[ad_1]
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Nguyên thứ trưởng Bộ xây dựng tại sự kiện họp báo Triển lãm Quốc tế Vietbuild Tp.HCM 2019 lần 2 (sẽ diễn ra từ 19/6/2019 đến 23/6/201 tại trung tâm Hội chợ và Triển lãm quốc tế Sài Gòn – SECC, Q.7, Tp.HCM).
Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đều sụt giảm
Theo ông Nam, Hội chợ triển lãm Vietbuild ở Tp.HCM lần 2 với chủ đề xây dựng – vật liệu xây dựng – BĐS và trang trí nội ngoại thất diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nươc đang có tác động lớn từ môi trường kinh doanh quốc tế. “Qua 5 tháng đầu năm, nhìn chung nền kinh tế vĩ mô có vẻ như đang có những phát triển tốt nhưng đã xuất hiện những thách thức lớn, thậm chí là nguy cơ, tốc độ tăng trưởng chậm lại”, ông Nam nhấn mạnh.
Trong đó, tăng trưởng GDP chậm hơn cùng kì nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Riêng về lạm phát, xuất nhập khẩu thì sang tháng 5 bắt đầu nhập siêu với khoảng 700-800 triệu USD.
Ông Nam cho rằng, nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu lẫn lợi nhuận) đều không tốt lắm, bao gồm cả các đơn vị đã và chưa niêm yết trên sàn đều gặp khó khăn nhất định.
Theo ông Nam, thời điểm này cả doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp đều giảm sút. Ảnh:P.N
Trong đó, có sự tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ảnh hưởng đến sự luân chuyển dòng vốn đầu tư của các nước đến các khu vực khác. “Với nước ta, nghe có vẻ chúng ta có lợi trong cuộc chiến tranh thương mại này nhưng đây chỉ mới là cái lợi ngắn hạn. Nhìn dài hạn, dòng vốn đàu tư giảm sút, sức tiêu dùng Trung Quốc giảm cũng ảnh hưởng nhất định đến tiêu thụ hành hóa của chúng ta”, Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.
Chẳng hạn như, một số nhà máy, công ty xuất khẩu lớn như điện tử Samsung chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu của chúng ta, tuy nhiên mấy tháng đầu năm 2019 đã thể hiện sự sụt giảm về sản lượng xuất khẩu.
Vật liệu khó khăn theo thị trường BĐS
Riêng về thị trường vật liệu xây dựng, ông Nam cho rằng là đầu ra của thị trường BĐS nên khi thị trường BĐS khó khăn thì thị trường này cũng khó khăn theo.
Với lĩnh vực BĐS, hiện chính phủ đang kiểm soát mạnh dòng tiền vào BĐS. Theo dự thảo thông tư 36 của Ngân hàng nhà nước thì thời gian tới sẽ tiếp tục “siết” tín dụng vào BĐS, dòng tiền vay sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát, dà soát lại các dự án BĐS, công tác quy hoạch, giải phóng đất đai tại các TP lớn khiến các dự án BĐS chậm đi rất nhiều, hạn chế sản phẩm ra thị trường.
“Cho nên, thị trường BĐS giảm sút thì ắt sẽ ảnh hưởng đến thị trường vật liệt xây dựng”, ông Nam nhấn mạnh.
Trong đó, một số phân khúc của thị trường vật liệu xây dựng gặp khó khăn về tiêu thụ, tồn kho lớn
Theo vị Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, hiện nay trong hàng vật liệu xây dựng chỉ có mỗi xi măng và sắt thép là mặt hàng vẫn tiêu thụ tốt. Sắt thép nước ta nhập khẩu là chính, chiếm khoảng 60-70% cho nên thị trường có đi xuống thì chỉ giảm nhập khẩu chứ xuất khẩu không bị ảnh hưởng. Do đó, giá cả vẫn tăng và lượng tiêu thụ ghi nhận vẫn tốt.
Còn đối với xi măng thì thị trường nội địa chỉ bằng 80% so với cùng kì năm ngoái nhưng nhìn chung tổng lượng xi măng tiêu thụ vẫn đạt rất cao và giá đang tăng lên. Mặc dù chúng ta chỉ 96 triệu tấn xi măng/năm, Trung Quốc có 3 tỉ tấn xi măng/năm nhưng nước ta lại đang xuất khẩu mạnh hơn Trung Quốc vì họ đóng của hơn 300 triệu tấn xi măng do không đảm bảo môi trường.
Trong khi đó, trái ngược với xi măng và sắt thép thì kinh, gạch ốp lát, gạch ngói… tiêu thụ còn khó khăn, lượng tồn kho rất lớn. Thay vì giảm giá liên tục để kéo khách mua, mới đây Hội gốm sứ Việt Nam kiến nghị các hội viên là phải giảm công suất 20% thay vì giảm giá.
“Chi phí đầu vào như điện, xăng tăng nếu cứ đà giảm giá hàng hóa cũng giống như “uống thuốc độc chết dần”. Con đường tốt nhất hiện tại là giảm sản xuất, sản lượng”, ông Nam nhấn mạnh.
Theo ông Nam, trong bối cảnh khó khăn chung, vấn đề tiêu thụ bán hàng của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng là một vấn đề sống còn. “Việc tăng cường biện pháp marketing, làm thị trường, đổi mới công nghệ, mẫu mã, đưa sản phẩm đặc thù đặc trưng để giữ được giá bán, đẩy mạnh tiêu thụ của mình trước bối cảnh khó khăn là việc doanh nghiệp chú trọng làm ở giai đoạn này”, ông Nam cho hay.
Chính vì thế, theo ông Nam hội chợ Vietbuild ra đời ở thời điểm này là kênh rất tốt cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ trước bối cảnh khó khăn vĩ mô chung.
Theo Trí Thức Trẻ