[ad_1]
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tổ chức Triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild tại sự kiện họp báo thông tin về triễn lãm Quốc tế Vietbuild Tp.HCM 2019 về nhà ở – kiến trúc và trang trí nội ngoại thất (triển lãm sẽ diễn ra từ 6-10/11 tại Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ, Q.11, Tp.HCM).
Theo ông Hùng, sự thay đổi của thị trường BĐS trong vòng 1 năm trở lại đây đã và đang tác động không nhỏ đến ngành xây dựng, trang trí nội, ngoại thất.
Thị trường BĐS cả nước tính đến quý 3/2019 gặp khó khăn chung ở nhiều địa phương. Đối với thị trường Hà Nội ghi nhận sự chững lại rõ nét cả nguồn cung và giao dịch. Tuy vậy, điểm sáng là giao dịch căn hộ có sự tăng trưởng hơn so với cùng kì năm 2018. Trong đó, nguồn cung bắt nguồn từ các dự án đã được cấp phép, tiếp tục xây dựng triển khai ghi nhận nhu cầu mua thực rất tốt. “Còn nhu cầu đầu tư lướt sóng, mang tính tức thời đã giảm đi rất nhiều”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo ông Hùng, nếu thị trường BĐS không được tháo gỡ các khó khăn sẽ ảnh hưởng đến các ngành nghề liên quan như xây dựng, vật liệu, trang trí nội ngoại thất
Tại Tp.HCM, thị trường BĐS tăng trưởng tốt hơn Hà Nội. Theo số liệu từ Hiệp hội BĐS Việt Nam, trong quý 3/2019, nguồn cung tại thị trường này tuy có sụt giảm so với các năm trước nhưng ghi nhận tăng 1,2 lần so với cùng kì năm 2018. Về giao dịch cũng tăng 1,5 lần so với cùng kì năm ngoái. Tỉ lệ hấp thụ các dự án nhìn chung trên thị trường khá cao. Trong đó, cũng theo ông Hùng những dự án đã hiện hữu, có tiến độ xây dựng tốt, dân mua vẫn rất tốt. Có điều ở thị trường này hiện tìm các dự án có mức giá 25 triệu đồng/m2 không còn. Giá đã bị kéo lên cao trước bối cảnh nguồn cung khan hiếm.
Vị Chủ tịch này cũng chỉ ra 3 nguyên nhân khiến thị trường BĐS cả nước chững lại so với các năm trước.
Thứ nhất, do việc siết chặt tín dụng vào BĐS khiến thị trường này bị ảnh hưởng.
Thứ hai, hệ thống pháp luật, văn bản giải quyết đầu tư xây dựng; văn bản pháp luật bị chồng chéo, chưa đồng nhất ảnh hưởng đến tiến trình xin phép xây dựng, đầu tư.
Thứ ba, từ những cơn nóng sốt bất thường trên thị trường BĐS đã khiến việc quản lý đất đai, dự án chặt chẽ hơn rất nhiều từ phía chính quyền cũng ảnh hưởng đến nguồn cung ra thị trường.
Ông Hùng cho biết, suốt thời gian qua các Hiệp hội đã có những kiến nghị giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS để có cơ hội phát triển. “Tiếp xúc với các doanh nghiệp BĐS chúng tôi thấy, nếu tình trạng này kéo dài, thị trường BĐS sẽ gặp khó khăn thực sự. Và, họ hi vọng cái Tết năm nay là cái Tết vui, mong những đề xuất bấy lâu nay được thảo gỡ, giải quyết”, ông Hùng chia sẻ.
Các doanh nghiệp mong mỏi được giải quyết những ách tắc để thị trường BĐS có cơ hội phát triển
Đối với BĐS tại các tỉnh lân cận Tp.HCM cũng bị ảnh hưởng theo thông tin của cả nước. Trong đó có điểm sáng là một số thị trường “mới tinh” như Yên Bái, Lào Cai, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai… đang có dấu hiệu phát triển về hạ tầng khiến thị trường nhà ở cũng phát triển theo.
Ông Hùng cũng thông tin thêm, dù thị trường nhìn chung khó khăn hơn các năm trước nhưng hoạt động triển lãm sản phẩm, dự án liên quan đến BĐS, xây dựng, nội ngoại thất ở các kì của Vietbuild, các doanh nghiệp vẫn tham gia đều. Năm nay triển lãm lần thứ 4 tại Tp.HCM đã kín chỗ đặt gian hàng của các doang nghiệp. Trong đó, các sản phẩm tham gia đều hướng đến xu thế phát triển xanh, gắn liền với không gian đa chức năng và xu hướng ngôi nhà thông minh gắn với xu thế phát triển của công nghệ 4.0.
Theo Nhịp Sống Kinh Tế