[ad_1]
Căn hộ cao cấp và khu công nghiệp được nhà đầu tư ngoại đánh giá cao
Theo ông Michael Paul Piro, ở phân khúc căn hộ, mặc dù tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua nhưng giá bán căn hộ cao cấp ở các thành phố lớn của Việt Nam vẫn còn thấp hơn đáng kể so với khu vực.
Chẳng hạn, giá mỗi m2 căn hộ cao cấp ở Hà Nội khoảng 3.200 USD và Tp.HCM ở mức 3.800 USD, trong khi ở Bangkok (Thái Lan) lên đến khoảng 4.500 đô la. Và thấp hơn nhiều so với các khu vực như Đài Bắc (Đài Loan-Trung Quốc) khoảng 9.500 USD, Tokyo (Nhật Bản) khoảng 15.800 USD, Singapore là 25.600 USD, HongKong là 45.500 USD.
2 lĩnh vực BĐS đang hấp dẫn nhà đầu tư ngoại nhất là căn hộ cao cấp và sản xuất công nghiệp
Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cao, trong đó với khoảng 70% nguồn vốn này vào lĩnh vực sản xuất là cơ hội cho các nhà phát triển hạ tầng sản xuất công nghiệp, hậu cần.
“Việt Nam hấp dẫn các nhà sản xuất công nghiệp vì nguồn lao động trẻ dồi dào và chi phí còn thấp. Nếu so với Indonesia thì chi phí lao động thấp hơn Việt Nam, nhưng chi phí đất đai thì lại cao hơn. Do đó, đầu tư ở Việt Nam vẫn thuận lợi hơn”, ông Piro nhấn mạnh.
Vị CEO này cũng cho rằng, 2 lĩnh vực BĐS đang hấp dẫn nhà đầu tư ngoại nhất là căn hộ cao cấp và sản xuất công nghiệp. Việc hai nhà sản xuất giầy dép hàng đầu thế giới, gồm Nike và Adidas chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất với sản lượng lớn hơn gấp đôi ở Trung Quốc là một minh chứng và cho thấy lợi thế của Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng cao còn nhờ doanh số bán lẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng logistic hiện đại, ước tính tăng trung bình 20% mỗi năm trong 5 năm gần đây.
Một lĩnh vực khác của BĐS theo ông Piro là phân khúc nghỉ dưỡng cũng đang thu hút nhà đầu tư ngoại và tăng trưởng nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng như hàng không giá rẻ.
Nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam, không chỉ là vấn đề thị trường 100 triệu dân
Tại hội nghị, TS. Võ Trí Thành, guyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, nhà đầu tư đến Việt Nam không chỉ là vấn đề thị trường 100 triệu dân, mà đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư có thể chơi với nhiều nhà đầu tư trên thế giới.
“Về đầu tư Việt Nam hiện đứng thứ 8 trên thế giới vì yếu tố chính trị, dân số trẻ, dịch chuyển chiến tranh thương mại, cải cách hội nhập. Nhà đầu tư chơi với Việt Nam sẽ dễ dàng chơi với thế giới, vì chúng ta có 17 hiệp định thương mại tự do đã và đang ký kết, đa phương, song phương. Không chỉ là vấn đề thị trường 100 triệu dân, mà đầu tư vào Việt Nam nhà đầu tư có thể chơi với nhiều nhà đầu tư trên thế giớ với yếu tố lợi thế hạ tầng, nhân lực, đặc biệt sự nhất quán của chính sách”, ông Thành khẳng định.
Theo ông Thành, Việt Nam đang có những lợi thế riêng
Theo ông Thành, nhìn dài hạn trong khoảng 7 – 8 năm tới sẽ diễn ra 7 xu hướng lớn cho thế giới. Đó là thế giới đa cực cùng gia tăng áp lực địa chính trị, câu chuyện rõ nhất là Mỹ – Trung; cấu trúc dân số già hóa, nổi lên tầng lớn trung lưu trong đó có Việt Nam; cách mạng 4.0 chuyển đổi số; FTA còn nhiều trục trặc; cạnh tranh nguồn lực, sự nổi lên của châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ; đồng USD chi phối rồi giảm dần sức mạnh, nổi lên của tiền kỹ thuật số như đồng Libra…
Đối với Việt Nam, dù còn nhiều thách thức trong giai đoạn mới nhưng nền kinh tế Việt Nam được dự báo trong những năm tới sẽ trở thành thị trường hấp dẫn thu hút đầu tư, đa dạng hóa các lĩnh vực tiềm năng như: hỗ trợ tiêu dùng (phân phối bán lẻ; du lịch,…); hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị (dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, logistics…); lĩnh vực mới nổi (kinh tế xanh, kinh tế đa nền tảng, e-commerce, fintech,…). Tất nhiên, những ngành truyền thống như dệt may, da giày, điện tử vẫn không thể thiếu trong lợi thế của Việt Nam vào những năm tới.
Dự báo năm 2020, tăng trưởng kinh tế lên con số 7% ông Thành đánh giá là rất khó do tình hình kinh tế thế giới nói chung vẫn giảm tốc. Cái cần lưu ý là nguy cơ Việt Nam bị lợi dụng lẩn tránh xuất xứ ngày một gia tăng.
Theo Trí Thức Trẻ