[ad_1]

Ông Nam cho rằng, trong quý 1/2019 kinh tế nước nhà phát triển ổn định, GDP đạt 6,7% xấp xỉ mục tiêu 6.8% do quốc hội đặt ra, xuất khẩu tăng trưởng tốt. Tuy vậy, vẫn còn những yếu tố thách thức, khó khăn trong thời gian qua. Phải kể đến như dòng tiền đầu tư trên toàn cầu giảm sút do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong nước thì số doanh nghiệp thành lập mới và giải thể biến động mạnh.

Về thị trường BĐS, ông Nam cho rằng, năm 2019 và các năm tiếp theo BĐS sẽ gặp khó khăn về nguồn cung bán ra trên thị trường. Nếu như giai đoạn 2008-2009, sản phẩm nhiều nhưng không có người mua thì hiện nay ngược lại, người mua rất nhiều nhưng lại không có sản phẩm để bán.

Nói về nguyên nhân suy giảm nguồn cung trên thị trường, ông Nam cho rằng, lý do chính là vướng mắc thủ tục đất đai trong thời gian dài nên hiện nay cơ quan chính quyền tăng cường kiểm tra, rà soát, thanh tra, làm chặt chẽ hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung mới chào bán ra thị trường.

Nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng: Bất động sản suy giảm, vật liệu xây dựng cũng khó khăn theo - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại sự kiện. Ảnh: P.N

Đánh giá về thị trường BĐS năm 2018, ông Nam nhận định, thị trường phát triển có kiểm soát; giao dịch nhìn chung tốt, riêng Hà Nội và Tp.HCM lượng hàng hóa đưa ra để giao dịch chiếm hơn 90.000 căn. So với giai đoạn 2014-2015, số lượng BĐS tăng gấp đôi, trong đó lượng hàng hóa tiêu thụ hết khoảng 66.000-67.000 căn.

“Nhìn chung, lượng hấp thụ hàng hóa tốt, giá cả ổn định không tăng đột biến, không có tình trạng bong bóng, khủng hoảng, không ảnh hưởng đến tài chính ngân hàng. Lĩnh vực BĐS hiện nay cho vay cũng tốt hơn, các DN có chuyên môn hóa tốt hơn”, ông Nam khẳng định.

Tuy nhiên, mối lo ngại nhất vẫn là nguồn cung ra thị trường ngày càng khan hiếm, dòng tiền vào BĐS giảm, ảnh hưởng đến tình hình chung của toàn thị trường. Chính sự khan hiếm nguồn cung ở các thành phố lớn, đã có hiện tượng bùng nổ BĐS ở địa phương. Các ông lớn đua nhau chạy về tỉnh lẻ như Cần Thơ, Nha Trang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Quốc, Hải Phòng, Lào Cai…. Ông Nam lấy ví dụ, trước đây, ở Cần Thơ kêu gọi đầu tư 18 dự án nhưng không NĐT nào quan tâm, còn hiện nay Tỉnh phải lựa chọn, 1 dự án thậm chí có 2-3 NĐT đăng kí. Hay ở Đà Nẵng, các dự án được duyệt cuối năm 2018 sang năm 2019 rất ít.

“Đa số các doanh nghiệp chạy về tỉnh lẻ tập trung vào đầu tư BĐS nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu đầu tư là chính chứ không phải ở thực”, ông Nam khẳng định.

Theo ông Nam, chính sự suy giảm của thị trường BĐS thời gian qua đã kéo theo khó khăn cho thị trường vật liệu xây dựng. Các lĩnh vực như kính, gạch nung, sắt, nhôm… tồn kho rất lớn. Thậm chí, nhiều dây chuyền sản xuất phải đóng cửa, cuộc cạnh tranh về giảm giá diễn ra khốc liệt trên thị trường. “Để thấy, ngành sản xuất vật liệu xây dựng phụ thuộc vào thị trường BĐS và nền kinh tế vĩ mô như thế nào. Khi thị trường BĐS “chững” sẽ kéo theo toàn bộ kinh tế các ngành liên quan đi theo, đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho thị trường”, ông Nam chia sẻ.



Phương Nga


Theo Nhịp Sống Kinh Tế

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *