Chỉ 70 triệu, vợ chồng tôi sở hữu nhà vườn 100m2 ở Thủ đô

[ad_1]

Nhân vật trong bài viết này là anh Nguyễn Văn Cường, hiện đã 1 vợ và 2 con. Từ quê lên Hà Nội lập nghiệp, 2 vợ chồng anh đều làm công chức nhà nước. Lương công chức chỉ đủ để trang trải cuộc sống gia đình, tằn tiện lắm thì mỗi tháng bỏ ra được một vài triệu.

Anh lấy vợ năm 2008 và hai vợ chồng thuê phòng trọ để ở. Anh nhớ như in phòng trọ ọp ẹp, nhỏ xíu, chỉ gần 20m 2 cho tất cả mọi sinh hoạt ăn, ngủ, tắm giặt. Còn vệ sinh thì phải đi ở ngoài. Giá thuê nhà trọ ngày đó là 500.000 đồng. Lương của cả 2 vợ chồng tôi khi đó được gần 10 triệu/tháng.

Và hành trình mua nhà, mưu cầu 1 tổ ấm thực sự của vợ chồng anh mở đầu từ đây!

Chỉ 70 triệu, vợ chồng tôi sở hữu nhà vườn 100m2 ở Thủ đô - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Cường, nhân vật chính của câu chuyện

Từ cái nhà trọ không có nhà vệ sinh đến… mảnh đất may mắn

Những ngày chưa có con nhỏ, 2 vợ chồng trẻ ở căn phòng thuê thì cũng không sao. Cả ngày đi làm, phòng trọ chỉ để ngủ buổi tối và sinh hoạt 2 ngày cuối tuần.

Đến năm 2009, vợ chồng tôi sinh con đầu lòng. Bà nội, bà ngoại thay phiên nhau xuống trông con giúp chúng tôi. Hoặc có những lúc con ốm, cả 2 bà xuống chăm cháu. Căn phòng gần 20m 2 quá chật chội với 2 chiếc giường, 5 con người cùng nằm chung 2 chiếc xe máy.

Vừa thương vợ thương con tôi nhẩm lại số tiền tích cóp dành dụm của 2 vợ chồng sau hơn 1 năm lấy nhau. Cả tiền mừng cưới, cả tiền chắt bóp, vỏn vẹn 70 triệu.

70 triệu thì mua nhà Hà Nội ở đâu được? Nếu mua thì phải vay, mà lương 2 vợ chồng không biết trả tới bao giờ. Tôi nghĩ có khi chỉ tìm nhà trọ khác rộng hơn để thuê thôi. Ngày chủ nhật được nghỉ, tôi lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm Hà Nội, rồi ra ngoại thành từ Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức để xem thực tế giá nhà đất người ta rao bán thế nào. Nhà nào cũng 500 triệu trở lên.

Chỉ 70 triệu, vợ chồng tôi sở hữu nhà vườn 100m2 ở Thủ đô - Ảnh 2.

Căn nhà hiện tại của tôi ở Yên Nghĩa (Hà Đông).

Tôi mò vào xã Xuân Phương (huyện Từ Liêm cũ, nay là phường Xuân Phương, quận Bắc Từ Liêm) vì nghĩ trong đó giá nhà sẽ rẻ. Nếu không mua được thì thuê trong này cũng rẻ hơn ngoài phố.

Sau này tôi vẫn gọi cái ngày tôi lang thang trong làng Xuân Phương ấy chính là cái “duyên đất” của mình. Tôi gặp mảnh đất hơn 30m2 ở thôn Ngọc Mạch, Xuân Phương. Không phải đất dự án mà là đất thổ cư của người dân trong thôn. Giá rao bán là 470 triệu.

Về nhà tôi bàn với vợ, vợ tôi ngạc nhiên, lo lắng bởi lấy đâu ra tiền mua nhưng tôi động viên vợ cố gắng vay mượn họ hàng ở quê. Mua được rồi, sang tên sổ đỏ rồi thì thế chấp vào ngân hàng, trả cho họ hàng, sau đó mình trả ngân hàng theo từng năm.

Hôm sau tôi vào lại Xuân Phương, sau khi thỏa thuận, giá chính thức của mảnh đất 30m2 là 450 triệu. Tôi đặt cọc 10 triệu rồi tức tốc về quê đặt vấn đề vay tiền với bố mẹ hai bên, họ hàng nội ngoại. Thật may, vợ chồng tôi được mọi người quý mến, người có nhiều thì cho vay 50 triệu, người có ít nhưng sẵn sàng cho chúng tôi mượn 10 triệu mà không phải lãi lời gì.

Chỉ 70 triệu, vợ chồng tôi sở hữu nhà vườn 100m2 ở Thủ đô - Ảnh 3.

Căn nhà có khoảnh sân nhỏ để trồng hoa.

Chỉ sau vài ngày, cả vay mượn lẫn số tiền vợ chồng tôi có từ trước tôi gom được 300 triệu chẵn trả cho chủ và đợi sau khi có sổ đỏ sẽ trả nốt 150 triệu.

Vừa được “trả chậm”, đất lại tăng giá gấp đôi

Trong khi tôi đang lo lắng về chuyện lấy đầu ra 150 triệu nữa để trả khi có sổ đỏ thì may cho tôi, không may cho chủ cũ của mảnh đất, sổ đỏ tách khó khăn, mất 1 năm trời. Năm 2010, đúng lúc có sổ đỏ, cũng vừa hay đất khu Ngọc Mạch bỗng lên giá vù vù.

Mảnh đất của tôi có người trả 1 tỷ. Tôi đồng ý bán vì tính toán nếu xây nhà lên trên mảnh đất này thì vừa xa lại không chắc đã đủ tiền xây.

Sau khi trả cho chủ cũ 180 triệu (tôi trả thêm 30 triệu bởi họ xót vì đất lên khi vừa bán xong), tôi cầm tiền triệu đi mua căn nhà 16m2, 2 tầng ở Đội Cấn (Ba Đình) để tiện việc đi làm. Căn nhà có giá 850 triệu, sửa sang thêm 30 triệu nữa là 880 triệu.

Chỉ 70 triệu, vợ chồng tôi sở hữu nhà vườn 100m2 ở Thủ đô - Ảnh 4.

Tiền ít mà vẫn quyết tâm mua nhà to

Ở Đội Cấn, vợ chồng tôi yên tâm sinh thêm đứa thứ 2. Từ 2010- 2015, vợ chồng tôi trả hết nợ cho nội ngoại hai bên, anh em họ hàng đã giúp vợ chồng tôi vay năm 2009.

Sống ở Đội Cấn, vợ chồng tôi tiện đi làm gần nhưng khi thêm thành viên, căn nhà 16m2 lại trở nên chật chội. Con cái thường xuyên ốm đau, do chật chội. Vợ tôi vẫn mơ có nhà vừa đủ có hàng rào để trồng hoa…

Tôi quyết tâm đổi nhà lần 2.

Năm 2011 sốt đất, tôi định bán 2 tỷ, có người trả 1,5 tỷ rồi lại thôi. Giá nhà thời điểm 2015 xuống thấp, tôi quyết định hạ xuống hết cỡ: 1 tỷ 090 triệu. và hướng ra ngoại thành ở. Vì tôi cho rằng khi đất xuống, ngoại thành sẽ giảm sâu hơn…

Tôi xuống Hà Đông tìm nhà để mua. Khu vực Yên Nghĩa tuy khiến vợ chồng tôi đi làm xa hơn nhưng vợ chồng tôi thích không gian nhà rộng, có một khoảng sân nhỏ, trồng hoa, cây cảnh. Nhờ có người tìm giúp, tôi tìm được căn nhà hiện tại.

Ông chủ đòi 1 tỷ 600 triệu đồng. Thời điểm sốt đất, căn nhà này có giá hơn 3 tỉ đồng với 105m2 đất, nhà 2 tầng, có sân, hành lang rất đẹp. Mặc cả mãi ông chủ bớt 50 chục triệu.

Tôi thích rồi, nhưng nhà mình có mỗi 1,1 tỷ thì tính sao. Người giới thiệu bật bật đèn xanh, ông chủ là người kinh doanh đất nhưng hay giúp người mua nhà, nói khó ông ấy sẽ cho chịu vài tháng. Trong đầu nhẩm tính phương án “lấy nhà về cắm sổ ngân hàng để trả”.

Chỉ 70 triệu, vợ chồng tôi sở hữu nhà vườn 100m2 ở Thủ đô - Ảnh 5.

Tôi vẫn luôn tâm niệm rằng, mỗi người cứ cố gắng, đặt ra mục tiêu và nỗ lực thực hiện mục tiêu đó thì chắc chắn khó khăn nào cũng sẽ vượt qua.

Cuối cùng ông chủ cho nợ 430 triệu đồng, lúc đầu nói là cho chịu 3 tháng. Mỗi lần vay mượn, chơi phường họ góp tiền với cơ quan, bạn bè, bán đất ở quê tôi đưa cho ông khi thì 20 triệu, khi thì 30 triệu, lúc 100 triệu. Sau, ông chủ gia hạn cho tôi nợ 1 năm rưỡi. Hơn 1 năm, cuối cùng, vay mượn thêm họ hàng ở quê, tôi cùng cũng trả hết số nợ cho ông chủ đất cũ.

Sướng cái là ông chủ hỗ trợ từ A đến Z, từ lắp điện đến cho hẳn cái ban thờ đẹp đẽ uy nghi… Ngôi nhà 2 tầng, có sân, có chỗ trồng hoa. Dù ai đó chê xa nhưng đây là điều mơ ước của vợ chồng tôi nhiều năm.

Từ ngày ở căn nhà này, con cái tôi khỏe mạnh và học hành tốt hơn. Các cháu được hít thở không khí trong lành, được chạy nhảy trong không gian rộng.

Tôi nghĩ, để mua nhà ngoài chuyện may mắn cũng cần biết tính toán phù hợp túi tiền của mình, biết thời điểm và vị trí hướng đến và cũng cần phải có một quyết tâm rất cao.

Thực ra, việc có căn nhà như ngày hôm nay nó là một quá trình đầy may mắn của gia đình tôi, mà gia đình tôi vẫn thường gọi đó là “chuyện cổ tích mua nhà”.



Theo PV


Gia Đình Mới

[ad_2]

Núp bóng người Việt, người Trung Quốc thâu tóm “đất đẹp” tại Việt Nam

[ad_1]

Gửi kiến nghị tới Chính phủ, cử tri Đà Nẵng phản ánh tình trạng ở các địa phương, vùng miền của đất nước đều có sự xuất hiện của người Trung Quốc, nhất là các dự án kinh tế, nhà máy đặt ở các vùng nhạy cảm về an ninh quốc gia, như bô xít ở Tây Nguyên, Formosa ở Hà Tĩnh… và khu vực dọc theo bờ biển của miền Trung.

Cử tri kiến nghị Chính phủ cần có sự xem xét cẩn trọng, cảnh giác với thực trạng này để đảm bảo vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia.

Tại văn bản trả lời, Bộ Công an cho biết, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, hiện đang triển khai 6.175 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 65 tỷ USD. Các dự án của Trung Quốc có ở hầu hết các địa phương, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo đánh giá của Bộ, các dự án của Trung Quốc đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, các vùng miền có dự án đầu tư nói riêng, tuy nhiên, một số dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư còn một số vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Như, một số dự án bỏ vốn đầu tư thấp, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, giá thành rẻ, chất lượng thấp, thời gian thực hiện kéo dài. Nhà thầu Trung Quốc chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, lợi dụng kẽ hở quy định về quản lý lao động, quản lý xuất, nhập cảnh để đưa lao động phổ thông vào Việt Nam hoặc sử dụng lao động người Trung Quốc trái phép (không có giấy phép lao động, sử dụng visa du lịch, làm giả giấy tờ, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự)…

Bên cạnh đó là tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm… văn bản trả lời nêu rõ.

Ngoài ra, số lượng người Trung Quốc vào Việt Nam du lịch, công tác, học tập tăng nhanh đi cùng với nhu cầu sở hữu, thuê, mua nhà ở tập trung đông đúc, lập gia đình, sinh con nhưng không đăng ký với chính quyền địa phương. Nhiều trường hợp không tuân thủ pháp luật Việt Nam, gây mâu thuẫn với người dân địa phương, thậm chí sang Việt Nam hoạt động phạm tội, trốn truy nã…

Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngay từ khâu thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát các dự án.

Bộ cũng kiến nghị các bộ, ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến năng lực, điều kiện hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng dự án “treo”, nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, chuyển nhượng dự án trái phép…

Đồng thời, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung điều tra, nắm tình hình hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, kịp thời phát hiện các vi phạm về hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về môi trường, sử dụng lao động trái phép… để đề xuất biện pháp xử lý; nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại đối với người nước ngoài tại Việt Nam…

Liên quan đến vấn đề trên, vừa qua, qua giám sát về quản lý sử dụng đất đai đô thị, đoàn giám sát của Quốc hội cũng đã kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.



Theo Nguyên Vũ


VnEconomy

[ad_2]

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý phản ánh nguy cơ vỡ quy hoạch các khu đô thị

[ad_1]

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan tới điều chỉnh quy hoạch tại một số khu đô thị ở Hà Nội.

Cụ thể, theo phản ánh, cư dân tại khu Đoàn Ngoại giao bức xúc suốt 2 năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, phản đối chủ đầu tư thay đổi quy hoạch, tăng tầng, tăng tòa nhà, thay đổi công năng sử dụng của một số lô đất công cộng, dịch vụ.

Các hộ dân Ciputra kiến nghị khẩn cấp về điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số lô đất thương mại, sân, vườn và đường nội bộ nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng.

Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Được biết, đầu tháng 5 cư dân khu Ngoại giao đoàn xuống đường, căng băng rôn, tuần hành quanh khu đô thị để thể hiện sự bức xúc không đồng ý việc thay đổi quy hoạch, xây bệnh viện u bướu trong khu đô thị. Cùng với đó là việc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) – chủ đầu tư thất hứa trả sổ đỏ dù có toà nhà đã về ở 3-4 năm nay, hạ tầng khu đô thị còn nhếch nhác, chưa hoàn thiện…

Một trong những vấn đề khiến cư dân lo lắng là việc điều chỉnh quy hoạch. Liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch tại đây, vào tháng 5/2017, UBND TP Hà Nội có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội. Trong đó, có điều chỉnh khu đất có ký hiệu ĐMKT (đầu mối kỹ thuật) có diện tích hơn 4.800m2 thành công trình bệnh viện u bướu với mật độ xây dựng 40%, cao 12 tầng.

Khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra có quy mô 301 ha được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị (Việt Nam) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Đây là một trong những dự án đồng bộ cao cấp đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội với đầy đủ tiện ích, dịch vụ.

Hồi cuối tháng 2, UBND TP Hà Nội đã có thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND xem xét về việc điều chỉnh quy hoạch tại Khu đô thị Ciputra. Theo kết luận, lãnh đạo thành phố thống nhất về nguyên tắc chủ trương điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất do Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề xuất dựa trên kiến nghị của chủ đầu tư. Tuy nhiên, quá trình lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc điều chỉnh các ô đất nêu trên không nhận được sự đồng thuận từ cư dân.



Theo Nam Anh


Infonet

[ad_2]

Lật tẩy mánh lới trục lợi phí bảo trì chung cư

[ad_1]

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng , tính đến giữa năm 2018, trên cả nước có 108 dự án xảy ra tranh chấp , khiếu nại giữa cư dân với chủ đầu tư có liên quan đến các hoạt động quản lý , vận hành chung cư. Riêng tại TP.HCM, trong 44 vụ tranh chấp chung cư được Sở Xây dựng thụ lý thì có đến 34 vụ (77%) tranh chấp liên quan đến phí bảo trì.

Bày vẽ để tư túi

Ban quản trị (BQT) tại mỗi tòa nhà chung cư được bầu thông qua hội nghị nhà chung cư, là cư dân tại chính tòa nhà đó và làm việc có thù lao. BQT sẽ là những người có quyền thay mặt cư dân quản lý quỹ bảo trì chung cư (2% giá trị tất cả căn hộ) để chi cho việc vận hành, bảo trì tòa nhà. Những tranh chấp tại chung cư chủ yếu bắt nguồn từ việc bất đồng và thiếu minh bạch khi sử dụng nguồn quỹ này.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), một phần nguyên nhân của những tranh chấp này là do có phần tử xấu ở ngoài xã hội tìm cách “chui” vào BQT để tìm cơ hội trục lợi. Thủ đoạn của những phần tử này là mua căn hộ nhỏ nhất trong dự án rồi đi vận động để được bầu vào BQT. Phó tổng giám đốc một công ty địa ốc có trụ sở đặt tại quận Bình Thạnh cho biết bất cứ quyết định nào liên quan đến việc bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà đều phải được các thành viên BQT thống nhất trên nguyên tắc đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những BQT tiêu cực, các thành viên trong ban thông đồng với nhau để trục lợi từ nguồn quỹ bảo trì khổng lồ.

Ví dụ, trung bình chi phí bảo trì cho một chung cư tầm trung là khoảng 1 tỉ đồng/năm, chung cư lớn có thể lên đến 2-3 tỉ đồng/năm. BQT sẽ thay mặt cư dân lựa chọn những đơn vị thực hiện bảo trì, bảo dưỡng. Cách đơn giản nhất là khi đối tác báo giá các phần việc, BQT sẽ yêu cầu họ nâng giá lên để hưởng chênh lệch. Khoản kê thêm này BQT và bên bảo trì có thể chia nhau, chưa kể số tiền hoa hồng dĩ nhiên BQT được hưởng khi gọi dịch vụ. Ngoài ra, BQT có thể bày ra việc sửa chữa, thay thế những hạng mục còn sử dụng tốt để kiếm cớ cho tiền ra vào.

Trong thời gian hoạt động, tòa nhà chắc chắn sẽ có thêm nhiều khoản thu từ việc cho thuê, quảng cáo… nhưng có BQT cố tình không soạn thảo quy chế thu-chi, không thông qua ý kiến cư dân mà tự ý sử dụng các khoản tiền vãng lai cho mục đích riêng.

Chị Tuyết Loan, cư dân một chung cư ở quận Tân Bình, TP.HCM bật mí nếu hợp tác với một ngân hàng thì BQT còn được hưởng một khoản lãi ngoài khi đem quỹ bảo trì gửi tại ngân hàng đó. Quỹ bảo trì hàng chục tỉ đồng là món tiền gửi dài hạn đáng mơ ước đối với tất cả ngân hàng. Chính vì thế, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho BQT hưởng thêm lãi suất ưu đãi ngoài hợp đồng để thu hút khách.

Lật tẩy mánh lới trục lợi phí bảo trì chung cư - Ảnh 1.

Người dân ở chung cư nên quan tâm đến việc bầu ra một ban quản trị có năng lực cho tòa nhà của mình. Ảnh: QUANG HUY

Bầu ban quản trị – chọn người giữ ví tiền cho mình

Trước đây, những ai vào BQT có thể bị coi là rảnh rỗi vì ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, làm dâu trăm họ mà quyền và lợi không đáng kể. Thế nhưng với sự nở rộ của mô hình chung cư (mà ngày càng nhiều dự án cao cấp) thì việc nằm trong BQT đã được nâng lên một tầm quan trọng mới.

BQT sẽ là nhóm người đại diện cho toàn bộ cư dân để quản lý, vận hành số tiền khổng lồ từ quỹ bảo trì. Khoản này “bèo” nhất cũng vài chục tỉ đồng, nhiều thì hàng trăm tỉ đồng. Việc bầu BQT quan trọng là vậy nhưng ở đa số dự án, để tổ chức được hội nghị nhà chung cư đủ thành viên tham gia theo quy định (75% cư dân cho lần một hoặc 50% cho lần hai) lại vô cùng khó khăn. Đơn cử như ở dự án Sky 9 (quận 9), chủ đầu tư phải kêu gọi năm lần bảy lượt cư dân vẫn không thực hiện những việc cần làm để tổ chức hội nghị. Đến ngày diễn ra hội nghị thì chỉ có 60-70 người có mặt trong khi tổng số căn hộ ở đây là hơn 700 căn.

Để hạn chế nguy cơ quỹ bảo trì bị đục khoét thì việc đầu tiên cư dân cần làm là quan tâm đến hội nghị nhà chung cư. Cư dân phải tham gia thực hiện quyền bầu BQT một cách sáng suốt và đầy đủ, lựa chọn ra những thành viên có trình độ, kỹ năng và thực sự tâm huyết với công tác cộng đồng. Năng lực của BQT không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền và lợi ích của cư dân mà còn tác động gián tiếp đến giá trị của tòa nhà. Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Hà, cho biết nếu một dự án có tranh chấp thì giá bán căn hộ tại đó có thể bị giảm 5%-10%, thậm chí nhiều hơn.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, để tăng cường giám sát hoạt động của BQT, cư dân có thể đặt ra yêu cầu BQT có báo cáo tài chính định kỳ hằng tháng hoặc hằng quý đến cộng đồng cư dân.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng Giám đốc Phú Đông Group, cho rằng: “Việc duy trì quỹ bảo trì trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào năng lực quản trị tài chính của BQT và uy tín của chủ đầu tư . Nếu biết cách làm và thực sự vì lợi ích chung thì quỹ bảo trì không những không bị teo tóp mà sẽ ngày càng sinh sôi thêm”.

Tại Philippines, Luật Chung cư 1966 coi chung cư như là một pháp nhân, tương tự một doanh nghiệp. Khi người dân sở hữu một căn hộ, họ có tư cách như một cổ đông, có quyền tham gia ý kiến về việc quản lý chung cư.

Chung cư ở Singapore chủ yếu nằm dưới sự quản lý của Cục Phát triển nhà ở (HDB). Tuy không trực tiếp xây dựng và phân phối chung cư nhưng cơ quan này có vai trò giám sát chất lượng để đảm bảo việc giải quyết các nhu cầu cơ bản về nhà ở của người dân.

Trong khi đó ở Nhật Bản thì trách nhiệm vận hành chung cư chủ yếu nằm ở chủ đầu tư. Còn tại Malaysia, vấn đề quản lý chung cư được thực hiện theo tiêu chí phi lợi nhuận. Toàn bộ kinh phí của cư dân đóng góp cho các dịch vụ quản lý nhà ở được sử dụng trên nguyên tắc phục vụ cho phúc lợi chung của cộng đồng dân cư chứ không để sinh lợi.

KIM NGUYÊN 



Theo Thùy Linh


PLO

[ad_2]

Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân

[ad_1]

 Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân - Ảnh 1.
Cửa sổ rộng cung cấp ánh sáng và làm tươi mới cho căn hộ với những bảng màu trung tính.
 Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân - Ảnh 2.
Bàn làm việc dài đặt cạnh phòng khách để chủ nhân có thể giải quyết nốt những công việc còn tồn đọng trong ngày.
 Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân - Ảnh 3.
Ghế thư giãn dành cho những lúc chủ nhân muốn nghỉ ngơi.
 Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân - Ảnh 4.
Tủ sách đặt ẩn trong tường và có cửa bảo vệ.
 Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân - Ảnh 5.
Bàn đọc sách cuối phòng ngủ và có thể trở thành bàn trang điểm sau này khi anh chàng cưới vợ.

GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS

 Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân - Ảnh 6.
Một phần bức tường đầu giường trồi hẳn ra ngoài giúp chủ nhân không bị chói mắt vào mỗi buổi sáng.
Ánh nắng xuyên qua khe cửa khiến phòng tắm trở nên sáng bừng.

GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER

 Căn hộ hiện đại của anh chàng độc thân - Ảnh 7.
Tủ bên dưới bồn rửa cách mặt sàn một khoảng nhất định dễ dàng cho việc làm vệ sinh.



Theo Ngọc Thúy


VOV

[ad_2]

Liên danh Bitexco được chỉ định làm ‘siêu đô thị’ gần 9.100 tỷ đồng tại Sa Pa

[ad_1]

UBND tỉnh Lào Cai vừa lựa chọn liên danh Công ty CP đầu tư và phát triển Sa Pa Lào Cai và Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Đông Bắc Sa Pa theo hình thức chỉ định.

Liên danh Bitexco được chỉ định làm siêu đô thị gần 9.100 tỷ đồng tại Sa Pa - Ảnh 1.

Quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới Đông Bắc, huyện Sa Pa.

Dự án có quy mô 160 ha nằm trên phạm vi thôn Suối Hồ, xã Sa Pả, một phần thuộc khu vực thị trấn Sa Pa. Khu đô thị có tổng mức đầu tư hơn 9.099 tỷ đồng, gồm 13 hạng mục chính, bao gồm: Khu dịch vụ khách sạn, resort (khu Resort Suối Hồ, khu khách sạn Resort Suối Đồi), khu hỗn hợp thương mại, khách sạn, văn phòng, căn hộ và ở; khu ở hiện trạng ổn định chỉnh trang và khu nhà ở xã hội; khu dịch vụ công cộng; khu ở (nhà phố thương mại, nhà song lập, biệt thự, căn hộ chung cư).

Theo dự kiến, sau khi hoàn thành, khu đô thị sẽ cung cấp nơi nghỉ dưỡng và phục vụ cho khoảng 2.500 khách du lịch/ngày đêm và cung cấp chỗ ở, cơ sở dịch vụ, giải trí, giáo dục và hạ tầng kỹ thuật xã hội cho khoảng 15.000 người.

Trước đó, vào tháng 7/2018, Liên danh Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sa Pa Lào Cai – Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco trở thành nhà đầu tư duy nhất trúng vòng sơ tuyển dự án Khu đô thị mới Đông Bắc Sa Pa.



Theo Lâm Tùng


NDH

[ad_2]

Những lưu ý quan trọng trong lĩnh vực bất động sản năm 2019, nhà đầu tư nào cũng nên biết!

[ad_1]


Các diễn giả đang trở lời khán giả trong Hội thảo.

Dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây do nhiều dự án lớn bị ách tắt, song TP. HCM vẫn là thị trường bất động sản sôi động nhất nước, bởi cung lớn ắt cầu cũng phải lớn.

Để cả chủ đầu tư lẫn người tiêu dùng thuận lợi hơn trong công việc của mình, vừa qua, nhân kỷ niệm một năm thành lập, CLB Bất động sản TP. HCM (HREC) đã đứng ra tổ chức Hội thảo Chia sẻ quy trình thủ tục đầu tư dự án nhà ở/khu đô thị theo quy định mới của TP. HCM.

Trong suốt hội thảo, ông Phan Trường Sơn – Trưởng phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản – Sở Xây dựng TP. HCM và ông Phạm Trung Kiên – Phó trưởng phòng Đăng ký – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích cho giới bất động sản.

Hai vấn đề bất cập trong luật về đầu tư bất động sản

Theo ông Phan Trường Sơn, hiện tại, từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc một dự án, luật pháp Việt Nam – ví dụ như luật đất đai, luật quy hoạch, luật xây dựng, đã có những quy định rất rõ ràng, chủ đầu tư cứ theo đó mà thực hiện là sẽ không có vấn đề xảy ra.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với các chủ đầu tư, ông Sơn cùng đồng nghiệp nhận ra vẫn có hai vấn đề bất cập trong luật.

Đầu tiên, sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, thì ‘Nhà Đầu Tư’ sẽ mang hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để duyệt quy hoạch 1/500, trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình cho UBND để UBND cấp giấy quyền sử dụng đất, thì lúc đó ‘Nhà Đầu Tư’ mới thành ‘Chủ Đầu Tư’; tuy nhiên, một điều luật khác lại quy định, chỉ ‘Chủ Đầu Tư’dự án mới được phê duyệt quy hoạch 1/500.

Thứ hai, trong thời buổi quỹ đất ở khu trung tâm TP. HCM gần như đã cạn kiệt, đất trồng lúa ở khu vực ngoại ô là một nguồn cung không tồi, nhưng theo luật định, người dân không được quyền chuyển nhượng đất cho doanh nghiệp khi chưa có sự chấp thuận của UBND thành phố, tức là doanh nghiệp phải được chấp thuận chủ trương đầu tư; mà muốn được chấp thuận chủ trương đầu tư, thì doanh nghiệp phải có quyền sử dụng đất trước. Kiểu như một vòng luẩn quẩn, ‘con gà có trước hay cái trứng có trước’.

Những lưu ý quan trọng cho chủ đầu tư và người tiêu dùng trong lĩnh vực bất động sản năm 2019 - Ảnh 1.

Ông Phan Trường Sơn – Trưởng phòng Phát triển nhà và Thị trường bất động sản – Sở Xây dựng TP. HCM

Với vấn đề đầu tiên, các Sở ngành liên quan đã báo lên UBND TP. HCM, sau đó thành phố đã kiến nghị Chính phủ và Nhà nước nhằm sửa luật cho phù hợp điều kiện thực tế. Trong khi chờ sửa luật, UBND giao cho Sở Quy hoạch – Kiến trúc tìm cách giải quyết vấn đề; theo đó, họ đã đưa ra phương cách giải quyết như sau: khi ‘Nhà Đầu Tư’ được chấp thuận chủ trương đầu tư thì xem như được chấp thuận nội dung đầu tư, thì ‘Nhà Đầu Tư’ có thể xem như ‘Chủ Đầu Tư’.

Ở vấn đề thứ hai, theo ông Phạm Trung Kiên, do người dân không chuyển nhượng đất được cho doanh nghiệp nên chưa thể ký hợp đồng mua bán, nhưng người dân có thể ký thỏa thuận sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp khi được cho phép, tức là hợp đồng hứa mua và hứa bán. Tiếp theo, các cơ quan chức năng sẽ xem hợp đồng hứa mua và hứa bán là cơ sở để quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, rồi sau đó sẽ từ ‘Nhà Đầu Tư’ trở thành ‘Chủ Đầu Tư’ như đã nói ở vấn đề trước.

Sau đó, tất nhiên là hai bên sẽ quay lại hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng đất theo luật định, thay đổi tên người sử dụng đất từ người dân sang chủ đầu tư ở cơ quan có thẩm quyền.

Chỉ chủ đầu tư mới được phép thực hiện hợp đồng mua bán nhà

Không chỉ ở khía cạnh xây dựng và phát triển dự án mà ở khía cạnh mua bán sản phẩm nhà ở, trong năm 2019 cũng có vài quy định được điều chỉnh và làm mới.

“Để có thể tiến hành bán sản phẩm, chủ đầu tư cần thỏa mãn 4 điều sau: hoàn thành nghĩa vụ tài chính tức là đóng phí quyền sử dụng đất (có thể chưa có quyền sử dụng đất), hồ sơ dự án có pháp lý đầy đủ, biên bản nghiệm thu ký quỹ, chủ đầu tư thống nhất với Ngân hàng và Ngân hàng có chủ trương bảo lãnh tức là đồng ý bảo lãnh sản phẩm cho khách mua hàng.

Sau khi chủ đầu tư có hợp đồng thỏa thuận ký quỹ và cơ quan nhà nước có văn bản xác nhận nhà đầu tư đủ điều kiện mở bán trong tương lai, thì chủ đầu tư mới được quyền mở bán, còn chuyện mở bán khi nào là tùy vào chiến lược kinh doanh của chủ đầu tư”, ông Phan Trường Sơn cho biết.

Trước đây, các sàn môi giới có thể thay mặt chủ đầu tư để ký hợp đồng mua bán bất động sản, nhưng bây giờ hành động đó không được phép. Theo quy định mới của luật, thì chỉ duy nhất chủ đầu tư mới được phép ký hợp đồng mua bán bất động sản với khách hàng. Ngay cả khi có thêm bên góp vốn hợp tác đầu tư, thì bên góp vốn chỉ được phân chia lợi nhuận chứ không được phân chia sản phẩm.

Do đó, những người tiêu dùng đi mua các sản phẩm bất động sản, cần phải lưu tâm xem ai là người đứng tên bán sản phẩm trong hợp đồng mua bán của mình và liệu đó có phải là chủ đầu tư hay không, nếu thật sự là chủ đầu tư thì họ đã đủ điều kiện để bán sản phẩm hình thành trong tương lai chưa.



Quỳnh Như


Theo Trí Thức Trẻ

[ad_2]

Trễ hẹn gần 9 năm, chủ đầu tư dự án Happyland bị Thanh tra tỉnh Long An ‘sờ gáy’

[ad_1]

Ngày 31/5, thông tin từ Thanh tra tỉnh Long An cho biết, đơn vị vừa hoàn tất việc thanh tra các dự án tái định cư trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Qua thanh tra, đơn vị chỉ ra hàng loạt sai phạm, tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiến độ thực hiện dự án khu dân cư nhà vườn xã Thạnh Đức (tên thương mại là Happyland) do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Phú An (Công ty Phú An, thuộc Tập đoàn Khang Thông) làm chủ đầu tư.

Theo đó, dự án khu dân cư nhà vườn xã Thạnh Đức (được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2009), tuy nhiên đến nay đã trễ gần gần 9 năm vẫn chưa triển khai, gây bức xúc cho các hộ dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, cấp Giấy CNQSDĐ, đầu tư hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, đường điện, cấp thoát nước và hạ tầng xã hội.

 Trễ hẹn gần 9 năm, chủ đầu tư dự án Happyland bị Thanh tra tỉnh Long An sờ gáy - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án KDC Nhà Vườn (khu tái định cư 2), tọa lạc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An).

Cụ thể, Công ty Phú An chưa chi trả tiền bồi thường đối với 24 hộ dân với tổng số tiền hơn 9,7 tỷ đồng; thời gian thực hiện dự án chậm 8 năm 6 tháng so với tiến độ ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư (dự án hứa đưa vào sử dụng 7/2010); chưa triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt;

Công ty Phú An chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hộ dân mà chưa hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch được duyệt; chưa bàn giao đầy đủ nền và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ dân tái định cư.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn xây dựng trường dạy nghề không đúng vị trí theo quy hoạch 1/500 được phê duyệt.

Sai phạm tại dự án BNC Dragon, Công ty Trung Thành bị Sở Xây dựng Long An xử phạtHiện chỉ có 2/118 dự án bất động sản đủ điều kiện bán ở Long An

Từ những sai phạm trên, Thanh tra tỉnh Long An yêu cầu Công ty Phú An phải hoàn tất thi công hạ tầng đường giao thông, cấp nước, điện chiếu sáng, khu xử lý nước thải phần còn lại ngoài khu tái định cư trong quý 3/2019; thực hiện giải chấp Ngân hàng để hoàn tất thủ tục cấp Giấy CNQSDĐ cho các hộ dân tái định cư.

Lập thủ tục gia hạn sử dụng đất 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng, với mức tiền sử dụng đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013; lập thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho phù hợp thực tế.

Đồng thời, Công ty Phú An phải chi trả tiền bồi thường cho 24 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường với tổng số tiền hơn 9.7 tỷ đồng.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Long An cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm về vai trò quản lý nhà nước của Sở về lĩnh vực quản lý đầu tư, chưa có biện pháp xử lý đối với Công ty Phú An và các chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án chậm tiến độ so với tiến độ trong Giấy chứng nhận đầu tư, kéo dài nhiều năm như nêu trên.

Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư do Công ty Phú An thực hiện dự án Khu dân cư nhà vườn chậm tiến độ so với tiến độ trong Giấy chứng nhận đầu tư là 8 năm 6 tháng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi việc gia hạn thời gian sử dụng đất của Công ty Phú An. Đến quý 3/2019 nếu Công ty Phú An không thực hiện thi công hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh theo cam kết hoặc quá thời gian gia hạn sử dụng đất thì Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xử lý dự án này theo quy định pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi việc gia hạn sử dụng đất 24 tháng của Công ty Phú An. Nếu hết thời gian được gia hạn mà Công ty Phú An chưa hoàn thành dự án thì tham mưu UBND tỉnh thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất theo điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.



Theo Thy Huệ


VTC News

[ad_2]

Cấm giao dịch bất động sản tại dự án nghìn tỷ ở Bình Dương

[ad_1]

Dự án nghìn tỷ mở bán rầm rộ dù chưa đủ pháp lý

Trên các kênh chào bán dự án Central Residence Bình Dương tọa lạc bên đường 30/4, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương), chủ đầu tư thông tin, đây là một “siêu dự án” với tổng kinh phí đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trên khu “đất vàng” của Bình Dương với thiết kế nhà phố hiện đại dằng cấp quốc tế.

Đi vào tìm hiểu, PV báo Tiền Phong ghi nhận hiện trạng của dự án chỉ là bãi đất trống đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng. Dù vậy, tại dự án này đã được đơn vị phân phối mở bán và nhận đặt cọc từ khách hàng 50 triệu đồng/nền đất và 200 triệu đồng/căn hộ. Khi hỏi nhân viên bán đất, dự án Central Residence Bình Dương do đơn vị nào làm chủ đầu tư thì được trả lời do Công ty Nhật Bản Jutaku Juryo Loan làm chủ đầu tư.

 Cấm giao dịch bất động sản tại dự án nghìn tỷ ở Bình Dương - Ảnh 1.

Dự án Central Residence Bình Dương rao bán trái pháp luật

Giới thiệu về dự án, nhân viên N.T.H (phòng giao dịch dự án Central Residence Bình Dương) nói rằng, Central Residence Bình Dương được thiết kế theo phong cách Nhật Bản. Chủ đầu tư là công ty Nhật Bản nên dự án có tính pháp lý rõ ràng, được xây dựng theo phong cách hiện đại, đẳng cấp. “Ở Bình Dương rất hiếm có một dự án nằm ở vị trí đẹp như thế này. Anh (PV) mua đi, nếu không ở bán lại cũng lời khủng”, nhân viên H. tư vấn.

Theo thông tin từ chủ đầu tư dự án cung cấp, dự án Central Residence Bình Dương có quy mô 19ha. Trong đó, triển khai thực hiện nhiều khu khác nhau bao gồm hơn 400 căn nhà phố, biệt thự, 200 căn hộ chung cư cùng khu vực đất nền. Tổng kinh phí đầu tư dự án trên 1.000 tỷ đồng.

 Cấm giao dịch bất động sản tại dự án nghìn tỷ ở Bình Dương - Ảnh 2.

Dự án mới chỉ là khu đất trống.

Để tìm hiểu thêm về dự án, PV đã lần theo địa chỉ chủ đầu tư ghi trên các kênh quảng cáo. Tuy nhiên, trên cả hai địa chỉ công ty Công ty Nhật Bản Jutaku Juryo Loan và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Thành Nguyên đều không tìm thấy trụ sở.

Nghiêm cấm giao dịch

Sau khi khảo sát tại dự án, PV báo Tiền Phong đã có trao đổi với lãnh đạo chính quyền phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Bà Bùi Thị Kim Xuân – Chủ tịch UBND phường Chánh Nghĩa cho hay, đối với dự án Central Residence Bình Dương chưa đủ pháp lý, chưa đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó, mọi giao dịch liên quan đến chuyển nhượng bất động sản đều chưa được phép.

 Cấm giao dịch bất động sản tại dự án nghìn tỷ ở Bình Dương - Ảnh 3.

Dự án chưa hoàn tất nghĩa vụ bồi thường giải phóng mặt bằng

“Nhiều người dân đến gặp tôi hỏi về pháp lý của dự án. Tôi nói với người dân không được mua tại dự án Central Residence Bình Dương bởi nhiều vấn đề bất cập phía chủ đầu tư chưa giải quyết. Phía phường đã làm việc với chủ đầu tư và đề nghị không được giao dịch bất động sản”, Chủ tịch phường Chánh Nghĩa nói.

Trong khi đó, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bình dương cho biết thêm, dự án Central Residence Bình Dương không phải do Công ty Nhật Bản Jutaku Juryo Loan làm chủ đầu tư. Dự án này thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Thành Nguyên làm chủ đầu tư. Mặt khác, tên dự án đăng ký không phải là dự án Central Residence Bình Dương mà với tên là khu dân cư Võ Minh Đức.

Cũng theo đại diện Sở Tài nguyên môi trường Bình Dương, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 374/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu dân cư Võ Minh Đức . Lũy kế đến nay, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Kinh doanh Bất động sản Thành Nguyên được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 9,39ha để thực hiện dự án chứ không phải 19ha như thông tin quảng cáo.

Đại diện Sở Tài nguyên môi trường Bình Dương cho hay, trong số diện tịch 9,39ha được chấp thuận, chủ đầu tư chỉ mới bồi thường được 4,82ha; diện tích còn lại chưa bồi thường là 5,57ha do người dân không đồng ý. Do đó, việc giao dịch bất động sản tại dự án này chưa được phép thực hiện.



Theo Hương Chi


Tiền Phong

[ad_2]

Đề xuất đánh thuế nơi sốt đất: Có phản tác dụng?

[ad_1]

Khó chặn được đầu cơ

Bộ Xây dựng nhận định, nhiều đối tượng đầu cơ BĐS vẫn hoạt động công khai , lợi dụng thông tin chuẩn bị quy hoạch đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính, làm bất ổn thị trường. Bộ này cũng dẫn chứng tình trạng đang diễn ra ở Quảng Ninh, Khánh Hoà, Kiên Giang, TP HCM.

Theo Bộ Xây dựng, giá của BĐS chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của BĐS, không phù hợp khả năng chi trả của số đông người dân…Vì vậy, Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu đánh thuế những nơi sốt đất để góp phần bình ổn thị trường.

Về đề xuất đánh thuế, GS. Đặng Hùng Võ phân tích, lượng người mua tăng lên trong khi diện tích đất đai chỉ có vậy, đương nhiên giá sẽ tăng. Kèm theo đó, lực lượng môi giới, cò, lợi dụng những thông tin đó tìm cách đẩy giá, khiến giá đất lại tiếp tục nóng lên. Chính những điều đó đã tạo nên cơn sốt đất và phần nhiều là cơn sốt ảo. Cơn sốt dựa trên việc người ta mua đất, đầu cơ sau đó bán lại để hưởng chênh lệch.

Theo ông Võ, nếu áp thuế suất cao đối với những giao dịch mua đi bán lại, khi đầu cơ người ta sẽ phải tính toán. Việc Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế chênh lệch giữa những lần mua – bán là giải pháp tốt để chống đầu cơ. Những nơi có thông tin quy hoạch khu đô thị, dự án hạ tầng giao thông, giúp giá trị đất đai khu vực đó tăng lên, người dân được hưởng lợi, thì việc phải đánh thuế để điều tiết, phân phối lại phần giá trị gia tăng người khác được hưởng lợi là điều tốt nên làm.

Tuy nhiên, theo đại diện một văn phòng môi giới BĐS ở miền Bắc, chống đầu cơ, chống sốt đất có hai vấn đề: Một là Nhà nước phải minh bạch hóa về quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Hai là nên áp dụng các loại thuế cụ thể, rõ ràng như áp dụng với người sở hữu căn nhà thứ hai. “Để đưa ra một chính sách thuế phải theo quy trình. Bình thường muốn sửa đổi, bổ sung một nghị định, cơ quan chức năng ít nhất cần 7- 8 tháng… Khi thay đổi được thì sốt đất đã hạ, không thể áp dụng được nữa”, vị này nói.

Cần lộ trình đánh thuế nhà thứ hai

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, đưa ra một sắc thuế cần phải đảm bảo bình đẳng đối với mọi tầng lớp nhân dân; sắc thuế đó phải được triển khai trên mọi vùng miền đất nước.

Theo ông Châu, thay vì vội vàng đánh thuế nơi sốt đất, sẽ là thuyết phục hơn nếu có lộ trình đánh thuế đối với người có căn nhà, đất thứ hai trở lên một cách hợp lý. “Làm như thế sẽ hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước cập nhật hệ thống dữ liệu sở hữu nhà ở của người dân, đồng thời, góp phần giúp thị trường nhà đất phát triển theo hướng bền vững”, ông Châu nói.

Theo ông Châu, nên lưu ý đến diện tích của nhà đất khi đánh thuế để đảm bảo sự công bằng, không nên đánh thuế đối với những hộ gia đình đang ở chật và diện tích căn nhà thứ nhất, thứ hai, thứ ba đều quá nhỏ hẹp so với số m2 đầu người sử dụng thực tế…

Việc áp thuế để chống sốt đất cục bộ, theo GS Đặng Hùng Võ phải giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất, xác định rõ tính chính danh của người sử dụng đất. Đang có tình trạng phổ biến là nhiều người có nhà nhưng không đứng tên, hay mua nhà không cần sang tên. Nếu không chính danh sẽ rất khó xác định mảnh đất đó đã mua hay bán, đã chuyển nhượng chưa. Thứ hai, phải xác định được giá đất trong mỗi lần mua – bán. Hiện nay, người mua – bán thường kê khai giá rất thấp so với thực tế, thậm chí họ dựa vào bảng giá đất địa phương công bố để kê khai.

“Ngăn sốt đất vẫn là việc phải làm. Nhưng tôi nhấn mạnh cách làm như thế nào và thống nhất cách làm ra sao phải được quan tâm hơn. Bởi nếu không có giải pháp để ngăn bong bóng BĐS, có thể dẫn đến sốt đất cục bộ. Còn việc kiến nghị của Bộ Xây dựng về đánh thuế cao ở những nơi sốt đất có đánh đồng cả vùng hay không, cần phải làm rõ nội hàm khái niệm sốt đất và tiêu chí về giá để so sánh”, ông Võ nói.

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng, tại các địa phương xảy ra sốt đất vừa qua, mỗi nơi có hướng xử lý mỗi kiểu, thậm chí chưa thực sự khoa học và phù hợp. Ví dụ, khi có sốt đất, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) ban hành lệnh tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phân lô, tách thửa. Vân Đồn sốt đất, Quảng Ninh yêu cầu tạm dừng giao dịch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Làm như thế là không phù hợp quy định của pháp luật.



Theo Ngọc Mai


Tiền Phong

[ad_2]