[ad_1]
NĐT phải cân đối được nhu cầu nghỉ dưỡng và đầu tư cho thuê
Theo bà Dung, trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng bên cạnh các sản phẩm truyền thống như branded villa (biệt thự nghỉ dưỡng có thương hiệu trong các khu resort), condotel (căn hộ khách sạn), thì đã xuất hiện mô hình second home (loại hình vừa phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng thường xuyên, vừa có thể cho thuê lại trong thời gian không sử dụng). Hiện tại, trên thị trường đang xuất hiện một số sản phẩm quy mô lớn lên đến vài ngàn căn trong dự án của ông lớn BĐS như Novaland, FLC…tại các khu vực lợi thế biển như Phan Thiết, Mũi Né, Hồ Tràm…
Theo đánh giá của vị Giám đốc này, đây là dòng sản phẩm còn mới mẻ tại thị trường Việt Nam mặc dù đã xuất hiện khá lâu trên thế giới. Chính vì sự “mới mẻ” và kết hợp được cả nhu cầu nghỉ dưỡng lẫn cho thuê khi nhàn rỗi nên loại hình gây được sự chú ý mạnh trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng thời gian gần đây.
Theo giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, chọn sản phẩm đầu tư, NĐT cần cân nhắc một sản phẩm hội tụ và cân đối được cả yếu tố nghỉ dưỡng và đầu tư cho thuê. Ảnh: P.N
Bà Dung cho rằng, việc “vào thị trường” như thế nào phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố xác định sản phẩm “vượt trội” cạnh tranh lại trên thị trường là rất quan trọng với quyết định đầu tư. Một sản phẩm hội tụ và cân đối được cả yếu tố nghỉ dưỡng và đầu tư cho thuê sẽ hướng được đa dạng phân khúc khách hàng.
Hiện nay, theo khảo sát, có gần 80% mua second home để nghỉ dưỡng cho cả gia đình và kết hợp kinh doanh. Cũng có trên 70% khách đi du lịch là với mục đích nghỉ dưỡng. Nhìn vào những yếu tố này để thấy, bản thân sản phẩm đầu tư phải linh động được mục đích sử dụng và đánh trúng thị hiếu của thị trường hiện nay.
Tổng thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam có 66.000 đơn vị nghỉ dưỡng để cho thuê, đây là con số không quá ít nhưng nếu so với một khu vực của Thái Lan là Phuket thì chỉ bằng 1/2. “Để thấy, so với khu vực lân cận, thị trường BĐS nghỉ dưỡng nước ta còn ở giai đoạn sơ khởi. Cho nên nhu cầu và dư địa tăng trưởng của thị trường này tại Việt Nam còn rất lớn”, bà Dung nhấn mạnh.
Khu vực nào nhà đầu tư nên bỏ tiền vào?
Theo bà Dung, các thị trường nổi tiếng về BĐS du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng đã có sự tăng trưởng vượt bậc suốt thời gian dài.
Nếu xét ở góc độ cho thuê, thì không thể phủ nhận các thị trường này đầu tư BĐS cho thuê sẽ dễ dàng bởi lợi thế lượt khách du lịch tăng trưởng mạnh hàng năm.
Tuy vậy, bà Dung chia sẻ, chính vì là điểm du lịch nổi tiếng, nhiều người đổ xô đến trong thời gian dài nên chắc chắn sự cạnh tranh khốc liệt là không thể tránh khỏi. Giá bán ra sẽ ở ngưỡng cao.
Còn xét ở góc độ vừa nghỉ dưỡng gần Tp.HCM, vừa có thể khai thác cho thuê thì vị này cho rằng, thị trường Phan Thiết, Mũi Né, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phù hợp với những NĐT có dòng tài chính khiêm tốn hơn.
“Dù khả năng cho thuê không bằng các thị trường phát triển lâu năm nhưng tiềm năng về cơ sở hạ tầng kết nối, khoảng cách di chuyển gần Tp.HCM (khoảng 2-4 giờ đồng hồ) sẽ là lợi thế cho các khu vực này, vừa có thể nghỉ dưỡng thường xuyên, vừa khai thác cho thuê khi không sử dụng”, bà Dung đánh giá.
Theo bà Dung, những NĐT có tầm nhìn dài hạn họ thường chọn các thị trường mới bắt nhịp trở lại, hoặc mới nổi vì sẽ có dư địa tăng trưởng mạnh trong tương lai
Nói về Phan Thiết, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng: Trước đó, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết chậm lại nhưng lợi thế của khu vực này là bờ biển đẹp không thay đổi bao năm qua. Chưa kể, khí hậu ôn hòa nóng quanh năm không bị ảnh hưởng bởi mùa đông. Chính tiềm năng tự nhiên này đã khiến hoạt động đầu tư đã rục rịch quay lại thị trường này thời gian gần đây cùng với hệ thống hạ tầng kết nối với Tp.HCM đang dần hoàn thiện được xem là lợi thế của vùng đất biển này.
Về Bà Rịa – Vũng Tàu, theo bà Dung, dù có bãi biển không đẹp bằng Phan Thiết nhưng lại có lợi thế về địa lý là sát Tp.HCM nên khoảng cách di chuyển khá gần. Cho nên, với việc đầu tư các BĐS ngôi nhà nghỉ dưỡng mà đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi thường xuyên là rất phù hợp. “Đây cũng là thị trường mà thời gian qua chứng kiến hoạt động đầu tư khá mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp BĐS lẫn NĐT cá nhân”, bà Dung chia sẻ.
“Nếu NĐT đợi thị trường chín muồi mới mua thì khả năng tăng giá sản phẩm sẽ ít. Những NĐT có tầm nhìn dài hạn họ thường chọn các thị trường mới bắt nhịp trở lại, hoặc mới nổi vì sẽ có dư địa tăng trưởng mạnh trong tương lai. Quan trọng là NĐT xác định vị trí khu vực nào có tiềm năng mang lại lợi nhuận ổn định nhất để tính toán đầu tư…”, bà Thùy Dung đưa lời khuyên.
Theo Trí Thức Trẻ