[ad_1]
Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA, chỉ tính riêng tại TP.HCM năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay , giữa năm 2018 đã ở mức trên 20.000 trong đó có tới hơn 11.000 chỗ ở có hoạt động thực sự. Tại Hà Nội số lượng chỗ ở cũng gia tăng từ xấp xỉ 3.200 chỗ ở năm 2016 và tới hơn 11.200 trong nửa đầu năm 2018 trong đó có trên 6.400 chỗ ở có hoạt động thực sự.
Với không gian mở, giàu tính nghệ thuật và bản sắc văn hóa địa phương, homestay dần thay thế mô hình cho thuê nhà, khách sạn truyền thống, trở thành một sự lựa chọn tối ưu cho các tín đồ đam mê xê dịch hiện nay. Về Việt Nam một thời gian, homestay được đánh giá là dịch vụ mới lạ, kênh đầu tư hiệu quả, an toàn, bền vững hơn so với hình thức cho thuê nhà thời hạn dài truyền thống.
Một yếu tố khác khiến homestay trở thành cơ hội kinh doanh, đầu tư tuyệt vời là số vốn ban đầu ít, linh hoạt nhưng lại nhanh thu hồi vốn. Chính vì thế, loại hình này vô cùng thích hợp cho cá nhân hoặc các bạn trẻ có mong muốn “tập tành” thử sức kinh doanh.
Báo cáo khảo sát của Luxstay trên 3.000 đối tác, khoảng 45% số này sở hữu trên 2 căn homestay. Còn theo số liệu 15 tháng gần nhất, doanh thu trung bình mỗi tháng của 100 chủ nhà hoạt động tích cực lên tới 20 triệu đồng. Trong 3 tháng gần nhất, doanh thu trung bình của 100 chủ nhà này lên tới xấp xỉ 30 triệu đồng.
Hiện tại, căn hộ chung cư là mô hình homestay phổ biến nhất, chiếm gần 50%. Phần lớn căn hộ trên Luxstay được cho thuê nguyên căn, do khách hàng châu Á ưa thích lưu trú tại các không gian riêng tư thay vì chia sẻ không gian chung với người khác như người châu Âu.
Villa cũng dần trở thành mô hình phổ biến, với khoảng 20% số lượng lựa chọn trên trang web Luxstay, phục vụ cho phân khúc du lịch cao cấp, hướng đến những dịch vụ du lịch đẳng cấp hơn.
Theo thống kê, doanh thu từ dịch vụ homestay có thể cao hơn cho thuê truyền thống trung bình 20-30%, nếu ở các khu du lịch có thể cao hơn gấp 2-3 lần. Không chỉ có vậy, chủ nhà còn được chủ động, linh hoạt hơn trong thời gian sử dụng nhà khi cần.
Nhịp sống kinh tế