[ad_1]

Tại hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019, một hội thảo chuyên đề về đối tác công tư được tổ chức sáng 12-9, tham luận về cao tốc Bắc-Nam được đánh giá là một nội dung quan trọng.

Thông tin về dự án cao tốc Bắc-Nam , ông Trần Huy Hoàng, Vụ Đối tác công tư , Bộ GTVT, cho hay: Chính phủ đã quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 gồm: 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km, trọng tâm là tuyến đường bộ cao tốc trên hành lang kinh tế Bắc-Nam. Tuyến đường này kéo dài từ Lạng Sơn đến TP Cà Mau dài khoảng 2.109 km, trong đó đã khai thác và đang đầu tư khoảng 601 km.

Ngân sách nhà nước bỏ ra 55.000 tỉ đồng

Ông Hoàng cho hay: Theo nghiên cứu của các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế, dự báo đến năm 2020 nhu cầu hành khách, hàng hóa trên hành lang vận tải Bắc-Nam là 45,37 triệu hành khách/năm và 62,27 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2020, nếu không có tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải Bắc-Nam sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng hóa/năm. “Việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn, công nghệ phức tạp, chắc chắn không thể triển khai trước năm 2025” – ông Hoàng nói.

Về cơ sở pháp lý, ông Hoàng nhắc lại Nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020. Dự án này bao gồm 11 dự án thành phần với chiều dài khoảng 654 km, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỉ đồng (vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án là 55.000 tỉ đồng); tiến độ thực hiện yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2021.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện Bộ GTVT cho hay dự án cao tốc Bắc-Nam được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, tận dụng các kinh nghiệm về quản trị, quản lý và thế mạnh công nghệ. Đặc biệt, phương thức này cũng để chia sẻ rủi ro hợp lý giữa nhà đầu tư và Nhà nước trong quá trình đầu tư, khai thác dự án.

Khẳng định lại phương thức lựa chọn nhà đầu tư phải qua hai giai đoạn là sơ tuyển và đấu thầu, ông Hoàng cho hay: Cơ sở pháp luật hiện nay về PPP tương đối hạn chế và vì thế Bộ GTVT và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội một cơ chế đặc biệt để triển khai dự án. Theo đó, toàn bộ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được Nhà nước thực hiện và Nhà nước sẽ tham gia một phần kinh phí xây dựng dự án để chia sẻ với các nhà đầu tư, nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện công nghệ tiên tiến hiện đại thi công dự án, việc thay đổi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật giúp giảm chi phí đầu tư toàn bộ đó doanh nghiệp được hưởng lợi…

 Tháng 3-2020 sẽ rõ danh tính nhà thầu cao tốc Bắc-Nam - Ảnh 1.

Hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam đang tiến hành sơ tuyển nhà đầu tư. Ảnh: V.LONG

 Tháng 3-2020 sẽ rõ danh tính nhà thầu cao tốc Bắc-Nam - Ảnh 2.

Tiến độ triển khai dự án. Ảnh: CHÂN LUẬN

Tháng 4-2020 bắt đầu triển khai

Theo kế hoạch, Bộ GTVT tổ chức sơ tuyển quốc tế và trong tháng 9-2019 sẽ công bố kết quả sơ tuyển. Từ tháng 10-2019 sẽ thực hiện đấu thầu qua việc mời thầu. Tháng 3-2020 sẽ công khai kết quả đấu thầu và tháng 4-2020 ký hợp đồng dự án, sau đó dự án này sẽ được triển khai. “Các nhà tài trợ quốc tế như World Bank, ADB đã giúp Bộ GTVT lựa chọn những nhà tư vấn hàng đầu thế giới để thực hiện giao dịch dự án, giúp Bộ GTVT tiếp cận các nguồn lực, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế. Các đơn vị tư vấn đã nghiên cứu các quy định hiện hành của Việt Nam về PPP và xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tốt nhất tham gia dự án này” – ông Hoàng nói.

Về cơ chế chia sẻ rủi ro, theo quy định hiện nay thì chưa có việc Chính phủ thực hiện bảo đảm doanh thu tối thiểu, bảo lãnh rủi ro thực hiện dự án trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công… Bởi vậy các nhà đầu tư quốc tế cũng còn e ngại. “Khi tổ chức hội thảo quốc tế, có nhiều nhà đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế tham gia tìm hiểu dự án nhưng khi thực hiện sơ tuyển chỉ có ba quốc gia có nhà đầu tư tham gia là Hàn Quốc , Trung Quốc và Pháp…” – ông Hoàng nói và cho hay: “Trong thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo triển khai thành công dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng và chủ trương của Quốc hội nhằm hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch”.



Theo Chân Luận


PLO

[ad_2]

LIÊN HỆ TRỰC TIẾP CHỦ ĐẦU TƯ

HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0819.096.096

Hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án của chúng tôi đầu tư, cũng như là dự án mà chúng tôi phát triển và phân phối!

 





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *