[ad_1]
Loạt dự án trên núi
Tập đoàn Flamingo vừa báo cáo ý tưởng quy hoạch xây dựng quần thể khu đô thị nghỉ dưỡng Hải Tiến ở Thanh Hoá với quy mô 1.350 ha tại 4 xã thuộc huyện Hoằng Hóa. Theo ý tưởng quy hoạch phân khu 1/2000, dự án sẽ tạo nên một quần thể đô thị như khu thương mại, khu dân cư, công việc chuyên đề Safari và công viên vui chơi giải trí.
Không phải lần đầu tiên Flamingo muốn xây dựng một khu nghỉ dưỡng trên núi. Trước đó, doanh nghiệp này đã triển khai, đưa vào vận hành thành công Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc) với 10.000 ha núi và rừng thông, 500 ha hồ. Khu nghỉ dưỡng này còn được vinh danh trong top 10 resort đẹp nhất thế giới do trang mạng kiến trúc uy tín Designboom bình chọn.
Tuy nhiên, Flamingo không phải doanh nghiệp duy nhất muốn triển khai các dự án nghỉ dưỡng trên núi thay vì dưới biển. Cũng tại Thanh Hóa, CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung hồi giữa năm xin lập quy hoạch 1/500 khu du lịch, đô thị ven biển tại huyện Quảng Xương với diện tích 1.500 ha. Dự án được định hướng trở thành khu du lịch sinh thái ven biển nghỉ mát, nghỉ dưỡng và các hoạt động du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại.
Tỉnh Hòa Bình mới đây cũng phê duyệt Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn vào danh mục dự án nhà ở thương mại. Dự án tọa lạc tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn với diện tích 98 ha, thời gian dự kiến thực hiện đến năm 2022.
Một số tỉnh miền núi phía Bắc đang là lựa chọn hợp lý cho các dự án nghỉ dưỡng được nhiều nhà đầu tư rót tiền. Tại Lào Cai, Trường Giang Sapa Group triển khai dự án nghỉ dưỡng Sapa Jade Hill với diện tích gần 47 ha. Tại Lạng Sơn, Sungroup vừa được trao chứng nhận đầu tư quần thể du lịch sinh thái Mẫu Sơn, bao gồm các loại hình nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái. Dự án có tổng đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng.
Không chỉ ở miền núi phía Bắc, các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng cũng có nhiều thế mạnh thu hút các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Mới đây một công ty địa ốc tại TP HCM có đề xuất đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi Sapung tại TP Bảo Lộc. Dự án có quy mô khoảng 432 ha với thời gian thực hiện trong 5 năm (2020 – 2025). Chủ đầu tư muốn xây dựng khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí, khách sạn để tạo động lực phát triển hạ tầng. Hay tại Đà Lạt, vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cũng có nhiều dự án nghỉ dưỡng lớn như SAM Tuyền Lâm, Khu đô thị nghỉ dưỡng Nam Đà Lạt…
Một khu nghỉ dưỡng trên núi ở Đà Lạt. Ảnh: Lê Xuân.
Những yếu tố tiềm năng
Sở dĩ khu vực miền núi phía Bắc đón đầu nhiều dự án nghỉ dưỡng một phần do thời tiết. Nếu miền Nam nóng quanh năm với loại hình du lịch biển phát triển đi kèm nghỉ dưỡng ven biển thì miền Bắc lại có mùa đông lạnh, thời tiết miền núi mát mẻ dễ chịu quanh năm. Chưa kể, khoảng cách từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi cũng dần cải thiện với hệ thống cao tốc đã hoàn thành hoặc được quy hoạch như Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Cao Bằng, Hà Nội – Sơn La…Những yếu tố tiềm năng
Trong đề án chung giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên đầu tư kết nối mạng giao thông khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc với 8 cao tốc, 41 tuyến quốc lộ, 2 dự án đường sắt, 3 dự án hàng không, 3 dự án đường thủy, 6 dự án hàng hải, cảng cạn. Tổng mức đầu tư khoảng 111.600 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương chiếm 62%.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, củng cố thêm quan điểm trên, cho rằng BĐS nghỉ dưỡng ở vùng trung du, miền núi đang tạo sự đa dạng phong phú trong chuỗi sản phẩm trên thị trường ngoài khu nghỉ dưỡng ven biển. Đà Lạt hay các tỉnh miền núi phía Bắc là những địa phương có nhiều đặc trưng phù hợp cho loại hình này. Khung cảnh thiên nhiên độc đáo và bản sắc dân tộc mang đến sự khác biệt cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ở các tỉnh miền núi. Chính quyền các tỉnh cũng có nhiều chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi các chủ đầu tư bởi đây là nguồn động lực phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Một số chuyên gia nhận định trong khi thị trường bất động sản ở các thành phố lớn đã khá chật hẹp, khan hiếm quỹ đất, du lịch ven biển đã “bùng phát” thì các tỉnh miền núi lại là lựa chọn tốt. Được đầu tư bài bản về mặt giao thông, quỹ đất dồi dào, mặt bằng giá rẻ tạo động lực thu hút khả năng phát triển và tạp động lực bứt phá của bất động sản nghỉ dưỡng miền núi. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi ngành du lịch được xác định là kinh tế mũi nhọn, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài ngày càng tăng.
NDH