[ad_1]
Gần 4 năm kể từ khi phát hiện sai phạm, công trình 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) vẫn là điểm nóng trong các kỳ chất vất Quốc hội. Tương tự, dự án HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng nhận được quan tâm của đại biểu.
Cụ thể, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà chiều 4/6, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đã đặt câu hỏi về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án 8B Lê Trực.
Theo Bộ trưởng, dự án đang thực hiện cưỡng chế phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép, cụ thể là đã cưỡng chế tầng theo chiều ngang. Còn với chiều dọc, do liên quan đến kết cấu, khả năng chịu lực nên Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với UBND Hà Nội nghiên cứu để đánh giá chính xác, đưa ra phương án xử lý tốt hơn nếu TP yêu cầu.
Trước đó, tháng 10/2018, trong phiên chất vấn tại kỳ họp 6, Quốc hội khoá 14, đại biểu Quốc hội cũng đặt câu hỏi với Bộ trưởng về chậm trễ xử lý vi phạm trong xây dựng đối với 2 dự án HH Linh Đàm, 8B Lê Trực.
Người Đồng Hành ghi lại hiện trạng của 2 dự án làm “nóng” nghị trường Quốc hội trong một số kỳ họp gần đây:
Các vi phạm tại dự án 8B Lê Trực được phát hiện từ năm 2015. Theo giấy phép, công trình này cao đến đỉnh tum thang là 53 m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng).
Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.
Hiện tại, xung quanh toà nhà đang được quây kín bằng tôn.
Nhiều lớp sắt thép hoen gỉ.
Một số đoạn tường tôn phải dùng thanh đỡ.
Một góc công trình.
Chủ đầu tư dự án này là CTCP Đầu tư Xây dựng phát triển thương mại Kinh Đô (Kinh Đô TCI Group).
Dự án có vị trí đắc địa, nằm tiếp giáp với nhiều tuyến phố trung tâm của quận Ba Đình.
Cùng với 8B Lê Trực, HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng là dự án được các đại biểu đem ra chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội gần đây.
Trả lời câu hỏi của cử tri liên quan đến phương án xử lý việc “băm nát” quy hoạch của dự án HH Linh Đàm, Bộ trưởng Xây dựng nói: “Với khu HH Linh Đàm, tôi nói thẳng bây giờ là vi phạm thì đã có rồi, trách nhiệm xử lý của Hà Nội, không phải Bộ Xây dựng”.
Sau câu trả lời của tư lệnh ngành xây dựng, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng tranh luận:”Bộ trưởng chia sẻ sai phạm đã có, vậy cử tri muốn biết bao giờ thì xử lý được những vấn đề đó? Tại sao trách nhiệm lại bị đưa về chính quyền địa phương?”.
12 toà nhà HH Linh Đàm được xây dựng trên khu đất 3 ha thuộc bán đảo Linh Đàm.
Bán đảo Linh Đàm từng được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu vào năm 2009. Tuy nhiên, trong một toạ đàm về đô thị xanh, chính KTS Đào Thị Hồng Thục – người thiết kế khu đô thị, thừa nhận đó là câu chuyện cách đây 10 năm.
Quy hoạch bán đảo Linh Đàm bị “băm nát” từ khi khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở bán đảo Linh Đàm đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng.
Theo quy hoạch ban đầu, toàn bộ khu đô thị Linh Đàm rộng 200 ha, bao gồm 2 khu dân cư khu nhà ở Bắc Linh Đàm và khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở bán đảo Linh Đàm. Tuy nhiên, 3 ha đất định làm khu dịch vụ phía Tây Nam bán đảo Linh Đàm đã được tận dụng để xây dựng Tổ hợp HH gồm 12 tòa chung cư cho người thu nhập thấp, mỗi tòa cao 35-41 tầng.
Các căn hầu như đã có người ở.
Dự án doDoanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biênlàm chủ đầu tư.
Bán đảo Linh Đàm hiện nay trở thành ví dụ điển hình của việc điều chỉnh quy hoạch, “băm nát” quy hoạch đô thị.
NDH