[ad_1]
Hiện không có sự đột biến về giá trên thị trường
Thị trường BĐS ở các phân khúc ghi nhận mức tăng 5-10%/năm, hiện chưa có sự đột biến về giá. Nếu có hiện tượng nóng sốt xảy ra trước đó thì đó là sự cục bộ và tan nhanh. Chẳng hạn, có thời điểm đất Long An hay Đồng Nai nóng sốt cục bộ kéo dài nhất là trong vòng 1 năm (năm 2016-2017), sau đó đến năm 2018 chỉ có 1-2 tháng rộ lên rồi tan ngay lập tức. Đến năm 2019 thì dường như đã “tan”, không thấy hiện tượng nóng sốt, giá tăng đột biến.
Theo bà Dung, giá BĐS khu ven lân cận Tp.HMC chỉ vọt lên khi bắt đầu hình thành các dự án hạ tầng giao thông trong tương lai. Ở thời điểm này, cơ sở hạ tầng chưa hình thành nên giá chưa tăng nhiều. Người mua đa phần cũng là những NĐT nhìn vào dài hạn chứ không phải 1-2 năm.
Trao đổi về việc thị trường BĐS Tp.HCM đang “chững” lại rõ nét, bà Dung cho rằng: Điều mà mọi người lo lắng hiện nay là không có nhiều nguồn hàng ra thị trường, kéo theo đó giao dịch giảm đi. Nếu nhìn cụ thể vào nguyên nhân thì chủ yếu dự án không ra được thị trường là do không đủ giấy tờ pháp lý; không được cấp phép theo quy định do chính quyền kiểm soát chặt chẽ quy trình giấy phép….
Theo bà Dung, những dự án có diện tích vừa phải, giá không quá cao tại các khu vực tỉnh lân cận Sài Gòn thanh khoản vẫn khá tốt
“Nếu nhìn vào nguyên nhân này thì đây cũng là thuận lợi cho người mua ở giai đoạn này, bởi vì, người mua sẽ được đảm bảo chắc chắn là những sản phẩm được bán ra là những sản phẩm đủ tiêu chuẩn về pháp lý, tránh trường hợp bán xong rồi không đủ tiêu chuẩn, thu hồi giấy phép, khách hàng lại là người chịu thiệt”, bà Dung nhấn mạnh.
Theo giám đốc CBRE Việt Nam, thị trường BĐS hiện nay đang chững lại nhưng chững lại một cách tích cực, không có gì đáng lo ngại cả. Sau thời gian phát triển quá nóng, đây là giai đonạ thị trường chững lại để phát triển một cách bền vững hơn.
“Theo tôi, thị trường BĐS sẽ tiếp tục đón nhận sự ổn định của các dự án, không quá ồ ạt như giai đoạn trước nhưng đổi lại các dự án ra hàng sẽ chuẩn về pháp lý. Người mua sẽ ít lựa chọn hơn so với trước đây nhưng sản phẩm sẽ đi vào chất lượng hơn thay vì số lượng”, bà Dung khẳng định.
Người mua BĐS cần lưu ý gì?
Nói về thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…, Giám đốc CBRE cho rằng, trong thời gian gần, thị trường các khu vực này sẽ thu hút nhiều mối quan tâm của người mua, vì những lý do sau:
Thứ nhất, mặt bằng giá dễ thở hơn so với khu vực trong Tp.HCM. Diện tích đất để phát triển BĐS tại Tp.HCM ngày càng hạn chế. Đối với những sản phẩm gắn liền với đất lại càng trở nên khan hiếm hơn, giá cao, nhiều người không kham nỗi.
Thứ hai, kết nối giao thông giữa các tỉnh lân cận với Tp.HCM hiện đã tốt hơn rất nhiều. Hiện khoảng cách địa lý, thời gian di chuyển hợp lý hơn, người mua họ cảm thấy không quá xa xôi khi sở hữu đất nền tỉnh.
Thứ ba, người mua kì vọng mức tăng giá còn cao. Nếu đầu tư tại khu vực trọng điểm Tp.HCM giá hiện tại đã rất cao rồi thì mức tăng lợi nhuận sẽ không được như kì vọng. Trong khi đó, BĐS tỉnh có thể mua được mức giá thấp, sau này bán được giá cao hơn. Đặc biệt, nếu nhìn vào tương lai của cơ sở hạ tầng khu vực lân cận Tp.HCM để thấy, nếu mua đầu tư thì từng ấy cơ sở hạ tầng trong tương lai đi vào hoạt động thì chắc chắn NĐT sẽ kiếm được mức lời cao.
Theo bà Dung, pháp lý vẫn là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất NĐT cần lưu ý trước khi “xuống tiền” mua BĐS
“Tuy vậy, còn tùy thuộc vào từng sản phẩm, ở từng khu vực, từng diện tích của sản phẩm. Nếu đầu tư đất nền, sản phẩm diện tích không quá lớn, mức giá không quá cao thì khả năng thanh khoản mới tốt”, Giám đốc CBRE Việt Nam nhấn mạnh.
Cũng theo bà Dung, so với các thị trường tỉnh thì hiện Đồng Nai đang thu hút làn sóng của người mua nhiều nhất và trong tương lai sẽ còn tiềm năng với NĐT. Lý do, cơ sở hạ tầng khu vực này hiện hữu đang tốt nhất so với các khu vực khác. Đặc biệt hàng loạt công trình trọng điểm cũng đang rục rịch tại đây.
Hiện thông tin sân bay quốc tế Long Thành rục rịch tại khu vực này đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường BĐS nơi đây. Theo bà Dung, làn sóng gom đất Long Thành đã diễn ra trước đó và đến hiện tại vẫn còn. Tuy vậy, cũng không ít người mua phải những khu đất chưa sạch pháp lý.
“Do đó, yếu tố đầu tiên mà người mua BĐS lân cận Tp.HCM cần lưu tâm là rõ ràng về mặt pháp lý, đặc biệt ở thị trường mà đang rất nhiều người “nhòm ngó” thì phải càng cận thận về tính pháp lý, giấy tờ”, bà Dung lưu ý.
Dành lời khuyên cho NĐT mua BĐS khu tỉnh lân cận Sài Gòn ở thời điểm này, bà Dung cho biết:
– Nhà đầu tư trước khi quyết định “xuống tiền” cần xem xét kỹ lưỡng những kì vọng về tiềm năng của thị trường đó có đúng như mình nhận định hay không. Nếu kì vọng về cơ sở hạ tầng thì phải bỏ thời gian ra để kiểm tra cơ sở hạ tầng đó có được khởi công hay không, tiến độ thế nào, còn lâu hay sắp xảy ra.
– Kiểm tra pháp lý vẫn là quan trọng số 1. Khi mua đất riêng lẻ (đất nằm ngoài dự án) đương nhiên phải kiểm tra vì đây là loại hình khó kiểm tra về mặt pháp lý nhất, vì đa số giao dịch với người dân. Nhưng cũng đừng bao giờ chủ quan kể cả khi mua đất nền dự án của CĐT. Phải kiểm tra với CĐT cung cấp giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án để xem dự án đã được cấp phép đầu tư hay chưa.
– Sự phát triển của thị trường tỉnh là nhìn trong dài hạn, vì thế NĐT khi đi mua BĐS cũng phải nhìn vào dài hạn, chứ không phải 1-2 năm. Đầu tư dài hạn, khi hạ tầng trong tương lai hình thành thì mức lợi nhuận sẽ đạt như kì vọng.
Theo Trí Thức Trẻ