[ad_1]

Thời gian gần đây, nhiều cổ đông nội bộ đến các quỹ liên tục bán ra cổ phiếu CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, CRE) trong bối cảnh thị giá liên tục giảm, hiện giao dịch tại mức thấp nhất là 24.000 đồng/cp.

Cổ đông nội bộ và quỹ ngoại liên tục bán ra cổ phiếu, thị giá về đáy

Điểm lại, động thái mới nhất, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa công bố thông tin đã bán ra 25.000 cổ phiếu CRE, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 8,8925%. Ngày giao dịch nhằm ngày 10/12/2019. Sau giao dịch, 2 quỹ thành viên là Amersham Industries Limited đang nắm giữ 1,866 triệu cổ phiếu, và Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) sở hữu 5,32 triệu đơn vị CRE.

Biến động tại công ty bất động sản của Shark Hưng - Ảnh 1.

Trước đó, quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited cũng vừa liên tục bán ra cổ phiếu CRE. Chi tiết ngày 3/9, quỹ này bán ra 90.000 đơn vị, giảm tỷ lệ sở hữu về gần 6,9% – tương đương 5,51 triệu cổ phiếu.

Đến ngày 17/9, Vietnam Enterprise Investments Limited cùng đơn vị liên quan là Amersham Industries Limited cùng giảm tỷ lệ sở hữu tại CRE; lần lượt về 3,26% và 6,65%. Sau giao dịch, nhóm quỹ này giảm số lượng nắm giữ cổ phiếu CRE về 7,931 triệu đơn vị, tương đương 9,9% vốn.

Biến động tại công ty bất động sản của Shark Hưng - Ảnh 2.

Không chỉ quỹ ngoại, cổ đông nội bộ cũng lần lượt bán ra cổ phiếu, ghi nhận có ông Nguyễn Thọ Tuyển – Tổng Giám đốc – bán ra 200.000 cổ phiếu. Cách đó không lâu, Phó Tổng Giám đốc Cấn Công Việt, Trương Hùng Cường, Nguyễn Anh Hương cũng giảm số lượng cổ phiếu CRE nắm giữ.

Trong đó, ông Trương Hùng Cường và ông Cấn Công Việc vừa chính thức miễn nhiệm khỏi chức vụ Phó Tổng tại CRE kể từ ngày 25/11/2019.

Biến động tại công ty bất động sản của Shark Hưng - Ảnh 3.

Chuyển mình tập trung đầu tư BĐS thứ cấp 

Biến động trên diễn ra trong bối cảnh Cenland tiếp tục chuyển mình trong kinh doanh, từ đơn vị môi giới tập trung phát triển dự án kể từ giai đoạn chào sàn năm 2018. Theo ban lãnh đạo, với vai trò là trung gian giữa hai bên cung cầu, không chỉ đối mặt với rủi ro thanh toán, CRE còn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung bất động sản từ phía các nhà phát triển bất động sản. Để giảm thiểu các rủi ro này, ban lãnh đạo Công ty bắt đầu có kế hoạch phát triển kinh doanh theo hướng thực hiện bao tiêu sản phẩm và/hoặc tự doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, công bố chiến lược định hướng phát triển trước khi lên sàn, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT (Shark Hưng) từng cho biết, đầu tư bất động sản thứ cấp là bước đi tất yếu, giúp Công ty thu được lợi nhuận lớn hơn và chủ động hơn trong việc bán các sản phẩm bất động sản.

Ngoài ra, năm 2019 Công ty còn quyết định đầu tư mạnh vào mô hình Co-working Space (văn phòng chia sẻ) hướng đến hoàn thiện hệ sinh thái cộng hưởng trong lĩnh vực bất động sản. Shark Hưng khẳng định việc phát triển mô hình Co-working Space sẽ hỗ trợ xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho các start-up với chi phí tương đối thấp.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, CRE ghi nhận 1.626 tỷ doanh thu, tăng gần 2 lần và lợi nhuận trước thuế 353,7 tỷ đồng. So với kế hoạch 2.562 tỷ doanh thu và 562,5 tỷ lãi trước thuế, 9 tháng đầu năm Công ty lần lượt thực hiện được 63,5% và 63% chỉ tiêu năm. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng tương ứng thu về 282 tỷ đồng, tăng 32%.

Biến động tại công ty bất động sản của Shark Hưng - Ảnh 4.

Shark Hưng và những thương vụ đầu tư

Điểm qua về người cầm cương CRE: Shark Hưng. Tham gia Shark Tank Việt Nam, Shark Hưng hướng đến các startup đã có hình hài, có sản phẩm, tuyệt đối không là nhà đầu tư thiên thần. Thời gian gần đây, vị cá mập này cũng liên tục rót tiền cho nhiều dự án cả startup và cả những ngành nghề bản thân đánh giá tiềm năng bên ngoài.

Trong số đó, dư luận đang xôn xao trước ứng dụng mua sắm tích điểm BBI Mall với hình thức nghi vấn đa cấp – dự án liên quan đến Shark Hưng và từng được đánh giá rất tiềm năng. Phản hồi, BBI Mall vừa cho biết: Shark Hưng là một trong những nhà đầu tư thiên thần của công ty ở giai đoạn đầu; tuy nhiên hiện Shark Hưng đã thoái vốn đầu tư, không còn liên quan đến BBI Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Chính thức lên tiếng, Shark Hưng cũng khẳng định bản thân chỉ chiếm cổ phần thiểu số ở BBI Việt Nam, không chi phối hay kiểm soát hoạt động của công ty này; đến nay cũng đã thoái vốn và không còn liên quan gì.

Nói về nghi vấn BBI là đa cấp, Shark Hưng phân trần: Từ khi tiếp cận với mô hình kinh doanh này luôn được các bạn thành viên sáng lập giải thích rằng đây là mô hình kinh doanh thương mại điện tử theo hình thức tích điểm. Điểm số sau đó có thể được sử dụng để trao đổi hàng hóa dịch vụ trên chính nền tảng này. Qua tìm hiểu, vị này được biết mô hình thương mại điện tử theo hình thức kết nối cộng đồng cũng được triển khai và thành công ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Với BBI, việc mức lãi suất lên đến 180%/năm sẽ được chi trả như thế nào, Shark Hưng cho rằng thực tế không có lãi suất nào cả, mà số tiền chiết khấu trên đơn hàng sẽ được BBI chuyển thành điểm thưởng cho khách mua, tỷ lệ chuyển đổi có thể thay đổi theo từng mặt hàng và từng thời điểm. Shark Hưng cũng đã có góp ý cho các bạn ấy từ đầu, số điểm thưởng này cũng sẽ chỉ được dùng để tiêu dùng hàng hóa dịch vụ trong chính hệ thống.

“Đối với việc đầu tư vào BBI và các startup nói chung là một hình thức đầu tư mạo hiểm, do đó, luôn hàm chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, chúng tôi hay đùa rằng ‘hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ’ để bước vào giấc mơ của startup như lời của Steve Jobs từng nói”, Shark Hưng cho hay.



Theo Bảo An

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *