển bất động sản ven đô còn khá mạnh vì có dòng di dân từ các tỉnh về rất nhiều, nhu cầu nhà ở của người nhập cư cũng ở mức cao, song điều này có thể không đúng với các tỉnh lẻ.

Vì sao kinh tế phát triển nhất khu vực mà doanh nghiệp bất động sản Việt vẫn kêu? - Ảnh 2.

TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng trong dài hạn, condotel là loại hình có nhiều tiềm năng nhất. Ảnh: VnEconomy

Về triển vọng của từng loại hình, ông Nghĩa cho rằng về dài hạn, condotel là loại hình có tiềm năng cuối cùng bất động sản Việt Nam dù hiện tại, loại hình này còn có những trục trặc về cơ chế, pháp lý. “Tất nhiên theo tôi, đầu tư vào condotel chỉ tốt cho các nhà đầu tư lớn bởi chỉ các nhà đầu tư lớn mới thực hiện đồng thời được các yếu tố là phát triển được dự án, quản lý dự án và tổ chức được văn hoá cộng động, tổ chức lữ hành”, vị chuyên gia này nói.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng phân tích ở Việt Nam, người có tiền thường hướng đến mua nhà ở, tìm mọi cách có được nhà ở để vừa đảm bảo tương lai cho con cái, vừa làm cho gia đình trở nên ấm cúng. Do đó trong ngắn hạn, chung cư vẫn là phân khúc tốt, được nhiều người, đặc biệt là người trẻ yêu thích.

Ngoài ra, ông Nghĩa cũng cho rằng đất nền cũng là một phương án dành cho giới đầu cơ, tuy nhiên đây không phải là phương án đầu tư hiệu quả trong dài hạn như condotel.



Theo Lâm Tùng

[ad_2]

Dòng tiền sẽ “đổ” mạnh vào phân khúc BĐS nào trong năm 2020?

[ad_1]

Tại Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề “Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020” do Vneconomy tổ chức, nhiều chuyên gia trong ngành đã tham gia thảo luận, dự báo về xu thế dòng tiền của NĐT sẽ thể hiện ở phân khúc BĐS trên thị trường trong năm 2020 tại diễn đàn BĐS Việt Nam thường niên diễn ra mới đây.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Landora Group cho rằng, về tâm lý chung của thị trường thì các nhà đầu tư (NĐT) luôn muốn đầu tư nhiều nhất vào các kênh shop house đã được cấp phép. Bên cạnh đó, đất nền vẫn sẽ thu hút NĐT bởi số tiền đầu tư bỏ ra ít, trong khi lợi nhuận mang lại khá tốt, đặc biệt ở các dự án đầy đủ hạ tầng và giấy phép.

Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch câu lạc bộ BĐS Hà Nội nhấn mạnh, bất cứ phân khúc BĐS cũng phục vụ nhu cầu sinh sống của con người. Theo đó, về nguyên tắc BĐS những khu vực nào có người đến đông thì BĐS khu vực đó tăng giá cao. Do đó, nếu CĐT và NĐT phán đoán sai về quy hoạch, lượng người về khu vực làm ăn, giao lưu kết nối sai thì đồng nghĩa với việc đầu tư BĐS ở khu vực đó thất bại.

Theo ông Cường, năm 2019-2020 điểm sáng của thị trường là NĐT nước ngoài ngày càng quan tâm đến BĐS công nghiệp trước bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng. Còn một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường là BĐS nhà ở xã hội có một số dự án mở bán đến 15 lần mà vẫn không bán hết, mặc dù nhu cầu trên thị trường còn rất cao.

 Dòng tiền sẽ “đổ” mạnh vào phân khúc BĐS nào trong năm 2020? - Ảnh 1.

“Tôi nghĩ, xu hướng dịch chuyển dòng tiền sẽ đổ vào các BĐS ven đô, đến các khu vực có chỉ số cạnh tranh tốt. Chẳng hạn, ngoài các thị trường truyền thống như Đà Nẵng, Phú Quốc thì các địa phương như Bình Thuận, Cần Thơ, Hội An, Quảng Nam – Đà Nẵng…NĐT sẽ dồn về, giá vì thế cũng tăng mạnh. Và thực tế, thời gian qua BĐS ven đô đã tăng trưởng về giá gấp đôi, gấp 3 lần so với 3-4 năm trước.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc thị trường Hà Nội – JLL Việt Nam cho hat, sự phát triển của thị trường vùng ven đô thị lớn như Tp.HCM, Hà Nội là sự phát triển tất yếu, tự nhiên khi mà khu vực nội đô quỹ đất hạn chế. Rất nhiều NĐT và cả người mua thực đi tìm một giải pháp hợp lý ở khu ven, nhất là những đôi vợ chồng trẻ có tích lũy khiêm tốn cũng khó để sở hữu căn nhà trong nội đô.

“Tuy nhiên,phát triển ra vùng ven vẫn gặp hạn chế nhất định do cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Vùng ven có tiềm năng, xu hướng tất yếu nhưng chưa thực sự bùng nổ vì cần phải giải quyết bài toán về cơ sở hạ tầng và giao thông”,bà Vân nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa lại khẳng định, tiền vẫn sẽ đổ vào phân khúc condotel trong năm 2020.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, condotel là thế mạnh của Việt Nam, về kinh tế nói chung chứ không riêng gì bất động sản. Đây là nơi chi phí đầu tư thấp hơn khu đô thị nhưng tốc độ tăng giá sẽ nhanh hơn. Đây được xem là về lâu dài thì condotel là tiềm năng cuối cùng của bất động sản Việt Nam cho nên dù hiện tại có những trục trặc về pháp lý nhưng các nhà đầu tư lớn thì cần phải chọn kênh này để đầu tư.

Khi được hỏi, nếu dòng tiền không đầu tư vào condotel nữa thì theo ông sẽ chuyển sang phân khúc nào?, TS Xuân Nghĩa cho rằng, người Việt Nam thuộc nhóm “máu” đầu tư, thích mạo hiểm. Đó là tư duy phổ cập của người nghèo, nhưng người giàu thì không như vậy. Người giàu sẽ mua sẽ nhà ở đảm bảo tương lai con cái. Vì vậy, nhà ở chung cư là một lựa chọn được giới trẻ ưa chuộng, tạo ra gia đình ấm cúng, quản lý gia đình. Còn đối với giới đầu cơ thì có thể lựa chọn đất nền hoặc các phân khúc khác.

“Nhưng xu hướng chủ đạo nhất chính là nhà ở chung cư. Đầu tư dài hạn nhất là Condotel. Nhưng condotel chỉ phù hợp với NĐT lớn còn NĐT nhỏ lẻ cũng chớ dại nhảy vào”, ông Nghĩa khuyến cáo.

Còn theo ông Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều anh chị băn khoăn vốn vào bất động sản thời gian qua, ta đang nhìn nhận hơi thận trọng. Thực tế dòng vốn đang rất tích cực. Theo vị chuyên gia này có 5 dòng vốn trong năm 2019 và năm 2020.

Về tín dụng, không phải tín dụng ngân hàng giảm đối với bất động sản mà thực tế theo số liệu 10 tháng 2019 cho vay xây lắp 8.000 tỷ, tăng 8,5%; cho vay bất động sản vẫn tăng 5,5%, cho vay mua nhà, sửa nhà tăng 19,6%.

Năm nay, Chính phủ chỉ đạo gộp cho vay bất động sản và vay mua nhà, sửa nhà vào thành cho vay bất động sản như vậy thực tế là tăng 14,5%, cao hơn bình quân cho vay ngân hàng là 67%.

Về vốn từ tư nhân, 11 tháng đầu năm có 16 nghìn doanh nghiệp xây lắp thành lập mới, tăng 2%; 7,3 nghìn doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, vốn tăng 27,5%.

Về vốn FDI, tổng cả hai dòng vốn đăng ký mới và góp vốn 4,8 tỷ USD.

Về trái phiếu doanh nghiệp, tổng trái phiếu doanh nghiệp phát hành 11 tháng 237.000 tỷ đồng, tăng 6% cùng kỳ 2018; trong đó doanh nghiệp bất động sản là 71.000 tỷ đồng. Đây là mức ấn tượng trong năm qua và là một dòng vốn quan trọng. Các quỹ trong tương lai sẽ phát triển rất tốt. Ta đã được phép thành lập quỹ tín thác đầu tư bất động sản, đây là một kênh tiềm năng trong tương lai.

Về Fintech, đây cũng có thể là một kênh thu hút vốn cho bất động sản vì fintech hiện chủ yếu là thanh toán, nhưng trong tương lai, sẽ có những fintech huy động vốn để đầu tư vào bất động sản.

Tại diễn đàn, ông Cấn Văn Lực cũng đưa ra câu khảo sát theo ông bà, phân khúc nào của bất động sản sẽ hoạt động khả quan nhất trong năm 2020, và nhận được kết quả

Phương án A: Chung cư (kết quả 21,2%)

Phương án B: Biệt thự, liền kề, shop house (kết quả 28,8%)

Phương án C: Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng (Condotel) (kết quả 3%)

Phương án D: Đất nền (kết quả 47%)



Theo Hạ Vy

[ad_2]

Loay hoay với chủ đầu tư ‘ôm’ phí bảo trì

[ad_1]

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đào Ngọc Nghiêm – nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội thông tin: Hà Nội hiện có gần 700 cụm nhà chung cư, trong khi có nước có hơn 1.900 nhà chung cư. Dân cư sống ở chung cư đã lên đến 10%, đây là số lượng rất lớn. Thậm chí có những quận mới như Nam Từ Liêm thì dân cư sống đến 30%. Số lượng lớn là vậy, nhưng Hà Nội đang rất lúng túng trong quản lý điều hành nhà chung cư. Đặc biệt quỹ bảo trì hiện nay quản lý rất lúng túng. Ông Nghiêm đề xuất Hà Nội nên lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia để kiến nghị lên Chính phủ về cơ chế đặc thù để quản lý nhà chung cư trên địa bàn.

Tại hội thảo về quản lý, vận hành, sử dụng chung cư được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất Hà Nội cần xây dựng quy chế quản lý chung cư riêng.

Lý do bởi việc độc quyền của chủ đầu tư khi áp dụng mô hình giao cho chủ đầu tư quản lý các tòa chung cư trước khi Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực còn tồn tại nhiều khiếm khuyết.

Khi Luật Nhà ở có hiệu lực quy định quản lý, vận hành nhà chung cư đã được Bộ Xây dựng ban hành. Quy định này có đề cập đến mô hình Ban quản trị và quỹ bảo trì 2%.

Ông Dũng cho biết, sau khi thành lập Ban quản trị, chủ đầu tư có trách nhiệm phải bàn giao hồ sơ liên quan nhưng thực hiện rất chậm vì nhiều chủ đầu tư xây dựng sai phép hoặc không đủ giấy phép, không đúng hồ sơ. Diện tích chung, riêng cũng được pháp luật quy định rõ ràng nhưng vẫn phát sinh khiếu kiện do người mua không đọc kỹ hợp đồng.

Chủ đầu tư phải bàn giao 2% quỹ bảo trì nếu thành lập ban quản trị. Số tiền này có thể lên đến hàng trăm tỷ tại các dự án lớn. Do đó, không ít chủ đầu tư có dấu hiệu không muốn thành lập ban quản trị.

Ông Đồng Minh Sơn, Hội Xây dựng Hà Nội đề xuất: Mô hình quản lý, vận hành sử dụng nhà chung cư có thể giao cho doanh nghiệp hoặc ban quản lý của nhà nước chủ trì với sự tham gia của đại diện cư dân, nhà đầu tư, cơ quan cấp quận, huyện… trong ban quản trị. Chính quyền Hà Nội cần có quy định rõ hơn về sở hữu và sử dụng phần diện tích chung trong nhà chung cư.

Trước đó Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã có kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng về việc bỏ quy định định thu phí bảo trì 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà khi nhận nhà. Theo đó, chủ sở hữu vẫn phải đóng 2% này nhưng trong 60 tháng. Đây cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư nên mới cần quỹ để sửa chữa, bảo dưỡng. “Mức đóng hàng tháng được chia đều trong 60 tháng, làm giảm nhẹ gánh nặng cho chủ sở hữu nhà chung cư và hợp lý hơn”, đơn vị này nêu đề xuất.



Theo Trần Hoàng

[ad_2]

“Phố tỷ phú” ở New York dẫn đầu thế giới về số giao dịch nhà siêu đắt

[ad_1]

Phố 57 thuộc quận Manhattan của thành phố New York, Mỹ, nơi có dinh cơ của nhiều tỷ phú nổi tiếng, chính là nơi có nhiều căn nhà được mua với giá trên 25 triệu USD hơn ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới trong năm 5 qua.

Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo được công ty môi giới bất động sản Knight Frank công bố ngày 17/12 cho biết, Phố 57 – một dãy những tòa nhà chọc trời nằm ở phía Nam của công viên Central Park – đã vượt qua đường Mount Nicholson ở quận Peak của Hồng Kông về số căn nhà được bán với giá siêu đắt trong thời gian từ 2015-2019. Báo cáo định nghĩa nhà siêu đắt là những căn có giá trên 25 triệu USD.

Tuy nhiên, giá bán nhà siêu đắt ở Phố 57 trong 5 năm qua là 38,5 triệu USD/căn, thua xa mức 81,8 triệu USD/căn ở phố Mount Nicholson.

Thành phố New York đã rơi vào tình trạng dư thừa các dự án bất động sản siêu sang trong 5 năm qua, khi các chủ đầu tư tranh thủ bước tiến lớn trong kỹ thuật xây dựng cho phép xây những tòa tháp mỏng kiểu “bút chì” trên những lô đất hẹp.

Báo cáo của Knight Frank nói rằng những khu phố có nhiều dự án bất động sản xa xỉ mới xây dẫn đầu xếp hạng toàn cầu về số lượng giao dịch nhà siêu đắt, vì giới giàu nhất thế giới thường tìm tới những dự án có hạ tầng và thiết kế hiện đại nhất.

Tuy nhiên, làn sóng các dự án nhà xa xỉ mới lại gây áp lực giảm giá nhà ở phân khúc này.

Các chủ đầu tư bất động sản ở New York đang phải sử dụng nhiều chiêu khuyến mãi để thu hút khách mua do lượng hàng tồn nhà cao cấp ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra ở London, nơi mức thuế cao và bấp bênh chính trị xung quanh vấn đề Brexit đang khiến phân khúc bất động sản cao cấp chìm trong đợt suy giảm kéo dài nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

Theo Knight Frank, từ năm 2015 đến nay có 41 căn nhà Phố 57 được bán với giá trên 25 triệu USD. Con phố này chỉ là một trong số 4 con phố của thành phố New York nằm trong top 10 của xếp hạng. Ngoài Phố 57, New York còn các phố Central Park South, Park Avenue và Fifth Avenue có mặt trong top 10.

Ngoài Mount Nicholson, Hồng Kông còn có 2 phố khác trong top 10 là Mount Kellett Road và Conduit Road. Các phố khác còn lại trong top 10 gồm Grosvenor Square của London; Pacific Coast Hightway ở Malibu, California, Mỹ; và South Ocean Boulevard thuộc Palm Beach, Florida, Mỹ.

Một trong những giao dịch đưa Phố 57 lên vị trí số 1 là vụ nhà quản lý quỹ đầu cơ Bill Ackman mua căn hộ rộng khoảng 1.260 mét vuông với giá 91,5 triệu USD ở cao ốc One57 ở con phố này vào năm 2015.



Theo An Huy

[ad_2]

“Cần có sự khuyến cao để “đạp phanh” những chủ đầu tư Condotel không uy tín”

[ad_1]

Tại Hội thảo “Pháp lý cho condotel” do báo Thanh Niên tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao tài chính doanh nghiệp Tập đoàn Novaland cho rằng, căn hộ condotel hay còn gọi là căn hộ du lịch là nhu cầu tất yếu của thị trường. Nên các nhà phát triển bất động sản đã triển khai các dự án để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tuy vậy, thời gian qua có xảy ra một số sự cố liên quan đến loại hình căn hộ này. Ông Phiên cho rằng, câu chuyện là chủ đầu tư như thế nào, khách hàng như thế nào để bản thân người tiêu dùng hình dung được căn nhà condotel hay còn gọi là ngôi nhà thứ hai.

Đối với các chủ đầu tư uy tín, để thuyết phục khách hàng thường đưa vào cam kết. Khi thị trường bắt đầu vào nhịp thì các chủ đầu tư bắt đầu giảm dần cam kết. Nếu trước đây nhiều chủ đầu tư cam kết cao thì nay thị trường đã nhận diện được loại hình căn hộ này thì chủ đầu tư bắt đầu giảm lợi nhuận, chỉ có những chủ đầu tư chưa uy tín mới cam kết rất cao.

“Chính vì vậy, tôi nghĩ cần có sự khuyến cáo để “đạp phanh” những chủ đầu tư không uy tín”, ông Phiên nhấn mạnh.

 Cần có sự khuyến cao để đạp phanh những chủ đầu tư Condotel không uy tín - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thái Phiên cho rằng, cần có sự khuyến cáo để “đạp phanh” những chủ đầu tư không uy tín trên thị trưởng

Cũng theo ông Phiên, tài nguyên của đất nước ta rất lớn là du lịch nên cần tận dụng để phát triển loại hình căn hộ này. Riêng Novaland có thể nói đến nay là doanh nghiệp lớn thứ 2 cả nước về quỹ đất và quy mô phát triển.

Từ năm 2016 bắt đầu phát triển quỹ đất để phát triển căn hộ thứ 2 tập trung ở Phan Thiết và Bà Rịa – Vũng Tàu, đầu tư theo dạng tổ hợp nghỉ dưỡng. Hiện nay trên thị trường có các dự án như NovaWorld Phan Thiet và NovaHills Mui Ne Resort &Villas (Bình Thuận), NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa – Vũng Tàu), NovaBeach Cam Ranh Resort Villas (Khánh Hòa)…

Vị Giám đốc tài chính này cho rằng, BĐS nghỉ dưỡng không chỉ có condotel. Năm 2019, bản thân doanh nghiệp này nhận rõ tiềm năng và mở rộng mạnh mẽ sang mảng bất động sản nghỉ dưỡng với hàng loạt các dự án đã được triển khai tại nhiều địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và hạ tầng giao thông.

Bên cạnh các dòng sản phẩm đầu tư và để lại đơn vị vận hành quốc tế khai thác cho thuê như căn hộ du lịch (condotel) thì còn có biệt thự nghỉ dưỡng có thương hiệu (branded villa). Đặc biệt, thời gian qua doanh nghiệp đang tiên phong giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm second home (ngôi nhà thứ hai) với số lượng sản phẩm lớn và đa dạng bao gồm: nhà phố nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng, shophouse mặt biển…

“Đây là một loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đã phát triển mạnh trên thế giới trong nhiều thập kỷ bởi sự linh hoạt trong sử dụng và khai thác: vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng thường xuyên vừa có thể cho thuê lại trong thời gian không có nhu cầu sử dụng. Dòng sản phẩm này đáp ứng đúng nhu cầu lớn của tầng lớp trung – thượng lưu đang ngày càng tăng tại Việt Nam”, ông Phiên khẳng định.

Cũng theo ông Phiên tiết lộ, năm 2019 tập đoàn này tập trung đầu tư rất mạnh vào các dự án BĐS nghỉ dưỡng như NovaWorld Phan Thiết quy mô 1.000ha và NovaWorld Hồ Tràm quy mô khoảng 1.000ha (chia làm 10 giai đoạn phát triển). Hiện các dự án này đang triển khai xây dựng phân kỳ 1 với đa dạng các sản phẩm.

Cũng tại Hội thảo này, TS Huỳnh Phước Nghĩa, Phó Trưởng khoa kinh doanh và Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM cho rằng, cái gốc vấn đề của sự phát triển condotel và BĐS nghỉ dưỡng nói chung là chủ đầu tư phải có năng lực, uy tín ở lĩnh vực này.

Bản thân CĐT phải nắm bắt được xu thế của thị trường, nhu cầu thực tiễn từ người mua và giá trị sinh lời bền vững. “Trong tương lai, BĐS nghỉ dưỡng vẫn phát triển lạc quan, những lùm xùm condotel vừa qua lại trở thành cơ hội cho NĐT và thị trường, NĐT hiểu được dòng vốn bỏ vào condotel như nào cho đúng, còn CĐT sẽ có những hướng đi khác để linh hoạt với nhu cầu của khách mua”, ông Nghĩa nhấn mạnh.



Theo Hạ Vy

[ad_2]